Câu hỏi của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ của người tử tù “Thế này là thế nào?” có ý nghĩa gì?
Nếu người dân lúc đó đã giác ngộ thì chắc chắn đã không có hình ảnh con đường mòn phân chia ranh giới hai khu mộ và không có câu hỏi của bà mẹ người tử tù "Thế này là thế nào?" khi thấy vòng hoa trắng trên mộ Hạ Du. Câu hỏi đó thể hiện sự ngạc nhiên nhưng không giấu được cảm xúc mừng thầm của người mẹ. Hiện tượng đó cho thấy đã có biểu hiện của sự giác ngộ trong số những người dân địa phương, và hứa hẹn sự giác ngộ cho mọi người trong một ngày không xa.
Nguyễn Tuân, khi đọc Thuốc đã có nhận xét: "Cái câu hỏi Thế này là thế nào?” trong đoạn cuối truyện được láy đi láy lại như một điệp khúc. Nó cũng tác động đến cảm nghĩ của người đọc y như điệp khúc kể khổ trong truyện cầu phúc … Trong Cầu phúc cũng là một bà mẹ đau khổ, bâng khuâng tự trách.
Trong Thuốc lại một bà mẹ đau khổ khác, cũng vấn vương mà tự hỏi "Thế này là thế nào?". Người đọc yên sao được trước những câu hỏi như thế.. Hình như nhân vật trong truyện hỏi thẳng vào chính mình. Và nhà văn đã liên tưởng tới bài thơ Mộ anh hoa nở của Thanh Hải, bài thơ nói về sự gắn bó keo sơn giữa quần chúng và cách mạng trong những năm tháng khủng bố dưới chính quyền Ngô Đình Diệm.
a. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện:
Câu chuyện xảy ra trong hai buổi sớm vào hai mùa: mùa xuân có ý nghĩa không gian tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao châm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà… Ba cảnh gần
như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người, do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết thanh minh – Mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm.
b. Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ Hạ Du: có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới – Chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.
Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc là không phải tư tưởng bi quan.
Thuốc là một truyện ngắn nhưng hàm chứa một nội dung lớn lao và sâu sắc. Nói như nhà văn Nguyễn Tuân là có kích thước của truyện dài. Nó khơi dậy nỗi ưu quốc ưu dân. Nó đánh trúng căn bệnh trầm kha của dân tộc Trung Quốc. Có thể coi đây là một bức tranh thu nhỏ về xã hội Trung Quốc tối tăm đầu thế kỉ XX với các đường nét sẫm màu về hai cái chết (của thằng bé chết bệnh và của người cách mạng bị xử chém), về hai bà mẹ đau khổ, về chiếc bánh bao tẩm máu, về nghĩa địa mồ mả dày khít được phán ranh giới bởi một con đường mòn. Nhân vật chính của truyện là đám đông quần chúng mê muội, người cách mạng Hạ Du chỉ ở tuyến sau và được giới thiệu qua đối thoại giữa đám đông quần chúng.
Truyện ngắn Thuốc được viết vào năm 1919, đúng vào lúc cuộc Vận động Ngũ tứ bùng nổ, sau Cách mạng Tân Hợi 1911, cuộc cách mạng mà Lỗ Tấn hiểu rõ những hạn chế của nó. Trên thực tế, cuộc cách mạng này có thành tích là đánh đổ chế độ phong kiến, nhưng cũng có nhiều nhược điểm. Đó là sự xa rời quần chúng khiến cho quần chúng không được tuyên truyền giác ngộ. Mặt khác lại nửa vời, thay thang không đổi
thuốc, cội rễ của chếđộ phong kiến không bị đánh bật, đời sống xã hội không có gì thay đổi. Những điều này Lỗ Tấn đã miêu tả một cách sinh động và hình tượng trong AQ chính truyện. Trong Thuốc, qua nhân vật Hạ Du, Lỗ Tấn bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu sắc đối với những chiến sĩ tiên phong của Cách mạng Tân Hợi.
