Hướng dẫn soạn bài Những câu hát than thân

JungkookBTS
Xem chi tiết
harumi05
14 tháng 8 2018 lúc 8:30

Bài ca dao “Thương thay thân phận con tằm" gồm có tám câu lục bát. Hai chữ “thương thay” được điệp lại bốn lần và đứng ở vị trí đầu câu “lục” đã làm cho giọng điệu bài ca dao đầy xót thương.

“Con tằm” và “lũ kiến" là hai ẩn dụ nói về những thân phận “nhỏ bé” sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Thật đáng “thương thay", thương xót cho những kiếp người phải làm đầu tắt mặt tối mà chẳng được ăn, được hưởng một tí gì! Khác nào một kiếp tằm, một kiếp kiến !

“Thương thay thân phận con tằm,
Kiểm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li tỉ,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”

Kiếp tằm “phải nằm nhả tơ”, kiếp kiến “phải đi tìm mồi”, nhưng “kiếm ăn được mấy”. Điệp ngữ “kiếm ăn được mấy” cất lên hài lần đã tố cáo và phản kháng xã hội cũ bất công, kẻ thì “ngồi mát hưởng bát vàng”, “kẻ ăn không hết, người lần không ra”.

Hạc, chim, con cuốc, là ba ẩn dụ nói về những thân phận, số phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. “Hạc” muốn tìm đến mọi chân trời, muốn “lánh đường mây" để thỏa chí tự do, phiêu bạt. “Chim” muốn bay cao, bay xa, tung hoành giữa bầu trời, nhưng chỉ “mỏi cánh” mà thôi. Đó là những cuộc đời phiêu bạt, những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ, thật “thương thay” thật đáng thương !

“Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi”

Thân phận con cuốc càng đáng “thương thay” ! Nó đã “kêu ra máu” giữa trời mà “cố người nào nghe”, nào có được cảm thông, được san sẻ. “Con cuốc” trong văn cảnh này biểu hiện cho nỗi oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Càng kêu máu càng chảy, càng đau khổ tuyệt vọng:

“Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”

Ngoài cách sử dụng điệp ngữ và ẩn dụ, những câu hát than thân này còn được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ: “kiếm ăn được mấy”, “biết ngày nào thôi”; “có người nào nghe”. Giá trị phản kháng và tố cáo càng trở nên sâu sắc, mạnh mẽ.

Bình luận (2)
Thảo Phương
14 tháng 8 2018 lúc 8:51

“Con tằm”“lũ kiến" là hai ẩn dụ nói về những thân phận “nhỏ bé” sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Thật đáng “thương thay", thương xót cho những kiếp người phải làm đầu tắt mặt tối mà chẳng được ăn, được hưởng một tí gì! Khác nào một kiếp tằm, một kiếp kiến !Kiếp tằm “phải nằm nhả tơ”, kiếp kiến “phải đi tìm mồi”, nhưng “kiếm ăn được mấy”. Điệp ngữ “kiếm ăn được mấy” cất lên hài lần đã tố cáo và phản kháng xã hội cũ bất công, kẻ thì “ngồi mát hưởng bát vàng”, “kẻ ăn không hết, người lần không ra”.Hạc, chim, con cuốc, là ba ẩn dụ nói về những thân phận, số phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. “Hạc” muốn tìm đến mọi chân trời, muốn “lánh đường mây" để thỏa chí tự do, phiêu bạt. “Chim” muốn bay cao, bay xa, tung hoành giữa bầu trời, nhưng chỉ “mỏi cánh” mà thôi. Đó là những cuộc đời phiêu bạt, những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ, thật “thương thay” thật đáng thương !Thân phận con cuốc càng đáng “thương thay” ! Nó đã “kêu ra máu” giữa trời mà “cố người nào nghe”, nào có được cảm thông, được san sẻ. “Con cuốc” trong văn cảnh này biểu hiện cho nỗi oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Càng kêu máu càng chảy, càng đau khổ tuyệt vọng.Ngoài cách sử dụng điệp ngữ và ẩn dụ, những câu hát than thân này còn được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ: “kiếm ăn được mấy”, “biết ngày nào thôi”; “có người nào nghe”. Giá trị phản kháng và tố cáo càng trở nên sâu sắc, mạnh mẽ.Khép lại bài ca dao là tiếng kêu khắc khoải của con quốc. Tiếng kêu ấy da diết dội vào lòng ta. Những kiếp người và cuộc đời của tằm, kiến, của hạc, của cuốc trong bài ca dao đã là quá khứ. Cách mạng và sự đổi đời đã đem cho ta cuộc sống mới, nhưng khi đọc những lời than thân ấy của cha ông, ta càng hiểu hơn, càng thương hơn quá khứ đau thương, của dân tộc và trân trọng cuộc sống đủ đầy mà mỗi ngày ta đang được nhận.

