Hướng dẫn soạn bài Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu

Thủy Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết
Miko
17 tháng 3 2017 lúc 15:10

1. Đi cho biết đó biết đây - Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn

2. làm trai cho đáng nên trai - Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng

3. Đi một buổi chợ, học một mớ khôn

4. Ở nhà nhất mẹ nhì con

Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta

Bình luận (0)
Anh Ngoc
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
11 tháng 3 2018 lúc 13:18

Trong văn học, có những trường hợp rất đặc biệt, sự ra đời và hình thành của tác phẩm vượt ra ngoài sự kiểm soát của bản thân nhà văn để cho hiện hữu những tác phẩm độc đáo, đặc sắc.

Truyện ngắn “Những trò lố hay la Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc cũng nằm trong số đó. Nhận xét về tác phẩm này, có ý kiến cho rằng: “Tác giả không định dựng cuộc gặp gỡ này thành một cảnh hài kịch. Nhưng nghệ thuật biếm họa đã dược áp dụng rộng rãi theo yêu cầu của cái nhìn sân khấu”. Và một trong những yếu tố làm nên đặc sắc cho truyện ngắn này chính là nghệ thuật biếm họa độc đáo.

Nhân vật chính của tác phẩm này là hai nhân vật rất nổi tiếng mà tiêu đề văn bản đã nêu đích danh: Va-ren và Phan Bội Châu. Họ là ai ?Phan Bội Châu lã người rất có tài văn chương, đồng thời là nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Ông từng phát động phong trào Đông Du kêu gọi thanh niên tiến bộ phát huy tinh thần yêu nước, ra nước ngoài học hỏi để trở về canh tân, đổi mới đất nước.

Nhưng phong trào Đông Du thất bại rồi sau đó từ năm 10l3 đến năm 1916, ông bị chính quyền Quảng Châu bắt giam. Sau khi được tha, ông lại bị thực dân Pháp bắt cóc đưa về nước. Trước sức ép của công luận Việt Nam và quốc tế, thực dân Pháp ban đầu định thủ tiêu ông nhưng sau đành dưa ra xét xử công khai va kết án tù chung thân.
Va ren là Toàn quyền Đông Dương, khi sang Việt Nam đã ra lệnh ân xá Phan Bội Châu (thực chất là để lấy lòng dân chúng), sau khi mua chuộc, dụ dỗ ông không được, chúng lại đưa ông về giam lỏng ở Bến Ngự - Huế.

Nguyễn Ái Quốc viết truyện ngắn Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu để vạch trần âm mưu thâm độc của thực dân Pháp và nhằm cổ vũ khích lệ tinh thần yêu nước, khẳng định vị thế cao cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu.

Tác phẩm ra đời khi khi Va-ren còn chưa sang Việt Nam, bởi thế, cuộc gặp gỡ giữa Toàn quyền Đông Dương và người chí sĩ cách mạng được miêu tà trong truyện chỉ là chi tiết hư cấu. Và cũng bởi thế, việc xây dựng chân dung Va-ren - một gã phản bội méo mó, ti tiện - là hoàn toàn đưa vào nghệ thuật biếm họa

Với ngòi bút châm biếm sắc sảo, trí tưởng tượng dồi dào, tác giá đã tái hiện cuộc gặp gỡ của Va-ren một kẻ phản bội nhục nhã với một vị anh hùng kiệt xuất, tất cả đều được hiện lên chân thực và sinh động.

Nổi bật trong tác phẩm là chân dung nhân vật Va-ren. Nguyễn Ái Quốc có cách xây dựng nhân vật khá độc đáo Mặc dù không xuất hiện trực tiếp với dung mạo, cử chỉ và hành động cụ thể, Va-ren xuất hiện gián tiếp qua "cuộc công cán" với lời hứa nửa chính thức . Dọc theo cuộc hành trình cao cả ấy, chân dung của y dần được lộ rõ. Tác giả đã tưởng tượng ra cảnh Va- ren được đón tiếp tại Sài Gòn. Thái độ của chính quyền bản xứ đối với Va- ren được miêu tả bằng những từ như quấn quýt lấy, lôi kéo đi, ru vỗ, ấp ủ trong mớ bòng bong của những buổi chiêu đãi, những cuộc tiếp rước, những lời chúc tụng. Dân chúng bị lừa đi đón rước dưới ngọn roi gân bò và tiếng quát tháo của viên đội xếp Tây. Họ đi xem quan Toàn quyền như đi xem hát tuồng và bình phẩm về mũ, áo, ủng cùng tướng mạo kỳ quái bất lương của ngài. Không ai tỏ ra tôn trọng ngài:

- Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - ngài hiện lên như một loài động vật!