Trước tiên, đó là bạn bè đồng hương Thiệu Hưng cùng ôm mộng "cải tạo nhân sinh", cùng Đông du sang Nhật để học hỏi công cuộc Duy Tân, rồi gia nhập tổ chức cách mạng Đồng Minh Hội của Tôn Trung Sơn, rồi về nước tuyên truyền cách mạng và bị khủng bố, bị tàn sát như Từ Tích Lân, Thu Cận, đặc biệt là Thu Cận. Chính Lỗ Tấn cho biết là ông viết về Hạ Du là đề nhớ về Thu Cận (Hạ đối với Thu, Du và Cận đều thuộc bộ ngọc, là hai loại ngọc). Trong không khí khủng bốcách mạng Tân Hợi, đây là cách né tránh kiểm duyệt. Thu Cận là nhà nữ cách mạng tiên phong thời cận đại, từng du học ở Nhật, tham gia cách mạng rồi bị trục xuất về nước, lập tờ Trung Quốc nữ báo đầu tiên tuyên truyền bình đẳng nam nữ, chống phong kiến quân phiệt. Bà tham gia chuẩn bị khởi nghĩa với Từ Tích Lân rồi bị bắt và bị hành hình lúc ba mươi hai tuổi (1875 — 1907). Nơi bà bị hành hình là Cô Hiên Đình Khẩu trong thành Thiệu Hưng mà Lỗ Tấn cho là thấp thoáng ẩn hiện trong tác phẩm.
Là nhà văn đã để lại hai phần ba tác phẩm nói về số phận người phụ nữ Trung Quốc, là nhà văn quan tâm sâu sắc đến sự vươn mình của phụ nữ, Lỗ Tấn đã không chỉ một lần nhắc đến Thu Cận. Số phận bi thảm của nhà nữ cách mạng trẻ tuổi này đã khắc sâu trong tâm khảm nhà văn. Nhưng Thu Cận cũng đồng thời là biểu tượng của cả một lớp thanh niên giác ngộ sớm thời bấy giờ. Trong truyện Câu chuyện về cái đầu tóc, Lỗ Tấn đã truy điệu cả một lớp dũng sĩ "bôn ba trong vắng lặng" như vậy. Ông viết: Có những thanh niên bôn ba vất vả mấy năm ròng, nhưng những viên đạn vô tình đã kết liễu đời họ; có những thanh niên ám sát quan lại, nhưng bắn không trúng, phải chịu một tháng khổ sai ở trong tù; một số thanh niên khác thì đang ôm ấp chí hướng cao xa, nhưng rồi bỗng nhiên mất tích, đến xác của họ cũng không biết ở đâu."Truy điệu Hạ Du cũng là truy điệu Thu Cận và cả một lớp người cách mạng giác ngộ sớm, cô đơn và bị những người đang ngủ mê gọi là điên. Hạ Du nằm trong hệ thống các nhân vật giác ngộ sớm "đi trước buổi bình minh" mà quần chúng ngủ mê gọi là điên như người điên trong Nhật kí người điên, người điên trong Đèn không tắt. Hạ Du dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn, nhưng lại rất có đơn, không ai hiểu việc anh làm, đến nỗi mẹ anh cũng gào khóc kêu anh chết oan. Quần chúng mua máu anh làm thuốc chữa bệnh cũng là lẽ tự nhiên. Nhưng muốn thực hiện lí tưởng trời đất nhà Thanh là của chúng ta của Hạ Du thì phải làm gì? Nói cách khác, lúc này cách mạng giải phóng dân tộc phải là một cuộc cách mạng như thếnào thì Lỗ Tấn cũng chưa rõ. Ông đang hướng về cách mạng vô sản. Bài tập văn Thánh võ (vua sáng nghiệp) được ông viết năm 1918, trong đó ông nhiệt liệt ca ngợi Cách mạng tháng Mười Nga như là "bình minh của kỉ nguyên mới", ca ngợi nhữngdũng sĩ cách mạng "lấy máu đào dập tắt ngọn lửa, lấy xương thịt làm cùn gươm giáo" là một minh chứng. Trong truyện Thuốc, ông để cho hai bà mẹ có con chết chém và chết bệnh bước qua con đường mòn cố hữu đến gập nhau và cùng sững sờ trước vòng hoa trên mộ người cách mạng. Nhà văn vẫn vững tin vào tiền đồ cách mạng. Ông nói với mọi người rằng máu người tử tù đã thức tỉnh một bộ phận quần chúng; đã có người hiểu được cái chết vinh quang của họ và nguyện bước tiếp bước chân khai phá của họ.
