Hướng dẫn soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Tran Van Hieu
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
19 tháng 3 2018 lúc 19:40

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

Bình luận (0)
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
19 tháng 3 2018 lúc 19:02

- Giá trị nghệ thuật :

- Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí, có sức thuyết phục.

- Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.

- Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

- Ý nghĩa :

+ Ca ngợi phẩm chất cao đẹp đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Đây là bài học cao quý về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chúc pạn hok tốt!!!

Bình luận (0)
Nguyen Ha
Xem chi tiết
Giang Tran Ha
Xem chi tiết
Thảo Phương
19 tháng 8 2019 lúc 9:41

Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, bài viết thuyết phục hơn.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 8 2019 lúc 5:22

Cách nêu vấn đề ở đây được tác giả sắp xếp theo một trình tự nhất định :

+ Giản dị trong lối sống

+ giản dị trong việc làm

+ Giản dị trong quan hệ mọi người

+ Gian dị trong lời nói, bài viết

Bình luận (0)
Đặng Mai Nhung
Xem chi tiết
Đời về cơ bản là buồn......
12 tháng 3 2018 lúc 21:01

Trong cuộc sống của mỗi người, đức tính giản gị là vô cùng quan trọng. Lối sống giản dị là điều chúng ta cần học hỏi và noi theo. Đây là một lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa những hành vi thể hiện lối sống giản dị với những hành vi khác. Như việc sống luộm thuộm, cẩu thả hay sơ sài, chúng ta không thể coi đó là sống giản dị được. Hay việc nói cộc lốc, trống không đây là những hành vi trái ngược với lối sống giản dị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện để tạo dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó phải lên án, phê phán những hành vi sống không lành mạnh, xa hoa, lãng phí. Cần lắm những hành động sống và làm việc theo Bác Hồ. Một vị lãnh tụ không chỉ giản dị trong cách sống mà còn giản dị cả trong lời nói. Chúng ta sẽ mãi không quên những hình ảnh chiếc áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su mòn vẹt nhưng vẫn đi khắp các chiến trường, các con núi, con sông. Bữa ăn chỉ là cháo be, với rau măng, bữa cơm quá đổi thanh đạm. Một cuộc đời của vị lãnh tụ chính là một bài học cho chúng ta về đức tính giản dị.
Bình luận (0)
Đạt Trần
12 tháng 3 2018 lúc 21:45

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.Chúng ta cũng nên học theo những phẩm chất quý của bác

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
13 tháng 3 2018 lúc 14:49

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

Bình luận (0)
Vũ Hải Đường
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
12 tháng 3 2018 lúc 14:51

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

Bình luận (0)
Lê Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trần Khánh Linh
11 tháng 3 2018 lúc 21:44

* Trong lối sống hàng ngày

- Bữa cơm : Đạm bạc, giản dị, tiết kiệm , chỉ vài 3 món đơn giản

- Nơi ở : Đơn sơ chan hòa cùng thiên nhiên . Cái nhà sàn chỉ 2-3 phòng

- Quan hệ vs m.g : Gần gũi trân trọng tỉ mỉ yêu quý tất cả

- Trong cách nói,viết : Ngắn gọn dễ hiểu sử dụng từ ngữ gần gũi vs nhân dân

- Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền vs đời sống tinh thần phong phú cao đẹp

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
13 tháng 3 2018 lúc 15:00

Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trên những phương diện nào? Hãy phân tích và chứng minh.

a. giản dị trog đời sống

- Bữa cơm chỉ có vài 3 món rất đơn giản , lúc ăn bác ko để rơi 1 hột cơm , ăn xog cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thj đc Bác xếp tươm tất .

b. giản dị trog tác phog sinh hoạt

- Cái nhà sàn vỏn vẹn chỉ có vài 3 phòng , căn nhà lun lộng gió và ánh sáng

- Bác tự lm mọi việc từ bé - lớn

c. giản dị trog quan hệ mn:

- Trog đời sống của mk viêc j Bác làm đc thì ko cần ai giúp cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và ng phục vụ rất ít chỉ đếm trên đầu ngón tay .

d.giản dị trog lời nói và bài viết :

- "Ko có j quý hơn đọc lập tữ do nc VN là 1 , dân tộc VN là 1 ,sông có thể cạn , ní có thể mòn .Song chân lí ấy ko bao giờ thay đổi . "

- = > Lời nói ngắn gọn , dễ nhớ từ ngữ giản dị nhưng ý nghĩa sâu sắc .

