Hướng dẫn soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
thuyduong
19 tháng 10 2018 lúc 19:10

Có những cái nhìn về hình ảnh người lính ở những hoàn cảnh và những khía cạnh khác nhau. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ác liệt như Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay khi hoà bình đã lập lại trên khắp đất nước Việt Nam như Ánh trăng. Và ở mỗi thời kì, những người lính lại thực sự gắn bó với nhau bởi một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt. Và Chính Hữu đã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí.

Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam. Bởi vậy, bài thư dường như hoà quyện vẻ đẹp của quê hương, của nông thôn Việt Nam. Nhưng đặc sắc và tinh tế chính là: ở Đồng chí ta thấy được sự chia sẻ lúc ốm đau, lúc nhớ nhà và khi gian khổ. Ở Đồng chí có một thứ tình cảm gắn kết giữa những người lính, thì tình cảm mà có thể dễ dàng nhận thấy ở một tác phẩm nào khác. Nhưng có điều, ở một tác phẩm khác, trong một hoàn cảnh khác, tình đồng chí đồng đội được cảm nhận theo một cách khác.

Với thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc lắng đọng Đồng chí đã thực sự thể hiện cơ sở thiêng liêng để hình thành tình đồng chí. Nó xuất phát từ những điều thực sự giản đơn mà những người lính nhận ra ở nhau:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Những người lính ấy đều xuất thân từ những miền quê đồng chiêm nước trũng. Nếu như nơi anh ra đi là đồng chua nước mặn, là miền trung du nghèo đói; thì nơi tôi ra đời là mảnh đất cằn cỗi chỉ toàn sỏi dá. Những người lính nhận thấy ở nhau cùng một hoàn cảnh xuất thân. Họ đều là những người nông dân chân lấm tay bùn vác súng đi lên để tham gia kháng chiến, để bảo vệ quê hương. Có lẽ vì thế, tình cảm cao đẹp giữa những người lính còn xuất phát từ một lí tưởng chung:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Có thể nhận thấy rõ hình ảnh súng bên súng không giản đơn là một hình ảnh để cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ. Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cùng hiểu rõ và nhận ra rằng: lí tưởng của họ là chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Và hai chữ tri kỉ thật thiêng liêng. Đôi tri kỉ hình thành từ hai con người hoàn toàn xa lạ, đến từ những phương trời khác nhau sẻ chia tấm chăn vào những đêm giá rét. Thật đơn giản, họ trở thành những tri âm, tri kỉ của nhau. Và đó là hai chữ tri kỉ tồn tại trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mà cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí.

Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì Chính Hữu đã khắc hoạ nhửng biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét.

Tình đồng chí được bộc lộ và lột tả ngay trong cuộc sống hàng ngày, tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian khổ. Những người lính khi ra đi mang theo một nỗi nhớ:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần. Sự thiếu thốn tinh thần quả thực khó có thể bù đắp được cho nhau. Nhưng những người lính hiểu rằng, những người bạn tri âm, tri kỉ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau. Họ san sẻ với nhau những nỗi nhớ, nhửng tâm trạng và suy tư của người con xa quê. Nơi quê nhà, họ để lại ruộng nương, gian nhà không thiếu vắng bóng dáng họ vào ra. Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể hiện nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Giếng nước gốc đa luôn là biểu tượng của quê hương nông thôn Việt Nam. Cùng sẻ chia nỗi nhớ nhà, tình đồng chí đã được thể hiện sâu sắc. Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng. Đó là cái giá rét của mùa đông, nơi rừng hoang và đầy sương muối, là từng cơn sốt rét mà mồ hôi ướt đẫm vừng trán. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết luôn thay đối. Trong hoàn cảnh ấy, những người lính vẫn luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nấm lẩy bàn tay.

Dù là manh áo rách, dù là cái buốt lạnh cảm nhận được khi bàn chân không đi giày, nhưng hình ảnh thương nhau tay nắm lấy bàn tay đã minh chứng cho một tình đồng chí, tình tri âm, tri kỉ gắn kết sâu sắc. Tình đồng chí còn là tình thương, sự cảm thông của những người lính trước khó khăn gian khổ.

