Hướng dẫn soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - trích

Trang Nguyen
Xem chi tiết
Lucy Châu
Xem chi tiết
nhock nho a1
12 tháng 4 2018 lúc 22:59

-Từ xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói chuyện với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau. -Từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc: ông bà , cha me, cô ,dì........ -Đại từ nhân xưng: chúng tôi ,tôi,ta, ho,nó,chúng nó....... -Từ chỉ chức vụ nghề nghiệp : công an , phụ hồ ,bác sĩ, y tá , thư kí ........ ok Đây là ý kiến của mình , có gì sai góp ý dùm mik nha!!!

Bình luận (0)
Anh Em Song Sinh
Xem chi tiết
trần thanh thảo
19 tháng 4 2018 lúc 18:18

hừm cái này nên chém gió phần phật bn ak:

người ta thường nói "chín bỏ thành mười" hay " giơ cao đánh khẽ" để nói về sự tha thứ , khoan dung trước lỗi lầm của người khác. trong cuộc sống thường ngày ai cũng có thể mắc lỗi, dù lớn hay nhỏ. vì vậy tùy theo mức độ của lỗi lầm và thành ý của người gây lỗi mà ta có thể dung thứ. có lẽ còn một cơ số người tin rằng việc tha thứ lỗi lầm cho người khác sẽ khiến người ta có thể mắc lại lỗi lầm xưa. nhưng chưa thử thì sao biết được. nói cách khác những người đó vẫn chưa thật sự hiểu hết ý nghĩa của việc khoan dung độ lượng. có thể nói rằng cho người khác cơ hội thứ 2 chính là cho người ta và chính bản thân mình " lối đi , lối về", như vậy người mắc lỗi sẽ không bị khó xử sau này. thế nhưng cái chính chưa phải là ở người tha thứ lỗi lầm mà là ở kẻ mắc lỗi, kẻ đó liệu có biết " trời cao đất dày " là gì? có thực sự hối hận về hành vi của mình. ta cũng thấy trong lịch sử những chuyện khoan dung độ lượng không thiếu. vào năm 1077, lý thường kiệt chủ động điều đình sau khi đánh quân tống đại bại trên phòng tuyến sông cầu, mở lối thoát cho địch trong danh dự. đó lại chẳng phải sự khoan dung ư? tóm lại tha thứ lỗi làm cho người khác tất là việc nên làm, vừa dữ được danh dự cho người gây lỗi cũng khiến cho người khác yêu quý mình hơn.

Bình luận (0)
LÊ XUÂN TRƯỜNG
Xem chi tiết
Bùi Thị Thu Hồng
3 tháng 4 2018 lúc 20:35

I/Mở bài
-Dẫn dắt vào đề: cái răng cái tóc là gốc con người (trích dẫn ca dao tục ngữ)
-Nêu VĐ: trang phục thể hiện văn hóa (VH) của mỗi cá nhân là 1 điều cần lưu tâm
II/Thân bài
1.Trang phục là gì? VH là gì?
-Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Là vẻ bề ngoài của con người
VD: có người ăn mặc gọn gàng, có người lôi thôi, có người cầu kì, có người đon giản
-VH ko đồng nghĩa với trình độ học vấn mà là khả năng ứng xử với cộng đồng hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội
VD: người có VH luôn cư xử đúng mực, tôn rtrọng mình và tôn trọng mọi người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người vô VH là người sẵn sàng chà đạp lên những chuẩn mực đạo đức ko phù hợp với quy định của xã hội
2.Mối quan hệ giữa trang phục và VH
-Trang phục sẽ thể hiện trinh độ VH hoặc cho thấy người đó có VH ko.
-Vì trang phục là tiếng nói thầm lặng thể hiện người đó là ai, có tính cách gì, trình độ thẩm mĩ như thế nào
3.Chúng ta phải làm gì?
-Ăn mặc phù hợp với môi trg, hoàn cảnh, lứa tuổi.