Ồ, cái áo dài đẹp chửa! - ngài chăng khác nào một mụ già chải chuốt.

Ngài sắp diễn thuyết đấy!- hắn chỉ toàn ba hoa, khoác lác thôi.

- Bắp chân ngài bọc ủng! - hắn chi quen đá đấm và dùng vũ lực với người khác.

- Rậm râu, sâu mắt! - đó là một kẻ nham hiểm và độc ác.

Tác giả đã miêu tả kỹ hai cuộc đón rước tiệc tùng của ngài ở Sài Gòn và Huế, kết thúc mỗi cảnh đều có câu trong khi đó Phan Bội Châu vẫn nằm tù. Tác giả đã mỉa mai sự quan tâm của Va-ren, chế giễu lời hứa nửa chính thức của y. Thực chất y không thực hiện lời hứa "chăm sóc" cụ Phan Bội Châu mà chỉ để ý đến bản thân mình, thích thú với những trò hề của mình, khoái chí trước sự ru vỗ, ấp ủ của bè lũ tay sai xu nịnh. Mọi lời hứa của viên quan Toàn quyền vụt biến mất.

Cuối cùng khi tới Hà Nội, phải đối mặt với Phan Bội Châu, Va-ren cũng phải "bắt đầu" nhiệm vụ dụ hàng của mình. Mọi lời Va-ren với Phan Bội Châu đều nhằm mua chuộc và dụ dỗ. Va-ren đã đưa ra một bản thuyết minh khá công phu không chỉ có lí lẽ mà còn có cả dẫn chứng, không chi có dẫn chứng "ta" mà còn có cả dẫn chứng "Tây". Nào là chuyện của Nguyễn Bá Trác rồi đến chuyện các chiến hữu Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng, A-ri-xtít... Nhưng Va-ren càng nói thì bản chất của kẻ phản bội gian trá càng hiện ra rõ hơn.

Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu là cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa hai bờ chiến tuyến. Hai người khác nhau hoàn toàn về vị thế: Va-ren gian trá, lố bịch đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên cường bất khuất, là người anh hùng được cả dân tộc tôn vinh. Cuộc gặp gỡ chất chứa những mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt. Trong cuộc đối thoại đó, chỉ có lời của Va-ren. Cuộc đối thoại đó trở thành lời độc thoại Va-ren sửng sốt vì y tưởng có thể thuyết phục được Phan Bội Châu bằng những lời lẽ khôn ngoan sắc sảo của mình. Nhưng không, y hoàn toàn thất bại. Y càng sửng sốt hơn vì nhận ra người đối thoại cao sừng sững, uy nghi và đầy khí phách, còn y chỉ là một kẻ phản bội nhục nhã. Trước cái im lặng dửng dưng, trước cái cười nửa miệng (không chắc chắn lắm) và cái nhổ vào mặt hắn của Phan Bội Châu (cùng không chắc chắn vì đều do người khác kể lại), Va-ren vụt biến thành một con lừa ngốc nghếch, một thằng hề chỉ biết ba hoa, khuyếch khoác.

Truyện được viết bằng bút pháp trào phúng sâu sắc, bố cục chặt chẽ, độc đáo gây nhiều hứng thú cho người đọc. Đây cũng là một trong nhiều truyện ngắn làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - tính trí tuệ sắc sảo và lối hành văn hiện đại.

Qua việc “tỉa tót” từng khía cạnh cụ thể của nhân vật Va-ren ở nhiều hoàn cảnh khác nhau mà cao trào là đoạn truyện Va-ren diễn thuyết trước Phan Bội Châu, tác giả đã lần lượt vạch trần bản chất của hắn và gộp lại thành một bức chân dung biếm hoạ độc đáo.

