Hướng dẫn soạn bài Lao xao - Duy Khán

khánh duy
Xem chi tiết
khánh duy
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
31 tháng 3 2018 lúc 14:40

Bố cục: gồm 2 phần

- Phần 1 (từ đầu đến Râm ran): Cảnh làng quê lúc chớm hè

- Phần 2 (còn lại): Thế giới các loài chim

Câu 1 (trang 113 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trình tự kể tả các loài chim được nói đến:

- Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú

- Chim ngói, nhạn, bìm bịp

- Diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt.

- Trong bài, tác giả nhắc tới rất nhiều loài chim ở làng quê song không phải tả một cách ngẫu nhiên hay lộn xộn. Việc lựa chọn sắp xếp thứ tự tả có trình tự rõ rệt theo từng nhóm gần nhau:

+ Lý giải việc các loài chim có họ với nhau.

+ Tiếp đó là chim ngói, nhạn, bìm bịp giống bước trung gian.

+ Sau cùng là những loài chim ác.

- Cách dẫn dắt truyện tự nhiên, từ thiên nhiên đến con người, từ chuyện trẻ em đến chuyện các loài chim.

+ Mở đầu bằng tiếng kêu của bồ các để dẫn dắt lời kể, tiếp đó vận dụng cấu trúc đồng dao dân ca để phát triển mạch kể theo cấu trúc dân ca đồng dao để phát triển mạch kể.

Câu 2 (trang 113 sgk ngữ văn 6 tập 2): Nghệ thuật miêu tả các loài chim:

Tác giả tập trung vào những yếu tố nổi trội riêng của từng loài (tiếng kêu, cách bay, thói quen, hình dáng…) tạo nên sự phong phú, đa dạng.

- Chim bồ các kêu "váng" lên

- Cậu sáo sậu, sáo đen đậu lên cả lưng trâu mà hót mừng được mùa.

- Chim ngói sạt qua.

- Nhạn vùng vẫy tít mây xanh "chéc, chéc"

- Bìm bịp "suốt đêm ngày rúc rích trong bụi cây.

- Diều hâu bay cao, mũi khoằm, đánh hơi tinh.

- Chèo bẻo "những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến.

- Qụa lia lia láu láu…

→ Loài chim hiền được miêu tả bằng tiếng kêu và tiếng hót, loài trung gian được qua miêu tả màu sắc và tiếng kêu, loài chim ác qua miêu tả hoạt động bắt mồi và cách sinh tồn.

b, Tác giả kết hợp giữa tả và kể khá nhuần nhuyễn, tuần tự.

- Sự kết hợp giữa kể, tả trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài:

+ Việc tranh cướp mồi giữa diều hâu và chèo bẻo.

+ Tranh mồi giữa chèo bẻo và chim cắt.

c, Tác giả kết hợp kể, tả về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát tinh tế , vừa thay đổi được giọng văn mềm mại uyển chuyển.

- Thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, nhấn mạnh vào đặc điểm riêng biệt của loài chim như một xã hội loài người có hiền, dữ, mâu thuẫn được giải quyết bằng bạo lực…

→ Tình cảm, sự gắn bó mật thiết giữa tác giả với thiên nhiên.

Câu 3 (trang 113 sgk ngữ văn 6 tập 2): Chất liệu văn hóa dân gian.

Trong bài văn tác giả sử dụng một số chất liệu văn hóa dân gian:

- Bồ các là bác chim ri, chim ri là rì sáo sậu…. tu hú là chú bồ các

- Dây mơ, rễ má

- Kẻ cắp gặp bà già

- Sự tích chim bìm bịp

→ Cách sử dụng chất liệu dân gian nói trên làm cho mạch văn phát triển tự nhiên, lời kể gần gũi mà sinh động với con người.

Tuy nhiên cách nhận định, đánh giá trên mang tính định kiến, gán ghép khiên cưỡng.

Câu 4 (trang 113 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài văn đem đến những thông tin thú vị về các loài chim, từ tập tính, hình dáng cho tới thói quen bắt mồi…

- Giúp ta thêm hiểu, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Tóm tắt

Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáu sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải.

Câu 2: Quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.

Cần triển khái các ý sau:

- Loài chim mà em định miêu tả là gì?

- Nó có nhiều ở quê em không? Nó thường xuất hiện vào mùa nào?

- Miêu tả vẻ bên ngoài của loài chim ấy.

- Thói quen của loài chim ấy là gì?

- Sự xuất hiện của loài chim đó gợi cho em sự thích thú ra sao?

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
31 tháng 3 2018 lúc 16:24
1. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau. - Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói..., sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,...). - Cách dẫn dắt lời kể rất tự nhiên: từ thiên nhiên đến con người, từ chuyện trẻ em sang chuyện các loài chim. Mặc dù mục đích chính là miêu tả thiên nhiên, tả các loài chim nhưng bài văn hẳn sẽ mất đi rất nhiều cảm giác kì thú nếu như không được miêu tả qua con mắt, trí tưởng tượng của một cậu bé. Một thiên nhiên trong sáng, đầy màu sắc và ăm ắp những kỉ niệm, những lời văn tươi rói như chưa ráo mực: Chúng tôi chạy ùa ra, con cắt còn ngấp ngoải. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt... khiến cho bài văn có một sức sống mạnh mẽ và vô cùng tươi tắn. 2. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động. Trong bài văn, tác giả đã kết hợp tả và kể khá nhuần nhuyễn. Chẳng hạn: đang tả sáo sậu, sáo đen hiền thì xen kể "con sáo đen tọ toẹ học nói"; đang kể con tu hú lại kể về sự xuất hiện của mùa tu hú trong vườn nhà ông Tấn; hoặc đang kể về nguồn gốc con "bìm bịp" lại tả màu sắc, sau đó trở lại kể về môi trường sống của nó... Sự kết hợp tả và kể còn được thể hiện trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài, chẳng hạn: việc tranh cướp mồi giữa diều hâu và chèo bẻo, giữa chèo bẻo và chim cắt. Ở đoạn đầu bài văn, tác giả viết: Giờichớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm - tác giả vừa kể vừa tả, tả rồi lại kể, sau đó lại tả: Cây hoa lan nở hoa trắng xoá... Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên. 3. Một vẻ đẹp khác của bài văn là cách sử dụng và chuyển hoá các chất liệu văn hoá dân gian, chủ yếu là các thành ngữ, các câu hát đồng dao hay thậm chí cả những câu chuyện cổ tích. Ví dụ: Chị Diệp nhanh nhảu: - Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các... Câu hát đồng dao phổ biến của trẻ em đã được thể hiện qua lời nói của nhân vật khiến cho bạn đọc có cảm giác được sống trong một bầu không khí rất đỗi quen thuộc của văn hoá dân gian. Cũng theo cách thức tương tự, rất nhiều thành ngữ (Kẻ cắp gặp bà già, Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn) và các chi tiết trong truyện cổ tích (Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo) được đưa vào tác phẩm làm cho mạch văn phát triển tự nhiên, lời kể sinh động mà gần gũi với đời sống con người; song đôi khi chính cách nhìn nhận và đánh giá ấy cũng mang tính định kiến, gán ghép khiên cưỡng. Ví dụ: tiếng kêu của chim bìm bịp làm cho các loài chim ác xuất hiện... 4. Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương.
Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
31 tháng 3 2018 lúc 16:26

Câu 1. Các loài chim ở làng quê.

a. Và

b. Chim hiền : bồ các, chim ri, chim sáo, sáo đậu, sáo đen, tu hú, bìm bịp…

- Chim dữ :

+ Diều hâu có mũi khoằm

+ Quạ đen, quạ khoang

+ Chim cắt cánh nhọn như dao

- Loài chim đánh lùi lũ chim ác : chèo bẻo.

c. Lời kể rất tự nhiên

- Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.

- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ.

Thí dụ : Ai nghe tiếng bìm bịp kêu – nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nen loài chim này. - > Ông ta tự nhận mình là bịp nên tiếng chim là « bìm bịp ». - > Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu -> Chiu rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác -> Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.

Câu 2. Nghệ thuật miêu tả các loài chim :

- Bồ các : kêu váng lên.

- Sáo : hót, to te học nói

- Tu hú đậu cây tu hú mà kêu tiếng to nhất họ

- Chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về

- Nhạn vũng vẫy tít trời xanh kêu “chéc chéc”

- Bìm bịp được kể bằng một câu chuyện hấp dẫn như cổ tích.

- Diều hâu:

+ Mũi khoằm, lao như mũi tên đánh nhau bắt gà con.

+ Tiếng kêu rú lên.

- Chèo bẻo đánh diều hâu túi bụi, kêu “chéc chéc”.

- Chim cắt cánh nhọn như dao chọc tiết.

c. Kết hợp tả và kể:

Ví dụ: Chim bìm bịp. - Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).

- Những câu còn lại là kể.

d. Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực… Để miêu tả được như vậy người kể phải có tình cảm gắn bó với làng quê, với thiên nhiên rất sâu sắc.

Câu 3. Chất liệu văn hóa dân gian.

- Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già (xem chú thích (7) trang 113.

- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri Chim ri là dì sáo sậu… -

Kể chuyện : Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp. Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là « ác » mà thực tế không như vậy.

Câu 4. - Cho hiểu biết rất nhiều điều mới về chim và thiên nhiên thôn quê quanh mình rất phong phú và kì diệu.

- Càng yêu quê hương đất nước Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyen Phuong Mai Anh
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
3 tháng 4 2016 lúc 16:06

I. Mở bài
Buổi sáng đầu hè, khu vườn thật đẹp và sôi động bởi tiếng chim ca.

II. Thân bài
* Tả khu vườn:
- Hoa lá chuyển mình theo tiếng gọi của ngày mới:
+ Cây hoa lan nở từng chùm.
+ Hoa dẽ mảnh khảnh, hoa móng rồng bụ bẫm.
+ Hàng râm bụt đỏ tươi và bóng bẩy.
+ Ong vàng ,ong mật,ong vò đi hút mật.

- Chim muông hội tụ,cuộc sống sôi nổi:
+ Bồ các kêu vang.
+ Sáo sậu,sáo đen hót thánh thót.
+ Bìm bịp lững thững trong bụi cây.
+ Chào mào liến thoắng.
+ Chim sâu nhảy nhót trong vòm lá.
+Chim ngói ghé qua rồi vội vã kéo nhau về phía cánh đồng.

* Tả trận đánh giữa diều hâu, gà mẹ và chèo bẻo:
- Trên tầng cao, một con diều hâu rú lên và liệng vòng quanh.
- Đàn gà con đang vui đùa bỗng chạy núp vào cánh mẹ.
- Gà mẹ dang rộng cánh để che chở cho đàn con.
- Diều hâu quắp chú gà con bay lên ngọn tre.
- Chèo bẻo tấn công diều hâu, cắt.

* Khu vườn thật sinh động, xinh đẹp.

III. Kết bài
- Nhìn khu vườn, lòng em thêm rạo rực.
- Em mong nó mãi phảng phất mùi hương của hoa thơm, trái ngọt, mãi mãi vọng về tiếng chim hót líu lo.

Bình luận (1)
Hoàng Tử Hạnh Phúc
3 tháng 4 2016 lúc 19:02

Dàn ý:

1) Mở bài:

-Giới thiệu về khu vườn:

+ Của ai, ở đâu

+ Do ai tạo nên

2) Thân bài:

a) Tả bao quát:

- Nhìn từ xa đến gần

- Không khí, hương thơm

b) Tả chi tiết:

- Các loại cây ăn quả

- Các loại hoa

- Vườn rau

- Cây kiểng, ao cá

- Hương thơm, ong, bướm

c) Sự chăm sóc

- Tưới cây

- Bón phân

- ...

d) Kỉ niệm về khu vườn

3) Kết bài:

Cảm nghĩ của em về khu vườn

Bình luận (1)
Hà Như Thuỷ
3 tháng 4 2016 lúc 16:09

DÀN Ý
1 MB: giới thiệu đối tượng miêu tả
2 TB:
* khu vườn nhà em đẹp lắm nhưng đẹp hơn cả là vào những ngày đẹp trời
* miêu tả quang cảnh bầu trời
*miêu tả quang cảnh khu vườn 
- tả bao quát : khu vườn nhà e không rộng lắm nhưng 4 mùa cây cối đều xanh tốt um tùm, mà đặc biệt vào mùa hề cang tốt hơn.
- tả chi tiết: ngay từ khi bắt đầu có ý thức đầu tư vào làm vườn , bố em đã chia khu vườn ra làm 3 khu vực: khu 1 trồnng cây cảnh và hoa; khu 2 trồng cây ăn quả; khu 3 trồng rau,củ, quả
+ khu 1 với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, cùng với sự chăm chỉ cần cù bố đã trồng được rất nhiều loài hoa loài cây đẹp
_cây cảnh: lộc vừng, cây xanh , cây đào thế ( miêu tả 2 cây cụ thể)
_cây hoa: hoa giẻ, hoa móng rồng, trên giàn thiên lí treo nhưng giỏ lan, hoa hồng,... Trong vườn có rất nhiều loài hoa vào những ngày hè chúng tạo ra mùi thơm quyến rũ không chỉ cho khu vườn mà cho cả làng 
+ khu 2:bên phải mảnh vườn này là khu vực trồng cây ăn quả 
vdoài , nhãn,... chú ý miêu tả hoa , quả sai trĩu
+khu 3 : bên trái mảnh vườn là khu vực trông rau , củ , quả
vdà lách, bắp cải,cà chua, cà tím,.....
- lợi ích của khu vườn
* Âm thanh lao xao
- mới sáng sớm em ra vườn đã thấy bạt ngàn ong bướm. chúng về đây để hút mật, đánh lộn nhau
-chim chóc:chim vành khuyên, chim hoạ mi, chim sâu,....
- gà mẹ + gà con
tất cả tạo nên 1 âm thanh lao xao
3.KB;
- tình cảm của em với khu vườn
- hướng chăm sóc khu vườn cho tốt hơn 

Bình luận (1)
Dương Tuyết Hoa
Xem chi tiết
Cao Thai Duong
9 tháng 4 2018 lúc 10:50
“Chim Chèo Bẻo” Nơi Thượng Nguồn Sông Mã Nguyễn Anh Tuấn

I. Những tấm vải đen cần người gỡ bỏ

Giữa thị trấn Sông Mã đầy bụi, tôi nóng lòng chờ đợi gặp Hờ A Di- người mà tôi mới chỉ biết đến qua vài bài thơ, truyện ngắn, cùng những lời truyền khẩu ly kỳ về anh… Mãi lâu sau mới thấy một bóng người thấp bé ngồi vất vưởng trên xe máy hớt hải phóng tới. Hoá ra, anh vừa đèo vợ về cơ sở hai cách thị trấn 7 cây số, nghe điện lại vội vàng ra ngay. Bắt tay anh, không hiểu sao tôi chợt có một ấn tượng rất đặc biệt…Anh mời tôi về thăm nhà anh- ngôi nhà vách đất sơ sài lợp phibrô, nằm trên một ngọn đồi cao nhất trong cái thị trấn miền núi đang phát triển như vũ bão thời thị trường…Vừa bước chân vào nhà, Hờ A Di nói vui: “Vợ ông Tú Xương nuôi đủ năm con với một chồng, còn tôi, nuôi đủ năm con với một vợ- lại là một vợ đau ốm quanh năm…”. Sáng hôm sau, tại cơ sở hai của Hờ A Di (thực ra là cơ sở chính) tôi đã được gặp vợ anh, một người đàn bà Mông truyền thống. Chị không biết cả chữ dân tộc lẫn chữ phổ thông, chỉ được nghe thơ và truyện của chồng qua giọng đọc của các con gái, lặng lẽ vượt qua tật bệnh, làm hậu phương cho chồng công tác…“Chỉ biết anh ấy làm văn hoá thôi…Mà chẳng đưa tiền đâu, chỉ mua gạo, mì chính về…Nhưng tôi có nương ngô nương lúa…” Cái nương ngô lúa ấy của gia đình anh, hàng năm chỉ thu hoạch được mỗi thứ 1 tấn- tương đương gần 10 triệu đồng…

Hờ A Di vào đời với công việc làm bốc vác ở cơ quan thương nghiệp huyện và tập tọng viết báo cho chương trình tiếng Mông của các đài PT huyện, tỉnh. Năm 73-75, anh được cử đi học “Trường đào tạo cán bộ dân tộc Mèo khu Tây Bắc”. Sau đó, anh được phân công làm đủ thứ: đội phó đội thông tin lưu động kiêm biên tập, lên tỉnh làm phóng viên đài PT, lại về huyện làm Định canh định cư, dịch tài liệu tuyên truyền, chiếu phim lưu động…Rồi đưa đẩy thế nào, anh sang làm tuyên giáo huyện.Chính trong thời kỳ này, anh đã gặp không ít chuyện “dở cười dở khóc”, luôn luôn bị dòm ngó, bị phê bình: “ Cậu làm việc riêng, không phải việc cơ quan!...”. Anh có thiên hướng nhìn thấy trong văn bản chính sách khô khan những yếu tố hình tượng, cảm xúc- con đường đến với đồng bào anh một cách ngắn nhất, trực tiếp và hiệu quả nhất- nhưng chính điều đó lại khiến anh không ít bận phải lao đao…Năm 2001, anh được dự trại sáng tác ở Tam Đảo. Chính qua trại này, anh được kết nạp vào Hội VHNTCDTTS. Nhưng anh lại tiếp tục bị xăm soi, bị phê bình, thậm chí còn bị chửi thậm tệ đến độ phải làm đơn xin thôi việc, làm đơn xin ra khỏi đảng. Quyết định gửi lên, đồng chí phó bí thư tỉnh uỷ gọi về: “Một nhà văn duy nhất người Mông của Sông Mã mà huyện không nuôi nổi thì các anh cũng không giữ nổi chức đâu!” Năm 2005, được chính thức trở về ngành văn hoá làm việc quả là một cơ hội đáng quý đối với Hờ A Di. Nhưng cũng phải qua rất nhiều gian nan, rồi Hờ A Di mới được thoả chí làm cái công việc mà anh khao khát: đi thực tế và sáng tác, và chỉ sáng tác mà thôi- khi biên chế về Trung tâm văn hoá huyện...Hình như câu “cơm áo không đùa với khách thơ” không có gì liên quan đến Hờ A Di và những người cầm bút con em đồng bào dân tộc trên vùng đất này, bởi họ đâu có thu nhập được chút “cơm áo” gì từ thơ với văn; họ đã chấm ngòi bút trong mồ hôi chính mình trộn với mồ hôi đắng đót của đồng bào- giống như bao thế hệ nghệ nhân dân gian đã làm vậy để tạo ra những Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát mồ côi thống thiết. Nhu cầu cuộc sống cần sản sinh ra những nghệ sĩ ngôn từ kiểu Hờ A Di, thì cũng tất yếu cần những “bà đỡ” tận tuỵ ngay trong hàng ngũ công quyền để tiếng nói vắt ra từ tim óc của họ đến được với đông đảo quần chúng dù có thể còn đói ăn thiếu mặc nhưng không thể thiếu được đời sống tinh thần chỉ trong giây lát! Trưởng phòng Trung tâm văn hoá Lê Thứ kể: “Trước đây, bà con người Mông Sông Mã thường nhận được những bao sách từ Philippin gưỉ về, gồm học chữ Mông, phong tục, thơ ca dân gian Mông, kèm theo sách truyền đạo. Lúc đó, anh Di đang ở tuyên giáo, chịu trách nhiệm phân loại, anh ấy đề nghị chỉ thu giữ sách truyền đạo trái phép, số còn lại thì để đồng bào đọc. Nhưng đề nghị không được chấp nhận. Anh Di bèn tức tốc biên soạn hai cuốn Truyện cổ và Thơ ca dân gian Mông. Và phải chăng, đó cũng là một trong những động lực sáng tác thơ văn của anh ấy?”.Tôi phải một lần nữa thầm cảm ơn người trưởng phòng, và chợt nghĩ: những nhà phê bình văn học không thể đem các nguyên tắc lý luận để áp đặt điều gì cho sáng tác của Hờ A Di. Bởi anh viết những dòng thủ thỉ sẽ thấm vào lòng những con người rời khỏi nhà từ lúc nhọ mặt để trở về trong ánh đèn mỡ lợn hoặc ánh điện lom đom lấy lên từ suối cạn. Bởi khi anh nói “Lời bộc bạch của suối”, than khóc cho rừng già bị chặt phá “tan nát, khe khô dần” để đến nỗi “cá không bơi mà chỉ ngóc đầu” ; hoặc trong tâm trạng phải thốt lên “Lời than của kẻ nghèo khốn khó” đến bệnh viện cấp cứu, đưa phong bì cho y bác sĩ vài trăm, vài nghìn thì bị lắc đầu “Bệnh nặng không chữa được”, “ bệnh viện hết thuốc rồi!”…thì quả thực không đang tâm để bàn về nghệ thuật câu chữ, hình tượng! Anh đang thực sự làm một “Chiến sĩ văn hoá”- hiểu theo cái nghĩa chính xác nhất của danh từ này- ở một vùng quê tự cung tự cấp chưa ổn định, sống bằng nương rẫy, trình độ dân trí quá thấp, các hủ tục và nạn mê tín còn nặng nề, và đồng bào anh thì mộc mạc, khảng khái nhưng cũng dễ bị kẻ xấu mua chuộc, lợi dụng…Chỉ cần đọc vài tên bài trong tập thơ Việt-Mông “Hoa đèn nở” của anh cũng đủ thấy: Răn dạy thanh niên không hút thuốc phiện- Đừng thách cưới- Người Mông ta cần bảo vệ rừng- Cho con cháu đi học- Nói với người vượt biên- Đừng đi làm vợ lẽ- v.v.Tôi tin rằng hiệu quả của chúng sẽ không thua kém- nếu không muốn nói là hơn- so với pháp luật và các văn bản nghị quyết, khẩu hiệu…Nhưng thơ văn Hờ A Di không chỉ tuyên truyền- dù là tuyên truyền một cách giàu tình và giàu lý lẽ theo lối đồng bào vùng cao. Thơ văn anh có nhiều dòng tinh tế miêu tả thiên nhiên, tình yêu trai gái với tâm lý chân thực - tuy mới chỉ là sự phát triển của các motif thơ ca dân gian Mông, và còn nặng về ghi chép, nhưng thật xứng đáng có một vị trí trong kho tàng văn học các dân tộc thiểu số hiện đại. Anh vừa hoàn thành công trình khảo cứu Ma bò bằng tài trợ ít ỏi của Hội VNDG , và đang tiếp tục tìm tòi khai thác những giá trị văn hoá dân gian cổ truyền không những của người Mông, mà còn của người Sinh mun, người Khơ mú, người La Ha, v.v. ở khắp các vùng hẻo lánh Sông Mã, Sốp Cộp… Khi đọc vài dòng ở bản thảo “Ma bò”, đôi mắt Di long lanh: “Con bò sừng cao đến tận trời, đuôi quệt dưới trần gian, mang chín thang thuốc chữa cho gia đình sống cuộc đời thanh bạch, trong như nước, trắng như gạo, xanh như rừng…” Trong những lời hát cúng tựa sử thi ấy, tôi chợt nhớ đến câu chuyện do chính Di kể: một ông bác, chỉ vì cần có một con bò cúng ma đã cam tâm đem cả cháu gái mình bán đi! Vẻ đẹp tâm linh và sự lạc hậu, cái cao cả và sự tối tăm…tất cả đang kết thành búi trong tâm thức ngàn đời, cần được người có hiểu biết và có tâm gỡ dần ra…Cứ thế, tên tuổi Hờ A Di- một nhà báo địa phương, một thi sĩ dân gian “dấn thân” đã dần dần được đồng bào nhiều dân tộc ở khắp vùng cao biên giới Việt- Lào biết đến và yêu quý. Để có thể xoá đi hết cái hình ảnh “trần gian trải vải đen” trong thơ ca đẫm lệ xưa, để mong gỡ dần cái tấm vải đen trùm kín mặt trong tiếng cúng ma rùng rợn còn tồn tại, cuộc sống vùng cao hôm nay còn cần đến không chỉ một cây bút có tấm lòng trong sạch và dũng cảm như Hờ A Di!.

.

II. Sự đối trọng bằng ngôn từ và đoạn sau của bài hát cũ

Ngôi nhà của A Di

Trong đêm vắng, gió ù ù qua kẽ vách, Hờ A Di mở mạng tiếng Mông nước ngoài và dịch cho tôi nghe. Một khuôn mặt béo phị, trọc đầu đang kênh kiệu tự nhận là “người Mông có quyền lực nhất thế giới”. Mặc dù đã chết, ông ta vẫn hung hăng kêu gọi thành lập Vương quốc Mông, đòi chính phủ Lào chấp nhận cho trở về xây dựng nước Lào, và tuyên bố: “ Chỉ người Mông mới cứu được người Mông!”…Tôi chợt nghĩ: cái gì có thể làm đối trọng tối ưu với những lời lẽ bốc mùi sắc tộc hiếu chiến kia, nếu không phải là những lời lẽ chân chính bằng tiếng Mông do những con người đứng về phía sự thật nói ra? Từ lâu nay, Hờ A Di, dù muốn hay không, cũng đã là người đại diện cho tiếng nói của hàng vạn người Mông trên vùng thượng nguồn Sông Mã này.Từ chỗ hồn nhiên làm thơ viết văn vì yêu thơ văn, anh đã tới chỗ ý thức được mỗi dòng, mỗi chữ mình viết ra có ảnh hưởng thế nào đối với từng giọt mồ hôi nước mắt của đồng bào mình…Niềm khao khát trở thành nhà văn của anh đã kịp đồng hành với sự giác ngộ về sứ mệnh của một trí thức trước số phận dân tộc mình…Điều này không ngẫu nhiên, nó có căn nguyên sâu xa ở gia đình, dòng tộc . Di từng nói với tôi: “ Dòng tộc là một thứ rất quan trọng với người Mông chúng tôi, và có rất nhiều điều lý thú. Nếu cán bộ làm văn hóa, chính trị mà nắm chắc được thì vào lòng dân rất dễ dàng”. Di đã đưa tôi về thăm jao (làng) Pú Seo quê hương anh- giống như bao làng người Mông ở khắp vùng Tây Bắc vốn thừa đất thiếu nước, nhiều dốc hiếm bãi bằng, từng trải qua bao thời loạn rừng động núi, di cư liên miên, cho đến khi bố anh- lão nông Hờ Giống Páo, người đầu tiên của vùng bám trụ để tạo ra chốn định cư định canh lâu dài cho nhiều dòng họ, nhiều gia đình trên một vùng rẻo cao khắc nghiệt…Chính tại nơi đây, ở tuổi lên ba, Di được ông bà, cha mẹ kể cho nghe truyện cổ tích Mông, dạy hát những bài dân ca Mông. Cậu bé ham hiểu biết, yêu văn nghệ đó lúc nào cũng cặp kè cuốn sách lúc đi chăn trâu, khi làm cỏ lúa…Thầy giáo của trường Đào tạo cán bộ dân tộc Mèo Khu TB về huyện tuyển sinh đã ngạc nhiên trước một chú bé loắt choắt thuộc như cháo những bài thơ của Bàn Tài Đoàn, Nông Quốc Chấn…Giai đoạn có tính quyết định đối với cuộc đời Di chính là thời học tại trường sư phạm vùng cao huyện, tại đó anh được một thầy giáo miền xuôi động viên: “ Người Mông chưa có nhà văn… em có năng khiếu văn học, đừng để bỏ phí”. Với thời gian và lao động kiên trì, Di đã dần trở một người viết chuyên nghiệp. Anh mới được in truyện Người tình cũ (NxbVHDT) kể lại kỷ niệm mối tình đầu thời làm thương nghiệp; vừa viết xong truyện Trở về, nói tới cuộc di cư trái phép của đồng bào Mông sang Lào và thân phận khốn khổ của họ. Anh đang bắt tay vào viết truyện: “Trời cho chúng mình thương nhau” đề cập tới sự cần thiết phải phát triển nghề dệt lanh, nghề rèn truyền thống của người Mông thành hàng hoá. Anh thần người vẻ đau xót khi tôi hỏi vì sao hiếm khi tìm thấy một khung cửi trong những ngôi nhà ám khói, vì sao những bếp lò rèn nguội tanh? Tất cả đều có thể mua được ở chợ Chiềng Khương, chợ bên Lao Cai. Nhưng những chiếc váy Mông lộng lẫy, những tấm thổ cẩm tuyệt đẹp- sản phẩm của nghề dệt lanh độc đáo chỉ người Mông mới có và những con dao Mông sánh ngang lưỡi dao Đamat Thổ Nhĩ Kỳ giờ có nguy cơ sẽ chỉ còn tìm thấy trong các bảo tàng dân tộc học!

Những ngày lang thang cùng Di tới các làng bản ở một số xã vùng cao giáp biên giới như Mường Hung, Mường Cai…tôi còn nhận thấy ở Di khả năng nắm bắt nhanh nhạy các vấn đề xã hội, chính trị như một cán bộ tuyên huấn chính hiệu- vốn là công việc anh đã từng đảm nhiệm.Và, kết hợp khả năng đó với một trái tim nồng nàn xúc cảm, anh đã có thể viết ra những điều gần gũi, dễ hiểu, thiết thân đối với đồng bào anh. Di kể, hồi đi chiếu phim lưu động, “phim nào bà con xem xong phải chùi nước mắt thì mới nhớ lâu”.

Anh cho tôi biết có nhiều phim về người Mông do Thái Lan, Philippin làm (kể cả chương trình ca nhạc), bà con rất thích- ví như phim “Sự tích con chim Pócư Úacâu"… Anh băn khoăn: vì sao ta không làm được những phim như thế cho đồng bào? Mở vô tuyến ra, phim truyện chỉ toàn thấy người đẹp bốc lửa thành thị, nhà cao phố rộng, tiện nghi loá mắt…Nếu thỉnh thoảng có phim về đồng bào dân tộc thì bà con lắc đầu ngán ngẩm, vì chúng quá ngây ngô, ngọng nghịu, lại “râu ông nọ cắm cằm bà kia”! Di bảo: “Tôi muốn viết kịch bản nói về người Mông, nhưng chẳng biết có ai dám lên vùng cao để làm phim không?” …Vui, buồn, trăn trở với mỗi nỗi niềm đời thường, Di hàng ngày đi, quan sát, hỏi han, ghi chép, để rồi đêm về gõ chiếc máy vi tính cũ do trung tâm văn hoá tặng, cần mẫn góp thêm vào cái công việc dạy “cách làm ăn làm uống”, “đường lý đường lẽ” cho đồng bào anh…Và anh còn phải lo cho cái gia đình nặng gánh của mình, lo đắp lại cái ao cá mà trận mưa lũ vừa qua cá chạy đi hết, lo tìm cách bón phân giữ nước cho những cây nhãn ít bói quả trong vườn, lo tiền mua sách vở và đóng góp trường học cho hai con gái nhỏ, lo tiền thuốc ***** vợ…Song, có lẽ điều quan trọng nhất đối với Hờ A Di là: những nguồn tài trợ in sách của trung ương, của địa phương tuy không đáng kể, nhưng cũng giúp các “đứa con tinh thần” của anh ra đời và đến được với đồng bào Mông như những “món quà của Thượng đế”…

Vợ, con gái và cháu ngoại

Giờ đây, trên con đường đến với thơ văn, Hờ A Di có lẽ chỉ còn gặp trở ngại lớn nhất là những hòn đá núi, những khúc sống trâu, những vũng lầy…trên các đoạn đường bị băm nát khi anh điền dã tới những làng bản vùng cao heo hút và hiểm trở.

Tôi hiểu: trong con người nhỏ thó đen sắt lại vì mưa nắng kia quả được hun đúc bởi cái nghị lực sống não lòng của những con người bao đời tồn tại trên dốc cao chìm khuất giữa sương mù, và hiện đang đứng trước không ít thử thách nặng nề để sống cho ra sống…Tôi chợt nghĩ lại cái ấn tượng ban đầu gặp Hờ A Di...Người Mông xưa thường buồn bã ví dân tộc mình như một cánh chim: “ Người ta có ruộng, người ta ăn thóc mọc dưới đất…Người Mông ta không có ruộng, ta bay trên trời cao tìm quả ngọt trong rừng…” Tôi từng được nghe kể về loài chim Chèo bẻo, loài chim nhỏ nhắn có sức sống kiên cường, dũng cảm và mưu lược, chiến thắng được cả diều hâu hung dữ…Phải, tôi đã có thể ví anh như một con chim Chèo bẻo đáng yêu giữa vùng rẻo cao biên cương đang say mê hát thêm đoạn sau cho bài hát cũ- để bài hát có thể chuyển từ buồn đau sang khát vọng tự do, cùng với ý chí vươn lên đổi đời…/.

Bình luận (0)
Âu Dương Nguyệt
15 tháng 4 2019 lúc 22:10

Vì chèo bẻo là loài chim có ích: giúp đuổi diều hâu, ngày mùa thức suốt đêm để sáng đánh thức con người. Tác giả muốn thể hiện tình yêu của mình với chèo bẻo đồng thời đề cao tính tập thể của loài chim này.

Bình luận (0)
Lý Hồ Khánh Băng
Xem chi tiết
thanh
31 tháng 3 2017 lúc 20:46

Bố cục: gồm 2 phần

- Phần 1 (từ đầu đến Râm ran): Cảnh làng quê lúc chớm hè

- Phần 2 (còn lại): Thế giới các loài chim

Câu 1:

a. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.

b. Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói…, sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,…).

c. Lời kể rất tự nhiên

- Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.

- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ. Thí dụ: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu

– Nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nen loài chim này.

--> Ông ta tự nhận mình là bịp nên tiếng chim là "bìm bịp". --> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu --> Chim rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác --> Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.

Câu 2:

a. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.

b. Kết hợp tả và kể: Ví dụ: Chim bìm bịp.

- Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).

- Những câu còn lại là kể.

c. Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực… Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.

Câu 3: Chất liệu văn hóa dân gian.

- Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già (xem chú thích (7) trang 113).

- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri - Chim ri là dì sáo sậu ...

- Kể chuyện: Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp. Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là "ác" mà thực tế không như vậy.

Câu 4:

Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Tóm tắt

Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáu sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải.

Câu 2: Quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.

Cần triển khái các ý sau:

Loài chim mà em định miêu tả là gì?

Nó có nhiều ở quê em không? Nó thường xuất hiện vào mùa nào?

Miêu tả vẻ bên ngoài của loài chim ấy.

Thói quen của loài chim ấy là gì?

Sự xuất hiện của loài chim đó gợi cho em sự thích thú ra sao?

Bình luận (1)
Wendy Marvell
31 tháng 3 2017 lúc 20:46
I. VỀ TÁC GIẢ Nhà văn Duy Khán (tên đầy đủ: Nguyễn Duy Khán) sinh năm 1934, mất năm 1993; nguyên quán: Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh; trú quán: thành phố Hải Phòng; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Duy Khán sinh trưởng trong gia đình nông dân nghèo. Học dở dang trong vùng tạm chiếm, trốn ra vùng tự do nhập ngũ. Trước ở bộ binh, sau về quân chủng Phòng không Không quân. Từng làm giáo viên văn hoá trong quân đội, rồi chuyển làm phóng viên phát thanh quân đội, thường xuyên đi sát các đơn vị chiến đấu, tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào 1971, chiến dịch Quảng Trị 1972. Về tạp chí Văn nghệ quân đội làm biên tập viên, phóng viên, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Tác phẩm đã xuất bản: Trận mới (tập thơ, 1972); Tuổi thơ im lặng (truyện, 1986); Tâm sự người đi (tập thơ, 1987). Nhà văn đã được nhận Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 với tác phẩm: Tuổi thơ im lặng. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau. - Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói..., sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,...). - Cách dẫn dắt lời kể rất tự nhiên: từ thiên nhiên đến con người, từ chuyện trẻ em sang chuyện các loài chim. Mặc dù mục đích chính là miêu tả thiên nhiên, tả các loài chim nhưng bài văn hẳn sẽ mất đi rất nhiều cảm giác kì thú nếu như không được miêu tả qua con mắt, trí tưởng tượng của một cậu bé. Một thiên nhiên trong sáng, đầy màu sắc và ăm ắp những kỉ niệm, những lời văn tươi rói như chưa ráo mực: Chúng tôi chạy ùa ra, con cắt còn ngấp ngoải. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt... khiến cho bài văn có một sức sống mạnh mẽ và vô cùng tươi tắn. 2. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động. Trong bài văn, tác giả đã kết hợp tả và kể khá nhuần nhuyễn. Chẳng hạn: đang tả sáo sậu, sáo đen hiền thì xen kể "con sáo đen tọ toẹ học nói"; đang kể con tu hú lại kể về sự xuất hiện của mùa tu hú trong vườn nhà ông Tấn; hoặc đang kể về nguồn gốc con "bìm bịp" lại tả màu sắc, sau đó trở lại kể về môi trường sống của nó... Sự kết hợp tả và kể còn được thể hiện trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài, chẳng hạn: việc tranh cướp mồi giữa diều hâu và chèo bẻo, giữa chèo bẻo và chim cắt. Ở đoạn đầu bài văn, tác giả viết: Giờichớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm - tác giả vừa kể vừa tả, tả rồi lại kể, sau đó lại tả: Cây hoa lan nở hoa trắng xoá... Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên. 3. Một vẻ đẹp khác của bài văn là cách sử dụng và chuyển hoá các chất liệu văn hoá dân gian, chủ yếu là các thành ngữ, các câu hát đồng dao hay thậm chí cả những câu chuyện cổ tích. Ví dụ: Chị Diệp nhanh nhảu: - Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các... Câu hát đồng dao phổ biến của trẻ em đã được thể hiện qua lời nói của nhân vật khiến cho bạn đọc có cảm giác được sống trong một bầu không khí rất đỗi quen thuộc của văn hoá dân gian. Cũng theo cách thức tương tự, rất nhiều thành ngữ (Kẻ cắp gặp bà già, Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn) và các chi tiết trong truyện cổ tích (Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo) được đưa vào tác phẩm làm cho mạch văn phát triển tự nhiên, lời kể sinh động mà gần gũi với đời sống con người; song đôi khi chính cách nhìn nhận và đánh giá ấy cũng mang tính định kiến, gán ghép khiên cưỡng. Ví dụ: tiếng kêu của chim bìm bịp làm cho các loài chim ác xuất hiện... 4. Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáu sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải. 2. Cách đọc Tác giả vừa kể xen lẫn miêu tả. Cần đọc chậm, thể hiện sự quan sát ngộ nghĩnh và cách miêu tả sinh động tập tính của các loài chim. 3. Quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em. Gợi ý: cần triển khái các ý sau. - Loài chim mà em định miêu tả là gì? - Nó có nhiều ở quê em không? Nó thường xuất hiện vào mùa nào? - Miêu tả vẻ bên ngoài của loài chim ấy. - Thói quen của loài chim ấy là gì?

- Sự xuất hiện của loài chim đó gợi cho em sự thích thú ra sao?
Bình luận (1)
Kim Hoàng Oanh
1 tháng 4 2017 lúc 11:40

VĂN BẢN: LAO XAO

A. Tác giả, tác phẩm

Duy khán (1934-1993) quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Tuổi thơ im lặng (1985) là tập hồi kí tự truyện của tác giả.

Văn bản Lao xao là đoạn trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, tác phẩm được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987.

B. Đọc - hiểu văn bản

câu 1: Bài làm

a. các loài chim được nói đến là:

Chim bồ các, sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, bìm bịp, diều hâu, chèo bẻo, quạ, chim cắt.

b. Qua việc thống kê các loài chim được miêu tả trong văn bản này ta có thấy tác giả tả các loài chim theo trình tự: tả các loài chim hiền lành trước rồi đến các loài chim dữ.

c. Cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết rất đặc sắc và sinh động, giup cho bài thêm hay hơn và hấp dẫn hơn.

câu 2 tui chưa làm được!gianroi

câu 3: Bài làm

*Thành ngữ: "Kẻ cắp gặp bà già"

-Miêu tả các loài chim như những kẻ cắp, làm cho các loài chim thêm sinh động và hấp dẫn.

*Đồng dao: "Bồ các là bác chim ri

Chim ri là dì sáo sậu

Sáo sậu là cậu sáo đen

Sáo đen là em tu hú

Tu hú là chú bồ các"

- Đây là một trong những câu đồng dao hay nói về loài chim, chúng được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau.

*Truyện cổ tích: "Nghe đâu trước đây có một ông sư dữ như hổ mang. Lúc ông ta chết, giời bắt ông hóa thân lam con bìm bịp. Ông ta phải tự nhận mình là bịp, mở miệng ra là 'bịp bịp'"

- tác giả đã đưa một mẩu truyện cổ tích vào bài để cho người đọc, người nghe hiểu rõ về đặc tính của lài chim.

+Tạo ra nét đặc sắc cho bài và làm cho bài thêm sinh động, hấp dẫn, giúp người đọc người nghe thêm hiểu rõ về từng loài chim.

+có việc chưa xác là việc phân chia loài chim hiền và chim ác vẫn chưa đúng hẳn.

Câu4: Bài làm

Bài văn đã cho em những hiểu biết mới về thế giới loài chim và tình cảm về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim .Các loài chim rất phong phú mỗi loài mỗi vẻ, mỗi cách sống khác nhau. Em thấy quê hương mình có rất nhiều loài chim. Không những thế, quê hương ta còn có nhiều hoa thơm, cỏ lạ.

Bình luận (0)
Bảo Châu
Xem chi tiết
Tóc Em Rối Rồi Kìa
25 tháng 3 2018 lúc 20:47

Phương thức biểu đạt của bài Lao xao là Tự sự và miêu tả.

Thể loại : Hồi kí tự truyện.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Anh
25 tháng 3 2018 lúc 22:43

Phương thức biểu đạt của bài lao xao là: Biểu cảm và miêu tả.

Thể loại là:Hồi kí tự truyện

Bình luận (0)
Bùi Thị Thu Diễm
Xem chi tiết
Lê Kiên Giang
Xem chi tiết
Võ Trâm Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
31 tháng 3 2018 lúc 14:42

Trong các loài chim em thích nhất là chim bồ câu vì đó là loài chim tượng trưng cho hòa bình.

Chú thật duyên dáng với bộ lông trắng muốt, mịn màng. Thân nó nhỏ như cái ấm pha trà. Đầu to hơn hạt mít một chút, cứ lúc lắc thật khó hiểu. Đôi mắt đen láy, tròn xoe như hạt na nhỏ trông thật hiền lành. Bồ câu có cái mỏ nhỏ, xinh xinh. Nó thường rỉa lông, lâu lâu lại dụi mỏ vào đôi cánh xếp gọn hai bên mình. Hai chân của chim nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. Dáng bước đi trông thật kiêu sa với cái đuôi xoè rất đẹp rung rung trong nắng. Khi xem ti vi, em thấy người ta thả những chú chim bồ câu cho nó bay đi. Đôi cánh chim rập rờn như múa làm em vô cùng thích thú.

Được ngắm đàn bồ câu bay lượn em cảm thấy thật vui. Em rất yêu thích và quý mến loài chim này

Bình luận (0)