Hướng dẫn soạn bài Tức nước vỡ bờ - trích

GK  Adn
Xem chi tiết
nguyen thi vang
19 tháng 9 2017 lúc 20:23

Ngô Tất Tố là nhà văn của nông dân và là một trong những tác giả tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán. Ông có vị trí khá quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam trước Cách mạng.

Tắt đèn là tác phẩm có giá trị hiện thực và sức mạnh tố cáo sâu sắc. Viết về nạn thuế thần, tập trung vào mấy ngày thu thuế, Ngô Tất Tốđã phản ảnh hiện thực nông thôn đương thời một cách tập trung và điển hình. Qua mấy ngày “sưu thuế giới kì” này, tình cảnh thảm thương của người nông dân cũng như bản chất tham lam tàn ác của bọn thống trị phơi bày ra rõ nét hơn lúc nào hết.

Với số trang hạn chế, nhưng Tất đèn đã mô tả khá đầy đủ mọi mặt của những lực lượng thông trị ở nông thôn trước Cách mạng. Đấy là bọn cường hào tàn nhẫn đè nén ức hiếp nông dân, chỉ nhờ có dịp “đục nước” để được “béo cò”. Chúng nịnh bợ quan trên, bòn rút của người nghèo. Đây là bọn địa chủ “đầu trâu mặt ngựa ăn thịt người không biết tanh”, vừa dốt nát, vừa keo kiệt ti tiện, mà điển hình là Nghị Quế. Hắn làm giàu một cách rất “cổ điển” là cho vay nặng lãi và chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Luôn luôn tỏ ra “am hiểu thời thế”, “cái gì cũng nhắc đến Tây”. Là nghị viện hẳn hoi, nhưng hắn có đức “không thèm biết chữ”. Đó là bọn quan lại bỉ ổi dùng vợ làm một phương tiện thăng quan tiến chức như tri phủ Tư Ân. Đằng sau chúng, Ngô Tất Tốbằng ngòi bút thầm thúy của mình vẫn cho người đọc hình dung ra ít nhiều hình ảnh đen tối của bọn thực dân - tác giả của những tấm thẻ SƯU. Bằng ngòi bút hiện thực sắc sảo, chỉ Cần một vài nét, nhà văn đã vạch trần bản chất xấu xa của chúng, mặc dù mỗi đứa lại có một dáng vẻ riêng.

Tuy vậy, giá trị to lớn độc đáo của tác phẩm Tắt đèn không phải ở chỗ phê phán xã hội đương thời, mà ở chỗ nhà văn đã xây dựng được một hình tượng chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân. Xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tốđã góp vào văn học Việt Nam một nhân vật hấp dẫn.Nói như Nguyễn Tuân, chị Dậu xứng đáng là “tất cả của Tắt đèn”.

Chị Dậu có thể tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng. Hai vợ chồng chị “đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào” mà vẫn “cơm không đủ no, áo không đủ mặc”, gia đình “lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Thế rồi, anh Dậu đau ốm, vụ thuế đến cùng với biết bao tai họa... Viết về số phận của phụ nữ nông thôn, Ngô Tất Tốđã đặt ra được một vấn đề bức thiết nhất: cơm áo, quyền sống của con người. Hình tượng chị Dậu có sức khái quát cao chính ở điểm này.

Giống như nhiều nhân vật phụ nữ trong văn chương truyền thống, chị Dậu vốn là một phụ nữ xinh đẹp, nết na.Gặp hoàn cảnh hoạn nạn, nhân vật này trở thành “đốm sáng đặc biệt” (Nguyễn Tuân) khiến người đọc cảm thương, trân trọng.

Chị Dậu - một phụ nữ có tấm lòng vị tha, yêu chồng, thương con tha thiết. Việc chị tìm mọi cách để cứu chồng ra khỏi cảnh cùm kẹp, chị ân cần săn sóc anh Dậu, đặc biệt hành động dũng cảm lấy thân mình che chở cho người chồng đau ốm trước thái độ hung hãn của hai tay sai... cũng làm cho người đọc yêumến và khâm phục. Chính tình yêu thương chồng đã tạo nên ở chị một sức mạnh quyết liệt bất ngờ.

