Hướng dẫn soạn bài Trong lòng mẹ - trích

Đạt Trần
21 tháng 8 2018 lúc 21:15

Chú bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu: người bố nghiện ngập, người mẹ trẻ trung luôn khao khát tình yêu thương song đành chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Cuối cùng người bố chết, người mẹ bỏ lại hai anh em Hồng để đi "tha hương cầu thực" trong sự ghẻ lạnh của họ hàng. Còn bà cô bên nội thì luôn gieo rắc vào đầu chú bé những rấp tâm tanh bẩn để chú cũng hoài nghi và ghét bỏ người mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn hiểu, thông cảm cho mẹ, lại còn càng ghét những cổ tục đã đày đọa mẹ. Chiều hôm ấy khi vừa tan học, thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ, chú liền gọi theo với giọng bối rối. Khi người mẹ quay đầu lại, Hồng liền sà vào lòng mẹ rồi hai mẹ con cùng sụt sùi hỏi thăm nhau. Khi ở trong lòng mẹ, chú chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô nữa

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
21 tháng 8 2018 lúc 21:31

Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt. Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào. Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình. Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Cậu đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Cậu đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô

Bình luận (0)
Trần Ngọc Phương
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
27 tháng 8 2018 lúc 12:02

Văn bản " trong lòng mẹ"

- thể loại: hồi kí

- phương thức biểu đạt: tự sự xen lẫn biểu cảm.

- ngôi kể : ngôi thứ nhất " tôi".

- nhân vật chính : bé hồng.

- bố cục : được chia làm hai phần:

+ phần 1: từ đầu đến " hỏi đến chứ" .

+ phần 2: phần còn lại.

- trình tự kể: nhớ lại những chuyện đã qua ( thời gian).

Chúc bạn học tút!:)))

Bình luận (0)
Shinichi Kudou
31 tháng 8 2018 lúc 20:30

1. Văn bản trên có thể chia làm ba phần :

- Phần đầu : Đoạn văn đầu tiên.

- Phần giữa : Tiếp theo đến “không cho vào thăm”.

- Phần cuối : Còn lại.

2. Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên :

- Phần đầu : giới thiệu khái quát vể nhân vật Chu Văn An.

- Phần giữa : những biểu hiện chứng tỏ thầy Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng.

- Phần cuối : tình cảm của ngưòi đời dành cho thầy Chu Văn An.

3. Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên chật chẽ, ràng buộc lẫn nhau:

- Phần đầu là Mở hài giới thiệu nhân vật và nêu chủ đề của văn bản.

- Phần giữa là Thân hài : đây là phần triển khai, cụ thể hóa, làm rõ nội dung nêu ờ Mở bài.

- Phần cuối là Kết hài tóm lại, nhấn mạnh phần nội dung nêu ở thân bài.

4. Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Bô' cục của vàn bản gồm ba phần : Mở bài, Thán bài và Kết bài. Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của vãn bản. Thân bài trình bày các khía cạnh của chủ đề. Kết hài tổng kết chủ đề của văn bản. Các phần của văn bản quan hệ với nhau chặt chẽ.

Bình luận (0)
Sakura Sakura
Xem chi tiết
Jatsumin
28 tháng 8 2018 lúc 12:08

a) - "Trong lòng mẹ" là văn bản đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh.

- Văn bản "Tôi đi học" đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung động tinh tế qua chuyện ngắn Tôi đi học.