Và ba câu cuối trong bài thơ đã thực sự khắc hoạ một tình đồng chí trong chiến đấu hiểm nguy. Nếu như những người lính, họ gắn bó với nhau từ khi làm quen, rồi gắn bó với nhau trong cuộc sống thì không lẽ nào những con người cùng chung lí tưởng cách mạng và chiến đấu lại tách rời nhau khi làm nhiệm vụ. Đêm nay rừng hoang sương muối câu thơ khắc hoạ không gian và thời gian khi những người lính chiến đấu. Đó là vào ban đêm nhưng gian khó và khắc nghiệt hơn, là những đêm trong rừng lặng im với không gian đầy sương muối. Nhưng sự lặng im của khu rừng ấy đã làm nổi bật hình ảnh thơ đặc sắc của Chính Hữu:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Trong gian khổ, trong giá rét, các anh bộ đội Cụ Hồ vẫn hiên ngang sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu. Hình ảnh đó thực sự đặc sắc bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng tinh tế. Chính Hữu đã tả thực khi dùng thị giác để miêu tả. Khi trăng chếch bóng người ta sẽ nhìn trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhưng Chính Hữu cũng đã gợi lên sự tượng trưng khi miêu tả bằng cảm nhận, sự liên tưởng và khối óc tinh tế của mình. Cây súng tượng trưng cho người lính cách mạng. Và ánh sáng của vầng trăng lan tỏa trong đêm giá rét thể hiện lí tưởng cách mạng. Sự soi sáng của Bác và Đảng cho những tinh thần chiến đấu. Trong sự lãng mạn của thơ ca cũng có thể coi ánh trăng là biểu tượng hòa bình. Những người lính sát cánh bên nhau, sẫn sàng chiến đấu đế bảo vệ sự tự do cho đất nước. Ba câu thơ cuối với hình ảnh đầu súng trăng treo đã lột tả sự gắn kết với nhau trong khó khăn gian khổ cua những anh bộ đội Cụ Hồ.

Bằng những hình ảnh thơ đặc sắc, bài thơ Đồng chí đã thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.


Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
18 tháng 10 2018 lúc 18:51

---Tham khảo--

Qua đoạn trích này chúng ta thấy Nguyễn Đình Chiểu rất khác Nguyễn Du về mặt sử dụng ngôn ngữ. Nếu như nhà thơ Tiên Điền cầu kì, điêu luyện, bác học bao nhiêu thì nhà thơ xứ Gia Định chất phác, hồn hậu bấy nhiêu trong nghệ thuật ngôn từ. Từ ngữ ở đây không mấy trau chuốt, hầu như không có những vế câu đăng đối chỉnh chu. Ngôn ngữ đổi thoại ở đây rất thực, rất sống, rất tự nhiên:

Thằng nào dám tới lẫy lừng ở đây
Trước gây việc dữ tại mày
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng...


Kể cả nhưng nhân vật rất nho nhã như Lục Vân Tiên, ngôn ngữ cũng tự nhiên như vậy:

... Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.


Từ chàng Kim Trọng hào hoa phong nhã với những câu nói đầy điển tích:

Khen tài nhả ngọc phun châu
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này.


đến Lục Vân Tiên là một khoảng cách rất xa.

Đặc biệt, Nguyễn Đình Chiểu dùng rất nhiều phương ngữ: tiểu thơ; chi; đàng, mầy, thiệt... Những từ đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ ấy đã khiến truyện Lục Vân Tiên mang một sắc thái rất riêng. Dường như hơi thở cuộc sông quê hương của chính nhà thơ đã ùa vào thiên truyện.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Nam Truong Van
Xem chi tiết
Pưnn Thảo
24 tháng 10 2018 lúc 21:08

Bạn ơi bạn học bài này chưa cho mình xin bài với :< mai mình học rồi

Bình luận (0)
Đào Kim Ngân
Xem chi tiết
thuyduong
11 tháng 10 2018 lúc 19:03

Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ ( và) Một đêm phòng k vắng vẻ chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya. ( và) Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc. => diễn tả trực tiếp cảm xúc nhân vật.

