Hướng dẫn soạn bài Nước Đại Việt ta - trích

Anna Peh
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
7 tháng 3 2021 lúc 16:50

Nội dung đoạn trích: tư tưởng nhân nghĩa và chân lí chủ quyền độc lập dân tốc

Bình luận (0)
Hưng Dương Gia
Xem chi tiết
Đạt Trần
7 tháng 2 2021 lúc 22:20

Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.

Bình luận (0)
Tuyết Nga
Xem chi tiết
Minh Hoàng Phạm
15 tháng 5 2018 lúc 20:08

Phương thức biểu đạt: Nghị Luận.

Bình luận (0)
Bảo Lê Huỳnh Quốc
Xem chi tiết
Nhã Doanh
12 tháng 2 2018 lúc 19:39

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.

Bình luận (0)
Trần Như Hiền
26 tháng 2 2018 lúc 10:31

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay

So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.

Bình luận (0)
Đạt Trần
27 tháng 2 2018 lúc 21:14

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.

Loigiaihay.com


Bình luận (0)
Pham thao van
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Ngọc Hoa
13 tháng 5 2016 lúc 17:10

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

 

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.

 

Bình luận (0)
Shizuka
1 tháng 3 2017 lúc 13:17

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.


Bình luận (0)
Trần Dương
24 tháng 3 2017 lúc 18:06

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.
Bình luận (1)
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
31 tháng 3 2018 lúc 16:22

Quan điểm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi đã trở thành một chân lí bất hủ và ngời sáng: chân lí độc lập dân tộc. Chân lí độc lập dân tộc dược ánh sáng tư tưởng nhân nghĩa vì dân, vì nước chiếu rọi đã tạo nên sức mạnh diệu kì:

Bằng những chứng cứ xác thực và hùng hồn, Nguyễn Trãi đã thêm một lần nữa khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc với niềm tự hào cao độ. Theo Nguyễn Trãi, nền độc lập ấy đâu phải tự nhiên vốn có, mà đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ đầy hi sinh; đó là xương máu của bao lớp cha anh đã ngã xuống để xây đắp lên.

Bình luận (0)
F.C
Xem chi tiết
huyền thoại đêm trăng
8 tháng 3 2018 lúc 21:30

Năm 1407, giặc Minh xâm lăng nước ta. Năm 1417, tại núi rừng Lam Sơn, Thanh Hóa, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa xưng là Bình Định Vương. Trải qua mười năm kháng chiến vô cùng gian lao và anh dũng, nhân dân ta quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Mùa xuân năm 1482, thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo Bình Ngô đại cáo.

Bình Ngô đại cáo khẳng định sức mạnh nhân nghĩa, nhân dân Đại Việt căm thù lên án tội ác ghê tởm của quân “cuồng Minh”, ca ngợi những chiến công oanh liệt thuở “bình Ngô”, tuyên bố đất nước Đại Việt bước vào kỉ nguyên mới độc lập, thái bình bền vững muôn thuở.

Tuy ra đời gần sáu trăm năm, nhưng cho đến nay và muôn đời sau nữa, Bình Ngô đại cáo và những tác phẩm khác cũa Nguyễn Trãi mãi mãi đi sâu vào lòng người. Tư tưởng “nhân nghĩa’' trong thơ văn Nguyễn Trãi thâm sâu, ngay khi mở đầu Bình Ngô đại cáo, ông viết:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Việc nhân nghĩa là gì? Nho giáo cho rằng: Nhân nghĩa là quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng đồng. Khái niệm này mang nội hàm rất đẹp, rất tiến bộ và cao cả. Nguyễn Trãi đã khẳng định: Điều chủ yếu của nhân nghĩa là giữ “yên dân”. Vì thương yêu dân, muốn cho dân được yên ổn làm ăn nên phải “trừ bạo” là trừ những kẻ sách nhiễu dân.

Từ quan hệ ứng xử mang tính cá nhân, Nguyễn Trãi đã nâng lên thành lí tưởng xã hội, một nhiệm vụ cụ thể, nói theo Đinh Gia Khánh thì “tư tưởng này không mơ hồ, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước”. Chính vì “nhân nghĩa”, vì thương dân nên Nguyễn Trãi xem những hành động man rợ của quân Minh hành hạ nhân dân ta như đốt lửa thiêu sống, đào hố để chôn sống dân lành vô tội là những việc phi nhân nghĩa, là bạo ngược, do đó chúng ta phải trừng phạt. Như vậy có nghĩa là “việc nhân nghĩa”, hành động nhân nghĩa không phải một cái gì đó trừu tượng, chung chung, mà nó biểu hiện bằng “việc” cụ thể là chống quân xâm lược để giữ yên bờ cõi, tiêu diệt các nguồn phản động chống triều đình để xây dựng xã hội “vua sáng, tôi hiền”. Việc ấy phải được giao phó cho quân đội. Nguyễn Trãi không mơ hồ về sự nghiệp giải phóng dân tộc có thể dùng đường lối thỏa hiệp mềm yếu để chấm dứt can qua, hòa bình muôn thuở, mà phải có sức mạnh của quân sự và sức mạnh của “đại nghĩa”-.

