Hướng dẫn soạn bài Sọ Dừa

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Matsumi
12 tháng 10 2017 lúc 22:25

2) Sọ Dừa là câu truyện cổ tích về người mang lối vật, kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Nhân vật chính của loại truyện cổ tích này có hình hài dị dạng, thường mang lối vật, bị mọi người xem thường, coi là "vô tích sự".Nhưng đây là nhân vật có phẩm chất, tài năng đặc biệt. Cuối cùng, nhân vật trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc. Truyện Sọ Dừa đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

Nguyen Thi Huyen Trang
Xem chi tiết
Thanh Trà
5 tháng 5 2018 lúc 17:55
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 8 2016 lúc 11:57

a) Lừ đừ như ông từ vào đền

b) Dòng sông uốn lượn như một dải lụa mềm mại

c) Hoa phượng nở đỏ rực như một quần lửa trên phố

d) Trên cao nhìn xuống,dòng sông như một tấm thảm nhung xanh ngắt

Thảo Phương
1 tháng 8 2016 lúc 11:58

c) như một quầng lửa trên phố

Lê Nguyên Hạo
1 tháng 8 2016 lúc 11:59

a) Lừ đừ như.....ông từ vào đền......

b)Dòng sông uốn lượn như.dải lụa đào.

c) Hoa phượng nở đỏ rực như..đốm đốm lửa đêm hè .

 

d)Trên cao nhìn xuống, dòng sông như..mái tóc của người thiếu nữ diễm kiều..

 

Mario DaiVy
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 9 2016 lúc 20:24

-Đề cao giá trị đích thực ,vẻ đẹp bên trong của con người

-Nêu cao tình thương đối với người bất hạnh 

-Sức sống mãnh liệt và và yinh thần lạc quan của người lao động

Hội Pháp Sư
26 tháng 9 2016 lúc 11:28

Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người,thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái: "Thương người như thể thương thân". Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.

Nguyễn Thị Thanh Lương
10 tháng 10 2016 lúc 16:10

 Truyện dạy ta những bài học quý: đó là không nên kì thị những người có thân hình xấu xí, bên cạnh đó những người khuyết tật cũng không nên mặc cảm với bản thân mình. Vẻ đẹp bên trong bao giờ cũng đáng quý hơn vẻ đẹp bên ngoài.

Nguyễn Kim Loan
Xem chi tiết
Ngô Châu Bảo Oanh
13 tháng 9 2016 lúc 8:11

SỌ DỪA

 (Truyện cổ tích)


I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại :

Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta. Trong truyện có một số kiểu nhân vật chính: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...), nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật (các con vật biết nói năng, có hoạt động và tính cách như con người,...).

Trong truyện cổ tích thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo, đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu(1)...

2. Truyện cổ tích được chia làm ba loại:

- Truyện cổ tích về loài vật: nhân vật chính là các con vật. Từ việc giải thích những đặc điểm, thói quen, quan hệ của các con vật, tác giả dân gian đúc kết những kinh nghiệm về thế giới loài vật và các vấn đề đạo đức, kinh nghiệm sống trong xã hội loài người.

- Truyện cổ tích thần kì: có nhiều yếu tố thần kì, kể về các nhân vật như người em út, người mồ côi, người có tài năng kì lạ...

- Truyện cổ tích sinh hoạt kể về sự thông minh, sắc sảo, tài phân xử của các nhân vật gắn với đời thực, ít có hoặc không có các yếu tố thần kì.

3. Tóm tắt:

Có đôi vợ chồng già, phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái.

Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.

Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận thay mẹ chăn đàn bò nhà phú ông. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi cậu, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.

Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho Sọ Dừa. Sọ Dừa hiện nguyên hình làm một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.

Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.

Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị thấy em không chết, xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI      

1. Sự ra đời của Sọ Dừa có những đặc điểm khác thường. Thứ nhất, sự mang thai của bà mẹ khác thường: uống nước mưa ở cái sọ dừa bên gốc cây to. Thứ hai, hình dạng khi ra đời khác thường: không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thứ ba, tuy hình dạng khác thường nhưng Sọ Dừa biết nói như người. Lớn lên vẫn không khác lúc nhỏ, "cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì".

Truyện kể về sự ra đời của Sọ Dừa, loại nhân vật ngay từ khi ra đời đã mang lốt xấu xí. Chính sự ra đời khác thường ấy bao hàm khả năng mở ra những tình huống khác thường để phát triển cốt truyện.

2. Những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa: chàng chăn bò rất giỏi, thổi sáo rất hay, tự tin (chăn bò, giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và lo đủ sính lễ theo điều kiện phú ông đặt ra), thông minh (thi đỗ Trạng nguyên), có tài dự đoán tương lai chính xác (khi đi xứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người).

Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa, có thể thấy mối quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật. Về hình thức bề ngoài, Sọ Dừa dị dạng (tròn như sọ dừa) đối lập với phẩm chất bên trong (thông minh, tài giỏi). Sự đối lập giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của Sọ Dừa khẳng định giá trị bản chất và chân chính của con người, đồng thời thể hiện ước mơ mãnh liệt về một sự đổi đời của người xưa.

3. Cô Út lấy Sọ Dừa vì: cô nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa "không phải người phàm trần".

Khác với hai cô chị "ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; cô Út "hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế" ngay cả khi Sọ Dừa mới đến ở chăn bò và còn mang lốt xấu xí. Cô út là người thông minh, biết lo xa và xử trí kịp thời trước tình huống hiểm nguy để thoát nạn (đâm chết cá, khoét bụng cá chui ra, cọ đá vào nhau bật lửa, nướng cá sống ăn qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu). Có thể nói: đây là con người bằng tình thương, tình yêu con người để đi đến hạnh phúc, nên xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cùng với sự khẳng định tài năng đặc biệt của nhân vật Sọ Dừa, sự tô đậm những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô út chính là dụng ý của tác giả dân gian, nhằm thể hiện ranh giới giữa cái tốt và cái xấu rõ nét hơn.

4. Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, người lao động xưa thể hiện những mơ ước về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí... trở thành người đẹp đẽ, có tình thương và thông minh tài giỏi, được hưởng hạnh phúc. Đồng thời, đó cũng là mơ ước về sự công bằng: người thông minh, tài giỏi thì được hưởng hạnh phúc, kẻ tham lam, độc ác thì bị trừng trị đích đáng.

5. Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái: "Thương người như thể thương thân". Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.

Truyện khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng cuối cùng của sự công bằng đối với những bất công, khẳng định sự chiến thắng của tình yêu chân chính đối với sự tham lam, độc 