b) Nguyên Hồng là một nhà văn có rất nhiều những sáng tác dành cho phụ nữ và trẻ em. Có lẽ lí do chính là bởi vì ông sinh ra và lớn lên trong mồ côi nên ông luôn dành một góc trong lòng của mình cho số phận của những người khốn khổ nhất trong xã hội cũ. Mặt khác, những tác phẩm ông viết về phụ nữ và trẻ em luôn được ông dùng chính những tâm tư và tình cảm của mình để viết về họ với những cảm nhận vô cùng sâu sắc. Trong những tác phẩm của ông như Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghỉ, Bỉ vỏ,… thì em thích nhất là đoạn trích Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu. Qua đây, chúng ta khẳng định được Nguyên Hồng chính là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Đầu tiên, chúng ta thấy được nhà văn Nguyên Hồng là người của phụ nữ. Ông thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi bất hạnh của những người phụ nữ. Đó là hình ảnh người mẹ bé Hồng. Tuy chỉ là nhân vật xuất hiện một cách mờ nhạt nhưng nhân vật đã mang được chính dấu ấn của mình. Là người phụ nữ vất vả, chống mất, vì nợ nần nhiều quá mà mẹ bé Hồng đã phải đi tha hương cầu thực nơi đất khách quê người. Cô đã phải bỏ lại cả người con trai còn nhỏ của mình để đi kiếm sống. Chính những sự vất vả của người phụ nữ đã khiến cho người phụ nữ ấy trở nên tiểu tụy và đáng thương “ Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rộc hẳn đi”. Nhà văn đã thấu hiểu một cách sâu sắc nỗi đau của những người phụ nữ trong xã hội ấy. Họ không được tự do tìm được những người mà mình yêu quý, phải chấp nhận cuộc hôn nhân sắp đặt, lấy người chồng hơn mình gấp đôi tuổi. Cả cuộc đời của người phụ nữ ấy phải trong như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Trong chính những hoàn cảnh như vậy, nhưng người mẹ của bé Hồng vẫn hiện lên là một con người giàu lòng yêu thương, trọng tình nghĩa. Gặp lại người con trai sau bao nhiêu xa cách, người phụ nữ ấy xúc động tới nghẹn ngào. Trong tiếng khóc của người mẹ, người đọc cũng như thấm những nỗi đau, nỗi xót thương con cùng niềm vui sướng vô hạn của người mẹ. Cô dùng những cử chỉ dịu dàng của mình mà vuốt ve, xoa đầu người con trai sau bao ngày xa cách. Qua đây, nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ. Ông cảm thông với người mẹ của bé Hồng khi chưa đoạn tang chồng đã đi tìm hạnh phúc riêng bởi ông hiểu được những khó khăn vất vả của những người phụ nữ.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Ngoc Lan
Xem chi tiết
Trần Diệp Nhi
28 tháng 8 2018 lúc 13:15

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em"

Bình luận (0)
Khôi Bùi
28 tháng 8 2018 lúc 13:20

Nguyên Hồng ( 1918 - 1982 ) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng . Quê ông ở thành phố Nam Định . Trước Cách mạng , ông sống ở 1 thành phố cảng Hải Phòng , trong 1 xóm lao động nghèo . Ngay từ tác phẩm đầu tay , Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết . Sau cách mạng , Nguyên Hồng vẫn bền bỉ sáng tác , ông viết cả tiểu thuyết , kí , thơ , nổi bật hơn là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập . Năm 1996 , ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật . 1 số tác phẩm tiêu biểu của ông như : Bỉ vỏ ; Những ngày thơ ấu , Trời xanh , ...

Bình luận (0)
Musion Vera
Xem chi tiết
Thảo Phương
19 tháng 8 2018 lúc 15:18

- Tâm trạng của bé Hồng trong đoạn cuối đối thoại với người cô:

+ Nhớ lại những hình ảnh về người mẹ yêu thương: vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ.

+ Đau đớn, xót xa trước những lời lẽ cay độc của người cô nói về mẹ mình.

+ Yêu thương và bảo vệ người mẹ của mình trong ý nghĩ (Giá những cổ tục dã đầy đọa mẹ tôi...cho kì nát vụn mới thôi)

- Tâm trạng của bé Hồng trong đoạn gặp mẹ và ở trong lòng mẹ:

+ Cảm giác sung sướng đến òa lên khóc rồi cứ thế nức nở khi được ngồi lên xe cùng mẹ

+ Cảm giác hạnh phúc tột cùng khi được ngồi trong lòng mẹ

+ Cảm giác vui sướng lâng lâng, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa (câu nói của người cô bị chìm đi).

Bình luận (1)
Từ Ánh
19 tháng 8 2018 lúc 15:15

Chào bạn !

