Hướng dẫn soạn bài Nước Đại Việt ta - trích

đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
Thảo Phương
23 tháng 3 2018 lúc 21:35

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.



Bình luận (0)
Pé Poon
Xem chi tiết
Le Le Le
Xem chi tiết
Hà Việt Dũng
25 tháng 2 2019 lúc 21:06

So sánh:
Hai bài Nước Đại Việt taSông núi nước Nam đều khẳng định chủ quyền riêng của dân tộc, ngang hàng với các vua Trung Quốc. Nhưng ở bài Nước Đại Việt ta, tác giả có nói thêm văn hiến, phong tục, lịch sử các triều đại.

Bình luận (0)
F.C
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
6 tháng 4 2017 lúc 11:36

Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta – Ngữ văn lớp 8.

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ra đời sau Nam quốc sơn hà mấy trăm năm và quả thực là sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, ý thức về quốc gia dân tộc.

Nam quốc sơn hà tương truyền là bài thơ thần của nhà thơ, vị tướng quân Lý Thường Kiệt. Bài thơ tứ tuyệt này có thể coi là một trong những bài thơ sớm nhất đề cao tinh thần dân tộc. Lúc ấy khái niệm quốc gia, chủ quyền độc lập còn đơn giản chứ chưa được hiểu sâu sắc và toàn diện như sau này. Tuy nhiên khi bài thơ khẳng định:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Thì ý thức dân tộc đã được tiến một bước dài rồi. Thời trung đại, phong kiến Trung Hoa lớn mạnh vô cùng. Người Trung Quốc tự cho rằng họ là tinh hoa của vũ trụ. Chỉ có vua của Trung Hoa mới được xếp vào hạng “đế”, hàng “Thiên tử” có thể thay trời hành đạo. Còn tất cả các nước khác xung quanh chỉ là hàng “man di, mọi rợ” và cùng lắm phong cho vua các nước chư hầu một chữ “vương” thôi. Trong con mắt của phong kiến Trung Hoa, nước ta lúc ấy cũng được coi là một nước chư hầu. Thế nhưng câu thơ trong Nam quốc sơn hờ lại khẳng định vô cùng đanh thép. Nước Nam ta cũng có “hoàng đế” cũng xứng danh “Thiên tử” bởi:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Rành rành định phận ở sách trời)

Chúng ta có lãnh thổ riêng. Ranh giới Bắc – Nam phân định rõ ràng “tại thiên thư”. Và như vậy người Đại Việt có quyền tự hào và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ngàn đời.

Từ Nam quốc sơn hà đến Bình Ngô đại cáo (đoạn trích Nước Đại Việt ta) là một sự phát triển hoàn thiện khái niệm quốc gia dân tộc. Nhà văn Nguyễn Trãi viết:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi lúc này không phải là tranh luận về hai chữ đế, vương, không phải là cái khái niệm mơ hồ về ranh giới lãnh thổ mà là ở truyền thống văn hiến lâu đời. Văn hiến nghĩa là ca ngợi tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần mà chúng ta đã làm được trong lịch sử.

Quốc gia, dân tộc, chủ quyển… của Nguyễn Trãi còn là:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, lý, Trần hao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi hên xưng đế một phương

Chủ quyền dân tộc với tác giả phải là có lãnh thổ rạch ròi, có truyền thống, có phong tục, có những thói quen thẩm mỹ. Nhưng điều nổi bật nhất để khẳng định chủ quyền của quốc gia chính là lịch sử. Lịch sử sẽ là bằng chứng hùng hồn không thể nào chối cãi được. Ớ trong câu văn của Nguyễn Trãi, ta thấy tác giả một lần nữa nhắc đến sự khác biệt đế, vương. So với Nam quốc sơn hà thì ở điểm này, Bình Ngô đại cáo có sự kế thừa. Dân tộc trong quan niệm của nhà văn còn phải có “anh hùng hào kiệt”. Đó mới là những con người tạo ra lịch sử, vừa là những bằng chứng hùng hồn về truyền thống của nước ta.