Thảo Phương
13 tháng 9 2016 lúc 12:10

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta. Trong truyện có một số kiểu nhân vật chính: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...), nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật (các con vật biết nói năng, có hoạt động và tính cách như con người,...).Trong truyện cổ tích thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo, đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu(1)...2. Truyện cổ tích được chia làm ba loại:- Truyện cổ tích về loài vật: nhân vật chính là các con vật. Từ việc giải thích những đặc điểm, thói quen, quan hệ của các con vật, tác giả dân gian đúc kết những kinh nghiệm về thế giới loài vật và các vấn đề đạo đức, kinh nghiệm sống trong xã hội loài người.- Truyện cổ tích thần kì: có nhiều yếu tố thần kì, kể về các nhân vật như người em út, người mồ côi, người có tài năng kì lạ...- Truyện cổ tích sinh hoạt kể về sự thông minh, sắc sảo, tài phân xử của các nhân vật gắn với đời thực, ít có hoặc không có các yếu tố thần kì.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Sự ra đời của Sọ Dừa có những đặc điểm khác thường. Thứ nhất, sự mang thai của bà mẹ khác thường: uống nước mưa ở cái sọ dừa bên gốc cây to. Thứ hai, hình dạng khi ra đời khác thường: không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thứ ba, tuy hình dạng khác thường nhưng Sọ Dừa biết nói như người. Lớn lên vẫn không khác lúc nhỏ, "cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì".Truyện kể về sự ra đời của Sọ Dừa, loại nhân vật ngay từ khi ra đời đã mang lốt xấu xí. Chính sự ra đời khác thường ấy bao hàm khả năng mở ra những tình huống khác thường để phát triển cốt truyện.2. Những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa: chàng chăn bò rất giỏi, thổi sáo rất hay, tự tin (chăn bò, giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và lo đủ sính lễ theo điều kiện phú ông đặt ra), thông minh (thi đỗ Trạng nguyên), có tài dự đoán tương lai chính xác (khi đi xứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người).Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa, có thể thấy mối quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật. Về hình thức bề ngoài, Sọ Dừa dị dạng (tròn như sọ dừa) đối lập với phẩm chất bên trong (thông minh, tài giỏi). Sự đối lập giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của Sọ Dừa khẳng định giá trị bản chất và chân chính của con người, đồng thời thể hiện ước mơ mãnh liệt về một sự đổi đời của người xưa.3. Cô Út lấy Sọ Dừa vì: cô nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa "không phải người phàm trần".Khác với hai cô chị "ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; cô Út "hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế" ngay cả khi Sọ Dừa mới đến ở chăn bò và còn mang lốt xấu xí. Cô út là người thông minh, biết lo xa và xử trí kịp thời trước tình huống hiểm nguy để thoát nạn (đâm chết cá, khoét bụng cá chui ra, cọ đá vào nhau bật lửa, nướng cá sống ăn qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu). Có thể nói: đây là con người bằng tình thương, tình yêu con người để đi đến hạnh phúc, nên xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cùng với sự khẳng định tài năng đặc biệt của nhân vật Sọ Dừa, sự tô đậm những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô út chính là dụng ý của tác giả dân gian, nhằm thể hiện ranh giới giữa cái tốt và cái xấu rõ nét hơn.4. Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, người lao động xưa thể hiện những mơ ước về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí... trở thành người đẹp đẽ, có tình thương và thông minh tài giỏi, được hưởng hạnh phúc. Đồng thời, đó cũng là mơ ước về sự công bằng: người thông minh, tài giỏi thì được hưởng hạnh phúc, kẻ tham lam, độc ác thì bị trừng trị đích đáng.5. Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái: "Thương người như thể thương thân". Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.Truyện khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng cuối cùng của sự công bằng đối với những bất công, khẳng định sự chiến thắng của tình yêu chân chính đối với sự tham lam, độc ác.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:Có đôi vợ chồng già, phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái.Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận thay mẹ chăn đàn bò nhà phú ông. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi cậu, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho Sọ Dừa. Sọ Dừa hiện nguyên hình làm một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị thấy em không chết, xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.
Ninh Hoang Khanh
5 tháng 2 2017 lúc 21:48