Cũng như nhiều bà mẹ Việt Nam khác, chị Dậu rất mực thương con, chiều con. Cùng quẫn, buộc phải bán đứa con đầu, chị như cắt đứt từng khúc ruột, lúc nào cũng nghĩ “còn có ngày nào đem được nó về nữa không”. Ngay đến khi bị giải lên huyện, nhịn đối với “sợi dây thừng gò ở hai cánh tay”, chị vẫn nghĩ đến cái Tửu, thằng Dần, cái Tí.

Chị Dậu là một phụ nữ thông minh, sắc sảo. Chị không biết chữ, chẳng khỏi bỡ ngỡ trước bao mưu ma chước quỷ của bọn thống trị, nhưng chị không phải là người ngu đần. Chị không lạ gì bụng dạ của vợ chồng Nghị Quế, nhìn bọn tai to mặt lớn ở đình làng chị hiểu ra nhiều điều... Quả thật, ta thấy chị bị ức hiếp nhiều hơn là chị bị lường gạt...

Đứng trước khó khăn bất ngờ, tưởng chừng không thể vượt qua - phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con thì bé dại... tất cả trông chờ vào sự chèo chống của chị. Trên thực tế, chị thành chỗ dựa của cả gia đình.

Đây cũng là một phụ nữ có ý thức sâu sắc về nhân phẩm. Chị đã từng phải điêu đứng vì số tiền nộp sưu, nhưng chị vẫn đủ can đảm ném thẳng nắm giấy bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân. Hai lần bị cưỡng hiếp, chị đều thoát ra được. Đây chính là những biểu hiện đẹp đẽ của nhân phẩm, của tinh thần tự trọng.

Thông minh sắc sảo, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm... nhân vật chị Dậu còn toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông thôn. Chị sống ở nơi tăm tốibị ức hiếp đè nén, nhưng tâm hồn vẫn sáng trong như đóa hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Tóm lại, bằng thái độ trân trọng của sự hiểu biết sâu sắc về nông thôn và nông dân, Ngô Tất Tốđã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, với tất cả những nỗi đau xót, đặc biệt với những phẩm chất trong sạch. Chính những yếu tốtích cực này khiến cho chị Dậu trở thành một “chân dung lạc quan”, luôn muôn “tung ra khỏi bóng tối” (Nguyễn Tuần), vượt qua cái nhìn bi quan bế tắc của tác giả về tiền đồ của người nông dân.

Về mặt nghệ thuật, tác phẩm Tắt đèn ghi nhận một thành tựu xuất sắc của tiểu thuyết truyền thông.

Tắt đèn có cốt truyện rõ ràng, tình tiết mạch lạc, chặt chẽ, lời văn gọn gàng. Giống như các tiểu thuyết truyền thống, nhân vật được chia thành hai tuyến hoàn toàn đối lập nhau: chính diện và phản diện. Nhân vật chính diện thường có ngoại hình đẹp với tư tưởng tình cảm trong sáng. Ngược lại nhân vật phản diện thường có ngoại hình xấu, hành vi tàn ác với tư tưởng tình cảm xấu xa.

Trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã khắc họa được một số tính cách gần như những thuộc tính chung cho một giai cấp, một tầng lớp. Chị Dậu là nhân vậtchính diện đẹp người, đẹp nết... tiêu biểu cho những người nông dân lao động. Nghị Quế là nhân vật phản diện ngu dốt, thô lỗ, tham lam, tàn nhẫn... tiêu biểu cho tầng lớp bóc lột. Nhân vật trong Tắt đèn ít khi có sự xung đột nội tâm và hầu như không biến đổi qua hoàn cảnh (chị Dậu trước sau vẫn là một người vị tha, đảm đang, chung thủy, thông minh...).

Nhân vật trong Tắt đèn phần nhiều có sức khái quát cao, tuy vậy, các nhân vật này cũng khó tránh khỏi tình trạng công thức, lược đồ.