Bình luận (0)
Huong San
14 tháng 8 2018 lúc 12:07

Ca dao, dân ca không chỉ là tiếng hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người mà còn là những tiếng than than thân trách phận của những cuộc đời, cảnh ngộ bất hạnh, đắng cay. Ngoài ý nghĩa than thở, những bài ca dao mang tiếng nói từ những kiếp người nhò bé đáng thương còn là lời tố cáo đanh thép cái xã hội phong kiến bất công tàn ác. Chúng ta đã biết đến với một bài ca dao như thế:

Thương thay thân phận con tằm ,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây.

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời.

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Người lao động xưa khi nhìn thấy những con vật nhỏ bé tội nghiệp thường có sự đồng cảm tự nhiên và hay vận vào thân phận của mình. Chính vì vậy, toàn bộ bãi ca dao là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc về số phân hẩm hiu, khốn khổ. Con tằm bé nhỏ mà thật có ích. Chúng nhả ra những sợi tơ vàng óng dùng để dệt thành vải, lụa là phục vụ cho nhu cầu may mặc của con người. Nhưng chúng chỉ được ăn lá dâu – thứ lá tầm thường nơi bãi sông đồng ruộng. Đã vậy, sau khi giúp con người lấy được thứ cần thiết, thỏa mãn nhu cầu của con người thì tằm cũng chết. Cuộc đời tằm thật đáng thương, sống thì chẳng ăn được mấy mà cống hiến cho tới lúc lìa đời. Cuộc đời như thế khác nào cuộc đời người lao động xưa kia, suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực công lao. Họ bỏ ra quá nhiều nhưng chẳng hề được hưởng thụ dù chỉ là một chút thành quả lao động của mình. Đó chính là nguyên nhân của nghèo đói, của vất vả khó khăn và kéo dài trong bất công vô vọng.

Bé nhỏ hơn cả tằm là lũ kiến li li. Kiến sống thành đàn, đoàn kết hỗ trợ và giúp đỡ nhau. Ấy thế mà cả đời vẫn chỉ ngược xuôi tất bật. Người lao động trước đây cũng vậy, suốt đời vất vả ngược xuôi, cần cù làm lụng mà vẫn cơ cực nghèo khổ. Họ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một nắng hai sương với đồng ruộng cây lúa mà nghèo vẫn hoàn nghèo.

Hình ảnh con cò, con vạc là hình ảnh vô cùng quen thuộc trong ca dao. Bởi người lao động nhìn thấy sự gần gũi thân thiết đến kì lạ giữa cái hình dáng lũ nghêu gầy guộc, cái dáng lấm lũi một mình lặn lội của chúng với thân phận hẩm hiu bé nhỏ của mình. Thương thay hạc lánh đường mây,Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi là thương cho cuộc đời phiêu bạt lận đận và những cô gắng vô vọng kiếm sống qua ngày mà người lao động đang trải qua. Hơn thế, con đường mưu sinh thật lắm gian truân, bất trắc, lực lượng vất vả đã đành, họ còn bị bao hiểm nguy rình rập. Quà là kiếp sống tội nghiệp đáng thương.

Có lẽ, đáng thương nhất vẫn là tiếng kêu não nùng, tiếng kêu rạc cổ khô họng, kêu ra máu của con cuốc giữa trời. Mặc dù ý thơ lấy từ sự tích vua Thục Đế đất nước, hận mà chết, biến thành con chim cuốc kêu ra rả suốt hè đến trào máu họng, nhưng nhân dân lao động xưa lại vận vào chính thân phận hèn kém của mình để nói lên nỗi bất công oan khuất. Song, những kẻ thấp cổ bé họng dù có kêu thấu trời cũng chẳng làm động lòng bọn thống trị nhẫn tâm, tàn ác. Họ chẳng có được sự cảm thông đồng điệu, sự công bằng soi tỏ. Như thế khác nào con cuốc cứ khăc khoải da diết mà phí công vô ích.