1. Sự ra đời của Sọ Dừa có những đặc điểm khác thường. Thứ nhất, sự mang thai của bà mẹ khác thường: uống nước mưa ở cái sọ dừa bên gốc cây to. Thứ hai, hình dạng khi ra đời khác thường: không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thứ ba, tuy hình dạng khác thường nhưng Sọ Dừa biết nói như người. Lớn lên vẫn không khác lúc nhỏ, "cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì".
Truyện kể về sự ra đời của Sọ Dừa, loại nhân vật ngay từ khi ra đời đã mang lốt xấu xí. Chính sự ra đời khác thường ấy bao hàm khả năng mở ra những tình huống khác thường để phát triển cốt truyện.
2. Những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa: chàng chăn bò rất giỏi, thổi sáo rất hay, tự tin (chăn bò, giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và lo đủ sính lễ theo điều kiện phú ông đặt ra), thông minh (thi đỗ Trạng nguyên), có tài dự đoán tương lai chính xác (khi đi xứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người).
Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa, có thể thấy mối quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật. Về hình thức bề ngoài, Sọ Dừa dị dạng (tròn như sọ dừa) đối lập với phẩm chất bên trong (thông minh, tài giỏi). Sự đối lập giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của Sọ Dừa khẳng định giá trị bản chất và chân chính của con người, đồng thời thể hiện ước mơ mãnh liệt về một sự đổi đời của người xưa.
3. Cô Út lấy Sọ Dừa vì: cô nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa "không phải người phàm trần".
Khác với hai cô chị "ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; cô Út "hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế" ngay cả khi Sọ Dừa mới đến ở chăn bò và còn mang lốt xấu xí. Cô út là người thông minh, biết lo xa và xử trí kịp thời trước tình huống hiểm nguy để thoát nạn (đâm chết cá, khoét bụng cá chui ra, cọ đá vào nhau bật lửa, nướng cá sống ăn qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu). Có thể nói: đây là con người bằng tình thương, tình yêu con người để đi đến hạnh phúc, nên xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cùng với sự khẳng định tài năng đặc biệt của nhân vật Sọ Dừa, sự tô đậm những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô út chính là dụng ý của tác giả dân gian, nhằm thể hiện ranh giới giữa cái tốt và cái xấu rõ nét hơn.
4. Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, người lao động xưa thể hiện những mơ ước về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí... trở thành người đẹp đẽ, có tình thương và thông minh tài giỏi, được hưởng hạnh phúc. Đồng thời, đó cũng là mơ ước về sự công bằng: người thông minh, tài giỏi thì được hưởng hạnh phúc, kẻ tham lam, độc ác thì bị trừng trị đích đáng.
5. Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái: "Thương người như thể thương thân". Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.
Truyện khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng cuối cùng của sự công bằng đối với những bất công, khẳng định sự chiến thắng của tình yêu chân chính đối với sự tham lam, độc ác.

nho tich nha cac ban

vui

nguyen thao vy
Xem chi tiết
Phan Thị Ngọc Tú
12 tháng 7 2016 lúc 22:38

Đất có thể chia ra thành hai lớp tổng quát hay tầng: tầng đất bề mặt, là lớp trên cùng nhất, ở đó phần lớn các loại rễ cây, vi sinh vật và các loại hình sự sống động vật khác cư trú và tầng đất cái, tầng này nằm sâu hơn và thông thường dày đặc và chặt hơn cũng như ít các chất hữu cơ hơn.

Nước, không khí cũng là thành phần của phần lớn các loại đất. Không khí, nằm trong các khoảng không gian giữa các hạt đất, và nước, nằm trong các khoảng không gian cũng như bề mặt các hạt đất, chiếm khoảng một nửa thể tích của đất. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và các loại hình sự sống khác trong thiết diện đứng của đất trong một hệ sinh thái cụ thể.

Đặng Xuân Huy
16 tháng 7 2016 lúc 15:27
Thành phần của đất

Các loại đất dao động trong một khoảng rộng về thành phần và cấu trúc theo từng khu vực. Các loại đất được hình thành thông quá quá trình phong hóa của các loại đá và sự phân hủy của các chất hữu cơ. Phong hóa là tác động của gió, mưa, băng, ánh nắng và các tiến trình sinh học trên các loại đá theo thời gian, các tác động này làm đá vỡ vụn ra thành các hạt nhỏ. Các thành phần khoáng chất và các chất hữu cơ xác định cấu trúc và các thuộc tính khác của các loại đất.

Đất có thể chia ra thành hai lớp tổng quát hay tầng: tầng đất bề mặt, là lớp trên cùng nhất, ở đó phần lớn các loại rễ cây, vi sinh vật và các loại hình sự sống động vật khác cư trú và tầng đất cái, tầng này nằm sâu hơn và thông thường dày đặc và chặt hơn cũng như ít các chất hữu cơ hơn.