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Lấy nghĩa để thắng hung, lấy nhân thay bạo. Ớ đây trong sự đối đầu lịch sử của cuộc kháng Minh này, kẻ thù là hung tàn và cường bạo:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.

Tội án “trời không dung, đất không tha” ấy của giặc Minh:

“Trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.

Tội ác ấy phải trừng phạt. “Quân điểu phạt trước lo trừ bạo”. Quân ở đây là nhân dân: tập hợp thành đội quân “đại nghĩa - chí nhân” để chống lại quân cường bạo giặc Minh. Vậy là, triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi xét đến cùng là lòng yêu nước thương dân. Đó chính là chủ nghĩa yêu nước. Nó làm nền cho bản hùng ca bất hủ “Cáo bình Ngô”, nó là ánh sáng kì diệu để Nguyễn Trãi nêu lên một quan điển về quyền dân tộc, và do đó ông đã định nghĩa về đất nước khá rõ ràng, hoàn chỉnh, khoa học trong lời mở đầu bài cáo trang trọng, thật đỉnh đạc và tự hào.

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng để một phương”.

Trải qua bao biến động của lịch sử, Nguyễn Trãi lặp lại quyền vương để đầy tinh thần độc lập tự chủ ấy. Nước Đại Việt có cương vực, có lịch sử, có phong tục và nền văn hiến, nghĩa là có nhân nghĩa. Nó không cần và không thể phụ thuộc để tồn tại. Mọi mưu toan muốn biến nó thành quận huyện, thành chư hầu phải chi thảm họa. Lịch sử đâu đã quên:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã".

Thế mà nay bọn giặc Minh “mượn tiếng điếu dân phạt tội, kì thực làm việc tàn bạo, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn xóm làng không được yên ổn”. Nhân nghĩa mà lại thế Lí? Thế đứng của một dân tộc trong nhân nghĩa bằng mọi giá cho quân thù nếm cay đắng mà cha ông chúng ta phải trả giá cho sự tàn bạo “lỗi đạo”, ngạo mạn, xấc xược...

Sức mạnh nhân nghĩa của nhân dân ta “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều” đã làm nên chiến thắng.

“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế

Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong.

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn”.

Những trang nhật kí chiến sự thể hiện một cuộc tấn công đại quy mô mạnh mẽ, hào hùng. Chiến thắng càng gần, thế trận càng trở nên biến hóa kè thù chưa kịp trở tay đối phó thì đã lại:

“Đánh một trận, sạch không kình ngạc

Đánh hai trận, tan tác chim muông”.

Miêu tả cuộc tổng chiến công đại phá quân thù, có lẽ trong lịch sử văn học Việt Nam chưa bao giờ có những trang hào hùng sáng chói như thế. Đội quân làm nên chiến thắng ấy, chính là đội quân đã xác định “vì nhân nghĩa mà chiến đấu, vì an dân mà trừ bạo”.

Nhân nghĩa là sức mạnh để chiến thắng. “Chí nhân, đại nghĩa” là nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo mà dân tộc ta bao đời đeo đuổi để tạo dựng nền văn hiến mang bản chất truyền thống của con người Việt Nam. ở đây, Nguyễn Trãi đã nêu cao chủ nghĩa nhân đạo ấy, gắn nó với nhân nghĩa là chủ nghĩa yêu nước.

Coi trọng con người, quý trọng nhân dân, coi trọng tình hòa hiếu giữa các dân tộc nên chúng ta đã đặt nhân nghĩa lên trên tất cả. Có gì quý hơn sinh mạng con người? “Người, ta là hoa của đất’’ do đó nhân nghĩa sau chiến tranh là tấm lòng, là trí tuệ để giải quyết những hậu quả, cho “bốn phương biển cả thanh bình”... đối với quân giặc đã bị “cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng”, chúng ta đã “chẳng giết hại” mà cho chúng “đường hiếu sinh”. Chúng ta có cái thế để “xử tội ác chiến tranh, có đủ sức để trừng phạt, nhưng nhân nghĩa không cho phép chúng ta làm điều đó khi bọn giặc đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng”. Chúng ta tha tội cho chúng để chấm dứt can qua trong tương lai, để được “an dân” không phải chỉ ngày một ngày hai mà mãi mãi dân ta được “nghỉ sức” trong thanh bình:

Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới”.

Nghĩa là triết lí nhân nghĩa, hành động nhân nghĩa của chúng ta đã toàn thắng. Ta đã đạt mục đích, không cần phải xử sự như những kẻ cuồng sát không nhân nghĩa.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện ngay cả khi cổ vũ nhân dân ta tiêu diệt giặc, nhưng lại rất thông cảm với nhân dân và binh sĩ Trung Quốc bị tàn hại bởi chiến tranh. Nguyễn Trãi từng vạch tội tướng giặc với nhân dân Trung Quốc: chúng lại muốn cùng bỉnh độc vũ, khiến nhân dân vô tội liền năm phải thiệt mạng ở chốn gươm đao, những kẻ lưu li phải nát gan ở nơi chốn đồng cỏ” (Bài 28 - Quân Trung từ mệnh tập).

Bình Ngô đại cáo xét về mặt tư tưởng là tác phẩm nổi bật về chủ nghĩa nhân đạo, chứng minh hùng hồn cho cuộc chiến thắng của nhân dân ta chống giặc Minh. Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi tiềm ẩn như mỏ quặng quý mà ta phải khai thác đào sâu, nhưng nổi lên bề mặt lộ thiên của nó chính là chủ nghĩa yêu nước, là tình cảm thương dân. Vì yêu nước thương dân mà Nguyễn Trãi có tư tưởng tiến bộ về bản chất và mục đích của đội quân nhân nghĩa, về Tổ quốc và ước vọng “bốn phương biển cả thanh bình”. Vì yêu thương nhân dân trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi tố cáo tội ác quân Minh đanh thép như thế, miêu tả những trang hào hùng của quân dân ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Bình Ngô đại cáo trở thành một tác phẩm còn lại mãi với thời gian.

Đã sáu trăm năm trôi qua, Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc và là nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng chính trị, thực sự sống mãi trong lòng dân tộc khi các thế hệ con cháu mang tư tưởng nhân nghĩa của Người đã làm nên bao kì tích, bao chiến thắng lẫy lừng, như trong chiến tranh chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa ấy mà đối xử nhân đạo với những phi công Mỹ ngụy. Họ đã đem bom đạn đến giết hại nhân dân ta trên mọi miền đất nước, tàn phá đất nước ta, gây bao đau thương tang tóc cho nhân dân ta. Vậy mà khi bắt sống những kẻ ấy, ta vẫn đối xử nhân đạo và sau ngày toàn thắng 30-4-1975 trao trả lại cho Mỹ. Phải chăng đó là được nguồn từ tư tưởng Nguyễn Trãi.

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lẩy chí nhân để thay cường bạo”.

Bình Ngô đại cáo vừa là một bản tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh vừa là lời tuyên ngôn độc lập, hòa bình. Đồng thời là áng “thiên cổ hùng văn" khẳng định sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt.

Bình luận (0)
Kim HUy
Xem chi tiết
Shizuka
1 tháng 3 2017 lúc 13:22

Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu

Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trong bước đường hoạt động cách mạng đang bị địch bắt giam tại lao Thừa Phủ - Huế. Bài thơ phản ánh tâm trạng ngột ngại của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh: Tâm trạng ấy càng trở nôn hức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài. Đặc biệt giữa không gian tự do ấy bỗng vang ngân tiếng chim tu hú gọi bầy. Với âm thanh da diết đó, nỗi ngột ngạt, u uất còn dồn nén và biến thành niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm hãm nổi:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Mở đầu bài thơ, với tựa đề Khi con tu hú, tác giả muốn khẳng định đây là một thứ âm thanh mở ra mạch cảm xúc của toàn bài thơ. Tác động của âm thanh này đặt vào tâm cảnh của nhà thơ càng trở nên tha thiết và thôi thúc hướng đến tự do.

Ta biết rằng, người thanh niên cộng sản Tố Hữu dù bị tù đày, ưa tấn nhưng không nản chí sờn lòng. Nhà thơ đã xác định:

Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu

Dấn thân vô là phải chịu tù đày

(Trăng trối)

Trở lại câu thơ mở đầu của bài thơ: “Khi con tu hú gọi bầy”. Đó là cái thời điểm thiết tha và thiếu thốn khi nghe con tu hú gọi bầy, tiếng gọi trở về với bạn bè, đồng đội. Tiếng chim gọi bầy càng tăng thêm nỗi cô đơn của nhà thơ giữa bốn bức tường lạnh lẽo. Tố Hữu bị bắt giam giữa lúc nhiệt tình cách mạng của tuổi thanh xuân đang sục sôi, muốn đem tất cả nhiệt huyết để cống hiến cho cách mạng.