Người lao động xưa phải chịu nỗi khổ nhiều bề và tiếng kêu, tiếng than ai oán của họ thực sự khiến người đọc xúc động cảm thương. Trước mỗi hình ảnh bất hạnh đáng thương là mô-típ quen thuộc trong ca dao: mô-típ thương thay. Điệp ngữ ấy nối nhau kéo dài suốt tám dòng thơ diễn tả sự xót xa vô hạn, nỗi thương cảm dâng trào như những con sóng ập vào lòng người đọc. Đọc hết bài ca dao, ta nhận ra rằng, tác giả dân gian không phải chỉ thương thay, chỉ là người đứng bên cạnh cảm thông chia sẻ với những số phận bất hạnh, hẩm hui mà đáng thương cho chính thân phận nghèo khổ bé mọn của mình.

Hiện thực đen tối, tương lai mù mịt khiến nhân dân lao động xưa phải cất lên tiếng kêu, tiếng than ai oán. Ngày nay, cuộc sống chúng ta ấm no hạnh phúc vì có ánh sáng của Đảng, Cách mạng soi đường. Nhưng đọc những câu ca dao của một thời, chúng ta càng hiểu và đồng cảm với cha ông ta xưa, biết xót thương quá khứ, quý trọng cuộc sống hiện tại.

Bình luận (0)
JungkookBTS
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hương
14 tháng 8 2018 lúc 8:49

Dân gian quan niệm rằng Con người ta có số. Mỗi người một số phận khác nhàu, có kẻ giàu, người nghèo, có kẻ sang, người hèn. Thầy bói phán ***** Số cô không giàu thì nghèo, có nghĩa là bất luận thế nào thì lời thầy cũng đều đúng cả (!) Nói về ba ngày Tết, tục ngữ có câu: Đói quanh năm, no ba ngày Tết. Dù giàu dù nghèo thì mỗi nhà cũng cố mà lo cho được miếng thịt, đĩa xôi để cúng tổ tiên, ông bà, đó là lẽ đương nhiên. Nhà cô Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, chắc chắn là thế, thầy chẳng có nói sai đâu (?!)

Tính chất trào lộng, châm biếm của bài ca dao được đẩy lên tới điểm đỉnh ở những lời thầy phán về phụ mẫu: Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông và về nhân duyên: Sô cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai. Điệp từ Số cô được đặt ở đầu mỗi câu và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc hình dung lão thầy bói cố làm ra vẻ trịnh trọng, thiêng liêng nhưng thực chất là thủ đoạn lừa bịp để moi tiền của những người nhẹ dạ, cả tin. Tiếng cười đả kích, phê phán bật lên từ đó. Ca dao có câu châm biếm hạng người lười biếng, chuyên đi lừa đảo, dụ dỗ người khác: Thầy đi xem bói cho người, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.

Cách nói ỡm ờ nước đôi trong bài đã lật tẩy bản chất giả dối của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người khác để trục lợi. Bài ca dao cũng phê phán sự mê tín đến mức mù quáng của không ít người trong xã hội đương thời. Với nội dung tích cực như vậy nên cho đến nay, bài ca dao vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự.

Bình luận (0)
luong nguyen
14 tháng 8 2018 lúc 8:42

tham khảo:

Bài ca dao này nhại lại lời của ông thầy bói nói với người xem bói. Nó “ghi âm” một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng “gậy ông đập lưng ông”, có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm thúy. Chúng ta thử nghe xem ông thầy bói giỏi giang kia đã phán những gì ? Ông ta phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói (là nữ) rất quan tâm: giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con. Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!) Thầy khẳng định như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy. Dân gian quan niệm rằng Con người ta có số. Mỗi người một số phận khác nhàu, có kẻ giàu, người nghèo, có kẻ sang, người hèn. Thầy bói phán ***** Số cô không giàu thì nghèo, có nghĩa là bất luận thế nào thì lời thầy cũng đều đúng cả (!) Nói về ba ngày Tết, tục ngữ có câu: Đói quanh năm, no ba ngày Tết. Dù giàu dù nghèo thì mỗi nhà cũng cố mà lo cho được miếng thịt, đĩa xôi để cúng tổ tiên, ông bà, đó là lẽ đương nhiên. Nhà cô Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, chắc chắn là thế, thầy chẳng có nói sai đâu (?!) Tính chất trào lộng, châm biếm của bài ca dao được đẩy lên tới điểm đỉnh ở những lời thầy phán về phụ mẫu: Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông và về nhân duyên: Sô cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai. Điệp từ Số cô được đặt ở đầu mỗi câu và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc hình dung lão thầy bói cố làm ra vẻ trịnh trọng, thiêng liêng nhưng thực chất là thủ đoạn lừa bịp để moi tiền của những người nhẹ dạ, cả tin. Tiếng cười đả kích, phê phán bật lên từ đó. Ca dao có câu châm biếm hạng người lười biếng, chuyên đi lừa đảo, dụ dỗ người khác: Thầy đi xem bói cho người, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu. Cách nói ỡm ờ nước đôi trong bài đã lật tẩy bản chất giả dối của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người khác để trục lợi. Bài ca dao cũng phê phán sự mê tín đến mức mù quáng của không ít người trong xã hội đương thời. Với nội dung tích cực như vậy nên cho đến nay, bài ca dao vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự.
Bình luận (0)
Thảo Phương
14 tháng 8 2018 lúc 8:49

Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông

Số cô có vợ có chồng

Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.

Những điều vốn thế, hiển nhiên thế chẳng cần phải tìm đến bói toán người ta cũng biết lại được thầy nói bằng cái vẻ nghiêm trang, nghiêm trọng. Lại nữa, bằng cách nói nước đôi theo kiểu chẳng thế này thì thế nọ. Chấn tướng của thầy càng rõ hơn. Bộ mặt thật của kẻ chuyên lừa bịp kiếm tiền bị vạch trần, bị phơi bày, bị lôi ra ánh sáng. Nhục nhã và xấu xa, hắn xứng đáng để người ta mỉa mai, bêu riếu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, tác giả dân gian còn muốn phê phán những người mê tín đến mức lú lẫn, không phân biệt đâu là thực, là hư. Tìm đến lễ bái vu vơ, tiền mất mà tật mang, mua thêm nỗi lo lắng vào lòng. Bời thế tiếng cười lại đa sắc, đa diện và ý nghĩa của nó lại càng thấm thìa, sấu xa.

Bình luận (0)
 トラムアン
Xem chi tiết
Lê Thị Bích Phương
2 tháng 5 2017 lúc 21:24

* Bài làm

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ống bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một hên là người “nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể'’. Lời dạy trên muôn nhân mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thâm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đốn với ta hăng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh cm, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hộ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nan nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ây đã thể hiện rất rõ tấm lòng" người như thể thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tinh cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

good luck!?!