Có thể nói, ở đoạn trích Nước Đại Việt ta nói riêng và Bình Ngô đại cáo nói chung, có một sự chuyển biến lớn về tư tưởng. Ở đây, cái quan niệm về quốc gia dân tộc hoàn thiện hơn nhiều so với Nam quốc sơn hà. Trên cơ sở những gì đã có, nhà văn Nguyễn Trãi đã kế thừa trọn vẹn Nam quốc sơn hà để rồi từ đó tạo ra bản anh hùng ca bất hủ, bản “tuyên ngôn độc lập thứ hai” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của đồng bào ta.

Bình luận (1)
Bảo Lê Huỳnh Quốc
Xem chi tiết
Huong San
13 tháng 2 2018 lúc 19:53

Nếu phải viết một bài tập làm văn giải thích vì sao con người cần phải sống có trách nhiệm, em sẽ lựa chọn những luận điểm nào dưới đây?

1. Giải thích thế nào là sống có trách nhiệm.

2.Những biểu hiện của lối sống có trách nhiệm.

3. Vì sao cần phải sống có trách nhiệm?

4. Hiện nay con người đã sống có trách nhiệm hay chưa?

5. Sống có trách nhiệm với gia đình là thế nào?

6. Là học sinh, cần nêu cao những trách nhiệm gì?

7.Tác dụng/ lợi ích của lối sống có trách nhiệm.

Bình luận (0)
Bùi Thùy
Xem chi tiết
Ly
28 tháng 2 2018 lúc 21:18

1đ 2đ 3s 4s

Bình luận (0)
Phan Thu An
28 tháng 2 2018 lúc 15:45

1 Đ

2 S

3 Đ

Bình luận (0)
Huỳnh Thúy Quỳnh
1 tháng 3 2018 lúc 18:58

1.Đ

2.Đ

3.S

4.Đ

Bình luận (3)
Hương Trà
Xem chi tiết
nguyen thi vang
12 tháng 2 2018 lúc 22:10

Nhận xét về những chứng cớ : Cho thấy những kẻ trái nhân nghĩa làm điều bạo ngược đã phải gánh chịu thảm hại.

Bình luận (0)
Phạm June
26 tháng 2 2018 lúc 20:21

hashtag ko có tác dụng ở đây đâu bạnhihi

Bình luận (0)
vo le trinh
27 tháng 2 2019 lúc 10:08

Những “chứng cớ còn ghi” được liệt kê trong 6 câu cuối của đoạn trích có giá trị như một bản cáo trạng đanh thép về những thất bại nhục nhã của kẻ thù khi đem quân sang xâm lược nước ta. Hàng loạt tên của giặc được liệt kê: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã liền theo đó là những địa danh lẫy lừng gắn với thất bại thê thảm của giặc và cũng là chiến thắng vang dội của ta: cửa Hàm Tử, sông Bạch Đằng. Nhịp câu thay đổi đột ngột, trở nên ngắn và đanh hơn; các câu lại đối nhau rất chặt “Lưu Cung” - "Triệu Tiết", "tham công” - "thích lớn", "nên thất bại" - "phải tiêu vong", "Cửa Hàm Tử" - "Sông Bạch Đằng", "bắt sống Toa Đô” - "giết tươi Ô Mã",... Những “chứng cớ” lịch sự này được tác giả đưa ra nhằm nhấn mạnh ý: những thế lực phi nghĩa ắt phải tiêu vong, đổng thời khẳng định chiến thắng luôn đứng về phía những người đấu tranh cho chính nghĩa.

Bình luận (0)
Trương Đình
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
12 tháng 3 2018 lúc 18:42

những câu thơ thể hiện chủ quyền độc lập dân tộc:

nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.


Bình luận (1)
Nguyễn Thu Linh
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
10 tháng 3 2018 lúc 16:42

Hai câu thơ đầu : Tư tưởng nhân nghĩa:

- " Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. "

* Điểm cốt lõi:

+ " Yên dân " : Đem lại cho dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an hưởng thái bình. \(\Rightarrow\) Tác giả lấy dân làm mốc.

+ " Trừ bạo " : Diệt trừ kẻ tàn bạo và quân Minh xâm lược.

- Từ ngữ : " cốt ", " trước " : Để thể hiện vấn đề đầu tiên, cốt lõi phải diệt giặc Minh xâm lược để nhân dân được an hưởng hạnh phúc.

\(\rightarrow\) Là nguyên lí, tư tưởng cơ bản, làm nền tảng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.

\(\Rightarrow\) Quan niệm của Nguyễn Trãi: Có sự kế thừa và phát triển tư tưởng của Nho giáo:

- Kế thừa : Thương dân, vì dân.

- Phát triển : Gắn liền với lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

* Nghệ thuật :

- Dùng từ ngữ chuẩn xác, trang trọng, giàu ý nghĩa, cách đặt vấn đề khéo léo.

- Văn chính luận có kết hợp lí lẽ và dẫn chứng thực tiễn.

Chúc pạn hok tốt!!!

Bình luận (0)
Linh Phương
10 tháng 3 2018 lúc 17:52

- Tư tưởng nhân nghĩa đc đặt ra ngay ở phần mở đầu của bài, làm nền tảng để triển khai 3 phần sau của bài cáo:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

- Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa ấy là " yên dân " và " trừ bạo". Yên dân là làm cho dân đc sống yên lành, hạnh phúc trong 1 đấ nước độc lập, hòa bình. Muốn yên dân thì phải trừ bạo.

- Nếu dân yên là mục đích thì trừ bạo là phương thức hành động. Đặt vào thời điểm mà Nguyễn trãi viết " Đại cáo bình Ngô" ta thấy: yên dân là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cũng là lí tưởng cao cả mà suốt đời Nguyễn Trãi theo đuổi ; còn trừ bạo là tiêu diệt quân Minh xâm lược để đem lại hạnh phúc cho người dân Đại Việt, độc lập cho đất nước.

- Tư tưởng này mang ý nghĩa tính cực : hướng về nhân dân, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã diệt trừ xâm lược đem lại thái bình nhân dân.

- Như vậy với Nguyễn Trãi nhân nghĩa không chỉ là 1 khái niệm đạo đức hạn hẹp mà đã đc mở rộng và nâng cao thành 1 lí tưởng xã hội, 1 đường lối chính trị của 1 quốc gia lấy dân làm gốc.

Bình luận (0)
Triệu Tử Dương
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
12 tháng 3 2018 lúc 21:06

a, Bác ơi, có cái bưu điện nào ở gần đây không ạ ?(1)
b, Bác làm ơn chỉ giúp cháu đường đến bưu điện ạ.(2)
c, Bác ơi, bác cho cháu hỏi thăm có bưu điện nào gần khu này không ạ?(3)
d, Đường đến bưu điện đi lối nào hả bác ?(5)
e, Bưu điện ở chỗ nào bác ơi ?(6)
g, Bác ơi, bác chỉ giúp cháu đường đến bưu điện với ạ !(4)

Trong các câu trên câu nên dùng để hỏi đường nhất là câu:

a,Bác ơi, có cái bưu điện nào ở gần đây không ạ ?
b, Bác làm ơn chỉ giúp cháu đường đến bưu điện ạ.
c, Bác ơi, bác cho cháu hỏi thăm có bưu điện nào gần khu này không ạ?

g, Bác ơi, bác chỉ giúp cháu đường đến bưu điện với ạ !

=> Vì các câu trên đều tỏ thái độ lịch sự, lễ phép khi hỏi đường người lớn.

Bình luận (0)