Tiếng chim tu hú gọi bầy đã thức dậy một nỗi nhớ sâu xa trong Tố Hữu. Trong thế giới tăm tối của ngục tù nhà thơ đã huy động nhiều giác quan để hình dung, tưởng tượng đồng quê thân thuộc ngoài kia:

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve vang

Bắp rây văng hạt đầy sán nắng đào.

Một bức tranh đựơc “vẽ" trong tâm tưởng bằng nỗi nhớ da diết. Nhịp sống của đồng quê thật rộn rã và tràn đầy sức sống. “Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần”, sự vật đang vận động tiến dần đến sự hoàn thiện, hoàn mĩ (đương chín, ngọt dần). Một mùa hè đã báo hiệu, một mùa hè với những cảnh vật, âm thanh, màu sắc, ánh nắng quen thuộc. Phải là một người tha thiết yêu cuộc sông, gắn bó máu thịt với quê hương mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế!

Trí tưởng tượng của nhà thơ được chắp cánh đến với bầu trời khoáng đạt:

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều xáo lộn nhào từng không.

Cũng là bầu trời xanh thân thiết của tuổi thơ với “đôi con diều sáo lộn nhào từng không”. Giữa khoảng trời bao la, cao, rộng vài con sáo nhào lộn như nét chấm nhỏ nhoi giữa cái mênh mông của đất trời. Hình ảnh con diều sáo lộn nhào giữa từng không cũng là niềm khát vọng được tự do của người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm.

Niềm khái khao đó bị dồn nén lúc này đây đã bùng lên mãnh liệt:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nổi khát khao hành động: “muốn đạp lan phòng”.

Bài thơ có 10 câu, câu mở đầu và câu kết thúc là tiếng kêu của con tu hú. Âm hưởng tiếng kêu xuyên suốt toàn bài, tiếng kêu liên hồi, khắc khoải và da diết. Tiếng kêu vang vào thế giới chật chội, tăm tối của nhà lao và tâm trạng nhà thơ trở nên bực bội, ngột ngạt, đến nỗi phải kêu lên:

Ngột làm sao, chết uất thôi.

Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứkêu”, kêu hoài, kêu mãi...

Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng.


Bình luận (0)
Huyy Nguyễn
5 tháng 5 2016 lúc 19:35

thì bạn lên mạng mà xem cho nó nhanh !!!!1lolang

Bình luận (1)
Kanhh.anhie
18 tháng 2 2021 lúc 20:46

BÀI NÀY MÌNH KHAM KHẢO TRÊN MẠNG :

Khi con tu hú” là bài thơ Tố Hữu làm khi ông bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) năm 1939. Trong khoảng thời gian bị bắt giam từ tháng 4/1939 cho đến tháng 3/1942, Tố Hữu đã làm rất nhiều thơ in trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. Đây là một bài thơ nói lên cảm giác mất tự do, ngột ngạt của nhà cách mạng trẻ tuổi. Bài thơ gồm hai phần. Phần đầu (sáu dòng) nói về niềm khao khát tự do. Phần hai (bốn dòng) thể hiện khát vọng hành động, tháo cũi sổ lồng.   

    Ý thơ bắt đầu từ tiếng chim tu hú, như nhan đề bài thơ đã nêu lên: Khi con tu hú. Đó là tu hú kêu, tiếng kêu vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Người bị giam trong tù, khép kín giữa bốn bức tường kín mít. Chỉ còn có âm thanh là mối liên hệ với bên ngoài: chỉ có tiếng chim, tiếng chuông, tiếng bước chân, tiếng rao đêm... là báo hiệu cuộc sống bên ngoài. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do. Cả bài thơ xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó.

    Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Chẳng hạn khi nghe một giai điệu bài hát, người ta dễ dàng liên tưởng tới cái thời gian và không gian mà người ta say mê với bài hát ấy. Cũng vậy, khi tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên làm hiện ra trong tâm trí tác giả một thế giới đồng nội thân thuộc:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

   Khung cảnh và chi tiết đúng là của đồng nội vào vụ tháng năm, tháng sáu: lúa chín, trái chín, tiếng ve, ngô vàng, nắng tươi, trời cao, sáo diều bay lượn. Nhà thơ chứng tỏ một tâm hồn thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Nhưng hồn thơ còn chứa đựng một điều kì diệu. Ấy là sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền. Tiếng chim gọi bầy, gọi lúa đang chín và trái cây đang ngọt dần, biết bao là hương vị. Rồi thì bóng râm và dậy tiếng ve ngân — một vầng âm thanh xao xuyến ngập tràn thính giác. Bắp vàng và nắng đào đầy sân gợi lên ánh sáng chan hòa và màu sắc rực rỡ. Cuối cùng âm thanh gợi ra một không gian cao rộng tự do:

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

   Đây là đỉnh điểm của sự tưởng tượng. Tâm hồn nhà thơ như cũng đang bay lượn, nhào lộn trong không gian cao rộng ấy. Khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Đây chỉ có thể là tấm ảnh mở ra trong một tiếng chim:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

    Nhà thơ thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới. Mùa hè của tự do, của nồng nàn, của đam mê. Tiếng kêu của chim tu hú đến đây trở thành tiếng gọi của tự do. 