Bình luận (0)
Long Luyen Thanh
Xem chi tiết
nguyen thi vang
14 tháng 9 2017 lúc 5:10

- Nhà văn nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan :"Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo".

- Khéo ở nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật.

+ Chị Dậu : nhẫn nhục nhưng mạnh mẽ (qua lối nói van xin, cự lại, hành động)

+ Cai lệ : hung hăng, bấ nhân, thú tính...(lời nói, hành động,...)

- Khéo ở ngòi bút miêu tả linh hoạt , sống động : Cảnh chị Dậu đáng hai tên tai sai...

- Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại đặc sắc, bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật , phản ánh được những diễn biến tâm lí,...

Bình luận (1)
Cầm Đức Anh
12 tháng 9 2017 lúc 21:10

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.

“Tức nước vỡ bờ” quả là “một đoạn tuyệt khéo”. Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp “Tắt đèn”. Và nói như Nguyễn Tuân, lúc ấy Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.

Bình luận (0)
Vũ Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
7 tháng 9 2017 lúc 20:27

Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh Huyền
10 tháng 9 2017 lúc 20:53

Hợp lí :

Vì nhà văn đã cảm nhận được xu thế ''tức nước vỡ bờ ''và sức mạnh to lớn khôn lường của sự ''vỡ bờ '' đó .

Bình luận (0)
Mộc Lung Hoa
11 tháng 9 2017 lúc 20:36

Tức nước vỡ bờ: Nghĩa đen: nước quá nhiều, sẽ tạo ra áp lực lớn dẫn đến làm vỡ bờ. Nghĩa bóng: người dân đè nén áp bức tất yếu sẽ đứng dậy đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng mạnh.

=> Đặt tên tiêu đề như vậy là hoàn toàn thỏa đáng. Vì nó phản ánh đúng nội dung của đoạn trích.
Bình luận (0)
Koy Pham
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
28 tháng 8 2017 lúc 16:39

Cai lệ là một tên tay sai chuyên nghiệp rất thạo nghề làm tay sai:

+ Là cai, cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường (loại lính chuyên làm tay sai hầu hạ chống quan nha chứ không phải lính chiến đấu).

+ Hắn là tiêu biểu nhất của hạng tay sai, công cụ đắc lực của cái trật tự xã hội ấy.

- Tên cai lệ được phái về làng Đông Xá để giúp lí trưởng làng này đốc thuế. Hắn rất mẫn cán, thường lăm lăm cầm roi song theo gã người nhà lí trưởng vào những nhà có người thiếu thuế để quát nạt, chửi bới, đánh trói.

+ Đánh trời là “nghề” của hắn, hắm làm có kĩ thuật, thành thạo.

+ Hắn là sản phẩm được đào tạo đúng quy cách của cái chế độ tàn bạo đó. Chế độ ấy rất cần những hạng người, những tư cách ấy.

- Trong cái đám đông tay sai của quan phủ, lí trưởng, cai lệ chỉ là một nhân vật “chạy cờ”, một gã tay sai mạt hạng, vô danh. Nhưng bộ mặt hung dữ, đểu cáng của hắn vẫn có một giá trị tiêu biểu riêng; hắn là một thứ “Thiên lôi”, một cái búa sắt trong tay bọn thống trị, tức là tiêu biểu cho chức năng đàn áp của cái chế độ tàn bạo ăn thịt người. Hắn dữ tợn, gây tội ác không hề chùn tay nhưng tất cả đều nhân danh “nhà nước”, “phép nước”. Vì vậy, có thể nói, cái tên cai lệ không chút tình người đó chính là hiện tượng đầy đủ, “thật thà” nhất của cái trật tự tàn bạo dã man đương thời.


Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
28 tháng 8 2017 lúc 15:57

Trong bộ máy XH đương thời , cai lệ chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ hắn tha hồ tác oai tác quái . Hắn hung dữ , sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay , cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho `` nhà nước `` nhân danh `` phép nước `` để hành động .

