Hướng dẫn soạn bài Mẹ hiền dạy con

Trần Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
2 tháng 4 2023 lúc 9:56

1. Biểu cảm

2. PTBĐ là biểu cảm.

Tác dụng:

- thể hiện tình cảm nuối tiếc của tác giả khi sắp phải rời xa sự yêu thương, ân cần, dạy dỗ của cô.

- tăng giá trị biểu đạt cảm xúc cho câu văn thêm chân thực.

3. Con đã học được cách vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời, học được từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi.

4. Suy nghĩ về lòng biết ơn:

Tận cùng của tình cảm chính là lòng yêu thương và cơ sở gây dựng lên cái đẹp ấy là lòng biết ơn. Vậy lòng biết ơn là gì?

Đó là một tấm lòng luôn nhớ đến việc người khác đã giúp đỡ mình dù lớn dù nhỏ để sau này đền đáp lại họ. Một tấm lòng biết ơn dĩ nhiên cần đi cùng với lời cảm ơn chân thật và sâu sắc. Đồng thời, nó cũng đã trở thành một nét văn hóa đẹp của con người chúng ta. Lời cảm ơn trong cuộc sống như là một câu nói không nên để giành, nhưng đồng thời cũng đừng quá tiết kiệm nói lời cảm ơn với những người giúp bạn. Một lời cảm ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ta cũng sẽ nhận thấy được ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ. Lòng biết ơn thực sự được coi là một trong những nét văn hóa rất đẹp trong xã hội hiện nay. Từ đó, ta thấy rằng: điều mà ta nên làm trong cuộc sống chính là giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn và cảm thấy biết ơn những người đã giúp mình. Như cha mẹ, đấng sinh thành đã cho mình một cuộc đời, một hình hài và hơn hết là dưỡng dục mình nên người. Lòng biết ơn khi này của một người con sẽ được thể hiện bằng chữ "Hiếu". Với thầy cô, người đã cho mình biết cách ăn nói ứng xử, giáo dục và truyền tải đến cho mình những kiến thức quý giá. Lòng biết ơn khi này chính là đạo học trò. Từ đây, ta có thể thấy rằng thứ tình cảm tạo dựng lên một mối quan hệ tốt đẹp chính là lòng biết ơn. Nếu có nó, chúng ta sẽ sống hạnh phúc với chính mình và bản thân ta sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Nếu không có lòng biết ơn, dần chúng ta sẽ nhận ra bản thân đã tồi tệ như thế nào với người đã yêu thương giúp đỡ mình. Vậy bạn muốn mình là người có lòng biết ơn không?. Với tôi, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng trong cuộc sống. Bởi một xã hội, một đất nước chẳng thể nào văn minh hơn nếu chúng ta không có lòng biết ơn với cuộc đời. Như vậy, một trong những góc sáng trong tâm hồn mỗi người chính là một tấm lòng biết ơn được thực hiện bằng những hành động đền đáp. 

Khép lại, chúng ta sẽ như một đóa hoa thắm thơm vô cùng nếu có lòng biết ơn trong cuộc sống đối với bất kì ai. Bản thân em cũng đã vô cùng biết ơn với cha mẹ, thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ em.

T.Lam dethw:")

Bình luận (1)
Hà An Trần
Xem chi tiết
Huệ Kim
Xem chi tiết
Long Sơn
4 tháng 10 2021 lúc 17:16

Tham khảo:

- Nghệ thuật

+ Điệp từ, điệp cấu trúc "Bàn tay mẹ", "À ơi này cái".

+ Ẩn dụ:

Bàn tay mẹ - người mẹ.Cái trăng, cái Mặt Trời - người con.

+ Lối thơ, nhịp thơ như lời hát ru.

Bình luận (0)
Tâm Vũ
4 tháng 10 2021 lúc 17:21

- Nghệ thuật

+ Điệp từ, điệp cấu trúc "Bàn tay mẹ", "À ơi này cái".