Bằng lối viết sắc sáo, khả năng tưởng tượng phong phú, tác giả đã xây dựng một tình huống truyện rất có ý nghĩa: cuộc đối đầu giữa quan Toàn quyền Đông Dương và người chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua những chi tiết được miêu tả, các tinh tiết được hư cấu, tác giả làm nổi bật sự đối lập sâu sắc giữa một tên quan lại thực dân mưu mô, xảo trá nhưng đã trở nên hết sức lố bịch trước người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không chịu khuất phục trước danh lợi cũng như sức mạnh của kẻ cầm quyền.

Bình luận (0)
Phạm Vũ Mai Thy
Xem chi tiết
Đạt Trần
27 tháng 2 2018 lúc 21:17

Mặc cho Va-ren tha hồ ba hoa, khoác lác (được tác giả miêu tả bằng rất nhiều ngôn từ) Phan Bội Châu vẫn chỉ một sự im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng, dửng dưng của cụ Phan thể hiện một thái độ khinh bỉ đến cực độ. Trong cả câu chuyện, độc giả không tìm thấy một lời nói nào của cụ Phan Bội Châu, chỉ đơn giản là cử chỉ mà cũng rất ít. Trong khi đó tác giả liên tục liệt kê những câu độc thoại của Va-ren. Trong những lời nói của Va-ren có lúc mua chuộc, dụ dỗ làm như vậy ông sẽ được tất cả, được cho đất nước ông, được cho bản thân ông”; có lúc lại vuốt ve, nịnh bợ “tôi biết rõ tâm hồn cao thượng và cuộc đời đầy hi sinh nhiều nguy nan của ông… được bày tỏ tấm lòng rất mực quý trọng ông… ”, nhưng có khi đầy đe doạ “tôi yêu cầu ông… Bằng chính ngôn ngữ ấy tác giả vạch trần bộ mặt xảo trá, nham hiểm, khó lưòng của tên Toàn quyền. Nhưng trưóc tất cả các “ngón nghề” ấy của Va-ren, Phan Bội Châu vẫn coi như chẳng có chuyện gì đáng phải bận tâm, như “nước đổ lá khoai”. Trong mắt của người tù, dù là một Toàn quyền đi chăng nữa nhưng những lời lẽ của hắn cũng chỉ như “trò lố”” mà thôi. Sự im lặng của Phan Bội Châu ẩn chứa một bản lĩnh kiên cường, chí khí bất khuất của ngưòi cách mạng trước kẻ thù, dù thế lực đó có mạnh đến độ nào chăng nữa.

Bình luận (1)
Pi-Za
Xem chi tiết
Đạt Trần
24 tháng 1 2018 lúc 13:12

Trò lố là trò mà làm một việc thừa thải vô tác dụng, và việc này phơi bày ra rõ ràng trước mắt mọi người.Nếu Varen không đi vấn đáp khuyên hàng cụ Châu thì người ta đâu biết ông ta là người như thế nào? Hãy để ý cách mô tả của Bác về Varen .... Bác không diễn tả tình cảm của mình mà để tự cách ăn mặc đi đứng của Varen nói lên chính con người hắn.
Để ý cử chỉ hành động khi Varen "nói chuyện" với Phan Bội Châu.Thế có lố bịch không chứ khi Varen nói chuyện mà cụ Châu lại nhếch mép cười?? Cuộc "trò chuyện" này vô nghĩa, phản tác dụng. Mục đích của Varen là khuyên hàng còn cụ Châu thì hoàn toàn kiên định không hàng. "Nói chuyện" mà không có tiếng nào của cụ Châu đó chính là cái lố bịch trong câu chuyện.

Bình luận (0)
Hồng Hạnh pipi
12 tháng 3 2017 lúc 14:09

" Những trò lố " nghĩa là những trò hề nhảm nhí, kệch cỡm mà người làm trò càng diễn càng bộc lộ sự vô duyên, lố bịch, tức cười.