Bài hoàn chỉnh:

Trang phục là quần áo mặc của con người, trang phục văn hóa là những ý nghĩa văn hóa văn hóa biểu hiện trong giá trị quần áo. Như vậy, ngoài tính công năng mục đích là che kín và giữ ấm cơ thể thì trang phục còn mang ý nghĩa văn hóa là biểu hiện cái đẹp, những giá trị sáng tạo trong cách tạo ra những bộ quần áo của con người. Không chỉ mục đích che kín - giữ ấm là đủ, trang phục còn biểu hiện nhiều sắc thái khác nhau giúp con người thuận tiện hơn trong lao động và các hoạt động khác của con người trong cuộc sống: trang phục bảo hộ LĐ, trang phục trong sinh hoạt gia đình, trang phục khi hiện diện với cộng đồng xã hội, trang phục mùa đông, trang phục mùa hè... Thời trang là môn nghệ thuật lớn về trang phục ra đời. Thời trang là đỉnh cao của nghệ thuạt trang phục, thể hiện những khuynh hướng biểu cảm, phô bày những tư tưởng văn hóa và đặt những nguyên tắc mục đích chức năng công dụng lên cao nhất. Chẳng hạn, thời trang dành cho lứa tuổi, thời trang dành cho đặc điểm thời tiết, thời gian dành cho những không gian sinh hoạt: thời trang lễ hội, thời trang công sở, thời trang chuyên dành cho nghệ thuật của trang phục vv... Tính thời thời luôn thay đổi, hướng về những tìm tòi sáng tạo mới mẻ nhàm thỏa mãn nhu càu tinh thần con người. Tuy nhiên cần thấy rõ trang phục đồng phục là một hình thức thời trang đặt ra cho cả một quá trình thời gian có tính lâu dài, mang tính đồng bộ cao, thích hợp với nhiều con người cùng sử dụng trong một khối tổ chức.
Những điều vừa nêu ra cho thấy tính văn hóa của quần áo, nó không chỉ biểu hiện một phần nội dung của người mặc, còn là ý thức tôn trọng cộng đồng và qua những bộ trang phục có thể nói lên những giá trị van hóa của cả cộng đồng, cao hơn nữa là phản ánh ý thức và giá trị sáng tạo van hóa của dân tộc qua những bộ trang phục mỗi thời kỳ.
Bình luận (0)
Bùi Thị Thu Hồng
3 tháng 4 2018 lúc 20:36
Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.
Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng việc lựa chọn trang phục lại hết sức quan trọng. Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp. Trang phục còn thể hiện tính cách. Người có một bộ trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kì. Người có một bộ trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.
Ngoài ra, trang phục có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu… nhưng chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà một nhạc sĩ có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pa ri, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”. Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những vị khách nước ngoài đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo, hồn nhiên, duyên dáng và đẹp hẳn lên.
Không gì đẹp mắt hơn bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường. Vậy mà hiện nay nhiều bạn học sinh nam bắt chước các ca sĩ, nghệ sĩ chạy theo những trang phục kiểu cách. Các bạn hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Còn về các học sinh nữ, đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu, hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng, hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắn. Các bạn hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.
Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp. Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống, đẹp là điều mà mỗi chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa.
Bình luận (0)
Vị Vua Nhỏ
8 tháng 4 2018 lúc 15:33

Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.
Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng việc lựa chọn trang phục lại hết sức quan trọng. Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp. Trang phục còn thể hiện tính cách. Người có một bộ trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kì. Người có một bộ trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.
Ngoài ra, trang phục có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu… nhưng chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà một nhạc sĩ có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pa ri, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”. Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những vị khách nước ngoài đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo, hồn nhiên, duyên dáng và đẹp hẳn lên.
Không gì đẹp mắt hơn bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường. Vậy mà hiện nay nhiều bạn học sinh nam bắt chước các ca sĩ, nghệ sĩ chạy theo những trang phục kiểu cách. Các bạn hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Còn về các học sinh nữ, đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu, hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng, hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắn. Các bạn hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.
Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp. Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống, đẹp là điều mà mỗi chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa.