Bình luận (0)
Nguyễn Huế
3 tháng 5 2017 lúc 22:24
Trong cuộc sống con người, thứ quý nhất ko fải là vật chất xa hoa hay tiền đồ danh lợi mà nó xuất phát từ trong bản thân con người .Tình yêu thương,đó là tình cảm cao quý mà con người sẽ ko thể sống nếu thiếu nó.
Tình cảm ấy đc vun đắp và fát triển qua từ ngàn đời nay mà chủ yếu là mối quan hệ tình cảm giữa GĐ, thầy cô, bè bạn, người thân, ...Khi tiếp xúc với nhau, con người đều có những thể hiện những tình cảm sắc thái riêng biệt như tình cảm iu thương giữa cha mẹ dành cho con cái và ngược lại, sự đùm bọc yêu thương of anh em, sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô, sự gắn bó yêu thương quí mến of bạn bè, sự giúp đỡ of con người với con người,sự yêu thương hoà hợp giữa vợ chồng...Mỗi tình cảm đều có sự thể hiện riêng nhưng bản chất of nó vẫn là lòng yêu thương con người với con người, đó là thứ tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Ko những thế, tình cảm đó còn thể hiện hteo nghĩa rộng hơn nữa ở tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước. Thật vậy, tình cảm yêu thương không chỉ gói gọn giữa con người với con người mà còn từ con tim of họ đến với đất tổ quê hương. Đã có biết bao người với lời thề "Quyết tử cho TQ quyết sinh" ra đi theo tiếng gọi của quê hương. Tiếng gọi yêu thương ấy thật mạnh mẽ, hùnh hồn tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng quân thù. Đó là tình cảm thiêng liêng sáng ngời của người con ĐN
Mỗi ai cũng fải có tình thương, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương. Nó đánh giá bản chất, đạo đức mỗi con người. Nó giúp nâng cao giá trị of con người và làm cho con người ngày càng hoàn thiện
Trong dân gian có câu "1 con ngựa đau....." hay "la` lành đùm lá rách" chính ông cha ta đã từ lâu dạy ta fải bít tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, con người ko thể sống mà ko có tình iu thương. Tình iu thương tạo nên sự htân ái, đòan kết cộng đồng, Đã từ lâu nhân dân ta bít iu thương hỗ trợ nhau, đoàn kết thành 1 khối thống nhất trong lao động và cùng chống lại thiên tai bbão lũ . Tình yêu thương đồng thời là cội nguồn of sự đoàn kết. Chính tình iu thương đã tạo ra sự quan tâm gắn bó cùng nhau thực hiện mục đích fục vụ lợi ích cho XH"1 cây là chẳng nên......."
Tình thương bao la còn đc Bác Hồ nhắc đến qua việc giúp đỡ đồng bào sau CMT8 "...Mọi người ai cũng fải có cơm ăn, áo mặc, ai cũng fải đc học hành", việc thực hiện "hũ gạo cứu đói" , "nhường cơm sẻ áo", "lá lành đùm lá rách" đã đạt kết quả tốt điều đó chứng tỏ dân ta có tình đoàn kết iu thương gắn bó chia sẻ lẫn nhau
Sức mạnh của lòng thương, một sức mạnh tỏa sáng một cách tự nhiên từ tấm lòng của mọi người Việt Nam trải qua nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng suối nguồn tình thương đó không bao giờ cạn, vẫn dồi dào thêm, sẽ làm dập tắt mọi khó khăn và bất hạnh
"Cuộc sống ko fải là tất cả , còn cần biết sống 1 cuộc đời vì mọi người, vì Tổ Quốc" Câu danh ngôn của nhà văn Nga A.Bô-gô-mô-lét đã chứng tỏ tình yêu thương là thứ qúy báu nhất, nó vô giá, đc con người tạo ra và con người fải quí trọng nó. Tình thương đó vốn có sẵn trong chúng ta, nó càng rộng rãi bao nhiêu thì tính vị kỷ sẽ giảm bớt tương đương bấy nhiêu Mà tính vị kỷ thói hư tật xấu làm gì, nói gì , nghĩ gì cũng vì cái Ta, chính đó thực sự là cội nguồn của mọi bất hạnh và đau khổ, mọi xung đột và chiến tranh, mâu thuẫn gây ra tang tóc đổ nát. "Khi tình thương ra đi thì trái đất trở thành hầm mộ"
Quả vậy "Thương người như thể thương thân" - Chúng ta hiểu tình thương là thái độ nhạy cảm và đồng cảm giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì con nguơi tiếp cận. Tình thương là thái độ gần gũi, dịu dàng, không hại lẫn nhau mà làm tốt cho nhau trong phạm vi khả năng của mỗi bên. Biết sống với tình thương đó là biết sống hạnh phúc, biết sống có ý nghĩa. Còn nếu không có tình thương đó, hay đúng hơn, tuy vốn có tình thương đó nhưng lại để cho nó mai một, héo tàn, thì cho dù có sống cũng như chết rồi!
Trong cuộc sống ngày nay, tình iu thương ngày càng fát triển hay mai một đều do ý thức of con người . Vì thế để có 1 XH tốt đẹp đầy lòng nhân ái ta fải quan tâm, san sẻ giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao tinh thần trách nhiệm of bản thân ,tuyên truyền vận động toàn dân giúp đỡ nhau cùng đi lên,gom góp chút tiền giúp đở những người còn khó khăn , tránh vì lợi ích of mình mà gây hại cho mọi người cho ĐN.
Là người VN , với truyền thống nhân đạo sâu sắc, em tự cảm thấy bản thân fải có trách nhiệm với mọi người và quê hương, em sẽ cố gắng học thật tốt, fấn đấu trở thành công dân tốt có ích cho XH, xây dựng ĐN ngày càng giàu mạnh, nhân dân đc ấm no, hạnh phúc
Bình luận (0)
Quynh Anh
12 tháng 9 2017 lúc 13:35

