Hướng dẫn soạn bài Lòng yêu nước - I-li-a Ê-ren-bua

Trâm Hà Thị Ngọc
Xem chi tiết
Trung Hải Phạm
Xem chi tiết
Hoàng Thúy An
31 tháng 1 2018 lúc 19:36

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

Bình luận (2)
Lịnh
Xem chi tiết
Trần Minh Hưng
1 tháng 4 2016 lúc 19:18

Văn bản được chia thành 2 phần:

Phần 1: Từ đầu đến những ánh sao đỏ của ngày mai.

Nội dung phần 1: Nói đến cội nguồn của lòng yêu nước.

Phần 2: Nội phần còn lại

Nội dung phần 2: Nói lên lòng yêu nước được thử thách và thể hiện mạnh mẽ trong chiến tranh.

Bình luận (0)
Khoa Nguyen
1 tháng 4 2016 lúc 21:16

văn bản được chia làm 2 đoạn

Đoạn 1: từ đầu đến lòng yêu Tổ Quốc: Ngọn nguồn của lòng yêu nước

Đoạn 2: đoạn còn lại: lòng yêu nước được thử thách và thể hiện

MÌNH CHẮC CHẮN 100% VÌ CÔ MÌNH ĐÃ DẠY (TICK NHÉ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!)

 

Bình luận (0)
Huỳnh Ngọc Gia Linh
Xem chi tiết
ánh nguyệt nguyễn vũ
24 tháng 3 2016 lúc 23:15

trong các câu chuyện cổ tích mà em đã đọc. có rất nhiều nhân vật hay và hấp đẫn. nhưng có một nhân vẫn khiến em nhớ mãi đó là ông tiên trong các câu truyện dân gian

Ông tiên là người mặt một bộ đò trắng với mái tóc và bộ râu trắng xuôn mượt. ông có nước da mịn và trắng. đôi mắt sáng hiện lên những nụ cười của những người đã rừng được ông giúp. vào một hôm ông thấy có một cô bé nhà nghèo không có tiền hay quần áo đẹp để mặc thường hay bị các bạn trong làng trọc ghẹo là " đồ nhà quê'" ông tiên thấy thế thương lắm ông hóa thành một ông cụ đói nghèo phải đi ăn xin đến từng nhà để xin ăn ai ai cũng thấy ông cũng kêu là " đồ bẩn thỉu biến đi" ông cụ khóc và đi qua nhà cô bé cô bé tháy ông lão đi qua xin bữa cơm cho qua ngày cô bé vào nhà kêu mẹ cho cô bé bát cơm canh raunho nhỏ cho ông lão ăn. khi ông lão ăn xong cảm ơn và tạm biệt cô bé nhỏ rồi lên đường bỗng ông rớt một thứ có hình ảnh gia đình của ông cô bé kêu ông và đưa cho ông và ông lão bỗng nhiên biến thành một ông tiên. cô bé ngạc nhiên hỏi ông

Ông ơi sao ông lại ở đây ạ

ông tiên hk ngại ngùng gì nói thẳng ông đến đây để giúp cháu mà ông nhìn thấy hình ảnh của cháu qua cảm nhận của ông cháu đúng là một cô bé tốt bụng có lòng nhân hậu ông sẽ giúp cháu có một gia đình khá giả như bao bạn khác được đến trường vui chơi nhé

rồi ông biến mất và ngày hôm sau cô bé thức dậy bỗng thấy nhà mình khác lạ không như mọi ngày nữa rồi mẹ cô bảo cô đi học rồi cô chuẩn bị đồ đi học cô vui lắm nhờ có ông tien đã giúp mình rồi cô bé vui vr đến trường cô bé vẫn nhớ mãi hình ảnh của ông tiên đã giúp cô

ông tiên là một người tốt luôn giúp đỡ những người khó khăn nghèo khổ.ông tiên là một người tốt không ai có thể sánh bằng