Nước, không khí cũng là thành phần của phần lớn các loại đất. Không khí, nằm trong các khoảng không gian giữa các hạt đất, và nước, nằm trong các khoảng không gian cũng như bề mặt các hạt đất, chiếm khoảng một nửa thể tích của đất. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và các loại hình sự sống khác trong thiết diện đứng của đất trong một hệ sinh thái cụ thể.

Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm 3 loại chính[cần dẫn nguồn]: đất cát, đất thịt và đất sét. Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét như sau:

Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét.Đất thịt:45% cát, 40% limon và 15% sét.Đất sét:25% cát, 30% limon và 45% sét.Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian.Ví dụ: Đất cát pha, đất thịt nhẹ...

Các loại đất nguyên thủy bị chôn vùi dưới các hiệu ứng của các sinh vật được gọi là đất cổ.

Các loại đất tiến hóa tự nhiên theo thời gian bởi các hoạt động của thực vật, động vật và phong hóa. Đất cũng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động sống của con người. Con người có thể cải tạo đất để làm cho nó thích hợp hơn đối với sự sinh trưởng của thực vật thông qua việc bổ sung các chất hữu cơ và phân bón tự nhiên hay tổng hợp, cũng như cải tạo tưới tiêu hay khả năng giữ nước của đất. Tuy nhiên, các hoạt động của con người cũng có thể làm thoái hóa đất bởi sự làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng, ô nhiễm cũng như làm tăng sự xói mòn đất.

Tiểu Thư Kiêu Kì
19 tháng 7 2016 lúc 14:37

"Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật". 

Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v... 
Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau: 

Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau. 
Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất. 
Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới. 
Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên. 
Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá. 
Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi. 

Mỗi một loại đất phát sinh trên mỗi loại đá, trong điều kiện thời tiết và khí hậu tương tự nhau đều có cùng một kiểu cấu trúc phẫu diện và độ dày. 

Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ. Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh. Chất hữu cơ là xác chết của động thực vật đã và đang bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong đất. Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo thành. Ngoài các loại trên, nước, không khí, các sinh vật và keo sét tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng nitơ, phôtpho, v.v... 

Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hoá học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học trong đất và tác động của con người. 

Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người. 


Các nguyên tố hoá học và sinh vật trong đất được phân chia như thế nào? 

Theo hàm lượng và nhu cầu dinh dưỡng đối với cây trồng, các nguyên tố hoá học của đất được chia thành ba nhóm:
Nguyên tố đa lượng: O, Si, Al, Fe, Ca, Mg, K, P, S, N, C, H. 
Nguyên tố vi lượng: Mn, Zn, Cu, B, Mo, Co.v.v... 
Nguyên tố phóng xạ: U, Th, Ra v.v... 
Hàm lượng các nguyên tố trên dao động trong phạm vi rộng, phụ thuộc vào loại đất và các quá trình sử dụng đất. 

Sinh vật trong đất được chia làm ba nhóm chủ yếu: thực vật, vi sinh vật và động vật đất. 
Thực vật chủ yếu là các loại thực vật bậc cao có khả năng quang hợp để tổng hợp ra các chất hữu cơ nhóm C6H12O6. 
Vi sinh vật gồm vi khuẩn, nấm, tảo chiếm khoảng 0,2 - 0,3 % lượng chất hữu cơ của đất. 
Vi khuẩn trong đất có nhiều nhóm như nhóm phân huỷ hyđrat cacbon, nhóm chuyển hoá nitơ, nhóm vi khuẩn lưu huỳnh, sắt, mangan, phôtpho v.v... 
Vi sinh vật đất có nhiệm vụ phân giải xác động, thực vật, tích luỹ chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh. Động vật đất gồm giun đất, tiểu túc, nhuyễn thể và động vật có xương tham gia tích cực vào quá trình phân huỷ xác động thực vật, đào xới đất, tạo điều kiện cho không khí, nước và vi sinh vật thực hiện quá trình phân huỷ chất hữu cơ, giúp cho thực vật bậc cao dễ dàng lấy được chất dinh dưỡng từ đất. 