Mình nêu ra 3 vd bn tham khảo bài này mình chưa học tới nhưng mình có biết bn tham khảo đúng like mình vshihi

Bình luận (0)
Đào Kim Ngân
11 tháng 10 2018 lúc 18:32

giúp mk nhanh nha

mơn nhìu❤

Bình luận (0)
Park Na Eun
Xem chi tiết
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Monokuro Boo
19 tháng 10 2020 lúc 20:52

Câu 1:

Sau khi gia đình xảy ra biến cố, lâm vào bước đường cùng, Kiều đành ngâm ngùi chấp nhận trao duyên lại cho em, bán thân lấy tiền để cứu cha và em trai thoát khỏi cảnh ngục tù. Hay tin này, gần đó có một bà mối thấy đây là món lợi lớn, bèn dắt mối cho Mã Giám Sinh đến để thương lượng mua Thúy Kiều về làm vợ. Hỏi ra thì được biết, Mã Giám Sinh quê vốn ở huyện Lâm Thanh, tuổi nay cũng đã ngoài bốn mươi, nhìn cách ăn vận chỉnh trang, thì xem ra cũng là người giàu có.

Nhưng cái vẻ bề ngoài chẳng thể nào che đậy được cái sự phàm tục của hắn, vừa mới bước chân vào nơi Kiều ở, đã sỗ sàng ngồi tót vào ghế, chẳng đợi ai mời mọc, không có một chút lễ độ, đúng mực nào cả. Giờ đây hắn chỉ muốn được chiêm ngưỡng nhan sắc vốn nổi danh của Kiều, bèn sốt sắng giục bà mối vào gọi Thúy Kiều ra cho hắn xem mặt, hành động vô cùng quá phận.

Thúy Kiều vốn đang đau khổ, xót thương cho thân phận hẩm hiu của bản thân, nay gặp cảnh này lại càng thêm ấm ức trong lòng, nàng đi mà chân không muốn bước, trên gương mặt vốn xinh đẹp tuyệt trần, nay lệ từng hàng tuôn rơi. Ngoài kia là người nàng sẽ gửi gắm cả cuộc đời, nhưng sao nàng có cảm giác sợ sệt, e ngại thế này, đôi mày liễu khẽ nhăn lại, gương mặt xinh đẹp hơi cúi, khẽ cắn làn môi hồng, chẳng dám nhìn thẳng Mã Giám Sinh. Đã xem mặt Kiều, nhưng họ Mã lại muốn thử cả tài, bèn ép Kiều đàn hát, đề thơ lên quạt, Kiều thiết nghĩ dù sa cơ lỡ vận nhưng cũng là con nhà gia giáo, há lại chịu cảnh nhục nhã này. Nhưng nay đã lỡ, Kiều cắn răng gảy đàn mà lòng rối như tơ, tay nàng xiết chặt cán bút đề thơ trên quạt giấy.

Thấy Kiều tài sắc vẹn toàn Mã Giám Sinh rất hài lòng nhưng lại ra chiều ép giá, hắn với bà mối kì kèo qua lại thêm thêm bớt bớt, bỏ mặc Kiều đứng chết lặng nhìn bản thân đang được ngã giá như một món hàng không hơn chẳng kém. Thôi thế đã đành, phận gái nay biết về nơi đâu?

Câu 2:

Sau bao năm tháng tủi nhục nơi lầu xanh dơ bẩn, cuối cùng ta may mắn được Từ Hải yêu mến và chuộc ra ngoài. Chàng cho ta cơ hội được trở về chỗ vợ chồng Thúc Sinh khi trước, để hoàn thành tâm nguyện đền ơn báo oán. Cảnh sắc nơi đây chẳng có gì thay đổi so với lần đầu ta đến, khung cảnh giàu có xa hoa, nhưng lại là nơi làm ta tổn thương sâu sắc.

Đang chìm trong hoài niệm, thì Thúc Sinh được người đưa vào, thấy ta chàng bất ngờ lắm, tiếc thay vật đổi sao dời, nay ta và chàng đã không còn như trước kia, nhưng ơn cứu giúp ta thoát khỏi lầu xanh và những ân tình chàng từng dành cho ta, ta chưa từng quên dù chỉ một ít. Ta với chàng ôn lại chuyện xưa cũ, nhìn bộ dáng nhu nhược, khúm núm của chàng, ta tự hỏi mình đây là người khi xưa ta từng hết mực yêu thương ư? Ta cũng không biết nữa, chỉ lẳng lặng truyền người mang vào gấm vóc, vàng bạc rồi trao cho chàng, coi như hết nợ ân tình. Nhưng cái gai trong lòng ta vẫn chưa được gỡ bỏ, nó làm ta đau đớn, nhức nhối tâm can từng ngày.

