Hướng dẫn soạn bài Tiếng gà trưa

Dat Dat
Xem chi tiết
Ngô Phương Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Tùng
Xem chi tiết
Phương Hà
Xem chi tiết
NuylDayy
Xem chi tiết
Quỳnh Phương
Xem chi tiết
Phạm Ngân
14 tháng 10 2018 lúc 20:27

➤Cách đọc : to, rõ ràng, giọng đọc tình cảm như lời tâm sự, ngắt đúng nhịp, nhấn mạnh điệp từ "Tiếng gà trưa"

➤Tên một số bài thơ : Tiếng Gà Đinh Dậu, Ò... Ó... O (Trần đăng khoa), Sớm Mai Gà Gáy (Huy cận), Tiếng đêm (Thiên ân).....

Bình luận (0)
Phạm Ngân
14 tháng 10 2018 lúc 20:36

Vì :

- Tiếng gà trưa là âm thanh quen thuộc gần gũi của xóm làng .

- Tiếng gà trưa là tín hiệu nối mạch cảm xúc giữa hiện tại và quá khứ gợi lên trong tâm trí người chiến sĩ về kỉ niệm tổi thơ của bản thân.

- Tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niệm êm đềm thời thơ ấu sống với bà nên xóm làng thân từ đó khẳng định cuộc chiến đấu hôm nay chính là để giữ gìn những kỉ niệm ấu thơ giản dị mà rất thiêng liêng.

Chúc bạn làm bài tốt + zui zẻ

Bình luận (0)
pu
6 tháng 11 2018 lúc 21:22

Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch của cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào?
Các em hẳn là có suy nghĩ về tên bài thơ: Tiếng gà trưa. Vì sao tác giả lại đặt tên như vậy? Đó chính là sự việc khơi gợi cảm hứng cho nhà thơ. Trên đường hành quân của người chiến sĩ, một tiếng gà trưa gợi nhớ biết bao kỉ niệm, gọi anh về với tuổi thơ. Cảm hứng thơ trào lên cùng những kỉ niệm êm đẹp một thời với người bà yêu thương cháu mà tiếng gà trưa đã gợi lên da diết trong anh. Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến theo quy luật hồi tưởng tự nhiên của tâm lý: Hiện tại (tiếng gà trưa bên xóm nhỏ) - Quá khứ (kỉ niệm hiện lên theo âm thanh của tiếng gà trưa) - Hiện tại → tương lai (tiếng gà trưa giục anh cầm chắc tay súng để chiến đấu cho Tổ quốc và quê hương).
2. Những hình ảnh và kỉ niệm của tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa.
a) Những kỉ niệm ôm đẹp thời thơ ấu
- Những quả trứng hồng, những con gà mái mơ, mái vàng đẹp như trolle cổ tích.
- Tiếng bà mắng cháu nhìn gà đẻ và nỗi lo lắng thơ dại của đứa cháu nhỏ.
- Bà chắt chiu nuôi gà để mua quần áo mới cho cháu.
b) Tình cảm của tác giả
- Yêu quý những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, yêu quý người bà đã hết lòng yêu thương, chăm sóc cháu.
3. Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu
a) Hình ảnh người bà: gần gũi, nhân hậu, yêu thương cháu hết long (ngay cả lúc bà mắng cháu nhìn gà đẻ cũng bộc lộ lòng yêu thương bình dị và chân thực).
b) Tình cảm bà cháu: yêu thương, quý mến nhau một cách thật tự nhiên, dân dã, như vốn nó có như vậy, không thể nào khác (phân tích đoạn "Tiếng gà trưa - Tay bà khum soi trứng ..... nghe sột soạt" để thấy bà chắt chiu, lo lắng như thế nào cho cháu được quần áo mới và niềm vui hồn nhiên của đứa cháu khi có quần áo mới).
4. Thể thơ 5 tiếng (giống như bài Đêm nay Bác không ngủ đã học ở lớp 6) nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt về số câu thơ trong mỗi khổ, về cách gieo vần (các em tự chứng minh) để phù hợp với tình cảm của nhân vật trữ tình (cũng là tác giả) trong bài thơ. Đặc biệt câu thơ "Tiếng gà trưa" chỉ còn 3 tiếng và được lặp lại 4 lần, mở đầu cho 4 đoạn thơ, đem lại một hiệu quả nghệ thuật lớn: mỗi lần nhắc lại, câu thơ lại gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời thơ ấu, nó vừa như một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật. trữ tình, Tiếng gà trưa đã gọi người chiến sĩ về với tuổi thơ và cũng mở ra trong anh những tình cảm mới mẻ trong cuộc chiến đấu hôm nay, khi tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