Nguyễn Ngô Hoàng Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
3 tháng 5 2016 lúc 21:12
Hải Yến – cô em gái bé bỏng của em vừa tròn 5 tuổi. Ngoài cái tên khai sinh ấy ra, em còn đặt cho bé biệt danh là Kim Min Chu. Nghe rõ hay vì giống tên của một nữ diễn viên điện ảnh Hàn Quốc nổi tiếng, nhưng thực ra là do bé có cái môi trên cong hớt lên và hơi dẩu ra, tươi như cánh hồng mới hé. Mọi người gọi mãi thành quen, còn cô bé lại tỏ ra rất khoái với cái tên ngá ngộ ấy. Min Chu xinh lắm! Trông bé giống như một cô búp bê hồng hào, mũm mĩm. Mái tóc tơ nâu óng loăn xoăn dài chấm vai, ôm lấy gương mặt trắng trẻo, bầu bĩnh. Đôi mắt to và đen, lúc nào cũng mở to, ngơ ngác như mắt thỏ non. Mỗi khi bé cười, hai lúm đồng tiền xoáy sâu trên má, trông dễ thương lạ! Là con gái nên Min Chu cũng hay nhõng nhẽo nhưng bé không vòi vĩnh những điều vô lí. Khi người lớn giải thích là không được, bé thôi ngay. Ba năm học mẫu giáo, Min Chu thường xuyên đạt được danh hiệu Bé khỏe, bé ngoan. Ảnh bé chụp được phóng lớn treo trong phòng khách. Nếu có ai hỏi đùa: “Chà! Cô bé nào mà xinh thế nhỉ?” là bé toét miệng cười khoe hàm răng sữa trắng muốt rồi trả lời một cách rất hồn nhiên: “Ảnh của cháu đấy! Min Chu đấy ạ!”. 

Mới lên 5 nhưng bé đã thuộc lòng bảng chữ cái và biết ghép vần, biết đọc những câu đơn giản. Đặc biệt là bé có trí nhớ rất tốt. Nhiều lần em học thuộc lòng một đoạn thơ hay một bài thơ ngắn, Min Chu nghe và bắt chước đọc theo. Em thuộc thì Min Chu cũng thuộc. Tài ghê cơ! Bằng cái giọng còn non nớt, ngọng nghịu, bé đọc bài Lượm của nhà thơ Tố Hữu: Chú bé loát choắt, Cái xác xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh, Ca lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang, Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng… Rồi bé cười, tiếng cười khanh khách giòn tan vang khắp căn nhà nhỏ.

 

 

Ba mẹ em mua rất nhiều đồ chơi cho Min Chu nhưng bé thích nhất là bộ xếp hình và bộ đồ nhà bếp. Làm gì thì làm nhưng nhất thiết phải có búp bê bên cạnh. Min Chu gọi búp bê là Bo, xưng là chị. Bé có thể nói chuyện với búp bê không biết chán, cứ ân cần, rủ rỉ như chị thương em. Chủ nhật được ở nhà, Min Chu xếp hình các bạn cùng lớp hay chơi chung với bé. Bạn Lan mặc váy xanh, tóc tết thành hai bím có thắt nơ này. Bạn Tú mặc quần soóc, chân đi giày này… Vừa xếp, bé vừa hỏi búp bê đặt ngồi trên chiếc ghế nhỏ gần đấy: “Đẹp không Bo? Chị xếp có đẹp không nào?”. Chơi xong, bé nhặt nhạnh rồi cất đồ chơi vào chỗ cũ và không quên dặn: “Anh Hùng không được nghịch của em đâu đấy!”.