Những diễn biến tâm trạng của cậu bé trong văn bản "trong lòng mẹ"

+Tình cảm và thái độ

*Tình cảm : thương mẹ sâu sắc

* Thái độ : căm ghét những kẻ nói xấu mẹ ,những cổ tục đã đầy đoạ mẹ.

+Niềm vui hồn nhiên được ở trong lòng mẹ .

Bình luận (1)
Phạm Hữu Lộc
7 tháng 9 2018 lúc 19:58

- Giới thiệu hoàn cảnh của bé Hồng: cha mất sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cùng túng phải tha hương cầu thực, chú bé ở lại một mình bên cạnh những người thân cay nghiệt. - Tâm trạng của bé Hồng trong đoạn cuối đối thoại với người cô: + Nhớ lại những hình ảnh về người mẹ yêu thương: vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. + Đau đớn, xót xa trước những lời lẽ cay độc của người cô nói về mẹ mình. HS chú ý phân tích sự căm tức, phẫn uất dâng lên trong lòng bé Hồng ngày càng tăng tiến (lúc đầu cô' kìm nén sau đó lòng căm tức lên tới đỉnh điểm: cổ họng tôi dã nghẹn ứ khóc không ra tiếng,...) + Yêu thương và bảo vệ người mẹ của mình trong ý nghĩ (Giá những cổ tục dã đầy đọa mẹ tôi...cho kì nát vụn mới thôi) + Nghệ thuật diễn tả tâm trạng: tương phản và đối lập, sự tăng tiến về cảm xúc diễn ra trong cuộc đối thoại. - Tâm trạng của bé Hồng trong đoạn gặp mẹ và ở trong lòng mẹ: + Cảm giác sung sướng đến òa lên khóc rồi cứ thế nức nở khi được ngồi lên xe cùng mẹ (HS chú ý giọt nước mắt lần này thể hiện sự vui sướng - khác với giọt nước mắt khi đối thoại với người cô). + Cảm giác hạnh phúc tột cùng khi được ngồi trong lòng mẹ (HS chú ý phân tích những câu văn miêu tả cảm giác bé Hồng: cảm giác ấm áp...mơn man khắp da thịt, hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu... Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ..). + Cảm giác vui sướng lâng lâng, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa (câu nói của người cô bị chìm đi). + Nghệ thuật diễn tả tâm trạng: lời văn giàu cảm xúc, thấm đẫm chất trữ tình, miêu tả cụ thể và tinh tế...

Bình luận (0)
An Thúy
Xem chi tiết
Thảo Phương
22 tháng 8 2018 lúc 17:40

a)* Thái độ của người cô
Gọi tôi đến bên cười hỏi:
-Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với ****** không?
Giọng ngọt:
-Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp
Thánh tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ
=>Giả dối, mỉa mai, cay độc
=>Bởi vì người cô mỉa mai,chửi rủa mẹ Hồng rất thảm hại nên đc gọi rất kịch

b)

- Khi nghe những lời thâm độc , giả dối xúc phạm mẹ: cúi đầu không đáp tỉnh táo nhận ra những rắp tâm tanh bẩn của bà cô , nghe em bé thì khóc rằng vì thương mẹ, vì uất ức, lòng căm tức xã hội phong kiến mà cắn , mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

- Khi gặp và nằm trong lòng mẹ : Mợ ơi ! là tiếng gọi tha thiết , khát khao tìm mẹ , hàng loạt hành động gấp gáp : đuổi theo , gọi bối rối,thở hồng hộc ,trèo lên xe rúi cả chân và khóc , trong lòng mẹ ngắm kĩ gương mặt mẹ , mơn man sung sướng . Tôi ngồi trên đệm xe thơm tho lạ thường .

⇒⇒ Bé Hồng yêu thương , kính trọng , có niềm tin mãnh liệt vì người mẹ của mình c)

- Qua văn bản trích, em hiểu hồi kí là một thể loại ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc.

+ Những câu văn mang dấu ấn hồi kí:

- " Cô tôi vẫn cứ tươi cười....lấy nón che " :

- " Từ ngã tư....bế em bé chứ"

==> Thái độ cười rồi hỏi, kể chuyện nhưng đã cố tình khoét sâu hố ngăn cách giữa mẹ và con. Vừa thương mẹ, vừa căn giận người cô. Cảm xúc yêu thương của nhân vật thể hiện rõ qua lời nói của người cô.

d)

+ Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật.
+ Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề vb.

+ Kể lại được một cách rõ nét về nhân vật trong truyện ,khắc họa vào lòng người đọc nỗi thương cảm ..

Bình luận (3)
KEN
28 tháng 8 2018 lúc 10:22

​cậu bé không cảm thấy ghét mà mà còn cảm thấy yêu quý mẹ hơn.và còn rất thương cho thân phận của mẹ và những gì mà mẹ đã phải chịu đựng trong cuộc đời của mẹ.cậu bé còn cảm thấy rất ghét những tục lệ của người góa phụ ngày xưa Câu b

Bình luận (0)
Thời Sênh
18 tháng 12 2018 lúc 20:59

Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng:
- Cử chỉ đầu tiên của người cô là đến bên Hồng cười và nói, tỏ vẻ quan tâm đến chú bé. Điều đáng quan tâm ở đây không phải là quan tâm, lo lắng, hay thông cảm mà nói( chú ý cái cười, một cái cười vô cùng giả dối, "rất kịch"). Thực ra chỉ là hành động đánh vào tâm lí trẻ con( xa mẹ đã lấu thì tất nhiên muốn gặp mẹ), để hàm ý khinh miệt mẹ Hồng
-Người cô liên tục hỏi, giọng vẫn ngọt. Bà ta đã cố tình nhấn mạnh chữ "phát tài" và ngân dài hai tiếng "em bé" để khắc sâu vào lòng Hồng, nỗi đau xa mẹ, cố ý để Hồng ruồng rẫy người mẹ của mình
-Khi thấy Hồng đã bật khóc nức nở, bà ta vẫn cứ "tươi cười kể chuyện" về người mẹ "ăn mặc rách rưới,..."cùng túng,... cố ý làm cho cháu mình phải đau khổ vì người mẹ.
=>Người cô là người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, tàn nhẫn đến khô héo cả tình ruột thịt. Người cô chính là hiện thân của bất công trong thời xưa và những định kiến của xã hội.

Bình luận (0)
Cường Ka Ka
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 8 2018 lúc 7:36

a)* Thái độ của người cô
Gọi tôi đến bên cười hỏi:
-Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với ****** không?
Giọng ngọt:
-Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp
Thánh tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ
=>Giả dối, mỉa mai, cay độc
=>Bởi vì người cô mỉa mai,chửi rủa mẹ Hồng rất thảm hại nên đc gọi rất kịch

b)

- Khi nghe những lời thâm độc , giả dối xúc phạm mẹ: cúi đầu không đáp tỉnh táo nhận ra những rắp tâm tanh bẩn của bà cô , nghe em bé thì khóc rằng vì thương mẹ, vì uất ức, lòng căm tức xã hội phong kiến mà cắn , mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

- Khi gặp và nằm trong lòng mẹ : Mợ ơi ! là tiếng gọi tha thiết , khát khao tìm mẹ , hàng loạt hành động gấp gáp : đuổi theo , gọi bối rối,thở hồng hộc ,trèo lên xe rúi cả chân và khóc , trong lòng mẹ ngắm kĩ gương mặt mẹ , mơn man sung sướng . Tôi ngồi trên đệm xe thơm tho lạ thường .

⇒⇒ Bé Hồng yêu thương , kính trọng , có niềm tin mãnh liệt vì người mẹ của mình c)
- Qua văn bản trích, em hiểu hồi kí là một thể loại ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc.

+ Những câu văn mang dấu ấn hồi kí:

- " Cô tôi vẫn cứ tươi cười....lấy nón che " :

- " Từ ngã tư....bế em bé chứ"

==> Thái độ cười rồi hỏi, kể chuyện nhưng đã cố tình khoét sâu hố ngăn cách giữa mẹ và con. Vừa thương mẹ, vừa căn giận người cô. Cảm xúc yêu thương của nhân vật thể hiện rõ qua lời nói của người cô.

d)

+ Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật.
+ Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề vb.

+ Kể lại được một cách rõ nét về nhân vật trong truyện ,khắc họa vào lòng người đọc nỗi thương cảm ..

Bình luận (0)
Thời Sênh
18 tháng 12 2018 lúc 20:27

Gọi tôi đến bên cười hỏi:
-Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với mẹ mày
không?
Giọng ngọt:
-Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em
bé chứ
Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp
Thánh tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao
cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ,
có hàng, người ta hỏi đến chứ
=>Giả dối, mỉa mai, cay độc
Tác giả nói cử chỉ ấy là rất kịch vì lời nói của cô
như sát muối vào lòng hồng và làm cho hồng
thêm ghét mẹ mk hơn

Bình luận (0)
Ánh Tinh
Xem chi tiết
Phạm Hữu Lộc
7 tháng 9 2018 lúc 19:59

Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực .Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình.Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa .Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Gio đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất acr những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây.Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình-tình mẫu tử thiêng liêng.........

Bình luận (0)
Sakura Sakura
Xem chi tiết
Diệu Huyền
9 tháng 9 2019 lúc 9:21

Những ngày cuối năm học, quang cảnh sân trường trở nên rộn ràng và mới lạ. Hàng cây bằng lăng khoe sắc tím trong ánh nắng hè rộn rã. Cây phượng vĩ góc sân trường đã chớm nở những chùm hoa đỏ rực xen lẫn tiếng ve râm ran gọi hè. Trong lớp học, tiếng mở sách vở khe khẽ những bạn học sinh đang tập trung ôn bài. Tiếng thầy cô giảng bài đầy nhiệt huyết vẫn vang vọng khắp trong các phòng học. Một bầu không khí rộn ràng, khẩn trương, tất cả để chuẩn bị cho kì thi kết thúc năm học diễn ra đạt kết quả cao.

Bình luận (0)
Jatsumin
29 tháng 8 2018 lúc 12:33

Trường từ vựng chỉ "trường học":

Những ngày cuối năm học, quang cảnh sân trường trở nên rộn ràng và mới lạ. Hàng cây bằng lăng khoe sắc tím trong ánh nắng hè rộn rã. Cây phượng vĩ góc sân trường đã chớm nở những chùm hoa đỏ rực xen lẫn tiếng ve râm ran gọi hè. Trong lớp học, tiếng mở sách vở khe khẽ những bạn học sinh đang tập trung ôn bài. Tiếng thầy cô giảng bài đầy nhiệt huyết vẫn vang vọng khắp trong các phòng học. Một bầu không khí rộn ràng, khẩn trương, tất cả để chuẩn bị cho kì thi kết thúc năm học diễn ra đạt kết quả cao.

Trường từ vựng chỉ "gương mặt":

Với em, gương mặt mẹ là một hình ảnh vô cùng thân thuộc luôn thường trực trong tâm trí. Mẹ em năm nay đã hơn ba mươi tuổi nhưng gương mặt mẹ trẻ hơn tuổi rất nhiều. Gương mặt mẹ hình trái xoan được ôm lấy bởi mái tóc đã cắt ngắn, đen và thẳng. Những sợi tóc rất đẹp ấy phủ chéo một phần trên trán mẹ. Đôi mắt của mẹ long lanh như lúc nào cũng ánh lên niềm vui. Đuôi mắt dài nhìn rất đẹp! Mẹ có chiếc mũi dọc dừa và đôi môi nhỏ nhắn, hồng tươi. Mỗi khi mẹ cười, lại để lộ ra hàm răng trắng và một chiếc răng khểnh thật duyên. Nhưng em thích nhất làn da của mẹ. Da mặt mẹ trắng và mịn, mỗi khi có chuyện gì vui, em chỉ muốn ôm chầm lấy mẹ và thơm nhẹ lên đôi má của mẹ. Gương mặt của mẹ em thật đẹp, em lại thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn được thấy những nụ cười nở tươi trên gương mặt mẹ.

Bình luận (0)
Thảo Phương
29 tháng 8 2018 lúc 13:05

Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng. Ngôi trường thật đẹp. Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về. Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào. Trường học là nơi chấp cánh cho tôi nhiều ước mơ

Bình luận (0)