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ống bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một hên là người “nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể'’. Lời dạy trên muôn nhân mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thâm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đốn với ta hăng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh cm, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hộ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nan nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ây đã thể hiện rất rõ tấm lòng" người như thể thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tinh cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

Đc ko bạn

Bình luận (0)
Thiên Lam
Xem chi tiết
Phạm Mỹ Dung
10 tháng 11 2017 lúc 15:47

– Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.

– Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

– Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.

– Nhan đề: có thể đặt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải ngắn gọn và thể hiện chủ đề văn bản. Gợi ý :ca dao than thân, khúc hát than thân

bn ns chỉ ra từng con thì mk ko bít mk chỉ ns chung thui nha

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Hường
10 tháng 11 2017 lúc 17:15

HÌNH ẢNH ẨN DỤ CỤ THỂ:

- con tằm : thương cho những thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực

-con kiến : thương cho nỗi khổ của những thận phận nhỏ nhoi, suốt đời ngược xuôi vất vả làm lụng mà vẫn cứ nghèo khổ

-con hạc: thương cho cuộc đời phiêu bạt , lật đật và những cố gắng vô vọng của người lao động

-con quốc : thương cho thân phận thấp cổ bé họng có nỗi khổ đau , oan trái ko đc lẽ công bằng nào soi tỏ

:-)các con vật trên là những hình ảnh ẩn dụ biểu hiện nỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức , bóc lột , chịu nhiều oan trái trong xã hội cũ

Bình luận (5)
Phạm Hằng Nga
Xem chi tiết
Ánh Thuu
7 tháng 11 2017 lúc 21:00

Câu ca dao nói lên số phận cay đắng của người nông dân thời xưa bị áp bức bởi chế độ phong kiến. Nước non lận đận một mình hàm ý là giữa khung cảnh nước non bao la ấy, cái cò - là người nông dân chỉ có một mình, không ai nương tựa. Lên thác xuống ghềnh - chỉ sự vất vả, gian nan trong cuộc đời

Bình luận (0)
phạm thị khánh linh
7 tháng 11 2017 lúc 21:03

Lên thác xuống ghềnh - chỉ sự vất vả gian nan trong cuộc đời, lận dận. Không phải là ngày một, ngày hai mà là bấy nay, kiếp người đằng đẵng bao năm giữa chốn nước non mênh mông này.Thân cò và cò con trong câu ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ.họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời.Niềm cay đắng, bị áp bức bóc lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên.
Bài này mình cũng tham khảo nhiều trên mạng

Tick mình nhahiuhiu

Bình luận (0)
Lê Thị Thanh Hoa
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
27 tháng 10 2017 lúc 19:03

1. Thân em như miếng cau khô

Người khôn tham mỏng, người thô tham dày

2. Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

3. Thân em như tấm lụa đào

Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai.

4. Thân em như quế giữa rừng

Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay

5. Thân em như cái sập vàng

Lủ chúng anh như tổ ong tàng trời mưa.

Em thích câu :

"Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân"

vì câu ca dao cho thấy người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời.

Rửa mặt là sự coi trọng. Người theo đạo Hồi trước khi đọc Kinh bao giờ cũng rửa mặt. Tín đồ Phật giáo Đại Thừa trước khi vào khóa lễ đọc Kinh hay tụng chú thường rửa tay rửa mặt và đọc các câu chú tịnh thân - khẩu và ý. Rửa chân ám chỉ sự khinh miệt. Chỉ có những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến mới có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi.

"Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân"

Người phụ nữ trong đời sống còn phong kiến xưa kia là khổ như vậy, không được xã hội tôn trọng, may mắn thì gặp được hạnh phúc, được tôn trọng, còn không may thì là số kiếp như hạt mưa sa. Câu ca dao trên cũng phần nào giống rất nhiều câu ca dao khác, trong đó có câu ca dao dưới đây:

"Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"

Bình luận (2)
Phạm Ngọc Anh
27 tháng 10 2017 lúc 20:22

mk chỉ biết một số câu ca dao bắt đầu bằng từ "thân em" thôi, các câu còn lại bn tự lm nhé!

Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Thân em như dải lụa đào Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai. Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. Thân em như ớt chín cây Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng. Thân em như lá đài bi Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương. Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. Thân em như hạt mưa sa Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng. Thân em như tấm lụa điêu Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương. Thân em như phận con rùa Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.

Bình luận (2)
Phạm Mỹ Dung
10 tháng 11 2017 lúc 15:48

- Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ trước gió biết vào tay ai - Thân em như giếng nước giữa đàng Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân - Thân em như hạt mưa sa - Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày. - Thân em như miếng cau khô Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày. Những bài ca dao trên: - Đều dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, các hình ảnh so sánh hiện lên thật sinh động và gợi cảm. Qua đó, tác giả dân gian muốn nói về từng số phận, cảnh đời đầy ngang trái của những người phụ nữ trong xã hội xưa. - Được mở đầu băng nhóm từ “thân em” đế nói về những kiếp người, những thân phận nhỏ bé, cơ cực, cay đắng. Từ đó, khơi gợi sự đồng cảm sâu sắc ở người đọc. - Thường nói về thân phận tội nghiệp, nồi đau khổ cua nhửng số phận nhỏ bé bị lệ thuộc, không có quyền được quyết định cuộc sống của mình - họ là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Bình luận (0)
thu nguyen
Xem chi tiết
Duong Thi Nhuong
19 tháng 9 2016 lúc 8:55

Vd :Đại từ xưng hô : Em Lan , Em Bo , Em Bi ,...

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
23 tháng 9 2016 lúc 14:20

 

       - Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

- Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.

Bình luận (0)
Nguyen Quynh Anh
26 tháng 10 2017 lúc 9:46

cảm nhận của em về hình ảnh phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa

Bình luận (0)
Erza Scarlet
Xem chi tiết
Erza Scarlet
4 tháng 9 2016 lúc 9:55

giúp vs khocroi

Bình luận (0)
Hồ Thị Trung Nguyên
20 tháng 9 2016 lúc 11:10

3. Thân em như tấm lụa đào 

Phất phơ trước gió biết vào tay ai

 

Thân en như hạt mưa sa 

Hạt vào đài cát hạt sa ruộng cày 

 

Thân em như giếng giữa đàn 

người thanh rửa mặt người phàm rửa chân

 

Bình luận (1)
Vũ Hạ Tuyết Anh
8 tháng 11 2016 lúc 12:13

3 câu ca dao:

- Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, ng phàm rửa chân

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Bình luận (2)
duyên
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
26 tháng 9 2016 lúc 20:02

- Chủ đề của ca dao : Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

- Đây là lời của cô thôn nữ hát về vẻ đẹp của cánh đồng, ngợi ca quê hương, đất nước, con người

- Hoặc cũng có thể hiểu đây là lời của chàng trai ca ngợi về vẻ đẹp của cánh đồng, vẻ đẹp của cô thôn nữ đi thăm đồng lúa -> bộc lộ tình cảm yêu quý, lời tỏ tình thầm kín của chàng trai

- Vẻ đẹp của cánh đồng:

+ '' Ngó '' - từ địa phương miền Trung thể hiện cách nói dân dã, mộc mạc -> tư thế ngắm nhìn 1 cách say sưa, thích thú

+ Nghệ thuật: thể thơ lục bát biến thể, đảo ngữ, điệp ngữ, cấu trúc câu dài

=> Vẻ đẹp bao la, rộng lớn, mênh mông, trù phú của cánh đồng quê hương

- Vẻ đẹp của con người:

+ Vẻ đẹp trẻ trung, duyên dáng, đầy sức sống, phơi phới, khoẻ khoắn, yêu đời gắn bó với thiên nhiên, đồng ruộng

+ Nghệ thuật : so sánh

=> Thể hiện cảm hứng ca ngợi thiên nhiên, đất nước, quê hương trong niềm vui, niềm tự hào kiêu hãnh của con người.