Bình luận (0)
Tuyet Anh
Xem chi tiết
phucsu
16 tháng 4 2018 lúc 20:42

nếu we gặp những người có tính cách giống đám thợ phụ đó thì we sẽ tỏ rs vẻ nghiêm khắc và ns vs họ rằng nếu a muốn vươn lên thì hãy tự nổ lực vào bản thân chớ đừng trông chờ, và ko để cho họ có cơ hội lợi dụng

Bình luận (0)
Giang Phạm
9 tháng 4 2018 lúc 13:30
rang Chủ Nghiên cứu Nghiên cứu khoa học Từ xưng hô thuộc hệ thống nào?
Từ xưng hô thuộc hệ thống nào? PDF. In Email
Thứ năm, 07 Tháng 6 2007 05:38

Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 3 năm 2007 có bài Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô của TS. Nguyễn Thị Trung Thành. Trong bài báo này, TS. Nguyễn Thị Trung Thành khẳng định : “Khái niệm từ xưng hô có nội hàm rộng hơn khái niệm đại từ xưng hô. Từ xưng hô trong tiếng Việt gồm có các loại sau : đại từ dùng để xưng hô, danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô, danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp. Như vậy, đại từ xưng hô chỉ là một bộ phận nhỏ nằm trong từ xưng hô” (tr.2)... Từ nhận thức đó, tác giả cho rằng SGK Tiếng Việt 5, tập 1 nhầm lẫn từ xưng hô với đại từ xưng hô khi viết :“Bên cạnh các từ nói trên (tôi, chúng tôi ; mày, chúng mày ; nó, chúng nó,... NTLK chú), người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,...” (tr.3) – phần gạch chân nhấn mạnh là của TS. Nguyễn Thị Trung Thành.

Qua bài viết này, chúng tôi muốn được trao đổi cùng TS. Thành và bạn đọc về hai ý kiến trong bài báo trên.

1. Trong hệ thống từ loại tiếng Việt liệu có “từ xưng hô" với ba tiểu loại như tác giả bài báo khẳng định không ?

Khi giao tiếp, để “xưng” (tự chỉ mình) người Việt dùng nhiều phương tiện : đại từ xưng hô (tôi, chúng tôi, vd a), tên riêng (vd b), danh từ (DT) chỉ quan hệ thân tộc (vd c), DT chỉ chức danh (vd d), danh ngữ xác định (vd e) ; để “hô gọi” người Việt dùng : đại từ xưng hô (mày, chúng mày, vd a’), tên riêng (b’), DT chỉ quan hệ thân tộc (vd c’), DT chỉ chức danh (vd d’), danh ngữ xác định (vd e’),...

a. Khi nào tôi hô thì kéo nhá ! (NGUYỄN ĐÌNH TÚ, Chuông ngân cửa Phủ, VNQĐ [1], tháng 2-2007, tr. 93)

b. Bỗng thằng Sặt ngủ giường bên khóc thét lên :

– Bắt đền bu đấy nào (...) Chúng nó cứ chế Sặt đấy nào !

(KIM LÂN, Thượng tướng Trần Quang Khải – Trạng Vật, TTVHVN, tr. 430)

c. Em lớn bằng anh, em cũng tự đi được như anh mà. (SƠN TÙNG, Búp sen xanh, Nxb Kim Đồng 2005, tr.91)

d. rất buồn khi thấy một số em chưa tự mình làm lấy bài kiểm tra. (PHẠM THỊ THANH TÚ, Tập đoàn san hô, Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, Nxb GD 1999, tr. 325).

e. Kẻ nhà quê này không bao giờ bán bạn cả. Ông anh cứ yên tâm đi ![2]

a’. Kiên, tao hạ lệnh cho mày giết tao mau. (BẢO NINH, Thân phận của tình yêu, Nxb Hội Nhà văn 2005, tr.104)

b’. Hồng, lại đây cậu bảo. (NGUYÊN HỒNG, Những ngày thơ ấu, TTVHVN, tr. 81)

c’. Cháu là con nhà ai ? (SƠN TÙNG, Búp sen xanh, Nxb Kim Đồng 2002, tr. 46)

d’. May quá thầy giáo ạ. Mưa bất ngờ làm chúng tôi không kịp trở tay. (BÙI NGUYÊN KHIẾT, Chuyện một con bê, Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, Nxb GD 1999, tr.191).

