Hướng dẫn soạn bài Những câu hát than thân

trần thị thảo trang
Xem chi tiết
Chi Nguyễn Khánh
12 tháng 9 2017 lúc 18:57

Đại Từ

I. Thế nào là đại từ ?

1. Ví dụ: (SGK/54)

* Nhận xét:

a. Chỉ "người em" đây là Chủ ngữ.

b. Chỉ "con gà" đây là Phụ ngữ.

c. Từ "thế" đây là Phụ ngữ và Bổ ngữ.

d. Dùng để hỏi đây là Chủ ngữ.

2. Bài học:

(SGK/55)

II. Các loại đại từ:

a. Tôi, chúng tớ, tao, tớ, chúng mày, chúng tớ, mày, nó, hắn, chúng nó, họ, ...

=> Đại từ để trỏ người.

b. Bấy, bấy nhiêu, ....

=> Đại từ trỏ số lượng.

c. Thế, vậy, ...

=> Đại từ trỏ hoạt động, tính chất, trạng thái của sự việc, sự vật.

* Bài học: (SGK/56).

2. Đại từ để hỏi:

a. Ai, gì, ...

=> Đại từ hỏi về sự vật, người.

b. Bao nhiêu, bấy nhiêu, ...

=> Đại từ hỏi về số lượng.

c. Sao, thế nào, ....

=> Đại từ hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.

* Bài học: (SGK/56):

P/s: Bạn có thể tham khảo trên mạng nữa nha, tại mk hok qua 1 năm òi nên mk nhớ có vậy thui ak bạn thông cảm nhoa !!! vui

Bình luận (0)
nồi canh BTS
30 tháng 9 2018 lúc 21:03

+ Khái niệm đại từ :

- Đại từ là từ dùng để chỉ ( trỏ ) người, vật, hành động, tính chất... trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi.

- Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, hay phụ ngữ cho danh từ, tính từ, động từ

+ Các loại đại từ

- Đại từ dùng để trỏ: Trỏ người, sự vật ( đại từ xung hô ); trỏ số lượng ; trỏ hoạt động, tính chất.

- Đại từ để hỏi: hỏi về người, sự vật ; hỏi về số lượng ; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

Bình luận (0)
Lê thị ngọc bích
Xem chi tiết
pham thi phuong anh
28 tháng 9 2017 lúc 22:01

-Ca dao: la nhung bai tho cua dan ca va nhung bai tho mang phong cach nghe thuat chung voi loi tho cua dan ca.

-Dan ca: la nhung sang tac dan ca ket hop giua loi va nhac tuc la cac cau hat dan ca trong dien xuong.

Bình luận (0)
Lê Thị Bích Vân
Xem chi tiết
Shoushi Miketsukami
15 tháng 9 2016 lúc 18:25

mk tl nhưng bn phải tích cho mk nhá ok

a) Bài ca dao là lời ns của ng dân lao động, của ng con gái có số phận cơ cực, khó khăn, bất hạnh, than vãn về số phận cuộc đời ng trg xh cũ vs n hủ tục lạc hậu.

b) Bài ca dao là lời than thân của n số phận nhỏ bé trg xh thời xưa, là ng lao động bày tỏ sự đồng cảm đối vs n ng cùng khổ. Là lời than thân của ng con gái vè số phận nhỏ bé của mk.

c) Tg đã sd hình ảnh của n con vật, sự vật gần gũi. Biện pháp ẩn dụ: để ns về sự bộn bề của n phận ng. Phép điệp ngữ lặp đi lặp lại từ Thương thay: lm cho câu hát trở nên hấp dẫn đồng thời thể hiện nỗi cơ cực về n hủ tục trọng nam kinh nữ

d) Tg dùng n hình tượng ( tằm, kiến, hạc, quốc)

n hĩnh hình ảnh con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng, qua đó thể hiện đc nỗi bất hạnh phải chịu nhiều áp bức, bất công của ng dân lao động xưa.

e) sorry bn mk k bt phần e. bucminh

Thui, bn tích cho mk nha, coi như là thành quả đánh mt đến mỏi tay của mk ngoam

Bình luận (5)
ánh nguyệt nguyễn vũ
15 tháng 9 2016 lúc 19:45

bài 1:

a) Là lời của người dân lao động.