Bình luận (0)
Manh Manh
Xem chi tiết
Thảo Phương
27 tháng 7 2018 lúc 21:39

Gợi ý:

- Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến - Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: " Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà…" - Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu. - Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng…
Bình luận (0)
Thời Sênh
28 tháng 7 2018 lúc 10:54

Gợi ý :

- Điệp từ " nghe", phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác => tiếng gà trưa là biểu tượng của làng quê đã gắn bó thân thiết, khơi gợi biết bao cảm xúc chân thành, tươi vui trong tâm trí nhà thơ

- Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu luôn khắc sâu trong tâm trí nhà thơ

- Tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất ước

=> Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ vững bước trên đường ra trận

Bình luận (0)
pu
6 tháng 11 2018 lúc 21:24

Xuân Quỳnh (1942-1988) nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ như Thuyền và biển; Sóng; Tiếng gà trưa... biểu lộ một hồn thơ nồng nàn, đằm thắm dào dạt thương yêu. Bài thơ tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

Tiếng gà nhà ai nhảy ổ cục...cục tác cục ta cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà là âm thanh rất bình dị, quen thuộc của làng quê bao đời nay. Với người lính, âm thanh quen thuộc ấy gây cho anh bao xúc động. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào:

Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỉ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quá trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc. Ta như thấy rất nhiều gà, rất nhiều màu sắc và lứa gà:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Trong bức tranh gà mà Xuân Quỳnh miêu tả rất đặc biệt, ê rơm vàng óng lăn lóc những quá trứng hồng, con gà mái mơ có bộ lông đan sen các màu trắng, đen, hồng... trứng nó giống hình hoa văn mà người nghệ sĩ tạo hình chấm phá. Ánh vàng rực rỡ của con gà mái vàng, lông óng lên như màu nắng, bà cùng cháu vừa tung những hạt cơm, hạt gạo cho lũ gà ăn, quan sát những chú gà xinh đẹp đang nhặt thóc quanh sân. Cháu cùng bà đếm từng chú gà trong vườn nhà.

Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỉ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Cháu còn làm sao quên được hình ảnh Tay bà khom, soi trứng... bà "tần tảo" "chắt chiu" từng quả trứng hồng cho con gà mái ấp là cháu lại nhớ đến bao nỗi lo của bà khi mùa đông tới:

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỉ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

Ôi cái quần chéo go,

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỉ niệm khó quên.

Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiều hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Trong bài thơ có ba câu thơ rất hay ổ rơm hồng những trứng; giấc ngủ hồng sắc trứng; ổ trứng hồng tuổi thơ cả ba câu thơ đều nói về hạnh phúc tuổi thơ, hạnh phúc gia đình làng xóm. Hình ảnh người bà hiện lên trong tâm trí người chiến sĩ hành quân ra trận thật đẹp. Lưu Trọng Lư khi nghe “Xao xác gà trưa gáy não nùng” đã nhớ về nét cười đen nhánh, màu áo đỏ của mẹ hiền đã đi xa. Bằng Việt khi xa quê đã nhớ về quê qua hình ảnh người bà kính yêu. Tiếng tu hú kêu gọi hè về, nhớ bếp lửa ấp iu nồng đượm bà nhen nhóm sớm hôm. Và bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh gợi nhớ về bà qua tiếng gà xao xác ban trưa.

Bài thơ Tiếng gà trưa là bài thơ hay tha thiết ngọt ngào. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.

Bình luận (0)
nguyễn thị quỳnh anh
Xem chi tiết
Trương Khánh Linh
Xem chi tiết
Đàm Phương Ly
Xem chi tiết
pu
9 tháng 11 2018 lúc 19:29

Từ lâu, những phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ đã khơi nguồn cảm xúc dồi dào, bất tận cho biết bao những người nghệ sĩ để sáng tác lên những bài văn hay, những bài thơ tuyệt mĩ về người bà, người mẹ. Và Bằng Việt, với bài thơ "Bếp lửa" cũng đã góp một tiếng thơ tuyệt mĩ ấy về hình ảnh người bà - một người phụ nữ nhân hậu, bao dung, giàu tình yêu thương con, thương cháu tha thiết.