Cả nhà em ai cũng yêu Min Chu. Những dịp đi chơi ở các điểm giải trí như Đầm Sen, Suối Tiên, công viên nước… Min Chu thích lắm. Cô bé cứ giao hẹn rằng: “Con được nhiều phiếu bé ngoan, ba mẹ lại cho con đi chơi nữa nhé! Cho cả anh Hùng đi theo nữa nhé! Mà anh Hùng cũng phải được phiếu bé ngoan cơ!” Nghe cái giọng ríu rít như chim của cô em gái nhỏ, em thấy rất vui.

Phương Trâm
17 tháng 6 2016 lúc 14:45

Bống là em gái nhỏ dễ thương nhất mà em từng biết.

Trông bé không khác gì một thiên thần nhỏ. Bống có thân hình mập mạp, tròn trịa. Da Bống trắng hồng, mịn màng lắm, Nhìn bé, ai cũng muốn ôm lấy mà thơm, mà nựng lên đôi má phúng phính lúc nào cũng thơm thơm mùi sữa. Cặp mắt Bống to, tròn, sáng như hòn bi ve. Mái tóc hơi nâu nâu, xoăn tít, giống bố như tạc. Cái mũi bé hơi cao còn đôi môi thì lúc nào cũng đỏ mọng như được tô son. Bé thích nhất là chơi trò đóng giả làm cô Tiên. Những lúc đó, Bống dược mặc váy trắng tinh, đi giày búp bê màu hông phấn và được chị Cún tết tóc hai bên, buộc nơ màu hồng trông rất xinh. Bống rất hay xấu hổ. Mỗi khi được khen, bé thường chạy ra ôm chầm lấy mẹ, dụi đầu vào lòng mẹ, không chịu buông. Mặt bé lúc đó đỏ bừng trông rất đáng yêu. Bống rất thích vẽ và vẽ cũng rất đẹp. Mẹ mua cho bé hẳn một quyển vở và một hộp chì màu mới cứng. Bống thích lắm. Mỗi tối, Bống thường ngồi vào bàn “học bài” rất chăm chỉ. Bống vẽ được rất nhiều tranh: có bức cả nhà đang đi chơi công viên, có bức lại vẽ chị Cún đang múa hát. Lắm lúc cả chú mèo mun đang ngủ cũng trở thành nhân vật cho hoạ sĩ nhí thể hiện. Bống ước mơ sau này trở thành một hoạ sĩ tài ba, vẽ thật nhiều tranh, tranh nào cũng thật đẹp để tặng ông bà, bố mẹ và cả chị Cún nữa.

Bống thật đáng yêu.

-Đây là bài văn mẫu trên mạng, bạn tham khảo nhé ok
-Chúc bạn học tốt.


 