Bình luận (0)
Linh Tran
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
4 tháng 5 2016 lúc 14:22

Hiện tượng không khí bốc hơi bay lên cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm xuống. Gặp điều kiện thuận lợi ( gặp lạnh) thì hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti. Các hạt nhỏ vẫn tiếp tục bay lên cao , chúng tiếp tục va vào nhau nên sẽ ngưng tụ thành hạt nước to, các hạt nước trĩu nặng rơi xuống mặt đất tạo thành mưa

Bình luận (0)
ncjocsnoev
4 tháng 5 2016 lúc 17:28

Khi không khí đã bão hòa, nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hóa thành lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ, đọng lại thành các giọt nước , sinh ra hiện tượng mây , mưa , sương,...

Bình luận (0)
Nguyễn Lan Hương
3 tháng 3 2017 lúc 15:36

Hơi nước trong không khí khi gặp điều kiện thận lợi như không khí lạnh thì sẽ ngưng tụ lại thành mây.Hoặc khi không khí đã bão hòa hơi nước mà vẫ được cung cấp thêm hơi nước thì sẽ ngưng tụ lại thành mây.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Thúy
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
7 tháng 5 2016 lúc 20:10

Những hậu quả của việc phá rừng :

_ Đất đai sạt lở, sói mòn.

_ Đồi trọc càng nhiều.

_ Lũ lụt, hạn hán có thể xảy ra vì không có sức rừng cản trở.

_ Lũ quét tấn công nhanh.

_ Ô nhiễm môi trường càng nhiều.

_ Thiếu hụt ô xi trong không khí.

_ Nếu tình trạng kéo dài dẫn đến Trái Đất tàn lụi, con người và sinh vật chết đi vì thiếu chất hữu cơ của cây.

...

Bình luận (0)
Trần Quỳnh Mai
7 tháng 5 2016 lúc 15:26

Việc phá rừng làm cho :

+ Khí hậu thay đổi ; lũ lụt ; hạn hán xảy ra thường xuyên 

+ Đất bị xói mòn trở nên bạc màu

+ Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần , một số loài bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng .

Bình luận (0)
Nguyễn Tâm Như
7 tháng 5 2016 lúc 15:41

Hậu quả việc phá rừng:
-Lũ lụt đến nhanh do không có gì ngăn cản 
-Dễ bị ô nhiễm môi trương do không có cây xanh 
-Cây xanh góp phần điều hòa khí hậu nên sẽ làm cho khí hậu bất th` 
-Ô nhiễm nguồn nước và đất 
-Làm nhiều động vật bị mất chỗ ở 
-Mất thức ăn và ôxi cho động vật

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Thúy
Xem chi tiết
Như Nguyễn
9 tháng 5 2016 lúc 18:45

Có 3 đặc điểm đó là: 
+ Có tính nhiệt đới (bao gồm nhiệt độ trung bình năm, lượng bức xạ, cân bằng nhiệt...) 
+ Có tính ẩm (lượng mưa trung bình năm, độ ẩm) 
+ Có tính gió mùa (gồm có gió mùa mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, và gió mùa mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) 

Bình luận (0)
do thai
9 tháng 5 2016 lúc 18:46
nóng khô, ẩm ướt, nhiều ngừoi chết
Bình luận (0)
Huỳnh Châu Giang
9 tháng 5 2016 lúc 18:48

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên đặc điểm khí hậu là:

-Nhiệt độ cao.

-Gió thường xuyên thổi là gió Tín phong.

-Lượng mưa từ: 1000mm->2000mm.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Thúy
Xem chi tiết
Trần Quỳnh Mai
7 tháng 5 2016 lúc 15:21

- Chỉ dùng điện khi cần thiết , ra khỏi nhà nhớ tắt đèn , quạt , ti vi , .......

- Tiết kiệm điện khi đun nấu , sưởi , là ( ủi ) quần áo ( vì những việc này cần dùng nhiều năng lượng điện ) .

- Khi nhìn thấy người khác sử dụng điện không hợp lí ta cần nhắc nhở để người đó không lãng phí điện . 