Ta nhắc về Hoạn Thư, vợ chàng, muốn xem thái độ của chàng về việc này ra sao, nhưng chàng im lặng, giống như xưa khi ta bị vợ chàng lăng nhục, chàng cũng im lặng như vậy, ta chỉ còn biết lắc đầu thở dài. Ta cho Thúc Sinh lui xuống, đã đến lúc gặp người phụ nữ kia rồi, Hoạn Thư được áp giải vào, thấy ta thì hồn lạc phách siêu, chắc chẳng ngờ nổi bản thân cũng có ngày hôm nay. Người phụ nữ này đã từng khiến ta chịu bao tủi hổ, đau đớn, đang đứng trước mặt ta, nhưng lòng ta bình tĩnh đến lạ kỳ, không nổi giận, quát mắng. Ta mỉm cười liếc mắt nhìn nàng ta mà rằng: “Tiểu thư cũng có ngày hôm nay, sao khi xưa không nghĩ đến việc chừa cho ta một đường lui? Phải biết rằng gieo nhân nào gặp quả nấy, tiểu thư cũng đừng trách ta vô tình!”. Hoạn Thư nghe ta nói vậy, thì lập tức dập đầu phân bua: “Thúy Kiều, cô hãy hiểu cho ta, đều phận đàn bà, lại gặp kiếp chồng chung, có ghen tuông ắt là điều không thể tránh khỏi. Nhưng cô nhớ xem, lúc trước ta cũng chỉ muốn cô chép kinh thư cho tâm thanh tịnh, lúc cô bỏ trốn cũng không hề đuổi theo, suy cho cùng cũng chỉ trách bản thân ta quá yêu Thúc Sinh, sợ mất chàng, mà làm điều không phải với cô. Nay phần tội lỗi này ta xin nhận hết, chỉ mong cô rộng lòng tha thứ, ta xin khấu đầu tạ tội!”, nói rồi lại dập đầu thêm lần nữa. Ta mỉm cười, quả thật thông minh, khá khen cho lý lẽ sắc bén, kín kẽ một chút gió cũng không lọt nổi, ta còn biết nói thêm lời nào nữa? Âu cũng là khi xưa vì bản thân mình mà nàng ta đau khổ, chắc gì đã sung sướng hơn ta, thật xót xa cho phận đàn bà, thôi có lẽ oán này không cần báo nữa rồi. Ta ra hiệu cho người thả Hoạn Thư ra, còn bản thân bước đến trước cửa nhìn trời xanh, nhủ thầm: “Báo ân, báo oán đều đã trọn, buông xuống thôi Thúy Kiều, từ nay về sau, quá khứ chẳng còn liên quan gì với tương lai, chỉ còn Từ Hải”.

Câu 3:

Tôi có một cô bạn rất thân, chúng tôi chơi với nhau từ thời hai đứa còn rất nhỏ. Tình bạn của tôi cứ tưởng mãi tốt đẹp như thế cho đến khi tôi lỡ bỏ quên sinh nhật nó, chỉ vì mải mê “cày” một bộ phim mới nổi. Nó không hề giận hay trách móc tôi, tuy vậy nhưng tôi thấy có lỗi nhiều lắm, cả ngày chỉ cứ nghĩ mãi đến hôm sinh nhật nó, người bạn thân nhất là tôi thế nào lại quên béng đi, không có lấy một lời chúc mừng. Để chuộc lỗi, ngay hôm sau tôi tặng bù nó món quà mà tôi thức suốt đêm để làm, chỉ hy vọng nó sẽ tha thứ cho tôi. Tôi ước rằng nó cứ giận hay trách móc tôi cũng được, chứ nó cứ dung túng cho tôi thế này tôi lại càng cảm thấy bản thân thật tệ. Nó cầm món quà của tôi, nét mặt hạnh phúc lắm, nó bảo tôi: “Mày đừng thấy áy náy nữa, thật sự tao không để tâm đâu, thấy mày cứ ủ dột như vậy, tao không muốn”. Nghe được câu nói đó của nó tôi thấy như được thoát khỏi cái gông cùm tội lỗi mấy hôm vừa qua. Cũng từ đó tôi học được cách quan tâm để ý mọi người hơn, và cũng chưa từng quên sinh nhật của những người thân thiết bao giờ.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa