Hướng dẫn soạn bài Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh

nthv_.
13 tháng 9 2021 lúc 6:54

Tham khảo:

Bằng cách nêu những dẫn chứng cụ thể:

- Thực dân Pháp rêu rao:

    + Thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục và kinh tế.

   + Hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”. Là kẻ phản bội Đồng minh “Không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh…”.

- Tuyên ngôn độc lập trả lời đanh thép: 

      + Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát ly hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.

       + Dựa vào điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do ... ”. Thể hiện quyết tâm đoàn kết giữ vững chủ quyền, nên độc lập, tự do của dân tộc.

Bình luận (0)
nthv_.
13 tháng 9 2021 lúc 7:00

Tham khảo:

5: 

- Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới

- Bản Tuyên ngôn vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm có hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả.

5.1: Nghệ thuật: điệp từ "chúng".

Thực dân Pháp luôn kể công rằng “bảo hộ” nhưng thực tế là “chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”:

+ Năm 1940, Nhật tiến vào xâm lược Đông Dương, chính Pháp lúc này đã “quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”.

+ Pháp còn “thẳng tay khủng bố Việt Minh”, “nhẫn tâm giết tù chính trị”.

- Pháp cho rằng Đông Dương là thuộc địa của chúng thì Bác đã một lần nữa khẳng định Đông Dương là thuộc địa của Nhật.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Nam Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Xem chi tiết
Thảo Phương
30 tháng 10 2019 lúc 18:56

- Tháng 8/1945 nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng Minh, Đảng đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, cướp chính quyền, giành lại độc lập. Nền độc lập vừa giành lại được có nguy cơ bị đe dọa trước tình hình chính trị phức tạp.

- Trên thế giới, nội bộ phe đồng minh có mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô. Theo nhận định của Đảng cộng sản VN trong hội nghị Đảng toàn quốc 15/8/1945 thì mâu thuẫn đó có thể dẫn đến việc "Anh và Mĩ nhân nhượng với Pháp. Cho Pháp quay trở lại Đông Dương". Hơn nữa, Pháp đã dùng những chiêu bài, luận điệu xảo trá để che mắt dư luận thế giới như Khai hóa văn minh, bảo hộ thuộc địa. . . để quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. . . . .

- Trong nước, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc lấy danh nghĩa là giải giáp vũ khí quân Nhật nhưng thực chất là dọn đường cho Mĩ vào Đông Dương, phía nam quân Pháp lấp sau anh hùng chiếm lại Đông Nam Bộ. . .

- Trước tình hình đó, 26/8/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc quay trở về thủ đô Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang người đã soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập.

- 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam trước sự chứng kiến của hàng vạn đồng bào trong và ngoài nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
qwerty
24 tháng 6 2016 lúc 19:24
a. Ngày 19/8/ 1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản "Tuyên ngôn độc lập" tại căn nhà 48 phố Hàng Ngang. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt nam Dân chủ cộng hòa đọc bản "Tuyên ngôn độc lập".b. Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa cảu Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.
Bình luận (0)
Đỗ Thùy Dương
24 tháng 6 2016 lúc 19:35

 - Ngày 19/ 8/ 1945 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/ 8/ 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội.

-  Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang - Hà Nội, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.

- Ngày 2/ 9/ 1945, tại quảng trường Ba Đình- Hà Nội , Người thay mặt Chính Phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào.

- Vào thời điểm đó tại phía Nam, Pháp nấp sau lưng Anh đang âm mưu chiếm lại Việt Nam. Phía Bắc, quân đội Tưởng- tay sai đế quốc Mỹ chực sẵn ở biên giới sẵn sàng vào Việt Nam. Bác viết bản Tuyên ngôn khi biết rõ âm mưu đó của Anh, Pháp và Mỹ

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 6:22

Trả lời đúng, nhanh, trình bày sạch đẹp

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
19 tháng 5 2016 lúc 7:17

Được giáo viên của hoc24 chọn làm câu trả lời hay

Bình luận (0)
nguyễn thị mi
19 tháng 5 2016 lúc 8:15

nguyễn thị mai nói đúng đó giáo viên hoc24 chọn câu trả lời thì được GP

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Đông Thi
Xem chi tiết
qwerty
24 tháng 6 2016 lúc 19:22

- Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nhà vă phải có sự gắn bó sâu sắc với cuộc đời để từ đó khám phá và sáng tạo góp phầ vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Người khẳng định: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy".
       - Hồ Chí Minh chú ý đến đối tượng thưởng thức. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Tác phẩm văn chương phải thể hiện tinh thần dâ tộc của nhân dân và được nhân dân yêu thích. Hồ Chí Minh nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: Viết cho ai, viết cái gì? Viết để làm gì? Cách viết thế nào? Bên cạnh đó, Người chú ý đến mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ.
      - Hồ Chí Minh quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Người yêu cầu nhà văn phải "miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn" sự phong phú của đời sống cách mạng, phải ca ngợi, khẳng định cái cao đẹp, phê phán và phủ nhận cái xấu trong cuộc đời.
      Mặt khác, nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện sao cho hấp dẫn, tránh lối viết cầu kỳ, xa lạ, nặng nề. Tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần dân tộc của nhân dân.

Bình luận (0)
Võ Bình Minh
Xem chi tiết
qwerty
24 tháng 6 2016 lúc 19:23

* Văn chính luận
- Viết nhằm mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh...
- Những ánh văn chính luận được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ, súc tích mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước nồng nàn của một trái tim vĩ đại.
- Tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp(1925) ; Tuyên ngôn độc lập(1945) ; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946)
* Truyện và kí
- Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề cao tấm lòng yêu nước của nhân dân.
- Bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tác giả tạo nên những tình huống truyện độc đáo, bằng trí tưởng tượng phong phú, trí tuệ sắc sảo và vốn kiến thức văn hoá sâu rộng.
- Tiêu biểu : Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922) ; Vi hàng (1923) ; Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925) ; Nhật ký chìm tàu (1931) ; Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
*Thơ ca
- Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Bác. Thơ của Người thể hiện tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng.
- Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
qwerty
24 tháng 6 2016 lúc 19:20

Hoàn cảnh ra đời: 
- Ngày 19/8/1945 ,Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội.
- Ngày 26/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Hà Nội, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945 Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trường Ba Đình- Hà Nội trước 50 vạn dân thủ đô và các vùng lân cận khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
- Cùng lúc này nhiều lực lượng thù địch đã và đang âm mưu xâm lược nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp đang tìm mọi cách để quay trở lại Đông Dương...

Đối tượng : Nhân dân ta ( Hỡi đồng bào cả nước!) và thế giới đặc biệt là Anh, Pháp, Mĩ.

Mục đích : Tuyên bố nền độc lập của nước ta. Tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của Thực dân Pháp

Bình luận (0)
Đỗ Thùy Dương
24 tháng 6 2016 lúc 19:35

* Đối t­ượng

- Viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.

- Nhằm vào đế quốc Mỹ, Anh, Pháp.

*Mục đích

- Viết để tuyên bố quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

- Bác bỏ lý lẽ của kẻ thù, ngăn chặt âm mưu của đế quốc Mỹ, Anh, Pháp. 

Bình luận (0)
Lê Myy
Xem chi tiết