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

    Hai câu kết đã thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng, đến đỉnh điểm. Sự tương phản của cảnh trời tự do và nhà tù giam hãm đã thôi thúc thêm niềm uất hận, muốn phá tan nhà tù. Con chim cứ kêu nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi, nghĩa là ý chí vượt ngục luôn luôn thường trực. Bài thơ kết thúc với một sự nung nấu ý chí hành động, một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay. Điều thú vị là Tố Hữu đã kết thúc chuỗi ngày tù ngục của mình bằng hành động vượt ngục. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay.

    Từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ Khi con tu hú, ta thấy Tố Hữu làm thơ rất thành thực, thơ đốt lên tự đáy lòng, không chút màu mè, kiểu cách, tỉa tót. Thơ ông truyền cảm bằng thứ tình cảm chân thật của chính mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
My Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Võ Lam Thuyên
11 tháng 4 2017 lúc 10:51

Mỗi khi nhắc đến Nguyễn Trãi, chúng ta lại nhớ đến Bình Ngô đại cáo. Đó là áng thiên cổ hùng văn đời đời bất diệt. Qua tác phẩm bất hủ ấy, độc giả ta đã tìm ra được ở vị quân sư tài ba Nguyễn Trãi một tư tưởng nhân nghĩa cao cả. Điều đó thể hiện rõ nét qua phần mở đầu của bài cáo:

Việc nhân nghĩa cốt ờ yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Những tư tưởng, quan niệm cao đẹp đó có ý nghĩa và có tác dụng gì đến chúng ta hôm nay?

Chỉ vỏn vẹn là hai câu thơ, nhưng lời nói của Nguyễn Trãi có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Là một người quân tử, là đấng trượng phu trong xã hội phải biết thương người, trọng người, lo việc yên dân.

Con người ấy phải làm tất cả để người dân được sống yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Đó là lòng nhân nghĩa từ xưa đến nay. Vì thương xót dân mà Nguyễn Trãi hết lòng giúp thống soái của mình diệt trừ kẻ bạo tàn, quân xâm lược, những kẻ đã gây đau thương lầm than cho nhân dân ta. Đó chính là điếu phạt, trừ bạo.

Hai câu thơ đã thể hiện một tư tưởng tiến bộ, tích cực, phù hợp với đạo lí chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Bởi vì xưa kia sách thánh hiền có dạy năm điều: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín để người quân tử học tập và rèn luyện. Trong đó nhân, nghĩa là hai việc đứng đầu làm gốc, làm nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Nhưng ở đây, Nguyễn Trãi không phải chỉ ảnh hưởng của Nho giáo mà ông còn biết tiếp thu truyền thống của dân tộc và cải tiến theo yêu cầu của xã hội. Đây quả là một tư tưởng mới, tư tưởng nhân nghĩa gắn chặt với lòng yêu nước thương dân như Phạm Văn Đồng đã nói: Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước, thương dân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân. Con người quân tử ấy đã luôn luôn đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết. Nguyễn Trãi đã hiểu rõ rằng: sức mạnh của toàn dân là sức mạnh vô biên, sự đoàn kết của toàn dân là động lực thúc đẩy mọi việc nhanh chóng thành công tốt đẹp, dễ dàng. Ông từng quan niệm: Làm lật thuyền mới thấy sức mạnh của dân như nước. Thật là chí tình, chí nghĩa! Trong thư trả lời cho Phương Chính, một tên giặc tàn bạo độc ác, Nguyễn Trãi cũng đã viết: Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm cành. Rõ ràng Nguyễn Trãi rất coi trọng việc nghĩa nhân. Ngoài ra, đó còn là một sức mạnh để thắng hung tàn, cường bạo đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Trong bản tuyên ngôn Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi cũng đã nói:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chỉ nhân để thay cường bạo