"Nhưng truyện không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà chỉ đặt ở tuyến ngầm phía sau. Điều này có dụng ý sâu sắc: khi quần chúng chưa giác ngộ thì máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa, không được ai chú ý. Truyện đặt sốđông quần chúng chưa giác ngộ vào vị trí chủ yếu để chỉ rõ rằng, mục đích của tác phẩm vẫn là vạch trần sự đầu độc của tư tưởng phong kiến, nhằm thức tỉnh quần chúng đang mê muội." (Lâm Chí Hạo — Truyện Lỗ Tân)
Thuốc vừa là tiếng Gào thét để "trợ uy cho những dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu", vừa là sự bộc bạch tâm huyết của một ngòi bút lạc quan tin tưởng: "Riêng về phần tôi, tôi vẫn cho rằng hiện nay, tôi không còn phải là người có điều gì bức xúc, không nói ra không được, nhưng hoặc giả bởi vì chưa thể quên hết những nỗi quạnh hiu, đau khổ của mình ngày trước, nên có lúc không thể không gào thét lên mấy tiếng đế an ủi những kẻ dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu, mong họ ở nơi tuyên đầu được vững tâm hơn…" (Lỗ Tấn,Tựa Gào thét, 1922). "Những kẻ dũng sĩ" đây là hình tượng của Hạ Du chăng?
Ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người: – “Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt”: Hình ảnh này gợi về căn bệnh u mê, lạc hậu của quần chúng và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong.
– Đây là phương thuốc chạy chữa căn bệnh mù quáng, mê muội, lạc hậu của quần chúng nhân dân cũng như sự sai lầm trong đường lối hoạt động của cách mạng Trung Quốc.
+ Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu
“Bánh bao tẩm máu người”, nghe như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ nhất - nghĩa đen của tên truyện là: thuốc chữa bệnh lao. Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó - đó là thứ thuốc mê tín.
+ Trong truyện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Như vậy, tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: đây là thứ thuốc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sùng bái là một thứ thuốc độc.
Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ.
+ Chiếc bánh bao - liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu của người cách mạng - một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông dân... Những người dân ấy (bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang...) lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh.... Với hiện tượng chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
- Thuốc: dùng để chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu người cách mạng, thể hiện sự mê muội của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.
- Tìm Thuốc để chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn bệnh xa rời những người làm cách mạng.
- Nhan đề thể hiện nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật nội tâm: Bình dị, hàm súc, trầm lắng mang tính triết luận sâu sắc.
-“Thuốc”: Là một dấu hỏi, đặt ra hai phương án: Thuốc chữa bệnh cho con người hay là thuốc độc giết người? Trước hết đó là câu chuyện kể về một phương thuốc chữa bệnh lao của những người dân lạc hậu, tăm tối ở Trung Hoa đầu thế kỷ XX. Nhưng tác phẩm còn đề cập đến một vấn đề sâu xa hơn: Xã hội Trung Hoa thời kỳ này là một xã hội cổ hủ, lạc hậu. Con người không chỉ u mê trong nhận thức khoa học( về chữa bệnh) mà còn u mê trong cả việc nhận thức chính trị, xã hội( về những người cách mạng). Thật là một căn bệnh tinh thần trầm trọng cần phải chữa chạy, nếu dân tộc Trung Hoa muốn tự giải phóng khỏi hàng nghìn năm phong kiến tối tăm, lạc hậu.
- Thuốc: Chính là phương thuốc chữa bệnh u mê, căn bệnh tinh thần cho người dân, căn bệnh đó đòi hỏi phải có một phương thuốc đặc biệc
- Nhan đề tác phẩm không đơn thuần là chuyện chống mê tín dị đoan mà cao hơn là sự giác ngộ, một sự nhận thức đúng đắn, một cuộc cách mạng thực sự. Xã hội Trung Quốc đang trong giai đoạn tìm đường và Lỗ Tấn cũng đang tìm đường.
Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .-Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.-Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì bôn ba trong chốn quạnh hiu”
Lỗ tấn viết Thuốc vào tháng Tư năm 1919, thời kỳ Trung Quốc đang ở chế độ phong kiến, nửa thuộc địa, nhân dân Trung Quốc thì vô cùng tăm tối và lạc hậu, "họ ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ" (Lỗ Tấn). Có hai câu chuyện được lồng trong một cốt truyện: Chuyện về việc lấy thuốc của vợ chồng lão Hoa Thuyên và chuyện về người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.