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
12 tháng 3 2017 lúc 14:19

Trò lố là trò mà làm một việc thừa thải vô tác dụng, và việc này phơi bày ra rõ ràng trước mắt mọi người.Nếu Varen không đi vấn đáp khuyên hàng cụ Châu thì người ta đâu biết ông ta là người như thế nào? Hãy để ý cách mô tả của Bác về Varen .... Bác không diễn tả tình cảm của mình mà để tự cách ăn mặc đi đứng của Varen nói lên chính con người hắn.
Để ý cử chỉ hành động khi Varen "nói chuyện" với Phan Bội Châu.Thế có lố bịch không chứ khi Varen nói chuyện mà cụ Châu lại nhếch mép cười?? Cuộc "trò chuyện" này vô nghĩa, phản tác dụng. Mục đích của Varen là khuyên hàng còn cụ Châu thì hoàn toàn kiên định không hàng. "Nói chuyện" mà không có tiếng nào của cụ Châu đó chính là cái lố bịch trong câu chuyện.

Bình luận (0)
nguyen thao vy
Xem chi tiết
Minh Thu
2 tháng 10 2016 lúc 21:35

          Mình về mình có nhớ mình

           Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa

                Mình đi mình lại nhớ mình

           Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

      

Bình luận (0)
Minh Thu
2 tháng 10 2016 lúc 21:31

đoạn thơ trên không chỉ là nỗi lòng thương nhớ, là lời tâm tình của Việt Bắc. Mà nó còn tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: Giọng điệu thơ ngọt ngào truyền cảm, mang đậm phong vị ca dao dân gian. Đề cập đến con người và cuộc sống kháng chiến. Thông qua hình tượng Việt Bắc, Tố Hữu đã ca ngợi phẩm chất cách mạng cao đẹp của quân dân ta, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung son sắt của Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến

Bình luận (1)
Phương Thảo
2 tháng 10 2016 lúc 21:32

Mình về mình có nhớ mình

           Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa

                Mình đi mình lại nhớ mình

           Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

       giúp với cần gấp nha mọi người

Bình luận (2)
Quân Đỗ
Xem chi tiết
Lê Dung
16 tháng 10 2017 lúc 21:19

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

Bình luận (0)
Quân Đỗ
16 tháng 10 2017 lúc 21:20

haha chép trên mạng

Bình luận (2)
cutycoca
16 tháng 10 2017 lúc 21:23

Nguyễn Bỉnh Khiêm có một bài thơ Nôm rất hay về tình bạn,bài thơ được ông làm trong dịp nhà bạn có việc vui, ông đến chúc mừng bạn với món quà "mừng nhau một mặt không" bởi vì quà nào cho xứng mối thâm giao? Cái không của Nguyễn Bỉnh Khiêm là không "mặt của" còn lòng người thì có và nhiều. Ấy là sự chân tình và tấm lòng thơm thảo. Ta bắt gặp nét tương đồng giữa thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến trong quan niệm về tình bạn. Chân thành, mộc mạc và vẫn chan chứa tình cảm, Nguyễn Khuyến nói với bạn mình trong bài thơ Bạn đến chơi nhà:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình ta với ta. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếpbác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.

Bình luận (1)
Ngu Nhất Lớp
14 tháng 5 2017 lúc 15:43

DÀN BÀI

I. Mở bài

-Giới thiệu về dòng sông quê em: đó là biểu tượng của quê hương đã gắn bó với bao thế hệ người dân quê em.

-Giới thiệu những tình cảm em dành cho dòng sông quê em: yêu mến, trân trọng.

II. Thân bài

* Miêu tả dòng sông và phát biếu cảm nghĩ:

-Hình dáng của dòng sông: uốn lượn hiền hòa, mềm mại như một dải lụa ôm ấp làng xóm, quê hương.

-Là dòng sông tuổi thơ tắm mát, là dòng nước nuôi dưỡng những cánh đồng xanh tươi, là nơi nuôi sông bao gia đình quanh năm lênh đênh sông nước,...

-Vẻ đẹp của dòng sông vào những đêm trăng, khi bóng chiều đổ xuống,...

* Những kỉ niệm về dòng sông quê hương: bơi thi, bắt cá,... những ấn tượng không thể phai mờ (vị mằn mặn, sự mát trong của nước sông,...), qua đó thể hiện sự gắn bó, thân thiết với đòng sông.

III. Kết bài

Khẳng định tình cảm của em đối với dòng sông.