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Ánh
Xem chi tiết
CÔNG CHÚA THẤT LẠC
21 tháng 3 2017 lúc 21:43
1. Đại ý của bài văn: Tác giả lí giải lòng yêu bước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất; đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
Bình luận (0)
CÔNG CHÚA THẤT LẠC
21 tháng 3 2017 lúc 21:44
2. a) Đoạn văn từ đầu đến "lòng yêu Tổ quốc" là một đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, trong đó: - Câu mở đầu là: " Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh ". - Câu kết đoạn là: "Lòng yêu nhà, yêu làng làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". b) Với ý chính là lí giải về lòng yêu nước, tác giả đã thể hiện một trình tự lập luận: - Mở đầu, tác giả nêu một nhận định giản dị, dễ hiểu mang tính qui luật: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh"; - Từ nhận định đó, tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc để "mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương", cụ thể là: Người vùng Bắc: nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng; Người xứ U-crai-na: nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh; Người xứ Gru-di-a: ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt; Người ở thành Lê-nin-grát: nhớ dòng sông Nê-va, những tượng bằng đồng, phố phường; Người Mát-xcơ-va: nhớ như thấy lại những phố cũ, phố mới, điện Krem-li, những tháp cổ, những ánh sao đỏ... - Tác giả dùng một câu văn hình ảnh để chuyển ý: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vô-ga đi ra bể". - Cuối cùng, để kết đoạn, tác giả nêu một câu khái quát: "Lòng yêu nhà, yêu làng làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". 3. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình, ví dụ: + Người vùng Bắc (nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng); người xứ U-crai-na (nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh): nhớ những cảnh vật rất đỗi quen thuộc, từng gắn bó với cuộc sống thanh bình. + Người xứ Gru-di-a (ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt); người ở thành Lê-nin-grát (nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, những tượng bằng đồng tác những con chiến mã lồng lên, phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử): đó là nỗi nhớ về vẻ đẹp của ngôn ngữ, lời nói, niềm tự hào về quê hương xứ sở. + Người Mát-xcơ-va (nhớ như thấy lại những phố cũ, đại lộ của những phố mới, điện Krem-li, những tháp cổ - dấu hiệu vinh quang và những ánh sao đỏ): nỗi nhớ gắn liền với những vẻ đẹp truyền thống và niềm tin mãnh liệt ở tương lai... Đó là những vẻ đẹp gắn liền với nét riêng của từng vùng, tiêu biểu và có sức gợi nhất, để thể hiện sâu sắc nhất về nỗi nhớ của những người ở vùng đó. Tất cả các nỗi nhớ mang những nét cá biệt đó, khi được liệt kê trong bài tạo nên một sự tổng hoà phong phú, đa dạng về tình yêu của người dân trong cả Liên bang Xô viết. 4. Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước, đó là: "Lòng yêu nhà, yêu làng làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc"; và: không thể sống khi mất nước. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Lòng yêu nước bắt đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê mình. Nỗi nhớ của người vùng Bắc, người xứ U - crai - na, người xứ Gru-di-a, người ở thành Lê - nin - grat không giống nhau nhưng lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê của họ đều trở nên lòng yêu tổ quốc. Người ta càng hiểu sâu sắc hơn về tình yêu đó khi kẻ thù đến xâm lược tổ quốc của mình. 2. Cách đọc Đọc chậm, rõ, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố chính luận và yếu tố trữ tình. 3. Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì? Gợi ý: Cần lựa chọn những nét độc đáo riêng để giới thiệu, ví dụ: một danh lam thắng cảnh, một nghề truyền thống, một món ăn dân dã, một vị danh nhân, tính cách con người,…
Bình luận (0)
Dung Trương Thuy
19 tháng 3 2017 lúc 10:26

cái này có trong hướng dẫn mà bn

Bình luận (0)
Kim So Huyn
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Thanh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
28 tháng 3 2018 lúc 17:10

Trải qua mấy nghìn nămxây dựngvà bảo vệ đất nước đã chứng minh một thứ tài sản vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam,đó chính là lòng yêu nước nồng nàn.Mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì lòng yêu nướclại trổi dậy mạnh mẽ hơn bao giờhết, mỗi người con đất Việt không tiếc máu xương, không màng đến bản thân vì độc lập của dân tộc. Thậm chí nhiều người cho rằng không được ra mặt trận cầm súng chiến đấu là một “bất hạnh” và “thiệt thòi” lớn, “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?”,“ai cũng tiếc tuổi 20, thì còn đâu Tổ Quốc?”. Chính lòng yêu nước, tinh thần dân tộc mạnh mẽ đã giúp dân tộc Việt Nam đồng lòng, nhất trí, đoàn kết đánh thắng những kẻ thù mạnh bậc nhất thế giới.