Bài thơ ra đời năm 1963, khi đó Bằng Việt đang là sinh viên ngành luật bên Liên Xô, vì thế thi phẩm là dòng hoài niệm về những kỉ niệm thời thơ ấu được sống trong sự chăm sóc, yêu thương của bà và bên bếp lửa thân yêu. Qua đó, người cháu thể hiện lòng kính yêu, sự trân trọng, biết ơn đối với bà, cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Trước hết là hình ảnh "bếp lửa" - nơi khơi nguồn cảm xúc nỗi nhớ, hồi tưởng về người bà kính yêu. Ở phương xa, người cháu luôn hướng về quê nhà, nơi có gia đình, có người thân yêu, có bà và có cả những kỉ niệm ầu ơ khi còn nhỏ. Và dòng cảm xúc hồi tưởng ấy được bắt đầu từ hình ảnh "bếp lửa" yêu thương:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắm mưa.

Hình ảnh bếp lửa "chờn vờn sương sớm" giàu tính chất tả thực, gợi lên hình ảnh một bếp lửa ẩn hiện bập bùng cháy trong làn sương khói của buổi sớm mai. Những đốm than hồng đỏ rực nồng đượm sự ấp ủ, được nhóm lên bởi bàn tay dịu dàng, cần mẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người bà. Đồng thời, cái bếp lửa ấy cũng chờn vờn trong tâm trí , trong nỗi nhớ ám ảnh của nhà thơ, ấp ui, trân trọng và giữ gìn. Từ đó đánh thức dòng hồi tưởng nhớ thương của người cháu về người bà - người nhóm lửa trong mỗi buổi sớm mai:

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Cụm từ "biết mấy nắng mưa" gợi tả sự cần cù, chịu khó, vất vả, giàu đức hi sinh của người bà. "Thương" là tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, sự sẻ chia vả bao hảm cả sự kính trọng, niềm biết ơn sâu sắc, cùng nỗi nhớ khôn nguôi của người cháu dành cho bà của mình.

Sống trong thời buổi chiến tranh loạn lạc, biết bao gia đình phải li tán, thậm chí là sinh li tử biệt. Và Bằng Việt, một đứa trẻ phải sống dưới làn bom, mũi súng của kẻ thù cũng đã phải chịu cảnh xa cha, xa mẹ từ nhỏ. Bởi cha mẹ Bằng Việt cũng tham gia cách mạng, vì thế tất cả mọi thứ ở quê nhà, Bằng Việt đều sống trong tình yêu thương, bao bọc chở che của người bà kính yêu. Cho nên với Bằng Việt, bà là nơi giữ gìn tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc giàu tình yêu thương, niềm tin tưởng, nuôi dạy Bằng Việt khôn lớn, trưởng thành suốt những năm ròng kháng chiến:

Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà...

Bên bếp lửa, bà kể chuyện cho cháu nghe, bà bảo ban, dạy dỗ và chăm cháu học. Các động từ: "bà bảo, bà dạy, bà chăm" đã diễn tả một cách sâu sắc và thấm thía tình yêu thương bao la, chăm chút của người bà dành cho người cháu. Vì thế , bà trở thành ngọn nguồn ấm áp, vỗ về, nuôi nấng, chở che, giữ gìn tổ ấm gia đình và bà là sự kết hợp thiêng liêng cao quí của tình cha, nghĩa mẹ, công thầy trong những chuyến đi xa bận công tác của bố mẹ. Cho nên, người cháu luôn ghi lòng tạc dạ đức công ơn trời bể ấy của bà: "Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc". Chỉ một mình chữ "thương" thôi cũng đã đủ gói ghém tất thảy tình yêu thương, sự kính trọng và niềm biết ơn sâu nặng mà người cháu dành cho bà của mình. Trong những năm đất nước có chiến tranh, những khó khăn, ác liệt, biết bao nhiêu đau thương mất mát vẫn luôn in sâu trong tâm trí của người cháu. Và có một kỉ niệm trong hồi ức mà người cháu chẳng bao giờ quên được dù đã lớn khôn:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

"Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"