Quan niệm ấy vô cùng đẹp đẽ. Đối với những kẻ hung tàn, ta đem đại nghĩa mà đôi phó và lấy chí nhân để đương đầu với cường bạo ác nhân. Phải chăng, cái nhân, cái nghĩa là động lực mạnh mẽ để đánh bại quân cướp nước xâm lăng? Chính tư tưởng, quan niệm cao đẹp ấy đã ăn sâu vào tim, nên suốt cuộc đời mình Nguyễn Trãi đã hi sinh tất cả vì dân vì nước, trở thành một quân sư tài giỏi giúp Lê Lợi mang chiến thắng vẻ vang trong từng cuộc chiến và cùng nhau Kinh bang hoa quốc đúng như Nguyễn Mộng Tuân đã từng ca ngợi :
Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền

Lời nhận xét trên thật là đúng đắn. Từ xưa đến nay, đã mấy ai được như ông? Nguyễn Trãi quả là một vị anh hùng suốt đời sáng chói vẻ vang: ức Trai tâm thượng quang khuê tảo. Đó là lời của Lê Thánh Tông đã đáng giá về Nguyễn Trãi: lòng dạ ức Trai sáng tựa sao khuê. Sáng đến đường nào? Và sáng ra sao? Phải chăng cái đẹp, cái sáng chói ấy xuất phát từ con tim, từ suy nghĩ hành động của ức Trai?

Thế nhưng trong lịch sử nước nhà, đâu hẳn người lãnh đạo nào cũng có được những hành động như thế? Nhà Hồ cũng như nhà Nguyễn đã không biết sử dụng tư tưởng nhân nghĩa, không biết dựa vào dân, đoàn kết toàn dân để rồi phải chuốc lấy những thất bại ê chề nhục nhã. Những điều ấy là bài học xương máu, là sự thật đau lòng mà các thế hệ sau cần tránh khỏi. Và càng lúc ta càng thấy Nguyễn Trãi như sáng chói hơn, cao đẹp hơn. Là một người vốn căm ghét bạo tàn, song Nguyễn Trãi luôn thể hiện ý chí hòa bình, thông cảm với nỗi khổ của nhân dân hai nước Việt Nam cũng như Trung Quốc. Bởi vì ông hiểu rằng, những con người sang xâm lược Việt Nam cũng chỉ là nạn nhân thôi. Vì vậy, Nguyễn Trãi đã mở lượng bao dung với kẻ thù khi chúng đầu hàng:

Thần vũ chẳng giết hại
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh…

Điều này đã làm cho quân giặc vừa hàng vừa run sợ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Nguyễn Trãi vẫn thể hiện tình đồng loại, tình người một cách cao cả, anh hùng. Với tư tưởng ấy Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi lãnh đạo nhân dân vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ để giành độc lập tự do cho Tổ quốc, đem lại cuộc sống thái bình cho muôn dân. Đó là tư tưởng rất tiến bộ, thể hiện cái nhìn sâu rộng tấm lòng nhân ái của vị anh hùng Nguyễn Trãi.

Phát huy truyền thống tốt dẹp của dân tộc, Đảng và Bác của chúng ta đã xây dựng nên những quan niệm mới giống như cha ông ngày xưa. Bác Hồ thường nói: Quân với dân như cả với nước. Thế đấy! Thế hệ sau đã kế thừa và tiếp tục phát triển những điều mà cha anh đã tạo dựng nên. Đảng và Bác đã lãnh đạo nhân dân, yêu thương nhân dân, đoàn kết nhân dân, cùng nhau siết chặt vòng tay thân ái. Phải chăng tất cả những điều ấy là thứ vũ khí lợi hại, là những sức mạnh vô biên giúp quân và dân ta tạo nên những chiến công vang dội. Những chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chiến thắng mùa Xuân 1975 là kết quả tốt đẹp của tình đoàn kết, lòng nghĩa nhân. Rõ ràng tư tưởng ấy của Nguyễn Trãi đã lưu truyền và được kế thừa đến muôn đời.

Nói tóm lại, hai câu thơ của Nguyễn Trãi thật tuyệt vời và sống mãi trong trí nhớ, tình cảm của người Việt Nam ta. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, tư tưởng nhân nghĩa, lấy dân làm gốc của Nguyễn Trãi vẫn có giá trị, tác dụng mạnh mẽ và vô cùng cần thiết. Chính vì thế, Nguyễn Trãi vẫn luôn tồn tại trong lòng mọi người với tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời ấy!

Bình luận (0)
Trần Võ Lam Thuyên
11 tháng 4 2017 lúc 10:52

Năm 1428. đất nước ta sạch bóng quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi thay lời nhà vua để viết nên Bình Ngô đại cáo đọc trong lễ tuyên bố kết thúc chiến tranh, nước Đại Việt từ nay bước sang giai đoạn bốn phương biển cả thái bình.