e’. Cậu thằng Hồng vẫn còn thức đấy ư ? (NGUYÊN HỒNG, Những ngày thơ ấu, TTVHVN, tr.78)

(Cũng cần nói thêm là các DT chỉ chức danh chỉ dùng để hô gọi (chỉ ngôi thứ 2), không dùng để xưng (không dùng để chỉ ngôi thứ nhất). Chẳng hạn, nói : Chào bác sĩ, thưa bác sĩ ; nhưng không thể có ông/bà bác sĩ nào lại nói : Bác sĩ cám ơn, Bác sĩ về nhé)[3] .

Như vậy, ta có thể nói rằng, xưng hô là một chức năng chứ không phải là một từ loại[4] .

Mặt khác, trong các tài liệu ngữ pháp tiếng Việt từ trước tới nay, tuy mỗi tác giả có thể nêu một danh sách từ loại khác nhau về tên gọi, về sự phân loại, nhưng tuyệt nhiên không có một lớp từ loại nào được gọi tên là “từ xưng hô”.

2. Danh từ chỉ quan hệ thân tộc, danh từ chỉ chức danh có dùng như đại từ xưng hô ?

Số lượng danh từ chỉ quan hệ thân tộc (DTT) trong tiếng Việt không nhiều, và đều là từ đơn tiết. Song có thể nói đây là tiểu nhóm danh từ đặc sắc nhất về ngữ nghĩa, ngữ pháp và dụng pháp. Ngữ nghĩa của DTT không chỉ chủng loại như các tiểu nhóm danh từ sự vật mà chỉ quan hệ (huyết thống). Chính lượng nghĩa này mang đến cho DTT những đặc sắc về ngữ pháp và ngữ dụng. Bài viết này chỉ bàn đến sự sử dụng DTT trong đời sống tiếng Việt của người bản ngữ.

Ngoài việc dùng DTT để chỉ quan hệ thân tộc, người Việt còn dùng DTT làm từ xưng hô (thay cho đại từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, trừ vợ, chồng, dâu, rể, can, kị, chắt, chút) trong gia đình và cả ngoài xã hội. Bằng trực giác, bất cứ người Việt nào cũng có thể thấy trong xưng hô, người Việt thường dùng DTT[5] , ít khi dùng đại từ xưng hô chính danh (tao, chúng tao, mày, chúng mày, nó, chúng nó)[6] . Chẳng hạn, so sánh :

a. – Chào ông/bà/bác/chị/em/cháu a’. – *Chào mày.
b. – Cháu/con/em cám ơn ông/bà/bác/chị/em/cháu b. – ??? Tao cám ơn mày.
c. – Con/cháu xin lỗi mẹ/bố/ông/bà/bác/chú c. – ??? Tao xin lỗi mày. [7]

Khảo sát ở các từ điển thống kê[8], hoặc mở những trang truyện có hội thoại, hoặc nghe những đoạn băng, xem những thước phim có hội thoại, ta cũng gặp hiện tượng vừa nêu (DTT dùng thay cho đại từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai xuất hiện với tần suất vượt trội so với đại từ xưng hô chính danh). Các đại từ xưng hô chính danh chỉ dùng trong những tình huống giao tiếp hạn hẹp, mang tính chất suồng sã, trong phạm vi gia đình (của vai trên với vai dưới), hoặc trong phạm vi bạn bè.