Dựa vào ngữ cảnh  cho em biết điều này.

b) Là nổi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức bóc lột, chịu nhiều oan trái.

Vì hình ảnh con tằm tượng trung cho thân bị bòn rút sức lực; Còn kiến là thân phận nhỏ nhoi suốt đời phải suôi ngược mà vẫn nghèo khó; Con hạc là cuộc đời phiêu bạc lận đận; Con cuốc là thân phận thắt cổ bé họng nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ.

c) Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ.

Tác dụng là thể hiện niềm thương cảm và nhấn mạnh về nổi khổ của người lao động.

Bài 2:

a) Là lời của cô gái/

b) Nói về thân phận chìm nổi, lênh đênh vô định. Số phận thuộc vào người khác (Hoàn cảnh)

c) Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ và so sánh.

Nhấn mạnh về thân phận nhỏ bé, đắng cay..... của người phụ nữ thời phong kiến.

Bài 1,2:

d) Giữa con người và con vật có nét tương đồng.

Làm tăng mức độ đau khổ, bất hạnh và làm cho sức phảng kháng tố cáo trở nên sâu sắc và mạnh mẽ.

Bài 3,4

a) Châm biến những người lười lao động.

Châm biếm những người bói toán, mê tín dị đoan.

b) Châm biếm những người nghiện ngập, lười lao động,....

Châm biếm những người hành nghề mê tín lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, cùng những người mê tín dị đoan một cách mù quáng.

c) (Nội dung)

Lựa chọn cách nói ngược, giễu nhại.

Chỉ ra cái hay của ngôn ngữ hình ảnh giọng điệu

 

Bình luận (8)
vũ khánh chi
22 tháng 9 2016 lúc 19:11

bài 3:đối tương đc châm biến:nv chú tôi

 Có 3cái hay:+)tửu (rượi)

                         +)nước chè đặc

                          +)thích nằm ngủ trưa 

                        ≫ những sở thích trên nv chú tôi thích đc hửng thụ nhưng ko thích làm.

              2 ước :+)những ngày mưa

                           +)đêm thừa trống canh

                  ≫người chú lười biếng

 

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Vũ Thị Minh Hồng
29 tháng 9 2017 lúc 19:43

a, Châm biếm người phụ nữ.

b, Cách nói có vần, nói lắp.

Bình luận (0)
Lương Quang Trung
17 tháng 10 2018 lúc 19:57

a) Bài ca dao châm biếm người hành nghề mê tín dị đoan( ông thầy bói) và ngườ tin vào mê tín dị đoan( người phụ nữ)

b) Châm biếm thói mê tín dị đoan

c) Cách nói có vần + hài hước

Bình luận (0)
Nguyễn thúy nhi
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
17 tháng 9 2016 lúc 19:43

Từ ấy chỉ việc "cưỡi ngựa một mình ,chẳng phải  vịn ai của vị quan tướng".

Nhờ vào nội dung của văn bản .

Chức năng ngữ pháp: làm phụ ngữ cho từ khen

Bình luận (0)
Vũ Thái Hoàng Minh
7 tháng 3 2021 lúc 19:41

chuẩn

 

 

 

Bình luận (0)
Trần Lê Việt Hoàng
Xem chi tiết
Chippy Linh
29 tháng 9 2017 lúc 18:19

3. - Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

- Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.

Bình luận (0)
Cầm Đức Anh
29 tháng 9 2017 lúc 18:20

2 - Thương thay thân phận con rùa,
Trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia.

3 Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Bình luận (0)
Chippy Linh
29 tháng 9 2017 lúc 18:21

2. - Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ởi nếm thử mà xem,
Nếm rồi mới biết rằng em ngọt bùi.

- Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành,
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

-Có lược chẳng kịp chải đầu,
Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.

-Thân anh như thể cái chày,
Bỏ lăn bỏ lóc chờ ngày dộng chuông.

Bình luận (0)
Le Khanh Yen
28 tháng 9 2017 lúc 21:42

1, Than em nhu ot chin cay

Cang tuoi ngoai vo cang cay trong long.