Điều làm nên giá trị nội dung bất hủ của tác phẩm chính là tư tưởng nhân nghĩa truyền thống đã được Nguyễn Trãi đúc kết như một chân lí ngay trong hai câu mở đầu.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Tư tưởng ẩy, chân lí ấy là nền tảng của mọi suy nghĩ, hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương Bắc. Hơn ai hết, Nguyễn Trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc (dân vi bản), ý dân là ý Trời. Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muôn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh.

Từ triết lí nhân nghĩa thủy chung, Nguyễn Trãi đã cụ thế hóa nó một cách rõ ràng và dễ hiểu. Yên dân là mọi đường chính sách của triều đình phải phù hợp với ý nguyện của dân, không ngoài việc làm cho dân được sống trong cảnh thanh bình, ấm no, hạnh phúc: để cho chốn hang cùng ngõ vắng không còn tiếng hờn khóc, oán sầu.

Muốn cho nhân dân có được cuộc sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo, có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành. Yên dân, trừ bạo là hai vế có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hoàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.

Khi Lê Lợi phất cao cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Minh thì tư tưởng nhân nghĩa đã được biến thành hành động cụ thể và thiết thực là đánh đuổi giặc thù ra khỏi bờ cõi để cứu dân khỏi cơn binh đao, tang tóc. Ông viện dẫn chứng cứ lịch sử để khẳng định rằng những kẻ cố tình đi ngược lại đạo lí nhân nghĩa cuối cùng đều chuốc lấy tai họa:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Gần mười năm qua, quân cuồng Minh đáng khinh bỉ và ghê tởm đã gây ra biết bao tội ác trời không dung, đất không tha trên đất nước này:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kế,

Gây binh, kết oán, trải hai mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi...

Có nghĩa là chúng đã ngạo ngược xúc phạm đến đạo lí nhân nghĩa của đất trời và lòng người. Tội ác của chúng tất sẽ bị trừng trị đích đáng và đương nhiên là chúng tự chuốc lấy thảm họa vào thân.

Trước những tội ác chồng chất của giặc như vậy, chúng ta chỉ có một con đường là đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để trừ bạo, yên dân. Xót xa cho cảnh nước mất nhà tan, Lê Lợi - người anh hùng áo vải đất Lam Sơn đã phất cờ khởi nghĩa:

Trời thử lòng trao cho mệnh lớn,

Ta gắng chí khắc phục gian nan.

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.

Sức manh của cuộc kháng chiến chống quân Minh được nhân lên gấp bội bởi tính chất chính nghĩa và mục đích cao cả của nó: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhăn để thay cường bạo. Tinh thần đoàn kêt son sắt tạo ra những chiến lược, chiến thuật thần kì: lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động tiến công như vũ bão, giáng trả quân thù những đòn sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, lập nên chiến công hiển hách:

Sĩ khí đã hăng, Quân thanh càng mạnh

Thừa thẳng ruổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,

Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về...

Quân thù bị đẩy vào tình thế khôn đốn, cùng đường:

Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm

Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm...

Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt...

Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp...

Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giúp ra hàng

Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng.

Liệt kê những chiến công vang dội liên tiếp của quân dân ta cũng như tô đậm tư thế đê hèn của quân xâm lược lúc thảm bại bằng giọng văn hào hùng sảng khoái, Nguyễn Trãi vẫn nhằm mục đích khẳng định hùng hồn sức mạnh vô địch của tư tưởng nhân nghĩa và truyền thống nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc Việt. Thực tế đã chứng minh điều đó bằng thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

Kết thúc bài cáo là khúc khải hoàn ca của tư tưởng Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo. Một lần nữa, dân tộc Việt :.ngẩng cao đầu chiến thắng, rộng lòng tha chết cho những kẻ bạo nghịch đã : quỳ gối đầu hàng: Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu linh. Lại chu cấp cho chúng nào thuyền, nào ngựa để trở về cố quốc. Cái uy, cái dũng, cái nhân trong đạo lí truyền thống nhân nghĩa Việt Nam một lần nữa khiến kẻ thù khiếp sợ, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.

Lời tuyên cáo của vua Lê vẫn vang mãi ngàn năm trên đất nước này:

Xã tắc từ đây vững bền,

Giang sơn từ đây đổi mới.

Kiều khôn bĩ rồi lại thái.

Nhật nguyệt hối rồi lại minh.

Muôn thuở nền thái bình vững chắc,

Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.

Âu cũng nhờ trời đẩt tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đã mới được như vậy

Than ôi.

Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm,

Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn.

Xa gần bá cáo,

Ai nấy đều hay.