Hiện tượng dùng DTT làm từ xưng hô không chỉ gặp ở tiếng Việt mà còn gặp ở nhiều ngôn ngữ khác[9]. Tuy nhiên, cái đặc biệt của tiếng Việt là hầu hết DTT được dùng thay cho đại từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai nhiều tới mức lấn lướt đại từ xưng hô chính danh, làm cho tiếng Việt không có một đại từ xưng hô nào hoàn toàn trung hoà về sắc thái biểu cảm [10]. Thêm vào đó, ở nhiều ngôn ngữ, theo các nhà ngôn ngữ học, chỉ có một vài DTT (cha, mẹ, anh, chị, em) dùng để “hô gọi” không dùng để xưng và cũng chỉ dùng trong phạm vi gia đình mà thôi. Chính hiện tượng vừa nêu khiến người nước ngoài học tiếng Việt thường gặp khó khăn khi phải lựa chọn đại từ xưng hô thích hợp. Wardhaugh nhận xét rằng : “Trong thực tế, một số ngôn ngữ đã sử dụng cái mà chúng ta vốn nhìn nhận như các danh từ thân tộc làm hình thức xưng hô. […]. Một ví dụ (nữa) về trường hợp này là tiếng Việt, trong đó, một người gọi những người khác bằng những từ tương đương với các từ tiếng Anh uncle ‘chú / bác’, older sister ‘chị’, younger brother ‘em trai’, v.v.. Thậm chí cái tương đương với đại từ I ‘tôi’ của tiếng Anh cũng là danh từ thân tộc. Do vậy, trong mọi quan hệ xã hội, những người nhập cuộc phải gắng tự định vị người khác, và sử dụng những yếu tố như họ hàng, vị trí xã hội và tuổi tác để chọn lựa đại từ xưng hô thích hợp.” [11]

Ta biết rằng khi chuyển loại ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của từ cũng thay đổi theo. Có thể nói rằng chuyển loại từ là một phương thức cấu tạo từ. Từ mới được tạo ra theo phương thức chuyển loại có các đặc điểm :

– Giữ nguyên vỏ âm thanh của từ xuất phát ;

– Mang nghĩa mới, nghĩa mới này có quan hệ nhất định với nghĩa của từ xuất phát ;

– Mang đặc trưng ngữ pháp mới (khả năng kết hợp thay đổi, chức năng cú pháp thay đổi).

So với từ xuất phát, từ đã chuyển loại mang nghĩa mới, đặc trưng ngữ pháp mới nhưng vẫn nằm trong hệ thống với từ xuất phát, nghĩa là chúng có mối quan hệ với nhau chứ không hoàn toàn tách biệt như từ đồng âm. Chẳng hạn, xét các vd :

a. Hoàn cảnh của nó hiện nay rất khó khăn. a’. Những khó khăn ấy không là gì đối với nó.
b. Nó đi mua cuốc. b’. Nó đang cuốc đất.
c. Ông nội tôi đã ngoài tám mươi. c’. Ông ơi, bà đang tìm ông đấy.
d. Tôi đã cám ơn cháu rể của vợ tôi. d’. Cám ơn cháu.
e. Ông ấy là thiếu tướng tình báo. e’. Báo cáo thiếu tướng,...

ta thấy ở vd a, khó khăn mang đặc điểm của tính từ (chỉ đặc trưng, có khả năng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ, làm thành tố chính trong cụm tính từ làm vị ngữ) nhưng ở vd a’ nó đã chuyển loại thành danh từ (chỉ hiện tượng, kết hợp với phụ từ chỉ lượng ở trước và đại từ trực chỉ ở sau, làm thành tố chính trong cụm danh từ làm chủ ngữ). Hoặc từ cuốc, khi dùng với tư cách là một danh từ thì mang đặc điểm của từ loại danh từ (vd b) (chỉ sự vật, không kết hợp với phụ từ, làm bổ ngữ) ; khi chuyển loại (vd b’), cuốc mang các đặc điểm của từ loại động từ (chỉ hành động, kết hợp với phụ từ chỉ thời gian đang, làm thành tố chính trong cụm động từ làm vị ngữ). Ở vd c, d và c’, d’ hay vd e và e’ tình hình cũng tương tự, khi dùng với tư cách danh từ (vd c, d), thì ông, cháu mang đặc điểm của từ loại danh từ (chỉ người có quan hệ thân tộc, làm thành tố chính trong cụm danh từ làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ) ; khi dùng với tư cách đại từ (vd c’. d’), thì chúng mang đặc điểm của đại từ xưng hô (để xưng hô, không thể mang thành tố phụ, độc lập làm bổ ngữ…).

Chuyển loại là một hiện tượng ngữ pháp có tính phổ biến. Nếu đã xem cày, cuốc trong đang cày, đang cuốc… là hiện tượng chuyển loại của từ thì không thể gạt nhóm ông, cháu... trong ông ơi, cám ơn cháu... ra khỏi danh sách các trường hợp chuyển loại. Đặc biệt, một thực trạng không thể phủ nhận (như chúng tôi đã nêu ở trên), và không thể không lưu ý là trong thực tế giao tiếp, người Việt xưng - hô bằng DTT (và hô gọi bằng một số danh từ chỉ chức danh) là chủ yếu ; rất ít trường hợp sử dụng đại từ xưng hô chính danh.

Có thể nói rằng không phải ngẫu nhiên mà các tác giả của các giáo trình, sách nghiên cứu, như Giáo trình Việt ngữ, tập 1 (1962) của Hoàng Tuệ, Ngữ pháp tiếng Việt (1983) của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam ; Ngữ pháp tiếng Việt (1975, bằng tiếng Nga) của I.X. Bystrov, Nguyễn Tài Cẩn, N.V. Xtankevich ; Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại (1975) của Nguyễn Tài Cẩn ; Từ loại tiếng Việt (1993) của Lê Biên ; Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa (1998), Tiếng Việt, văn Việt, người Việt (2001)của Cao Xuân Hạo, v.v. đều coi những danh từ chỉ quan hệ thân tộc và chỉ chức vụ, nghề nghiệp được dùng như đại từ xưng hô là “đại từ xưng hô”. Vậy thì, phải chăng khi cho rằng SGK Tiếng Việt 5, tập 1 nhầm lẫn từ xưng hô với đại từ xưng hô, tác giả bài viết Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô chỉ căn cứ vào một hai cuốn từ điển mà chưa quan tâm đến ý kiến của các nhà ngữ pháp đã trình bày trong các cuốn giáo trình và sách nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt ?

Là từ loại được dùng để xưng hô, để hỏi, để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ [12]; đại từ giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập các phát ngôn và rèn luyện tư duy. SGK Tiếng Việt hiện hành bổ sung đại từ vào nội dung dạy học lớp 5 là để thực hiện các mục tiêu “hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi” và “thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy”. Nội dung dạy học về đại từ trong sách Tiếng Việt 5 là những điều rất cơ bản và đơn giản, có tác dụng bồi dưỡng năng lực tư duy và giao tiếp. Có thể thấy điều này qua mục ghi nhớ của bài học, vd :

(1) “Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy”. (Tiếng Việt 5, tập một, tr. 92).

Định nghĩa này dựa vào hai chức năng của đại từ mà HS dễ quan sát là “dùng để xưng hô” và “thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy”.

Chú trọng việc hình thành cho HS kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp, SGK Tiếng Việt 5 ưu tiên chọn nội dung đại từ xưng hô (không chọn đại từ phiếm chỉ, đại từ nghi vấn).

1. Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp : tôi, chúng tôi ; mày, chúng mày ; nó, chúng nó,...

2. Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,...

3. Khi xưng hô, cần chú ý? chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.

(Tiếng Việt 5, tập một, tr. 105)

Mục đích nâng cao năng lực giao tiếp và tư duy càng rõ hơn qua các bài tập thực hành, vd :

1. Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi từ trong đoạn văn sau : (...).

2. Chọn các từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi ô trống (...).

(Tiếng Việt 5, tập một, tr.106)

Nội dung kiến thức trên không chỉ phù hợp với đối tượng mà còn không có gì trái ngược với quan niệm của các nhà ngữ pháp về hiện tượng chuyển loại. Hơn nữa, nếu dạy sử dụng phương tiện xưng hô tiếng Việt mà không dạy trường hợp danh từ thân tộc chuyển loại thì khó có thể gọi là dạy sử dụng tiếng Việt.

TS. Nguyễn Thị Ly Kha
(Bài đã đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 6-2007)

do tham khao di ban a

Bình luận (0)
Hà Đặng Hưũ
17 tháng 4 2018 lúc 19:28

Từ ngữ xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau .

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Kiều My
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
1 tháng 4 2018 lúc 20:02

- Lớp kịch được chia thành hai cảnh:

+ Cảnh 1: Lời thoại của ông Giuốc- đanh và bác phó may.

+ Cảnh sau: Đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ.

- Số lượng nhân vật xuất hiện trong từng cảnh:

+ Cảnh 1: Sân khấu xuất hiện bốn nhân vật: ông Giuốc- đanh, bác phó may, gia nhân, thợ phụ mang lễ phục.

+ Cảnh 2: Ông Giuốc- đanh, thợ phụ, bốn tên thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc lễ phục.

- Không khí kịch càng về sau càng sôi động, đến cuối cảnh thì không khí hài kịch thực sự náo nhiệt.

Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc đanh thể hiện qua đoạn đối thoại với bác phó may:

+ Chuyện về đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với bông hoa ngược.

+ Ông Giuốc- đanh phát hiện ra lỗi trên bộ lễ phục nhưng bác phó may lại lấp liếm chuyện đó: " người quý phái đều mặc như thế này".

+ Vì muốn học làm sang nên ông Giuốc đanh thấy hoàn toàn hợp lý trước ý kiến của bác phó may.

+ Bác phó may xin may hoa xuôi thì bị ông Giuốc đanh từ chối vì sợ làm tuột lỡ cơ hội làm sang.

+ Ông Giuốc đanh phát hiện ra phó may ăn bớt vải nhưng bác thợ phụ hướng đông Giuốc đanh tới bộ lễ phục là ông quên ngay.

+ Bác phó may lại quá tự tin khi mặc đúng cái áo bằng vải ăn bớt của ông Giuốc đanh đến nhà ông.

→ Tham vọng muốn bước chân vào giới thượng lưu, công thêm sự ngu dốt thiếu hiểu biết của ông Giuốc đanh đã đẩy ông tới chỗ bị lừa bịp và trở thành trò cười.

Sang cảnh sau tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc đanh tiếp tục được bộc lộ dần.

+ Thợ phụ gọi Giuốc đanh là ông lớn, đúng lúc ông đang mặc lễ phục say sưa và có cảm giác trở thành quý phái.

+ Thợ phụ liên tục gọi ông Giuốc đanh là "ông lớn", "cụ lớn" đều được thưởng tiền.

+ Tay thợ phụ liên tiếp tung ra những câu nịnh nọt để moi tiền, và y đạt được mục đích của mình.

→ Giấc mộng mù quáng muốn bước chân vào giới thượng lưu lớn hơn cả sự tiếc tiền. Tính học đòi làm sang của ông không gì cản được.

Vở kịch gây cười ở sự mất cân bằng đối xứng giữa hình thức với nội dung, giữa cái biểu hiện bên ngoài với cái bên trong.

+ Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng bất hòa giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang.

+ Hàng loạt chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô, nịnh bợ, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc đanh khi mặc lễ phục.

+ Giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu khi không có kiến thức, hiểu biết liên tục đẩy ông Giuốc đanh trở thành người lố bịch.