Lão Hoa là chủ một quán trà nhỏ, có đứa con trai bị bệnh lao rất nặng, người ta đã mách lão một thứ thuốc rất kỳ quái là bánh bao tẩm máu người.
Truyện được bắt đầu bằng không khí ảm đạm của buổi sáng lão Hoa đi mua thuốc cho con. Lão đi trong sự hồi hộp, lo âu và hy vọng. Người đi xem rất đông, chen mãi lão mới mua được thuốc dù đã đặt trước, về nhà hai vợ chồng lão cho con ăn thuốc mà lòng tràn đầy hy vọng vào sự hiệu nghiệm của liều thuốc kỳ quái. Đám đông đi xem chém người về, vào quán trà nhà lão Hoa và bàn luận về người vừa bị chém. Tham gia cuộc bàn luận có đầy đủ các thành phần từ "người tóc hoa râm" đến "anh chàng hai mươi tuổi". Qua câu chuyên của họ thì biết người bị chém là Hạ Du, một người dám đi làm cách mạng, bị bắt rồi còn rủ đề lao làm "giặc". Những người bàn luận rất ngạc nhiên về hành động của Hạ Du và cho là anh bị điên.
Vào buổi sáng mùa xuân tại nghĩa địa hai bà mẹ ra thăm mộ con, bà Hoa Thuyên và mẹ Hạ Du. Thuốc bánh bao tẩm máu người không cứu được thằng Thuyên. Mộ nó nằm cách mộ Hạ Du một con đường – ranh giới tự nhiên giữa đám mộ những người chết chém chết tù và những người chết nghèo. Bà Hoa bước qua con đường để an ủi mẹ Hạ Du. Họ ngạc nhiên khi thấy trên nấm mộ Hạ Du có một vòng hoa màu trắng. Câu chuyện kết thúc bằng câu hỏi của người mẹ “Thế này là thế nào?". Qua tác phẩm nhà văn muốn đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa vô cùng lớn đối với dân tộc Trung Hoa lúc đó, đó là vấn đề cách mạng giải phóng cả dân tộc khỏi sự u mê, tám tối.
- Sáng sớm mùa thu lão Hoa Thuyên chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc để chữa bệnh lao cho con. Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.
- Bà Hoa cho con ăn bánh bao với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh
- Những người khách trong quán trà bàn về Thuốc, về Hạ Du .
- Bà Hoa và bà mẹ Hạ Du cùng đến thăm con ngoài nghĩa địa trong sự đau khổ tột cùng .
Vợ chồng lão Hoa – chủ quán trà, có con trai (thằng Thuyên) bị bệnh lao. Nhờ người mách, trời vừa mờ sáng, lão Hoa đã tìm tới pháp trường mua bánh bao tẩm máu tử tù vừa bị chết chém mang về làm thuốc chữa bệnh lao cho con trai. Trong lúc thằng cu Thuyên đang ăn thuốc thì quán trà cũng dần đông khách. Trong số khách sáng hôm ấy có Cả Khang, người đã bán cho lão Hoa chiếc bánh bao tẩm máu. Đám khách uống trà bàn tán về Hạ Du – người tử tù vừa bị chết chém. Hạ Du là chiến sĩ cách mạng kiên cường, nhưng chẳng ai hiểu gì về anh, mọi người đều cho Hạ Du là “điên”, là kẻ “làm giặc”. Năm sau, vào tiết Thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến bãi tha ma viếng mẹ con. Phương thuốc kì quái là chiếc bánh bao tẩm máu ngươi đã tỏ ra vô hiệu trước căn bệnh nan y, thằng cu Thuyên vẫn bị chết vì bệnh lao. Mộ của nó gần mộ Hạ Du, chỉ cách nhau một con đường mòn nhỏ hẹp. Bà Hoa Thuyên đã bước qua con đường mòn để đến bên bà mẹ Hạ Du, và hai bà mẹ mất con đồng cảm với nhau. Cả hai người đều kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du “có một vòng hoa, trăng trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum… Hoa không nhiều lắm, xếp thành vòng tròn tròn, không lấy gì làm đẹp, nhưng cũng chỉnh tề”. Bà mẹ Hạ Du cứ lẩm bẩm: “Thế nào là thế nào nhỉ?”. Kết thúc truyện là hình ảnh con quạ “xòe đôi cánh, nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa”.
Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, sinh tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, trong một gia đình quan lại sa sứt. Ông nội là Chu Giới Phu từng làm quan trong triều nhà Thanh, năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì bị cách chức, hạ ngục. Ông thân sinh của Lỗ Tấn là Chu Bá Nghi, đỗ tú tài, cũng năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì lâm bệnh và 3 năm sau thì qua đời. Mẹ của Lỗ Tấn là Lỗ Thụy, một người phụ nữ nông dân trung hậu, kiên nghị.
Phẩm chất của bà có ảnh hưởng lớn tới Lỗ Tấn. Cha của Lỗ Tấn mất do không có thuốc chạy chữa, khi Lỗ Tấn 13 tuổi. Từ đó, Lỗ Tấn ấp ủ nguyện vọng học thuốc chữa bệnh.
Lỗ Tấn dã từng học các nghề hàng hải, khai mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc nhưng đều thất bại. Nhờ học giỏi, ông được học bổng sang Nhật, học đại học Y khoa. Một lần, Lỗ Tấn chứng kiến cảnh người dân Trung quốc thích thú khi xem bộ phim có quay cảnh quân Nhật chém một người Trung Quốc vì bị nghi là gián điệp. Ông giật mình nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân và ông quyết định chuyển hướng bỏ đại học Y để làm văn nghệ.
Làm văn nghệ, Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương chạy chữa.
Lỗ Tấn đã sáng tác nhiều tác phẩm: 20 tập truyện ngắn, mỗi tập 600 trang. Có nhà nghiên cứu gọi là "trước tác đẳng thân" (sách cao bằng người). Trong đó, các sáng tác tiêu biểu có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới, Nấm mồ, cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng…
Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa của nhân loại.
- Lỗ Tấn (1881- 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài.
- Năm 13 tuổi, bố ông lâm bệnh, không có thuốc uống mà chết. Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. Trước khi học nghề thuốc, ông đã học nghề hàng hải với ước mơ mở mang tầm nhìn và nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc.
- Nhờ học giỏi ông được học bổng sang Nhật. Ông chọn nghề y. Đang học dở Đại học y khoa thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Do một lần xem phim, ông thấy cảnh những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông bỗng giật mình mà nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.
- Lỗ Tấn viết chủ yếu là truyện ngắn và tạp văn: Truyện ngắn có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại. Tạp văn có Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng… Dù ở thể loại nào các tác phẩm của ông cũng đều nhằm mục đích chiến đấu. Ngòi bút ông như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật: điềm tĩnh, tỉnh táo, phanh phui các ung nhọt với một mong ước nóng bỏng là đem lại sức khỏe cho nhân dân
Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, sinh tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, trong một gia đình quan lại sa sứt. Ông nội là Chu Giới Phu từng làm quan trong triều nhà Thanh, năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì bị cách chức, hạ ngục. Ông thân sinh của Lỗ Tấn là Chu Bá Nghi, đỗ tú tài, cũng năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì lâm bệnh và 3 năm sau thì qua đời. Mẹ của Lỗ Tấn là Lỗ Thụy, một người phụ nữ nông dân trung hậu, kiên nghị.
Phẩm chất của bà có ảnh hưởng lớn tới Lỗ Tấn. Cha của Lỗ Tấn mất do không có thuốc chạy chữa, khi Lỗ Tấn 13 tuổi. Từ đó, Lỗ Tấn ấp ủ nguyện vọng học thuốc chữa bệnh.
Lỗ Tấn dã từng học các nghề hàng hải, khai mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc nhưng đều thất bại. Nhờ học giỏi, ông được học bổng sang Nhật, học đại học Y khoa. Một lần, Lỗ Tấn chứng kiến cảnh người dân Trung quốc thích thú khi xem bộ phim có quay cảnh quân Nhật chém một người Trung Quốc vì bị nghi là gián điệp. Ông giật mình nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân và ông quyết định chuyển hướng bỏ đại học Y để làm văn nghệ.
Làm văn nghệ, Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương chạy chữa.
Lỗ Tấn đã sáng tác nhiều tác phẩm: 20 tập truyện ngắn, mỗi tập 600 trang. Có nhà nghiên cứu gọi là "trước tác đẳng thân" (sách cao bằng người). Trong đó, các sáng tác tiêu biểu có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới, Nấm mồ, cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng…
Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa của nhân loại.