2, Than em vat va tram be

Som di ruong lua , toi ve ruong dau

Co luoc chang kip chai dau

Co cau chang kip tem trau ma an.

Tick mk nha!!!Chuc ban hok tot hihi

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Trung
28 tháng 9 2017 lúc 21:30

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm rồi mới biết rằng em ngọt bùi

Ai về đợi với em cùng:

Thân em nay Bắc mai Đông một mình

Chi bằng ruộng tốt rừng xanh

Vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà!

Anh nói với em như rìu chém xuống đá

Như rạ chém xuống đất,

Như mật rót vào tai

Bây giờ anh đã nghe ai

Bỏ em ở chốn non đoài bơ vơ.”

Anh tiếc cho ai nuôi dạy mong chờ

Một hai ba bốn tuổi đến bây giờ em lớn khôn

Cái vành khăn em vấn đã tròn

Câu cười tiếng nói đã giòn em lại ngoan

Sợi tơ hồng đã buộc với nhân duyên

Sao em không chịu khó vác giang san cho chồng

Nỡ dang tay em dứt tơ hồng

Đứng đầu núi nọ mà trông bên non nầy

Ánh phong lưu son phấn đọa dài

Thay đen đổi trắng ai rày yêu thương

Dẫu may ra tán tía tàn vàng

Mười phương thiên hạ xem thường có vào đâu

Tấm thân em chẳng nghĩ mặc dầu

Bọn đàn bà còn để tiếng xấu về sau muôn đời

Chị em ơi thế cũng kiếp người

Anh có thương thì thương cho chắc

Có trục trặc thì trục trặc cho luôn

Đừng như con thỏ nọ đứng đầu truông

Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng.

Bình luận (0)
Thảo Phương
28 tháng 9 2017 lúc 21:40

Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ởi nếm thử mà xem,
Nếm rồi mới biết rằng em ngọt bùi.

Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Thân em như hạt mưa sa,
Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày.

Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Thân em như cá giữa rào,
Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?

Thân em như cam quýt bưởi bòng
Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon.

Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.

Bình luận (0)
Quynh Anh
Xem chi tiết
Lala Manaka
28 tháng 9 2017 lúc 23:15

a) Hai bài ca dao này là lời của người nông dân lao động ( bài 2 có thể là một người con gái). Dựa vào ngữ cảnh.

b) Nội Dung:

Bài 1: Người dân mượn hình ảnh những con vật nhỏ bé để nói về thân phận nhỏ bé yếu đuối cuộc sống vất vả, khổ cực chịu nhiều oan khuất trong xã hội xưa. Mặc dù chăm chỉ, siêng năng nhưng họ bị bòn rút sức lao động. Đó là tiếng kêu ai oán gợi sự xót xa thương cảm.

Bai 2: Bài ca dao gợi nỗi cực khổ cuộc dời chua chát, đắng cay bị xã hội xô đẩy, vùi dập, vô định phải sống cuộc sống khổ cực. Gợi sự cảm thông, chia sẻ.

c) NT:

Bài 1: Điệp ngữ, ẩn dụ

Bài 2: So sánh, ẩn dụ

Bình luận (0)
Lala Manaka
28 tháng 9 2017 lúc 23:22

e) Cuộc sống xưa của người dân vô cùng khổ cực chịu nhiều oan khuất, sống trong cảnh đói nghèo mặc dù người dân rất chăm chỉ siêng năng làm việc. Họ bị xã hội xô đẩy, vùi dập và bị bòn rút sức lao động.

Bình luận (2)
Hân Gia Đinh
Xem chi tiết
Cô Nàng Barbie
11 tháng 9 2018 lúc 21:05

H1: con cò lặn lội bờ ao......nằm ngủ trưa( bài ca dao châm biếm)

H2: Bài ca dao số 2 trong những câu hát châm biếm

H3: con mèo mà trèo cây cau.......giỗ cha con mèo.

Thể hiện nội dung châm biếm những con ng ko chịu làm , ng mê tín, nhữg ng ko suy nghĩ làm ăn,....

Bình luận (0)
Vịt Quay
Xem chi tiết
Minamoto Sakura
12 tháng 9 2017 lúc 20:04

Tham khảo nhé
o0o

Câu ca dao trên nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi:

Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp về đâu?

Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam kinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru chan chứa nước mắt:

Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua, chát chát, xát mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh trôi nổi theo sóng. Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từm thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thì cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?

Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân, Mà xem con tạo đưa vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ.

Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi . Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.

Ta hãy thử hình dung trong tâm tưởng một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm; chợt nghe tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ... Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? Câu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thía và rúng động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa.

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
12 tháng 9 2017 lúc 20:07

Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng!Mảng ca dao mở đầu bằng “thân em” trở thành mô típ dể nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày:

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên:

“Thân em như con cá rô thia
Vào trong mắc cạn, ra ngoài mắc câu.”

Hình ảnh con cá rô đang vùng vẫy không lối thoát như chính sự bế tắt, tuyệt vọng của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định hạnh phúc cho bản thân, bị rào cản của xã hội, gia đình ngăn cấm, phải tùy vào “ trong nhờ đục chịu”. Hơn thế, ngay trong xã hội xưa,người phụ nữ không tìm thấy tiếng nói chung, sự bất bình đẵng giữa nam giới và nữ giới đã gieo bao khổ đau, bất hạnh. Điều này, không chỉ thể hiện trong câu hát than thân:

“ Thân lòn cúi vợ tôi chồng chúa
Đạo phu thê như đũa nên đôi
Dầu cho lúc đứng khi ngồi
Chồng làm chúa cả, thiếp thời gia nô.”

Số phận, cuộc đời của người phụ nữ là chuỗi ngày bi kịch, đắng cay đến tủi thẹn. Song, vượt lên trên hết người phụ nữ xưa vẫn vẹn toàn đức hạnh, phẩm giá; họ tự hào khẳng định về vẻ đẹp của bản thân. Nét đẹp đáng quý ấy như một đóa sen tỏa hương thơm ngát giữa chốn bùn nhơ của xã hội điêu tàn:

“Thân em như cây quế tiên non
Trăm năm khô rụi vỏ còn dính cây”
Hay:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”

Vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ được khẳng định mạnh mẽ, đó là đữc hạnh, tấm lòng trong trắng, thuần khiết đáng trân trọng! Song, âm điệu của câu ca vang vọng nỗi ngậm ngùi, chua xót về cuộc đời, xã hội với những thế lực đen tối. Không chỉ đừng lại ở các câu ca dao về “ Thân em” mà nỗi lòng về sự bất bình trong xã hội đã cho ra đời những câu ca:

“Thân em như hạt gạo lắc trên sàng
Thân anh như hạt lúa lép giữa đàn gà bươi.”

Sự đề cao vai trò, vị trí của “ thân em” hơn “thân anh” không chỉ là nỗi lòng mà còn là niềm khát khao về cuộc sống bình quyền. Nơi đó, người phụ nữ tìm được tiếng nói, vị thế và hạnh phúc đích thực. Thiên chức người phụ nữ đâu chỉ” lấy nước, sinh con, giữ lửa” mà còn là sự vươn xa hơn, khẳng định tầm vóc của bản thân đã góp phần làm nên cuộc sống tốt đẹp.

Các câu hát than thân, trách phận thường sử dụng thể thơ lục bát hay lục bát biến thể đầy hàm súc, mang đậm tính dân tộc, thuần Việt. Từ ngữ bình dị, gắn liền với các hình ảnh so sánh gần gũi, giàu ý nghĩa ở nông thôn như chính sự mộc mạc, chân thành của hầu hết các câu ca dao.

Những câu hát than thân mở đầu bằng mô típ “thân em” dẫu khép lại nhưng khi đọc xong vẫn vang vọng trong trái tim người đọc. Bên cạnh sự trân trọng, ngưỡng mộ về phẩm chất cao đẹp của người phụ nũ còn là niềm thương cảm cho cuộc đời bất hạnh, đầy oan trái của họ trong xã hội phong kiến xưa. Lời ca than thân không chỉ là tiếng lòng mà còn thể hiện sự phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ. Xã hội phong kiến mục nát, bất công sẽ sụp đổ, thay vào đó sẽ là xã hội mới, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi và khát vọng của con người. Nơi ấy người phụ nữ sẽ tìm được hạnh phúc đích thực cho bản thân mình.

Bình luận (2)