 

Bình luận (0)
Đào Tùng Dương
7 tháng 5 2016 lúc 15:17

tắt khi không sử dụng

Bình luận (0)
Bùi Nguyễn Minh Hảo
7 tháng 5 2016 lúc 20:11

Bài của lớp 5 nè !

Bình luận (0)
Nguyễn Lâm
Xem chi tiết

a) đoạn thơ trích từ văn bản Lượm cả tắc giả Tô Hoài

b) Phương thức biểu đạt trong đoạn thơ là Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả

c) Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh

d) Nội dung đoạn thơ đã nói lên tâm hồn trong sáng , tính cách nhí nhảnh , sống hòa đồng và yêu đời , yêu cuộc sống bình yên , no ấm .

Bình luận (0)
Tóc Em Rối Rồi Kìa
26 tháng 2 2018 lúc 20:49

a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản Lượm của Tố Hữu.

b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là miêu tả.

c) So sánh (Như con chim chích), từ láy (loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh)

d) Nội dung chính của đoạn thơ: Hình dáng nhân vật Lượm nhỏ bé, nhưng nhanh nhẹn, vui vẻ, yêu đời.

Chúc bạn hok tốt!!!!!!!!ok

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
1 tháng 5 2016 lúc 15:53

Trong nhịp sống xô bồ, náo nhiệt, mọi thứ sẽ theo dòng thời gian lui vào dĩ vãng để lại đằng sau biết bao nỗi niềm nuối tiếc. Ngậm ngùi hai tiếng “Giá như…”, tôi thật sự cảm thấy hối hận khi nghĩ về một lần không học bài cũ khiến cô giáo buồn.

Là một học sinh giỏi văn, là ban cán sự lớp, tôi được cô giáo tin tưởng và quý mến, vậy mà… Sáng hôm ấy, một buổi sáng trong xanh, mát mẻ. Những giọt nắng tinh nghịch nhảy nhót trên đường qua những kẻ lá xanh thẫm. Những chú chim chuyền cành nhí nhảnh, vô tư. Không khí thiên nhiên đầu thu thật nhẹ nhàng, quyến rũ. Thế mà tôi thật vội vàng, hối hả bước nhanh đến trường để tranh thủ vài phút đầu buổi ôn lại cả đống bài cũ mà hôm qua mãi chơi, quên không học. Tôi hấp tấp giở từng cuốn vở đọc lướt…đọc lướt… Trống trường vang lên, những giờ học căng thẳng đã đến. Giờ Sử đầu tiên… Tiết hai, ba trôi qua. May thay, tôi không bị gọi lên bảng. Nhưng rồi tiết bốn, tiết Ngữ văn….lại đến. Cô giáo bước vào lớp với màu áo trắng giản dị. Vẫn tươi cười như mọi khi, cô chuẩn bị kiểm tra bài cũ. Vì chỉ đọc qua loa vài phút đầu buổi nên trong đầu tôi chẳng nhớ gì cả. Tặc lưỡi cầu may, hy vọng tiếp tục thoát nạn như những tiết trước, tôi phó mặc cho số phận. Cái cảm giác học môn tôi yêu thích hôm nay dường như đã bỏ tôi đi đến một vùng đất xa xôi nào, thay vào đó là sự hồi hộp, căng thẳng. Bỗng “Trần Văn Nam lên bảng”- giọng cô giáo cất lên phá vỡ không khí yên lặng của lớp học. Tôi thở phào nhẹ nhỏm thấy mình thật may mắn. Tôi chưa kịp sung sướng thì cô giáo lại hạ tay bút rà… rà vào sổ điểm rồi kết thúc bằng ba tiếng ngắn gọn: -Hiền – lên – bảng!. tim tôi đập rộn lên như sắp chui ra khỏi lòng ngực. Thật bất ngờ. Tôi nóng ran cả người, cố ra vẻ tự nhiên, bình thường để che dấu nỗi lo lắng. Thế rồi tôi nhớ gì thì “diễn” thế. Rời rạc. Lung tung. Bối rối trong những tiếng xì xào của các bạn. Tôi thấy xấu hổ vô cùng. Giọng cô chùng xuống, buồn buồn bảo tôi về chỗ. Yên vị trên chiếc ghế thân thuộc song trong đầu tôi hỗn độn bao ý nghĩ như trên mặt đất này khi chưa có bà Nữ Oa vậy. Tôi lo sợ, tự trách bản thân.Tiếc nuối, xót xa, và càng hổ thẹn khi cô giáo nhận xét tôi học bài chưa kĩ – một cách nói giảm, nói tránh của cô – khi cô không muốn nói thẳng ra là tôi không học bài. Ánh mắt cô nhìn như xoáy sâu vào tâm hồn tôi. Cả giờ học, ánh mắt ấy cứ như luôn hướng về phía tôi với một dấu hỏi không giải thích, biện bạch được…. Phải chăng sự lười biếng và chủ quan của tôi đã vô tình chạm vào tình cảm và lòng tin cô dành cho tôi? Về cuối tiết học, tôi dần dần lấy lại được bình tĩnh chăm chú học bài. Hình như cô biết vậy, cô hỏi và lại gọi tôi trả lời. Tôi chuộc lỗi với tất cả cố gắng của mình. Nét mặt tươi cười của cô khiến tôi nhận ra rằng cô vẫn là người bao dung, vẫn còn niềm tin vào cô học trò bé nhỏ. Cô đã bỏ qua và tha thứ cho tôi rồi… Chuyện đã qua lâu rồi nhưng lòng tôi vẫn dai dẳng những buồn vui của tiết học ấy. Muốn nói với cô một lời cảm ơn và xin lỗi mà tôi chưa dám.
Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Trung
28 tháng 9 2017 lúc 21:55