Nỗi khổ sở, đau đớn khi giặc giã kéo về làng tàn phá, thiêu hủy nhà cửa, xóm làng, bà vẫn âm thầm chịu đựng, tự gắng gượng đứng lên chống đỡ nhờ sự đùm bọc, giúp đỡ của dân làng. Bà không muốn người con ở chiến khu biết được việc ở nhà mà ảnh hưởng đến công việc trong quân ngũ. Đó phải chẳng là phẩm chất cao quí của những người mẹ Việt Nam anh hùng trong chiến tranh. Ta đọc ở đây sự hi sinh thầm lặng, cao cả và thiêng liêng của người bà, người mẹ ở hậu phương luôn muốn gánh vác cùng con cháu, cùng đất nước để đánh đuổi giặc giã xâm lăng, đem lại bầu trời tụ do cho dân tộc. Lời dặn dò của người bà vẫn được cháu "đinh ninh" nhớ mãi trong lòng, được trích nguyên văn được nhắc lại trực tiếp khi người cháu viết thư cho bố càng cho thấy phẩm chất đáng quí biết bao của người bà. Vì thế, đến đây ta mới thấy được hết tất cả công lao to lớn của người mẹ Việt Nam đối với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Có được thắng lợi ấy không chỉ là sự đóng góp trực tiếp của những người lính trên mặt trận tiền tuyến mà còn có cả sự đóng góp lớn lao của những người phụ nữ ở hậu phương. Cho nên, đến đây chúng ta thấy tấm lòng của người thật rộng lớn mênh mông không chỉ dành riêng cho con cho cháu mà còn cho tất cả mọi người, cho quê hương, đất nước tươi đẹp này.

Sau những đoạn thơ hồi tưởng về thời ấu thơ được sống cùng bên bà của mình, người cháu tiếp tục suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời của bà qua hình ảnh bếp lửa:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

Từ "bếp lửa" bài thơ đã gợi đến "ngọn lửa" với ý nghĩa trừu tượng và khái quát. Bếp lửa bà nhen lên trong mỗi buổi sớm mai và buổi chiều tà không đơn giản chỉ bằng nguyên liệu của tự nhiên, mà cao hơn đã được tác giả nâng lên thành biểu tượng cho tình yêu thương và niềm tin trong sáng, mãnh liệt. Điệp ngữ "một ngọn lửa" vừa có ý nghĩa nhấn mạnh đến sự sống dai dẳng bất diệt của ngọn lửa; lại vừa có ý nghĩa thể hiện tình yêu thương mà người bà dành cho cháu. Ngọn lửa chính là hình ảnh khúc xạ cho tâm hồn, cho ý chí, nghị lực sống phi thường của người bà. Vì thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người tiếp lửa, truyền lửa cho người cháu thân yêu. Đó là ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho thế hệ nối tiếp.

Từ suy ngẫm về vai trò của người bà trong cuộc sống, tác giả tiếp tục khẳng định phẩm chất cao quí của người bà: tần tảo, giàu đức hi sinh và giàu lòng nhân ái:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và tiêng liêng - bếp lửa!

Cụm từ "biết mấy nắng mưa" gợi lên cuộc đời của người bà vất vả, gian truân, lận đận nhưng vẫn sáng lên những phẩm chất thiêng liêng, cao quí của người phụ nữ Việt Nam. Điệp từ "nhóm" (4 lần) bao gồm rất nhiều nghĩa, nói lên ý nghĩa cao cả của công việc mà bà vẫn làm mỗi sớm sớm, chiều chiều: Bà là người nhóm lửa và cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong mỗi gia đình. Từ "ấp iu nồng đượm" gợi tả công việc nhóm bếp và ngọn lửa luôn đượm than hồng bởi bàn tay khéo léo, cần mẫn, chi chút của bà. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai còn nhóm lên cả niềm yêu thương, sự sẻ chia chung vui và tâm tình tuổi nhỏ của người cháu. Đến đây, hành động nhóm lửa của bà đâu đơn thuần chỉ là hành động nhóm bếp thông thường nữa mà cao hơn nó đã thành hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho ý nghĩa của công việc nhóm lửa của bà. Qua hành động nhóm lửa, bà muốn truyền lại cho người cháu hơi ấm của tình yêu, sự sẻ chia với mọi người làng xóm xung quanh. Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà đã gợi dậy cả những kí ức tuổi thơ trong lòng của người cháu để cháu luôn nhớ về nó và đó cũng chính là luôn khắc ghi nhớ tới cội nguồn quê hương, đất nước của dân tộc mình. Từ đó bếp lửa trở nên kì lạ, thiêng liêng "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!". Từ cảm thán "Ôi" kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như phát hiện ra chân lí, điều kì diệu giữ cuộc đời bình dị. Bếp lửa và bà như hóa thân vào làm một, luôn rực cháy, bất tử thiêng liêng.