Nhiều bạn trẻ khi được hỏi bạn thể hiện lòng yêu nước như thế nào thì còn tỏ ra ngập ngừng, cho rằng nếu thời chiến thì lòng yêu nước sẽ dễ dàng hơn khi cầm súng ra mặt trận để bảo vệ Tổ quốc, còn thời bình thì rất khó thể hiện. Các bạn ạ, trong thời bìnhchúng ta có thể thể hiện lòng yêu nước qua nhiều hành động, nghĩa cử đẹp cho xã hội cho đất nước, yêu nước phải bắt đầu từ những công việc rất cụ thể. Mỗi người phải sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, tham gia các hoạt động chung, vì cộng đồng, vì đất nước. Những người trẻ có ý chí vươn lên trong cuộc sống, khẳng định mình và thành công. Đó chính là lòng yêu nước.

Thế nhưng vẫn còn một số người vẫn chỉ biết hô hào theo kiểu khẩu hiệu mà không có những hành động thiết thực để thể hiện lòng yêu nước. Chúng ta đừng nói mà hãy hành động, chỉ cần những hành động rất nhỏ như chăm chỉ công tác, học tập, ra sức rèn luyện, đóng góp sức lực vì cộng đồng;phê phán lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức…cũng là thể hiện lòng yêu nước.

Tuy nhiên, chúng ta cần thể hiện lòng yêu nước đúng cách, tránh để các thế lực thù địch kích động chống đối. Điển hình như một số bạn trẻ thể hiện lòng yêu nước khi tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của chúng ta. Đây là thủ đoạn của các đối tượng chống đối lợi dụng sự thiếu hiểu biết, sự mơ hồ của một số người để kích động biểu tình công khai vô tổ chức, vô kỷ luật, làm phức tạp tình hình an ninh trật tự, là cơ hội để các thế lực thù địch tạo cớ can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam, vu khống Việt Nam đi theo Trung Quốc làm hại nhân dân. Những hành động biểu tình như thế là trái với quy định pháp luật. Để giải quyết vấn đề chúng ta có những cách mềm dẻo và linh hoạt hơn, vừa giữ vững độc lập chủ quyền nhưng cũng không làm phức tạp thêm tình hình. Một số người khác nhẹ dạ cả tin được các đối tượng phản động ca ngợi như những người yêu nước chân chính nhưng thực chất lạiđưa vào con đường phạm tội, làm những việc chống lại dân tộc… Điều này là do lòng yêu nước của những người này bị các thế lực thù địch lợi dụng, cộng với việc lập trường tư tưởng không vững vàng hoặc mơ hồ về chính trị dẫn tới những việc làm sai trái.

Có thể nói trong mỗi dòng máu của người con đất Việt đều thấm đượm lòng yêu nước nồng nàn. Chúng ta hãy thể hiện lòng yêu nước bằng những hành động cụ thể có ích cho xã hội, chứ không phải cứ ngồi hô khẩu hiệu. Tuy nhiên, chúng ta phải thể hiện lòng yêu nước đúng cách bằng những hành động thiết thực, tránh bị các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước đó để kích động chống phá.

Bình luận (0)
Lucky Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hiền Trần
17 tháng 3 2016 lúc 10:26

Sáng đó, em thức dậy rất sớm để thử ngắm cảnh mặt trời mọc - một cảnh tượng tuyệt đẹp của thiên nhiên. Từ sân nhà nhìn về hướng Đông, em thấy bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng sữa sang màu hồng nhạt. Mặt trời vẫn giấu mình sau đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu mặt trời đã thức giấc. Chỉ một lát sau, mặt trời như một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang từ từ nhô lên, nhuộm chân trời một màu hồng rực. Gió sớm lồng lộng thổi, quét sạch tàn dư của bóng đêm. Bầu trời như được đẩy lên, thoáng đãng và cao vời vợi. Mặt trời lên rất nhanh. Thoáng chốc, ánh sáng đã chan hòa mặt đất. Vạn vật như bừng tỉnh, hân hoan chào đón nắng mai. Sương đêm đọng trên lá cây ngọn cỏ, lấp lánh dưới ánh mặt trời.  Cảnh mặt trời mọc đẹp như một bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng ngọn bút của một họa sĩ tài hoa, để lại trong em một ấn tượng sâu đậm không bao giờ quên.

Bình luận (20)
Huỳnh Châu Giang
17 tháng 3 2016 lúc 10:58
Nhà em ở Hòn Gai, trông ra đại dương suốt ngày đêm ì ầm sóng vỗ. Những con tàu cập bến ăn than; những chiếc thuyền đánh cá đậu đầy mặt nước tạo nên khung cảnh nhộn nhịp, sầm uất của vùng biển quê hương. Sáng sáng, em có thói quen cùng với bố chạy bộ trên bãi cát để chờ đón mặt trời lên. Tang tảng sáng, mọi vật còn lòa nhòa trong màn sương mỏng. Rừng phi lao rì rào trong làn gió mang hương vị mặn mòi của biển. Phía đông, bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng đục sang màu hồng phớt. Những tia sáng hình rẻ quạt xuyên qua lớp mây báo hiệu mặt trời sắp mọc. Mặt trời từ trong lòng biển dần dần nhô lên như một quả bóng khổng lồ màu lòng đỏ trứng gà. 

Lúc mặt trời đã nhô lên hết, cả mặt biển bỗng sáng bừng lên, lấp lánh ánh vàng. Bầu trời trong xanh, gió lồng lộng thổi. Đàn hải âu thức giấc tự bao giờ đang chao nghiêng đôi cánh bay là là sát mặt nước, cất lên những tiếng kêu quen thuộc. Ngoài xa, từng đợt, từng đợt sóng rì rào nối tiếp nhau ùa vào bờ cát.

Trên bãi biển, ngư dân đang hối hả chuẩn bị cho đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Tiếng cười, tiếng nói rộn rã. Có chiếc tàu nào đấy kéo còi. Tiếng còi trầm ấm lan xa trên mặt biển lúc bình minh. Một ngày mới bắt đầu.

Cảnh mặt trời mọc trên biển Đông đẹp như một bức tranh sơn mài lộng lẫy. Sáng nào em cũng được chứng kiến cảnh tượng huy hoàng ấy nhưng vẫn có cảm giác say mê, thích thú như buổi ban đầu

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Vinh
18 tháng 3 2016 lúc 18:40

Hè vừa qua, em được mẹ cho về thăm quê ngoại ở Thạch Thất, Sơn Tây. Lần đầu tiên em được chứng kiến cảnh mặt trời mọc thật huy hoàng, rực rỡ.

 

Trời mới tang tảng sáng, bà đã đánh thức em dậy. Tiếng gà gáy rộn rã trong thôn báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Em theo bà và mẹ bước ra sân. Đêm chưa tan hẳn. Làng xóm còn chìm trong màn sương mỏng mờ mờ như khói. Gió sớm mát rượi làm cho em tỉnh hẳn người. Không khí trong lành ở thôn quê thật khác xa với chốn thị thành ồn ào, bụi bặm.

 

Nhà bà ngoại em ở lưng chừng ngọn đồi Câu Lậu, trên đỉnh đồi là ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng. Từ sân nhà nhìn về hướng Đông, em thấy bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng sữa sang màu hồng nhạt. Mặt trời vẫn giấu mình sau đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu mặt trời đã thức giấc. Chỉ một lát sau, mặt trời như một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang từ từ nhô lên, nhuộm chân trời một màu hồng rực. Gió sớm lồng lộng thổi, quét sạch tàn dư của bóng đêm. Bầu trời như được đẩy lên, thoáng đãng và cao vời vợi.

 

 

Mặt trời lên rất nhanh. Thoáng chốc, ánh sáng đã chan hòa mặt đất. Vạn vật như bừng tỉnh, hân hoan chào đón nắng mai. Sương đêm đọng trên lá cây ngọn cỏ, lấp lánh dưới ánh mặt trời.