→ Mô-li-e tài tình trong việc khắc họa tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi học làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

Bình luận (1)
Thời Sênh
9 tháng 4 2018 lúc 9:22

Câu 1:
Lớp kịch này được chia làm 2 cảnh:
- Ông Giuốc-Đanh và phó may.
- Ông Giuốc-Đanh và thợ phụ.
Cảnh trước trên sân khấu xuất hiện bốn nhân vật (ông Giuốc đanh và một gia nhân, bác phó may và tay thợ phụ mang bộ lễ phục). Cảnh sau xuất hiện thêm bốn tay thợ phụ nữa.
Câu 2:
Cảnh 1: Ông Giuốc-Đanh và bác phó may:
- Hai nhân vật: - Ông Giuốc-Đanh (trưởng giả, ngu dốt nhưng cố tình muốn trở thành tầng lớp quý tộc).
- Bác phó may (láu cá, ăn bớt tiền của Giuốc-Đanh còn ngụy biện, biến báo, ranh mãnh)
- Bộ lễ phục chật, may hoa ngược, bít tất lụa và đôi giày chật.
=> Ông Giuốc-Đanh là người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang.
Câu 3:
=> Ông Giuốc-Đanh vô cùng háo danh, ưa nịnh, khao khát được làm quý tộc. Còn tay thợ phụ thì ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền.
Câu 4:
Sự chênh lệch, mất cân xứng giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và bên ngoài là nguyên tắc cơ bản để nhà văn tạo ra cái hài. Ở lớp kịch này cũng vậy, Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-Đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười,qua đó nhà văn chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội.

Bình luận (0)
TRINH MINH ANH
10 tháng 4 2018 lúc 8:40

Câu hỏi của Huỳnh Trung Nguyêna6 - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến Mình có trả lời ở trong này. Bạn vào tham khảo:)

Bình luận (0)
Tiến Võ
Xem chi tiết
Linh Phương
1 tháng 4 2018 lúc 20:47

Một người nào đó cố gắng để học đòi làm sang điều này đáng phê phán. Vì khi chúng ta cố gắng làm giàu đôi khj nó lại quá lố làm trò cười cho thiên hạ. Những người đòi làm giàu luôn là người không hiểu rộng. Họ cho rằng cứ giàu là có tất cả, coi thường mọi thứ.

Bình luận (0)
lol 1698
2 tháng 4 2018 lúc 20:10

đáng phê phán vì em đéo biết

Bình luận (1)
Trương Minh Thuận
Xem chi tiết
Nguyên Mộng Mơ
10 tháng 4 2018 lúc 18:50

lớp kịch có tính hài hước không mà còn thể hiện ở cử chỉ lố bịch nhố lăng quát danh hảo mà tưởng thật của ông giuốc đanh và còn là cách dàn dựng sân khấu ở cảnh 2

Bình luận (0)
Đặng Hương Giang
Xem chi tiết
Quỳnh Nhi
4 tháng 4 2018 lúc 22:01

a) Trật tự liệt kê được tác giả sắp xếp theo thứ tự trước sau của các khâu trong công tác vận động quần chúng: đầu tiên phải giải thích cho quần chúng hiểu, rồi tuyên truyền để quần chúng hưởng ứng, tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo cho quần chúng làm đúng để rồi cuối cùng tất cả trở thành các hành động yêu nước thiết thực.

b) Trật từ từ của các hoạt động trong đoạn văn này lại được sắp xếp theo trật tự chính – phụ của công việc hàng ngày mà mẹ chú bé Hồng làm. Việc chính là bán bóng đèn được xếp lên trước, việc phụ là bán vàng hương (chỉ vào những phiên chợ chính) được xếp sau.

Bình luận (0)
Vị Vua Nhỏ
8 tháng 4 2018 lúc 15:35

a) Trật tự liệt kê được tác giả sắp xếp theo thứ tự trước sau của các khâu trong công tác vận động quần chúng: đầu tiên phải giải thích cho quần chúng hiểu, rồi tuyên truyền để quần chúng hưởng ứng, tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo cho quần chúng làm đúng để rồi cuối cùng tất cả trở thành các hành động yêu nước thiết thực.

b) Trật từ từ của các hoạt động trong đoạn văn này lại được sắp xếp theo trật tự chính – phụ của công việc hàng ngày mà mẹ chú bé Hồng làm. Việc chính là bán bóng đèn được xếp lên trước, việc phụ là bán vàng hương (chỉ vào những phiên chợ chính) được xếp sau.

Bình luận (0)