Tôi chưa hẳn là đứa con ngoan của mẹ. Bởi cái tính ngang ngạnh của mình mà nhiều lúc tôi khiến mẹ không vừa lòng. Có một lần tôi nhớ mãi, đã hơn một năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh mẹ lúc ấy.

Đó là những ngày cuối năm học lớp 5. Do sự rủ rê của bạn bè mà tôi thường trốn học đi chơi. Nhiều lần như thế lặp đi lặp lại, kết quả học tập của tôi sút đi trông thấy. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ.

Trưa hôm ấy, khi tôi đi học về đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà từ bao giờ. Mọi hôm, mẹ thường về muộn hơn tôi. Biết có chuyện, tôi định lỉnh ra sau nhà, nhưng mẹ đã gọi lại. Mẹ hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Lẽ dĩ nhiên là tôi trả lời trơn tru. Khi mẹ yêu cầu tôi đưa bài vở của mình cho mẹ xem, bí quá, tôi gắt lên: “Mẹ không có quyền đòi xem sách vở của con!”. Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại.

Trong đôi mắt mẹ thoáng qua một chút ngạc nhiên. Một chút bối rối. Một chút đau đớn và bực bội. Cái cặp rơi xuống đất sổ tung ra. Những bài kiểm tra điểm 3, điểm 4, những trang vở ghi nghệch ngoạc... như phơi ra. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được nữa. Mẹ im lặng đi vào buồng khiến tôi đứng như trời trồng giữa nhà.

Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng nề. Bố tôi đi công tác chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh. Mẹ lặng lẽ soạn sửa cho bữa cơm trưa. Chỉ một mình, không cần tôi trợ giúp như mọi hôm. Len lén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ cứ làm nhưng ánh mắt của mẹ dường như vô định. Thái độ của mẹ làm tôi thấy sợ. Thường ngày mẹ vui tính, lại hay nói hài hước khiến cả nhà cùng cười. Thế mà hôm nay... Chưa bao giờ tôi có dịp nhìn kĩ mẹ đến vậy. Nước da đã xạm lại. Gương mặt nghiêm nghị đầy những vết nhăn và vết chân chim. Mấy sợi gân xanh nổi lên trên vầng trán rộng. Khuôn miệng không còn tươi thắm như trước.