Bình luận (0)
phạm mỹ hạnh
10 tháng 9 2017 lúc 21:08

* vì có vài bạn đã trả lời 2 câu trước rồi nên mình chỉ trả lời câu sau

- nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả: trong đoạn văn trích trên, Ngô Tất Tố đã rất thành công trong việc khắc họa bộ mặt tàn ác đểu cáng, không chút tính người của cai lê. Dưới ngòi bút của tác giả, cai lệ tiêu biểu cho chức năng đàn áp của chế độ thực dân nữa phong kiến thời đó.

 

Bình luận (1)
Hoài Lan Lê
Xem chi tiết
Hiiiii~
7 tháng 9 2017 lúc 16:14

Trả lời:

Trong bộ máy xã hội đương thời, cai lệ chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ hắn tha hồ tác oai tác quái. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho "nhà nước" nhân danh "phép nước" để hành động.
Có thể nói, tên cai lệ vô danh không chút tình người là hiện thân đầy đủ nhất, rõ nét nhất của xã hội thực dân phong kiến đương thời.

Bình luận (0)
Nguyễn Cầm Bảo Ngọc
Xem chi tiết
OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
10 tháng 9 2017 lúc 21:08

Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:

Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu. Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình. Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp… Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình. Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

==> Cho thấy những tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén. Sự vùng dậy của chị thể hiện một sức mạnh to lớn của chị đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị đã vùng dậy sau sự độc ác áp bức bóc lột và đưa con người tới cái chết.

Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể ("thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được").

Chị biểu hiện cho sự đấu tranh chống bọn tàn ác, và đây là một hiện tượng anh hùng của người phụ nữ đã biết đứng lên đấu tranh để đòi lại công lý.

Bình luận (2)
Tran My Quyen
Xem chi tiết
Tendou Kazuto
9 tháng 9 2018 lúc 11:11

ý bạn là gìoho

Bình luận (0)
Khánhh Hằngg
Xem chi tiết
Koy Pham
28 tháng 8 2017 lúc 20:22

các từ duy trì ý của toàn đoạn:" Ngô Tất Tố ,"ông là....,"nhà văn",tác phẩm chính của ông"

vậy thuihaha

Bình luận (0)
Đạt Trần
28 tháng 8 2017 lúc 20:24

Có thánh nào hiểu đề ko @@

Bình luận (2)
Do Kyung Soo
Xem chi tiết
Lê Phương Thanh
11 tháng 9 2017 lúc 12:51

Tên cai lệ là tên đứng đầu bọn lính ở huyện đường chuyên đi đòi sưu thuế, đây là một tên độc ác chỉ làm những điều sai trái.

Khi đến nhà chị Dậu hắn đã đập roi xuống bàn quát: thằng kia nộp sưu thuế tao tưởng mày chết hôm qua rồi, mau nộp sưu thuế mau, cái hành động không giống người đó đã khắc sâu vào trong lòng người đọc một chế độ độc ác mất hết nhân tính, anh Dậu mới ốm dậy những bọn chúng cũng không tha.

Những tên cai lệ này chỉ làm những điều sai trái cho lý trưởng khi chúng đi đòi sưu thuế nặng của người nghèo, cái hành động đã đã có ảnh hưởng tới người đọc, mỗi người khi đọc tới chi tiết này đều căm phẫn trước những hành động xấu xa của bọn chúng.

Khi chị Dậu van xin bọn chúng đã quát mắng và đã có những hành động đểu giả, chúng đánh chị Dậu vào ngực rồi ra sân bắt trói anh Dậu, những hành động thiếu nhân tính đã được bọn chúng sử dụng, thật sự tàn ác và không có chút lương tâm.

Tính mạng của con người đang bị đe dọa nhưng bọn chúng chỉ cần tới quyền lợi là đòi được sưu thuế không thì sẵn sàng đánh, và có những hành động dã man với người dân.

Tên cai lệ có khuôn mặt sát khí, hắn là công cụ để tên lý trưởng thực hiện tội ác thật đáng phê phán cho những người chỉ là một công cụ cho người khác sai khiến và điều khiển.

Bình luận (0)