Bình luận (0)
Thảo Ngân
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
30 tháng 3 2017 lúc 19:41

Trò lố là trò mà làm một việc thừa thải vô tác dụng, và việc này phơi bày ra rõ ràng trước mắt mọi người. Giống như cởi áo cho người xem lưng vậy.
Nếu Varen không đi vấn đáp khuyên hàng cụ Châu thì người ta đâu biết ông ta là người như thế nào? Hãy để ý cách mô tả của Bác về Varen .... Bác không diễn tả tình cảm của mình mà để tự cách ăn mặc đi đứng của Varen nói lên chính con người hắn, hắn đã tự vạch áo cho người ta xem.

Để ý cử chỉ hành động khi Varen "nói chuyện" với Phan Bội Châu. Nếu bạn nói chuyện với bạn gái mà cô ấy không nói tiếng nào, ngoảnh mặt, nhếch mép... Bạn có tiếp tục nói không? .. Thế có lố bịch không chứ khi Varen nói chuyện mà cụ Châu lại nhếch mép cười?? Cuộc "trò chuyện" này vô nghĩa, phản tác dụng. Mục đích của Varen là khuyên hàng còn cụ Châu thì hoàn toàn kiên định không hàn. "Nói chuyện" mà không có tiếng nào của cụ Châu đó chính là cái lố bịch trong câu chuyện.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
lê thị yến phương
22 tháng 3 2017 lúc 21:25

"Những trò lố trong nhan đề của tác phẩm là những trò lố bịch của Va-ren, từ đó vạch trần bộ mặt bịp bợm của thực dân Pháp

Bình luận (0)
Phạm Tú Uyên
22 tháng 3 2017 lúc 20:46

Trò lố là trò mà làm một việc thừa thải vô tác dụng, và việc này phơi bày ra rõ ràng trước mắt mọi người. Giống như cởi áo cho người xem lưng vậy.
Nếu Varen không đi vấn đáp khuyên hàng cụ Châu thì người ta đâu biết ông ta là người như thế nào? Hãy để ý cách mô tả của Bác về Varen .... Bác không diễn tả tình cảm của mình mà để tự cách ăn mặc đi đứng của Varen nói lên chính con người hắn, hắn đã tự vạch áo cho người ta xem.
Để ý cử chỉ hành động khi Varen "nói chuyện" với Phan Bội Châu. Nếu bạn nói chuyện với bạn gái mà cô ấy không nói tiếng nào, ngoảnh mặt, nhếch mép... Bạn có tiếp tục nói không? .. Thế có lố bịch không chứ khi Varen nói chuyện mà cụ Châu lại nhếch mép cười?? Cuộc "trò chuyện" này vô nghĩa, phản tác dụng. Mục đích của Varen là khuyên hàng còn cụ Châu thì hoàn toàn kiên định không hàn. "Nói chuyện" mà không có tiếng nào của cụ Châu đó chính là cái lố bịch trong câu chuyện.

Bình luận (0)
Hàn Vũ
22 tháng 3 2017 lúc 20:50

Trò lố là trò mà làm một việc thừa thải vô tác dụng, và việc này phơi bày ra rõ ràng trước mắt mọi người. Giống như cởi áo cho người xem lưng vậy.
Nếu Varen không đi vấn đáp khuyên hàng cụ Châu thì người ta đâu biết ông ta là người như thế nào? Hãy để ý cách mô tả của Bác về Varen .... Bác không diễn tả tình cảm của mình mà để tự cách ăn mặc đi đứng của Varen nói lên chính con người hắn, hắn đã tự vạch áo cho người ta xem.
Để ý cử chỉ hành động khi Varen "nói chuyện" với Phan Bội Châu. Nếu bạn nói chuyện với bạn gái mà cô ấy không nói tiếng nào, ngoảnh mặt, nhếch mép... Bạn có tiếp tục nói không? .. Thế có lố bịch không chứ khi Varen nói chuyện mà cụ Châu lại nhếch mép cười?? Cuộc "trò chuyện" này vô nghĩa, phản tác dụng. Mục đích của Varen là khuyên hàng còn cụ Châu thì hoàn toàn kiên định không hàn. "Nói chuyện" mà không có tiếng nào của cụ Châu đó chính là cái lố bịch trong câu chuyện.

HỌC TỐT

Bình luận (0)
trần phương hoài
Xem chi tiết
Quân Đỗ
16 tháng 10 2017 lúc 21:33

chào bạn

Bình luận (0)