 

Khung cảnh quê em đã hiện rõ ra trước mắt. Cánh đồng lúa như một tấm thảm vàng trải rộng. Xa xa, ngọn Sài Sơn sừng sững in hình trên nền trời biếc. Dòng sông Đáy như một dải lụa mềm vấn vít uốn quanh. Mặt sông lung linh ánh nắng sớm mai tinh khiết. Những con thuyền nhỏ bồng bềnh xuôi dòng. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp lạ lùng, kì ảo như trong cổ tích.

mat troi moc tren que huong

Trên đường làng đã rậm rịch bước chân. Tiếng cười, tiếng nói của các bà, các chị ra đồng thăm lúa hòa trong bao âm thanh khác của làng quê thân thuộc. Cảnh mặt trời mọc trên quê hương em đẹp như một bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng ngọn bút của một họa sĩ tài hoa, để lại trong em một ấn tượng sâu đậm, không thể phai nhòa.
 
Bình luận (1)
nguyen thi anh thu
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 3 2018 lúc 20:59

I-li-a Ê-ren-bua là một nhà văn - nhà báo nổi tiếng của Liên Xô trước đây. Cuộc đời cầm bút của ông đã gắn bó với một giai đoạn thử thách đầy ác liệt và cam go của đất nước Xô Viết: cuộc đụng đầu quyết liệt giữa nhà nước Xô Viết chân chính với bọn phát xít Hít-le trong cuộc chiến tranh vệ quốc vỉ dại (1941- 1945). Lửa thử vàng, chính trong lúc cam go nhất của lịch sử, lòng yêu nước của công dân Xô Viết được thử thách. Là một nhà báo, I-li-a Ê-ren-bua đã ghi lại được những thời khắc lịch sử vô cùng quý báu và thiêng liêng của dân tộc. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông đã ra đời trong thời kì này mà Thử lửa là một sáng tác đặc sắc.

Thử lửa là một bài báo rất độc đáo. Chính chất văn và chất báo trong con người I-li-a Ê-ren-bua đã kết tinh nên thiên tuỳ bút - chính luận này.

Bài văn Lòng yêu nước (Ngữ văn 6, tập II) là một phần của thiên tuỳ bút chính luận Thử lửa. Chỉ mấy chục dòng nhưng bài văn cũng đủ đem đến cho người đọc những cảm xúc, ấn tượng khó quên. Bài văn đã hội tụ được trong nó chất chính luận sắc sảo với chất trữ tình đằm thắm, vì thế, việc khẳng đinh chân lí. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất... Lòng yêu nhà, yèu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc trở nên có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Bài văn được bố cục thành hai phần với hai ý lớn. Ở phần đầu của bài viết, tác giả đề cập tới ngọn nguồn của lòng yêu nước. Để thể hiện nội dụng này, tác giả sử dụng một trình tự lập luận khá chặt chẽ.

Mở đầu đoạn văn, tác giả nêu lên một nhận định được đúc kết từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, cụ thể là yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lè mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.

Tiếp đó, tác giả mở rộng chứng minh nhận định, đề cập đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể: Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương.

Cuối cùng, tác giả khái quát thành một chân lí. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn- ga, con sông Vôn- ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yếu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.

Tuy nhiên, sức thuyết phục của bài văn chủ yếu không phải bằng lí lẽ, mà bằng tình cảm thiết tha, sâu đậm và sự hiểu biết sâu sắc về Tổ quốc Liên bang Xô viết của nhà văn. Chính tình cảm và sự hiểu biết ấy đã khiến tác giả cảm nhận được những “nét thanh tú”, những vẻ đẹp riêng biệt độc đáo của mỗi miền đất nước.

Ngòi bút của tinh tế I-li-a Ê-ren -ri-bua đưa người đọc đến những vùng miền khác nhau của đất nước Liên Xô rộng lớn, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp thiên nhiên, thưởng thức những đặc sản, cảm nhận những tình cảm bình dị, ngọt ngào. Đây miền Bắc của Liên Xô với những cánh rừng bên dòng sông, có những thân cây mọc là là mặt nước, những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng gọi đùa người yêu. Đây xứ U-crai-na êm đềm với bóng thuỳ dương tư lự bèn đường, trưa hè vàng ánh. Đây sứ Gru-di-a với những triền núi cao có khí trời trong lành, những tảng đá sáng rực, dòng suối óng ảnh bạc, có vị mát của nước đóng băng, rượu vang cay, những lời thân ái giản dị Thật thú vị biết bao! Và đây, thành Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng, với những tượng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, những phố phường mà mỗi căn phòng là một trang lịch sử. Và đây nữa thành Mát-Xcơ-va cổ kính với những phố cũ ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, với điện Krem-li, nhừng tháp cổ có ánh sao đỏ.

Ngòi bút miêu tả cùa I-li-a Ê-ren-bua mang đậm sác thái trữ tình, thể hiện tình cảm yêu mến và tự hào sâu sắc của ông về quê hương đất nước của mình.

Có thể nói, chưa bao giờ khái niệm về lòng yêu nước lại được diễn tả chính xác và gợi cảm đến thế.

Ngay chân lí về lòng yêu nước cũng được thể hiện bằng một hình ảnh so sánh rất ấn tượng. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Sau khi nêu ra ngọn nguồn của lòng yêu nước, I-li-a Ê - ren- bua chuyển sang khắng định: Lòng yêu nước chỉ có thể được bộc lộ đầy đủ nhất, cao đẹp nhất khi được thử thách trong lửa đạn chiến tranh: Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Chính trong cuộc chiến tranh vệ quốc một mất một còn này, mỗi người dân Xô Viết hiểu cuộc sống và số phận của họ và gắn liền với vận mệnh Tổ quốc. Và vì thế, họ sẵn sàng rời xa quê hương tươi đẹp, thơ mộng xiết bao trìu mến để lên đường chiến đấu vì Tổ quốc.

Bài văn kết thúc bằng một câu nói đã trở thành phương châm sống của công dân Xô Viết lúc bấy giờ: Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.

Phương châm ấy đã trở thành lí tưởng sống của mọi dân tộc.


Bình luận (0)
Phạm Linh Phương
15 tháng 3 2018 lúc 21:00

Câu nói trên được trích từ bài báo thử lửa của 1 nhà văn Nga,đã để lại trong tôi và bạn bao nhiêu độc giả những suy nghĩ mông lung

Phải,chưa bao giờ lòng yêu nước của những câu dân xô viết lại bừng cháy nên như lúc này .Chiến tranh đã tạo ra cho họ 1 tinh thần thép,và mỗi người công dân đêù nhớ lại những năm tháng xưa.Họ nhớ lại cái cảnh quê hương yên bình và trog trẻo,cái vị thơm chua mát của trái lê hay mùa thảo nguyên có hơi rượu mạnh.Phải,chưa bao giờ mà họ thấy căm ghét những kẻ xâm lược đã giày xéo lên mảnh đất của họ,nơi ông cha họ đã đổ mồ hôi sương máu để gây dựng lên.Và họ thấm nhuần trong tim 1 chân lý: lòng yêu tổ quốc thật đơn giản,vĩ đại mà mộc mạc làm sao!

Và mùa thu,khi cái mùa thu huyền thoại ấy đi qua,thì họ sẽ sắp phải đối mặt với nỗi đau mất nước.Làng mạc chìm trong tag tóc với bóng đêm,người dân nghèo đói.Chưa bao giờ mà nc Nga lại phải tồi tệ như ngày hôm nay.Và đến tận lúc này,họ coi nc Nga như họ,như 1 phần trong họ,như ace họ,như máu thịt họ,và sẽ là 1 phần trong kí ức êm đềm mà đau thương.Và,bằng tất cả ,họ quyết dành lại đất nc,và nếu có 1 ngày đất nc của họ ra đi,thì họ sẵn sàng nhắm mắt buông xuôi,bởi:mất nc nga là mất tất cả,như ánh lửa le lói đêm tối bị gió giập tắt,như phận người giữa sa mạc mênh mông!!!

Bình luận (0)
trịnh ngọc linh
Xem chi tiết
Ngô Thanh Sang
20 tháng 7 2017 lúc 11:02

Rảnh rỗi sinh ra nông nổi hả lolang

Bình luận (1)
Trịnh Ngọc Quỳnh Anh
20 tháng 7 2017 lúc 11:09

Thôi, bạn đừng buồn nữa mà. Phải tươi tỉnh, năng động mới có sức sống chứ!!

Bình luận (1)
LÊ HUỲNH BẢO NGỌC
20 tháng 7 2017 lúc 11:14

vui len nha ban !vui

Bình luận (2)