Nguyễn Thị Thanh Lương
10 tháng 10 2016 lúc 16:16

Ôi! Sôcôla, một cái tên thật ngọt ngào. Đó chính là tên của em bé nhà em. Tên thật của bé ấy là Uyên Vy. Năm nay, bé đã được tròn bốn tuổi. Sôcôla hiện là niềm vui tinh thần nho nhỏ của gia đình em. 
Bé có thân hình khá bụ bẫm và làn da rám nắng làm cho bé trở nên đáng yêu. Đôi gò má bé phúng phính, ửng hồng. Đôi mắt tròn xoe cộng thêm đôi môi nhỏ và chúm chím tạo nên một vẻ đẹp đáng yêu riêng của bé.
Vì là con nít nên Sôcôla rất sôi nổi và cười đùa suốt ngày. Năm bé đã học lớp Chồi! Bé học trường mầm non Sơn Ca. Mỗi ngày đi học, Sôcôla thường không khóc như những em bé khác khi đến trường, bé tỏ ra rất hiếu học nên hay giành lấy chiếc giỏ xách hình chú gấu trên tay mẹ em như chứng tỏ bé đã lớn rồi làm cho cả nhà phải bật cười trước những hành động ngộ nghĩnh của bé. 
Ở nhà , bé thường rất lười ăn, mỗi lần tới giờ cơm, mẹ em dường như vất vã hơn với bé vì bé hay nhõng nhẽo,làm nũng hoặc chạy trốn.Cả nhà thường hay nói đùa rằng: “Cứ đến giờ cơm là mẹ như là người lính đánh trận với Sôcôla.”
Bé có sở thích mặc áo hình động vật với quần. Kem là sở thích ăn uống của bé, mỗi lần ăn kem, bé còn muốn được mẹ âu yếm. Không như những đứa bé, trẻ em khác khi làm lỗi bị mắng sẽ òa khóc, Sôcôla khi bị mắng sẽ chọc cười, nịnh nọt làm mọi người nguôi cơn giận.
Đúng là khi mỗi ngày một lớn bé lại càng thay đổi. Bé biết tạo dáng mỗi khi chụp hình, biết cất cặp khi từ trường học trở về và biết làm nhiều điều hơn nữa…
Em rất yêu Sôcôla, có bé trong nhà là cả nhà đầy ắp những tiếng cười đùa vui vẻ. Mọi mệt mỏi đều tan biến sau mỗi buổi học của em cũng nhờ có bé. “Trẻ em như búp trên cành” là một mầm non tươi đẹp của đất nước. Hãy luôn cho các bé ngôi nhà hạnh phúc, đừng để những chuyện không hay của gia đình làm ảnh hưởng đến những mầm non mới của đất nước.

phuong phuong
Xem chi tiết
tinhyeucuanguoikhac
3 tháng 5 2016 lúc 20:32

mai bn thi gì z

tinhyeucuanguoikhac
3 tháng 5 2016 lúc 20:33

thi hok kì ak

nguyen thanh thao
3 tháng 5 2016 lúc 20:35

Sử

đỗ nguyệt ánh
Xem chi tiết
Cao Hoàng Minh Nguyệt
17 tháng 6 2016 lúc 14:28

GP là viết tắt của (...) (mk qên r), là điểm do các giáo viên hoc24 tick bn nhé

Huỳnh Huyền Linh
17 tháng 6 2016 lúc 18:30

GP là điểm do giáo viên H24 HOC24 chấm. GP được viết tắt là Golden point.

Chúc bạn học tập tốt với H24 HOC24 nha!!

See you again!!!

Đỗ Nguyễn Như Bình
21 tháng 6 2016 lúc 21:09

GP là điểm do giáo viên của hoc24 tick cho đó em gái 

nếu em mún kiếm GP thì phải đạt các tiêu chí sau:

+ Trả lời đúng, hoàn chỉnh 

+ Trả lời nhanh

+ Trình bày sạch sẽ 

CHÚC EM KIẾM ĐƯỢC NHÌU GP NHA!

CỐ LÊN EM GÁI vui

Rin and Len
Xem chi tiết
Aries
20 tháng 9 2016 lúc 11:02

Tóm tắt:

- Giặc Minh ách đô hộ nước Nam.

- Nghĩa quân ta buổi đầu còn yếu bị thua.

- Đức Long Quân cho quân Lam Sơn mượn gươm.

- Lê Thận thả lưới ba lần thu gươm.

- Lê Lợi thấy chuôi gươm trên ngọn đa.

- Hợp lại thành gươm báu giúp nghĩa quân chiến thắng giặc Minh.

- Sau khi thắng giặc, Lê Lợi lên làm vua, rùa vàng lên đòi gươm.

- Lê Lợi trao gươm \(\Rightarrow\) Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm.

Thảo Phương
20 tháng 9 2016 lúc 11:48
 

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nện thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quan mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá lên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp mội thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.


 

Nguyễn Minh Long Tiến
16 tháng 10 2018 lúc 19:33

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.



TICK cho mình nha