Cho nên dù giờ đây, dẫu cho khoảng cách về không gian, thời gian có xa xôi, trắc trở "khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả" nhưng người cháu vẫn luôn khắc khoải trong lòng nỗi nhớ khôn nguôi về bà, về bếp lửa: "Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở/ - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...". Sự tương phản giữa quá khứ và hiện tại, giữa "khói lửa" của cuộc sống hiện đại với bếp lửa bình dị, đơn sơ của bà đã cho thấy sức sống bất diệt của ngọn lửa mà bà nhóm lên trong mỗi sớm chiều luôn thường trực và sống mãi trong lòng của người cháu. Ngọn lửa ấy đã trở thành kỉ niệm của tuổi thơ về bà - một người truyền lửa, truyền sự sống, tình yêu thương và niềm tin "dai dẳng" bất diệt cho thế hệ tiếp nối. Chính vì thế nhớ về bà là nhớ về bếp lửa, nhớ về cội nguồn dân tộc. Bài thơ khép lại bằng câu thỏi tu từ thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi và niềm hoài vọng xa xăm của người cháu luôn đau đau, thiết tha nhớ tới tuổi thơ, nhớ tới gia đình, nhớ tới quê hương, đất nước.

Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt là một bài thơ dạt dào cảm xúc. Hình tượng bếp lửa được thể hiện độc đáo qua giọng điệu tâm tình, thiết tha; nhịp điệu thơ linh hoạt; kết hợp với lối trùng điệp được sử dụng biến hóa, khiến cho lời thơ với hình ảnh bếp lửa cứ tràn ra, dâng lên, mỗi lúc thêm nồng nàn, ấm nóng. Từ đó, khiến cho người đọc cảm thấy thật thấm thía, xúc động trước nỗi nhớ nhung da diết về những kỉ niệm ấu thơ của người cháu và cả tấm chân tình của nhà thơ đối với người bà kính yêu: tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, lòng vị tha và sự bác ái. Đó cũng là người bà trong "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh, là bao người mẹ, người chị dịu dàng, đằm thắm đã tô đậm trang sử vàng chói lọi của truyền thống người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Khép lại bài thơ, hình ảnh người bà vẫn cứ lặng lẽ tỏa sáng, nhóm lên trong lòng người đọc tình cảm mến yêu, kính phục và cả lòng biết ơn sâu sắc.

.