Chiến công oanh liệt của cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại chống quân xâm lược nhà Minh đã tô đậm thêm lịch sử vẻ vang của dân tộc và cũng là dẫn chứng hùng hồn chứng minh cho sức mạnh vô biên của tư tưởng nhân nghĩa Việt Nam.

Với ngòi bút chính luận sắc sảo tuyệt vời cùng tài năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, hình ảnh sinh động, giàu sức biểu cảm. Nguyễn Trãi đã viết nên một áng thiên cổ hùng văn có một không hai trong lịch sử văn học nước nhà. Thông qua bài Bình Ngô đại cáo. Nguyễn Trãi khẳng định chắc chắn rằng tư tưởng nhân nghĩa chính là cội nguồn hiển hách trong lịch sử giữ nước suốt mấy ngàn năm.


Bình luận (0)
Trần Võ Lam Thuyên
11 tháng 4 2017 lúc 10:54

Năm 1407, giặc Minh kéo sang xâm lược nước ta. Chúng đã “gây binh kết oán trải hai mươi năm – Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” gây nên bao tội ác, bao thảm họa cho đất nước ta, nhân dân ta:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”

Năm 1814, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại rừng núi Lam Sơn – Thanh Hóa. Sau 10 năm chiến đấu gian lao và anh dũng, quân ta đã quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi, giành lại độc lập, tự do cho đất nước và dân tộc.

Đầu xuân năm 1428, Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi viết bài “Bình Ngô đại cáo", tổng kết những chiến công oanh liệt trong 10 năm kháng chiến và tuyên bốĐại Việt bước sang một kỉ nguyên mới “Muôn thuở nền thái bình vững chắc”.

Phần đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến rực rỡ lâu đời của Đại Việt.

Nhân nghĩa là mục tiêu chiến đấu của nhân dân ta:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Yên dân, điếu phạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều hướng về con người, về nhân dân đang bị áp bức lầm than. Thương dân, đánh kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt lũ tham tàn, bạo ngược (trừ bạo), cứu nhân dân thoát khỏi chết chóc đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân nghĩa. Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng vô cùng cao đẹp: đánh giặc để cứu nước, cứu dân, vì độc lập của đất nước, vì tự do, hạnh phúc, hòa bình của nhân dân. Việc nhân nghĩa nên rất chính nghĩa. Nhân nghĩa là sức mạnh vô địch để chiến thắng quân “cuồng Minh”.

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Nhân dân ta giàu nhân nghĩa nên lấy nhân nghĩa để xây dựng và phát triển nền văn hiến lâu đời, rực rỡ của Việt Nam. Nếu ở “Nam quốc sơn hà”, Lí Thường Kiệt chỉ mới nói đến sông núi nước Nam là nơi “Nam đế cư”, lãnh thổ thiêng liêng ấy đã được “định phận rõ ràng ở sách Trời”, thì ở “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đứng trên đỉnh cao thời đại “Bình Ngô” đã có một cái nhìn mới sâu sắc và toàn diện về đất nước, nhân dân Đại Việt:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền vănhiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Nước Đại Việt đâu phải “man đi mọi rợ” mà rất đáng tự hào.

1. Có nền văn hiến đã lâu.

2. Có lãnh thể, núi sông, bờ cõi.

3. Có thuần phong mĩ tục.

4. Có nền độc lập trải qua nhiều triều đại “xưng đếmột phương”.

5. Có nhân tài hào kiệt.

Năm yếu tốấy hợp thành đã tạo nên tầm vóc Đại Việt, sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược bành trướng của Thiên Triều, lập nên bao chiến công chói lọi.

“Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã".

Giọng văn đĩnh đạc hào hùng. Lí lẽ sắc bén, đanh thép và lối diễn đạt sóng đôi, cân xứng của những câu văn biền ngẫu đã khẳng định và ngợi ca tầm vóc lịch sử lớn lao của Đại Việt, biểu lộ một ý chí, tự cường dân tộc cao độ.

Phần mở đầu đã góp phần thể hiện tuyệt đẹp giá trị tư tưởng và nghệ thuật của “Bình Ngô đại cáo”, bản Tuyên ngôn Độc lập, áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc.

Bình luận (0)
Hương Trà
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Nguyệt
11 tháng 2 2018 lúc 20:58

Phân tích ý nghĩa và hình thức biểu đạt của 2 câu: " Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập- Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương

BL

-Ý nghĩa: khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc,các triều đại nước ta dựng nước và giữ nước từ bao ngàn đời nay,tồn trại song hành cùng các triều đại khác của trung quốc

-Hình thức : thể hiên các triều đại của nước ta sánh ngang hàng với những triều đại của Trung Quốc,k hề kém kém cạnh.

Bình luận (2)