Tôi chợt muốn oà khóc. Suốt bữa cơm, mẹ im lặng. Thỉnh thoảng mẹ vẫn gắp thức ăn bỏ vào bát cho tôi, nhưng tôi làm sao có thể ăn nổi. Tôi chỉ muốn thốt lên một câu: “Con xin lỗi...”. Nhưng cái tính ngang ngạch của tôi hay nỗi sợ hãi đã làm tôi không thốt thành lời.

Chỉ ăn hết lưng cơm rồi mẹ đặt bát xuống. Hình như mẹ đang nén tiếng thở dài. Chưa kịp nghỉ ngơi, mẹ đã vội đi làm ca chiều, để tôi một mình ở nhà với tâm trạng lo âu, buồn rẫu. Những điểm 3, điểm 4 trong trang giấy kiểm tra bị sổ tung ra nền nhà hồi trưa. Ánh mắt thẫn thờ của mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy mình tệ như vậy. Và tôi biết mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít, còn mẹ đau đớn vì thái độ của tôi thì nhiều. Vắng tiếng cười vui và những câu nói đùa của mẹ, tự nhiên tôi thấy mình đơn độc. Nước mắt cứ thế trào ra.

Tối hôm ấy, mẹ đi nằm sớm, mặt quay vào vách tường, lặng lẽ. Ngập ngừng mãi nơi cửa buồng, tôi mới dám len lén bước vào, ghé xuống nằm bên cạnh mẹ, không nhúc nhích. Nhắm mắt vờ ngủ. Tôi biết mẹ đang rất buồn. “Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi!”. Tôi thầm kêu lên trong lòng như vậy. Nước mắt đầm đìa tràn trên má, rơi xuống gối. Tôi thèm được mẹ vuốt ve mái tóc. Tôi thèm được mẹ ôm vào lòng... Bỗng tôi cảm thấy hơi ấm của mẹ thật gần.

Rồi bàn tay khô ráp của mẹ áp vào má tôi, lau những giọt nước mắt cho tôi. Mẹ ôm tôi vào lòng thì thầm: “Ôi, con gái yêu của mẹ! Con ngủ mê rồi đây này!”. Chao ôi! Buồn lòng như vậy mà mẹ vẫn thương tôi vô cùng. Mẹ không hề giận tôi nữa ư? Mẹ đã tha thứ cho tôi rồi ư? Tôi nằm im không nhúc nhích, cứ sợ rằng đó chỉ là giấc mơ...

Thời gian cứ trôi đi. Tôi dần khôn lớn. Nhưng tôi biết rằng hình ảnh mẹ trong cái lần tôi phạm lỗi ấy sẽ đi theo tôi suốt đời, sẽ nhắc nhở tôi sống tốt hơn, sống đẹp hơn. Nhất định như vậy, mẹ ạ!

Bình luận (0)
Thảo Phương
23 tháng 3 2019 lúc 17:37

I- Mbài:

- Giới thiệu khỏi quát về mẹ (bố)

II- Thân bài: Miờu tả chi tiết về mẹ (bố)

Hình ảnh mẹ (bố) khi em mắc lỗi :

+ Nêu lí do: em mắc lỗi gì (ngắn gọn)

+ Miêu tả:

- Gương mặt: buồn bã

- Ánh mắt: ngạc nhiên/bực bội/đau đớn/thẫn thờ,…

- Thái độ: im lặng, không mắng mỏ, không hay nói cười

- Dáng đi: lặng lẽ,…

- Lời nói: Nghiêm khắc/ bao dung, nhẹ buồn,…

- Hình ảnh mẹ: da sạm lại, vết rạn chân chim nơi khoé mắt hằn sâu thêm, tay thô ráp, nụ cười vắng trên môi,...

- Cảm nghĩ: thương mẹ (bố), ân hận, tự trách mình, hứa và quyết tâm không bao giờ làm mẹ (bố) buồn nữa.

III- Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ chung về tình yêu thương con cái của bố mẹ…

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Mai Thảo
Xem chi tiết
Ma Đức Minh
13 tháng 5 2016 lúc 21:40

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc chủ yếu sau:

a. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Chính trên cơ sở của lý luận Mác-Lênin đã giúp Người tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử. Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa Mác-Lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất.

b. Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã hun đúc, tạo lập cho dân ta một nền văn hoá phong phú, đa dạng và thống nhất bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp, cao quý, trong đó chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nấc thang cao nhất của văn hoá Việt Nam.

Đây là tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, là động lực giúp Người vượt qua mọi gian nan thử thách, hiểm nguy. Đây là nguồn gốc, là một cơ sở quan trọng để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.

c. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tích cực của văn hoá phương Đông trong Nho giáo và Phật giáo, như lòng vị tha, tư tưởng từ bi bác ái, tình yêu thương con người; triết lý hành đạo giúp đời, tu thân dưỡng tính, truyền thống hiếu học…

Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ và phong cách dân chủ, nhân quyền của văn hoá phương Tây…

Như vậy, trên con đường hoạt động cách mạng Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng trí tuệ của thời đại: Đông, Tây, kim, cổ…, vừa thu hái, vừa gạn lọc, suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa, vận dụng, phát triển góp phần làm phong phú, tạo nên tư tưởng của Người.

d. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.

Trước hết, đó là tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng, phát huy tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn qua các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động quốc tế. Đó là tâm hồn, ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành, một trái tim yêu nước thương dân, thương yêu con người, sẵn sàng chịu đựng những gian khổ hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Chính những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc chuyển hoá, phát triển những tinh hoa của dân tộc và của thời đại thành tư tưởng đặc sắc của Người.

Bình luận (0)
Ma Đức Minh
13 tháng 5 2016 lúc 21:40

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc chủ yếu sau:

a. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Chính trên cơ sở của lý luận Mác-Lênin đã giúp Người tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử. Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa Mác-Lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất.

b. Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã hun đúc, tạo lập cho dân ta một nền văn hoá phong phú, đa dạng và thống nhất bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp, cao quý, trong đó chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nấc thang cao nhất của văn hoá Việt Nam.

Đây là tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, là động lực giúp Người vượt qua mọi gian nan thử thách, hiểm nguy. Đây là nguồn gốc, là một cơ sở quan trọng để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.

c. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tích cực của văn hoá phương Đông trong Nho giáo và Phật giáo, như lòng vị tha, tư tưởng từ bi bác ái, tình yêu thương con người; triết lý hành đạo giúp đời, tu thân dưỡng tính, truyền thống hiếu học…

Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ và phong cách dân chủ, nhân quyền của văn hoá phương Tây…

Như vậy, trên con đường hoạt động cách mạng Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng trí tuệ của thời đại: Đông, Tây, kim, cổ…, vừa thu hái, vừa gạn lọc, suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa, vận dụng, phát triển góp phần làm phong phú, tạo nên tư tưởng của Người.

d. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.

Trước hết, đó là tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng, phát huy tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn qua các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động quốc tế. Đó là tâm hồn, ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành, một trái tim yêu nước thương dân, thương yêu con người, sẵn sàng chịu đựng những gian khổ hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Chính những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc chuyển hoá, phát triển những tinh hoa của dân tộc và của thời đại thành tư tưởng đặc sắc của Người.

2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải đã hình thành ngay một lúc mà trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện gắn với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Người, gồm 5 giai đoạn sau:

- Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (từ năm 1890 - 1911).

- Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm (1911 - 1920).

- Giai đoạn hình thành cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam (1921 – 1930).

- Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định của cách mạng Việt Nam (1930 - 1941).

- Giai đoạn phát triển và hiện thực hoá tư tưởng Hồ Chí Minh (1941 - 1969).

Bình luận (0)
Ma Đức Minh
13 tháng 5 2016 lúc 21:41

cái trên là nhầm

 

Bình luận (0)