Hướng dẫn soạn bài Trạng ngữ

Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
22 tháng 2 2017 lúc 19:24
Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm giàu. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thậm chí có người leo cây gần đến ngày hái quả vẫn bỏ cuộc.Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn là cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thất bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả. Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại lạm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực. Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 100km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công sẽ có.
Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.
Có ý chí quyết tâm thực hiện thì sẽ đạt mục tiêu của mình,chúc bạn gặt hái thành công,hj,
Bình luận (0)
Mộng Chiều Thu
Xem chi tiết
Nguyễn T.Kiều Linh
26 tháng 2 2017 lúc 19:41

Trong những câu sau đây , những câu nào có trạng ngữ ( in đậm ) không chuyển được xuống vị trị cuối câu

a) Với giọng nói thỏ thẻ , nó chuyện trò với tôi.

b) Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng

c) Từ năm ngoái đến nay, cô Nam vẫn dạy học ở trường em

d) Vì đứa con thân yêu, người mẹ đã không quản ngại khó nhọc

Theo mình thì chắc là câu b)

Bình luận (0)
Trần thị huệ
10 tháng 3 2017 lúc 21:15

câu B nha

Bình luận (0)
Trần Võ Lam Thuyên
19 tháng 3 2017 lúc 12:51

b đó bn

Bình luận (0)
Hà Vân Hạ
Xem chi tiết
Diệp Băng Dao
25 tháng 2 2017 lúc 18:23

a,Trạng ngữ trong câu thơ trên là: Trên giàn thiên lí. Đây là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

b,Trên giàn thiên lí là trạng ngữ được tách thành câu riêng. Việc tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm biểu đạt một tình huống nhất định và làm cho nội dung câu thơ được rõ ràng, mạch lạc

Bình luận (0)
Lê Thị Thu Trang
Xem chi tiết
Huy Thắng Nguyễn
19 tháng 2 2017 lúc 20:09

I. Tìm hiểu đề:

- Đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng các câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh điều đó.

- Câu tục ngữ có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta - những thế hệ sau luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước.

- Điều phải chứng minh: lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng - một đạo lý sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.

II. Tìm ý:

- Đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
- Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
* Chúng ta cần biết ơn :
- Đảng, Bác Hồ
- Những người có công với dân tộc, đất nước
- Những người giúp đỡ ta lúc khó khăn
* Những biểu hiện:
- Những lễ hội tưởng nhớ tổ tiên:
+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch.
+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
- Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa:
+ Giỗ ông bà, cha mẹ những người đã khuất.
+ Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay
- Ngoài ra còn có những ngày:
- Thương binh liệt sĩ
- Nhà giáo Việt Nam
- Quốc tế phụ nữ

III. Dàn bài:

a) Mở bài:

- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.

- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

b) Thân bài:

- Giải thích: Thế nào là "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn": Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

- Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày:

+ Xưa:

Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)

Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..

Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.

+ Nay:

10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.

Các bảo tàng,…. nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.

27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …

Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….

Các ngày lễ 27/7, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề… có ý nghĩa như thế nào?

Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …

Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…

c) Kết bài:

- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …

- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.

Bình luận (0)
Thich Cau To
19 tháng 2 2017 lúc 19:56

M​uon

Bình luận (0)
Trần Hà Phương
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
30 tháng 11 2017 lúc 11:24

Đã qua những ngày Tết cổ truyền, con lại bước chân lên tàu, và đi, đi đến một miền đất xa xôi mà con đã chọn để học tập. Con đi xa mẹ, xa gia đình, xa bạn bè và xa quê hương. Ôi ! Hai tiếng quê hương ! Nhớ quê! Con chỉ biết khóc, con thấy đâu đây vị ngọt, ngọt ngài của nước mắt, chính quê hương đã ban cho con những giọt nước mắt ngọt ngào đó. Ngày mai, con sẽ xa nơi này, đến phương trời kia, không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần con nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn. Đi! Đi thật xa ! Gặp những con người mới của xứ lạ.Con sẽ nhớ... . Dưới bầu trời xa lạ ấy, quê hương con nằm ở đây, trong tim này của con .

Bình luận (0)
Lê Thị Thu Trang
Xem chi tiết
Quang Hưng
17 tháng 2 2017 lúc 19:40

Đề 1:

Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để thúc juc con người vững chí , kiên trì nhẫn nại ,nhân dân ta đã khuyên nhau qua câu tục ngữ :

" Có công mài sắt có ngày nên kim "​

Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .

Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập.

cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công .
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .

Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .

Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .

Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .caau tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng .

Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyếtt chí ắt làm nên"​


Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Bình luận (1)
Inoue Jiro
7 tháng 2 2018 lúc 13:01

Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗlực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.

Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được mộtcây kim như vậy thì thật là khó.Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyềnthống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà,nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm.

Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn,chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ,thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta. Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.

Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó. Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.

Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà vănnổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.

Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.

Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, baohàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫnnại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làmnên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trởngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằngnhững việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoantrò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!!

Bình luận (0)
Inoue Jiro
7 tháng 2 2018 lúc 13:07

Trong cuộc sống, làm bất cứ việc gì nếu vội vàng hấp tấp ta thường bị hỏng việc. Trái lại, nếu cố gắng, bền bỉ, kiên trì thì dù việc đó có khó khăn đến đâu ta cũng có thể hoàn thành. Cũng chính vì thế, nên tục ngữ có câu:”Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Đọc câu tục ngữ, trước tiên ta gặp nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của câu tục ngữ. Một thanh sắt thô sơ, cứng cáp, ngày này qua ngày khác thanh sắt đó được mài, mài mãi… cho đến mọt ngày nào đó thanh sắt đó sẽ trở thành một cây kim bé nhỏ, tiện dụng. Mài sắt thành kim, mới nghĩ như vậy, nhiều người đã ngại ngùng vì thấy công việc này tưởng như khó khăn không thể làm nổi. Song có người lại không nghĩ như vậy. Họ bỏ ra nhiều công sức, nhỏ không ít giọt mồ hôi mài đi mài lại để cuối cùng thanh sắt thành cây kim. Cho nên cây kim dù nhỏ bé, không đáng gì nhưng nó lại là thành quả của lòng kiên trì, nhẫn nại.

Bên cạnh nghĩa đen trên, c6au tục ngữ còn có nghĩa bóng. Đó là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta từ ngàn đời truyền lại cho con cháu: có sự kiên nhẫn, có quyết tâm cao, thì việc gì dù khó đến đâu cũng có thể làm xong.

Có biết bao tấm gương đã chứng minh điều đó.

Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Nhưng không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần.
Gần gũi với chúng ta là tấm gương sáng của Bác Hồ. Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn… Vượt qua bao khó khăn gian khổ, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do.

Nhìn ra nước ngoài ta thấy nhà khoa học nổi tiếng Niutơn, là một tấm gương kiên trì về học tập và nghiên cứu. Sinh ra trong một gia đình nông thôn ở nước Anh, mãi đến năm 12 tuổi mới được ra thành phố học tập và kết quả học tập năm đầu chỉ đạt mức trung bình. Đến cuối năm thứ hai, cậu bị một anh bạn học giỏi nhất lớp bắt nạt. Cậu tức quá, quyết tâm học giỏi hơn anh ta để trả thù. Sau đó cậu say mê làm việc, miệt mài đọc sách và trở nên giỏi nhất lớp. Năm 16 tuổi, Niutơn phải nghỉ học về quê sống với mẹ. Bà mẹ muốn hướng cậu vào công việc làm ăn nhưng cậu lại chẳng thiết tha mà chỉ chăm chú đọc sách. Năm sau, nhờ sự góp ý của ông chú, bà mẹ cậu lại cho cậu vào đại học. Ở đấy Niutơn đã bỏ hết thời gian vào việc nghiên cứu học tập và cuối cùng ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại của thế giới.

Qua một vài tấm gương tiêu biểu trên đây, ta có thể rát ra kết luận: chỉ có kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp giống như người bền bỉ mài mãi một miếng sắt để làm nên vây kim. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người chúng ta làm sao có thể vượt qua trăm ngàn trở ngại luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại, vững lòng chỉ dẫn tới đầu hàng và thất bại.

Tóm lại, điều mà câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim muốn nhắn ngủ mọi người là quá đúng đắn và xác thực. Chính là từ rất nhiều kinh nghiệm sống mà nhân dân ta đã đúc kết nên câu tục ngữ trên. Mỗi chúng ta có thể ngẫm nghĩ về câu tục ngữ và xem đó là một bài học rất quý giá giúp ta trau dồi ý chí nhằm vươn tới, tiến lên.

Bình luận (0)
Nguyễn Nhật Tiên Tiên
Xem chi tiết
Đặng Quốc Khánh ( dặt dẹ...
9 tháng 2 2017 lúc 20:19

Trạng ngữ: thường thường, vào khoảng đó, sáng dậy,chỉ độ 8,9 giờ sáng: chỉ thời gian; trạng ngữ: trên giàn hoa lí, trên nền trời trong trong: chỉ không gian

Công dụng : Xác định hoàn cảnh điều kiện diễn ra sự việc trong câu góp phần làm cho ND câu được đầy đủ và chính xác.

Ở 2 câu cuối trạng ngữ còn có tác dụng làm nối kết các câu với nhau làm cho bài văn được mạch lạc.

Trên đây là ý kiến của mình. Nếu sai sót gì mong bạn thông cảm nhé

Bình luận (0)
ngyen thi ha linh
14 tháng 2 2017 lúc 22:09

Trạng ngữ gồm : - Thường thường , vào khoảng đó - Sáng dậy - Trên giàn hoa lí. - Chỉ độ tám chín giờ sáng. =» Công dụng : Bổ sung những thông tin cần thiết như thời gian, địa điểm, làm cho câu miêu tả được đầy đủ, khách quan và mạch lạc hơn

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
linh nguyen
Xem chi tiết
Người iu JK
16 tháng 2 2017 lúc 20:14

a) Bài văn nêu nên luận điểm gì? Tìm những câu văn thể hiện những luận điểm đó.

Luận điểm của bài : Không sợ sai lầm . Dù có phạm sai lầm thì vẫn suy nghĩ , rút kinh nghiệm , tìm con đường khác để tiến lên .

Những câu văn thể hiện những luận điểm đó :

- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.

- Nếu bạn không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất; nhưng nó đem đến bài học cho đời.

- Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì.

- Thất bại là mẹ thành công

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

Bình luận (0)
Người iu JK
16 tháng 2 2017 lúc 20:19

b) Để chứng minh luận điểm của mk, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có sức thuyết phục ko?

Để chứng minh luận điểm của mk, người viết đã nêu ra những luận cứ sau :

- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

- Những luận cứ ấy rất đúng với thực tế cuộc sống nên có sức thuyết phục cao .

Bình luận (0)
Hương Nguyễn
17 tháng 2 2019 lúc 10:55

a, Luận điểm: Không sợ vấp ngã.

⇒Cần biết rút kinh nghiệm trước những sai lầm của thành công.

Những câu văn mang luận điểm:

Bạn ơi.....trước cuộc đời.

Sai lầm.....cho cuộc đời.

Thất bại là mẹ của thành công.

Những người.....số phận của mình.

b, Luận cứ:

✱Không chịu mất thì cũng chẳng được gì:

Một người... tự lập được.

Sợ sặc nước .... ngoại ngữ.

✱Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai:

Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì.

Người khác bảo bạn ... mẹ của thành công..

✱Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm:

Tất nhiên .... để tiến lên.

➞Luận cứ có sức thuyết phục vì nó xác thực đúng với thực tế cuộc sống.

Bình luận (0)
Nhok Bưởng Bỉnh
Xem chi tiết
Linh Phương
16 tháng 2 2017 lúc 14:07

Trong cuộc sống hằng ngày, không chỉ riêng người lớn mà những học sinh như chúng ta cũng cần phải đọc sách. Sách không chỉ là người bạn giúp chúng ta có thêm những kiến thức mà còn dạy chúng ta cách giao tiếp. Một ngày lên lớp chỉ có 45 phút chúng ta không thể nào hiểu rõ hơn về bài học, nhưng sau 45 phút đó bạn có thể dành một ít thời gian để đọc sách nghiên cứu bài học.Ngoài ra sách còn giúp bạn bớt căng thẳng trong công việc và học tập.Bất kể bạn gặp bao nhiêu căng thẳng trong công việc, các mối quan hệ cá nhân, hay vô vàn các vấn đề khác phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày, tất cả sẽ biến mất khi bạn tập trung vào một câu chuyện thú vị. Một cuốn sách hay có thể đưa bạn tới một thế giới khác, một bài báo hấp dẫn sẽ giúp ổn định bạn trong thời điểm hiện tại, khiến tình trạng căng thẳng dần dần tan biến và cho phép bạn thư giãn. Nó sẽ giúp bạn có kĩ năng viết tốt hơn.Lợi ích này đi cùng với lợi ích mở rộng vốn từ vựng: việc quan sát nhịp điệu, trạng thái, cách viết của tác giả sẽ ảnh hưởng tới lối viết của bạn. Cũng giống như cách các nhạc sĩ ảnh hưởng lần nhau, các họa sĩ dùng những kỹ thuật do chính các bậc thầy đi trước tạo ra, các nhà văn cũng học cách viết khi đọc tác phẩm của người khác.....

Bình luận (0)
Thảo Phương
18 tháng 2 2017 lúc 12:34

Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong cuộc sông hằng ngày không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Trần Quốc Huy
Xem chi tiết
Trần Võ Lam Thuyên
19 tháng 3 2017 lúc 13:08

Bài này mk tự lm đó, bn tham khảo nha:

Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nc. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến giờ, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nói đến lịch sử Việt Nam, chắc hẳn ai ai cx bik đất nc ta có rất nhìu vị ah hùng đã giúp chống giặc ngoại xâm, góp phần làm tăng thêm tinh thần yêu nc của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào những trang lịch sử vẻ vang thời đại Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lợi,... vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc ah hùng. Ngày nay, đồng bào ta cx rất xứng đáng vs tổ tiên ngày trc. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ, từ những kiều bào ở nc ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi,... Những việc lm, cử chỉ cao quý đó dù khác nhau but đều giống nhau nơi lòng nồng nàn iu nc. Tinh thần iu nc hay các thứ của quý. Có khi dc trog tủ kính, trog bình pa lê dễ thấy, nhưng cx có khi dc cất giấu kín đáo trog rương, trog hòm. Ngay bây giờ, chúng ta hãy cố gắng,ra sức giải thích, tuyên truyền, lãnh đạo, lm cho tih thần iu nc của tất cả m.n đều dc thực hành vào công việc iu nc.

Chúc bn hx tốt!

Bình luận (0)
Trần Võ Lam Thuyên
19 tháng 3 2017 lúc 13:12

Ý, mk whên.

Trạng ngữ:

+ Từ xưa đến giờ

+Nói đến lịch sử VN

+Ngay bây giờ

Câu đặc biệt: Tinh thần yêu nc hay các thứ của quý

Bình luận (0)
vũ tiến đạt
3 tháng 11 2017 lúc 13:55

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Chứng Minh câu nói trên. Là một lời nói vô cùng có ý nghĩa, thể hiện lòng kiên trì chiến đấu của dân tộc ta. Đó chính là sức mạnh làm nên sự thành công.

Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dan tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báu. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mỗi người dân Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc. như Bác Hồ đã nói : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” .

Chúng ta cùng đi tìm hiểu để làm rõ hơn nhận định trên

Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu và đã dần dần trở thành một nước có nền kinh tế, chính trị vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lĩnh vực để cúng sánh vai với các cường quốc năm châu. Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước. trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến, ông cha ta bao lớp người đi trước đã hi sinh không biết bao nhiêu xương máu để giữ vững bầu trời hòa bình cho dân tộc. từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và có biết bao nhiêu thế lực thù địch đang chống phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng đấu tranh chống các thế lực thù địch để giữ bầu trời hòa bình cho dân tộc.

Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu và chiến thắng của bọn xâm lược.

Trong lịch sử phong kiến, lý thường kiệt đánh quân Tống trên sông như nguyệt. Trần hưng Đạo chiến thắng quân Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười Năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quang Trung đánh tan quân Thanh Xâm lược. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì toàn dân kháng chiến , đồng sức đồng lòng kháng chiến toàn diện. Và chiến Dịch Biên giới 1950,. Chiến dịch Hòa Bình 1952, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954…..

Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Miền Nam: cuộc đồng khởi nghĩa vĩ đại, thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam năm 1960, cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm mậu thân 1968…Tinh thần quyêt tâm kháng chiến của nhân dân miền Bắc. Chính nhờ tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc đã dẫn đến hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Và cuối cùng là chiến thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.

Tinh thầng yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn, chính nhờ tình thần đoàn kết chung sức một lòng vì tổ quốc thân yêu đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước, tinh thần đó vô cùng to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, thì tinh thần yêu nước đấy vẫn được giữ vũng vừa là bảo vệ, vừa là xây dựng đất nước.

Trạng ngữ

Từ xưa đến giờ

Nói đến lịch sử Việt Nam ,............

Câu đặc biệt

Tinh thần yêu nước

Bình luận (0)