****Mình gợi ý cho bạn nhé, sau đó bạn tự viết thành đoạn văn. Chúc bạn học tốt!

Bình luận (3)
Phương Thảo
26 tháng 9 2016 lúc 19:53

Tớ học rồi đấy

Bình luận (0)
Lưu Thị Thảo Ly
27 tháng 11 2016 lúc 21:47

Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ở đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kì một bài ca dao nào khác.

Phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra hai phần: phần trên (hai câu đầu) là hình ảnh cánh đồng; phần dưới (hai câu cuối) là hình ảnh cô gái thăm đồng. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Bởi vì, ngay từ hai câu đầu, hình ảnh cô gái thăm đồng đã xuất hiện hết sức rõ nét và sống động. Cụm từ "mênh mông bát ngát" được đặt ở vị trí cuối cùng. Trước đó, trước khi nói đến sự-mênh mông bát ngát của cánh đồng, cô gái đã tự miêu tả và giới thiệu rất cụ thể về chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng của mình. Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng "bên ni" rồi lại đứng "bên tê" để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của đồng lúa quê hương.

Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô "đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng..." và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận, rút ra và nói lên điều đó.

Nếu như ở hai câu đầu, cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự "bát ngát mênh mông" của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một "chẽn lúa đòng đòng" và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên:

Em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng buổi mai.

Từ "em" ở đầu câu trên có người ghi là "thân em". Trong ca dao truyền thông, nhất là trong ca dao tình yêu, những từ "em" và "thân em" được dùng khá phổ biến. Nói chung đó là những từ có nghĩa khác nhau, nhưng riêng trong bộ phận ca dao than thân, hai từ đó lại được dùng và được coi là đồng nghĩa. Ví dụ:

Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới ,vào đìa mắc câu.
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.

Ở bài ca dao này, dùng từ "em" thích hợp hơn cụm từ "thân em". Vì đây không phải là ca dao than thân. Hơn nữa, hai câu đầu của bài ca dao này đã được làm theo thể thơ tự do (mỗi câu kéo dài trên mười tiếng), nếu câu thứ ba dùng từ "em" thì hai câu cuối sẽ trở về với thể thơ lục bát chính thức, nghiêm chỉnh, như thế hiệu quả thẩm mĩ sẽ cao hơn.

Hình ảnh "chẽn lúa đòng đòng" tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh "ngọn nắng" thật độc đáo. Có người cho rằng đã có "ngọn nắng" thì cũng phải có "gốc nắng"và "gốc nắng" chính là mặt trời vậy.

Bài ca dao quả là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.

Bình luận (0)
Võ Mạnh Tiến
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
15 tháng 10 2017 lúc 17:52

a) xác định biện pháp tu từ trong bài ca dao :

" thân em như tái bần trôi

gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu"

- BPNT : so sánh

- Ngoài ra còn sử dụng mô típ " thân em "

b, nêu cảm nhận của em về bài ca dao trên

Mở đầu bài ca, tác giả dân gian đã chọn mô típ " thân em " quen thuộc để gợi lên hình ảnh người phụ nữ tội nghiệp , cuộc đời bi đát , trớ trêu . " Cái thân " của người phụ nữ lại đc đem ra để so sánh với " trái bần trôi " đã cho thấy một cuộc đời long đong , chịu nhiều bất công. Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà tự cảm thương cho cuộc đời của mình - một cuộc đời phiêu dạt , đầy cay cực , xót xa. Ko đc lm chủ bản thân , người phụ nữ như muốn buông hết , buông hết tất cả nhưng luật tam tòng khắc nghiệt đã trói buộc họ , biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Qua bài ca dao này , t cũng hiểu thêm đc phần nào nỗi khổ đau , bất hạnh mà người phụ nữ ở xã hội xưa phải chịu đựng , làm t càng thêm yêu , thêm kính trọng giá trị của người phụ nữ !!!!!

Bình luận (0)