Bình luận (0)
pu
9 tháng 11 2018 lúc 19:31

Một mái nhà hạnh phúc luôn là mong muốn của nhiều ngừoi, và thật sung sứong biết bao khi tôi đang lớn lên trong tình yêu thưong của ngừoi thân. Tôi yêu ba, yêu mẹ, yêu anh, yêu em, nhưng yêu nhất là ngừoi bà đã khuất của tôi- ngừoi luôn yêu thưong và quan tâm tôi từ ngày còn bé.
Bà hiện lên trong kí ức tôi với gưong mặt hiền từ và đôi mắt sâu lõm bên dứoi vầng trán cao đã có nếp nhăn hằng lên trên đấy, lộ rõ sự khắc khổ qua năm tháng. Mái tóc bạc trắng đựoc bà búi lên trông thật gọn gàng. Bà tôi rất hay cừoi. Nụ cừoi của bà làm sáng lên vẻ phúc hậu và nét đẹp lão cho khuôn mặt dù tuổi đã ngoài tám mưoi. Làn da nhăn nheo với những đốm đồi mồi vì tuổi tác. Tay chân bà không còn khỏe như trứoc nữa. Ôi! Sao mà thấy thưong bà thế!
Tôi vẫn nhớ như in cái ngày còn nhỏ, cùng bà đi trên con đừong làng vắng vẻ. Ánh nắng ban mai ôm ấp lấy hai bà cháu, bóng tre xanh bên đừong như đang mở lối, còn những chú chim thì ngân nga đâu đó khúc hát chào ông mặt trời. Tôi vui vẻ trong vòng tay yêu thưong của bà, cùng bà cất những bứoc chân đến ngôi trừong mẫu giáo ở cuối xóm. Thích lắm những khi đựoc bà trao cho cái kẹo, cái bánh. Bà là vậy đấy! Luôn dành những thứ ngọt ngào nhất cho tôi! Và hạnh phúc nhất là vào những đêm trăng sáng! Bà hay dẫn tôi ra trứoc thềm nhà, đặt tôi tựa đầu trong vòng tay bà rồi kể tôi nghe những câu chuyện cổ tích dưói ánh trăng sáng mờ và bóng hàng dừa trứoc nhà. Lời bà ấm áp, nhẹ nhàng đưa tôi vào giấc ngủ ngon nhất giữa cảnh trăng và tiếng gió thổi vi vu trên những tàu dừa cao chót vót giữa sự tĩnh lặng của mọi vật. Bàn tay bà nhẹ nhàng vuốt lên tóc tôi thật trìu mến. Tôi thấy sao mà ấm áp quá! Bà yêu tôi, luôn quan tâm tôi từ ngày còn bé như thế đấy! Bà chẳng khi nào giận dữ với tôi cả. Khi tôi vui hay làm điều gì tốt thì bà luôn cừoi và động viên tôi tiếp tục cố gắng. Còn khi tôi làm sai việc gì thì bà nhẹ nhàng nhắc nhở, rồi cũng cừoi với tôi- nụ cừoi của bà đầy khích lệ và niềm tin vào tôi.
Tôi nghĩ đến bà trong cuộc sống. Cứ mỗi lần vấp ngã hay thất vọng, tôi lại nhìn về nụ cừoi của bà trong ảnh là lại có thêm nghị lực để vưon lên và vựot qua tất cả. Ánh mắt bà nhìn tôi như ẩn chứa điều gì đấy. làm cho tôi lại chợt nhớ đến những lời động viên, khích lệ của bà ngày trứoc để tiếp tục cố gắng và hình ảnh của bà luôn bên tôi như ngày còn bé. Tôi đã gặp bà trong mơ, bà nhìn tôi và vẫn nở nụ cừoi như ngày trứoc.
Mai này lớn lên, tôi vẫn sẽ không quên những kỉ niệm bên bà. Dù thời gian có trôi xa đến đâu, dù mọi vật có đổi thay như thế nào thì tôi vẫn yêu bà, tình cảm đó là vĩnh cửu và sẽ không mờ nhạt. Hình ảnh của bà và nụ cừoi mà bà dành cho tôi sẽ mãi trở thành động lực để tôi vưon lên trong những khó khăn vô vàng của cuộc sống, vẫn là hình ảnh mà tôi yêu nhất. Mong sao ở thế giới bên kia bà sẽ luôn vui vẻ dù không có tôi ở cạnh.
Bà bây giờ đã ở thế giới rất xa, đã không còn bên tôi như ngày trứoc nữa. Với tôi, bà như bà tiên trong truyện cổ tích. Bà đã đem đến cho tôi những điều kì diệu và những phút giây tuyệt vời trong suốt một thời tuổi thơ. Trong cuộc sống, có lẽ khi ngưòi mà ta yêu quí nhất ra đi thì ngừoi ta rất dễ gục ngã! Nhưng tôi thì không! Tôi tin rằng bà ở trên thiên đàng đang nhìn theo tôi, dõi theo bứoc tôi trên cuộc đời. Tôi sẽ luôn học thật giỏi để bà đựoc vui lòng nơi phưong trời xa kia. Tôi muốn kêu lên thật to: "Bà ơi! Cháu nhớ bà!" để gió mang

Bình luận (0)
pu
9 tháng 11 2018 lúc 19:31
Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội .
Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật . Tôi thương bà lắm ! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà . Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi .
Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà - một con người chăm chỉ và chất phác . Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội . Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà .
Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn . Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủđể tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào !

Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà săn sang rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó . Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai !
Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa . Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo : “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giup tinh thần ta thoải mái hơn.”
Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình . Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi . Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi , giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.
Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi ! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuốI và sẽ không chữa khỏi được. Sao mà ông trờI lạI bất công vớI bà đến thế ạ!
MỗI lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cườI nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cườI đó là nỗI đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi . Bà vẫn lạc quan và yêu đờI quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn . Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trời . Bà ơi! MỗI khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quạI cháu chỉ còn biết chạy lạI mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba . Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!
Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lại . Đây là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mớI to lớn làm sao khi cháu phảI cách xa một ngườI mà cháu yêu thương nhất. Bà nội ơi! Sao bà lại bỏ cháu mà đi vậy bà ?
Bây giờ, mỗI khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lạI thấy tắc nghẹn và mắt cháu lại cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá :Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh người mà minh yêu thương.
Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.
Bình luận (0)