Bình luận (0)
Lân Lê
Xem chi tiết
Phạm Thảo Vân
11 tháng 3 2018 lúc 20:00

Hoài Thanh nói: " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có." Văn bản​ Đức tính giản dị của Bác Hồ ​đã luyện cho em những tình cảm yêu mến nhân dân

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
13 tháng 3 2018 lúc 15:00

Hoài Thanh nói: " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có." Văn bản​ Đức tính giản dị của Bác Hồ ​đã luyện cho em những tình cảm yêu mến nhân dân

Bình luận (0)
Vy Tran
Xem chi tiết
Thu Thủy
25 tháng 2 2017 lúc 12:04

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác là tấm gương sáng cho tất cả chúng ta học tập và noi theo. Ở con người của Bác, ta học được rất nhiều điều, đặc biệt là đức tính giản dị. Đời sống của Bác giản dị như thế nào, tất cả chúng ta đều biết. Bác rất giản dị trong đời sống sinh hoạt. Bữa cơm của Bác chỉ có vài ba món giản đơn. Khi ăn, Bác không để rơi vãi hột cơm nào. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Cái nhà sàn của Bác tuy chỉ vẻn vẹn có vài ba phòng nhưng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Trong quan hệ với mọi người, Bác cũng rất giản dị. Tuy bận rộn, nhưng Người vẫn luôn dành thời gian để nói chuyện với các cháu thiếu nhi, viết thư cho một đồng chí hay đi thăm nhà tập thể của công nhân,… Trong lời nói và bài viết, Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình, bởi Bác muốn mọi người hiểu được, nhớ được, làm được. Bác đã để lại rất nhiều chân lý như: “Không có gì quý hôn độc lập, tự do”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, “Thành công, thành công, đại thành công”,… Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Bác là một tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. Là học sinh, em sẽ cố gắng noi theo những phẩm chất quý báu của Người, để sau này trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Bình luận (0)
Thảo Phương
4 tháng 3 2017 lúc 15:26

ức ảnh miêu tả vô cùng rõ nét hình ảnh ngời mẹ đang chật vật đẩy xe dưới mưa tầm tã, nước ngập ngang chân. Điều đáng nói chính là trên chiếc xe ấy có con trai, một thanh niên trẻ tuổi đang ngồi và được bọc kỹ càng dưới cái áo mưa thân không dính một hạt nước.

Một bức ảnh mẹ đón con đi học về tưởng chừng bình thường nhưng thực chất đang tố cáo sự tiêu cực trong nhân phẩm của bạn trẻ trong tấm ảnh nói riêng và giới trẻ nói chung: Sự dựa dẫm, thiếu tính tự lập.

Ỷ lại, một thói quen thường gặp hay cụ thể hơn là những bạn trẻ Việt. Ỷ lại, tức sống bám, sống dựa vào người khác, thiếu đi tính độc lập, tự chủ cần có của một người. Nếu bạn cảm thấy quen với việc có người luôn sẵn lòng giải quyết mọi vấn đề cho mình, thấy khó chịu khi thiếu sự chăm lo từng ly từng tí của người thân hay thích thú trước những cái được bày sẵn trước mắt, điều đó có nghĩa là bạn đã mắc bệnh sống dựa, sống bám. Hay nói một cách tổng quát, ỷ lại là sống nhờ vả vào người khác, cảm thấy khó khăn, luôn né tránh việc “tự lực cánh sinh”.

Có một sự khác biệt ở thế hệ trẻ Việt Nam và thế hệ trẻ của các nước bạn, đó là khi ở tuổi 18, họ đã phải chuyển ra ngoài sống tự lập thì ở nước ta, thanh niên 23-24 tuổi vẫn ngồi ở nhà ngửa tay xin tiền bố mẹ là chuyện thường.

Không khó để bắt gặp những cảnh tượng bố mẹ đưa con đi học, đến giờ về lại đón mặc cho con mình đã là học sinh cấp ba hay sinh viên đại học.

Ở nhà lại xuất hiện hình ảnh mẹ dọn dẹp phòng ốc cho con cái, giặt giũ, phơi phóng. Bố thì luôn miệng nhắc con học bài và đáp lại là đứa con “bảo bố” con đang bận chơi, hưởng thụ.

Lại nói đến ở trên trường, giáo viên đọc, học sinh chép, Toán thì làm theo bài mẫu, Văn thì không có dàn ý – mười bài giống như một, không có sáng tạo, không một chút tư duy…

Tất cả những điều trên chính là bức tranh toàn cảnh về những mầm non tương lai của đất nước mà bức tranh trên chỉ là một mảnh ghép nhỏ.

Vậy còn đâu một tương lai của một dân tộc khi con người không thể tự lập, tự lo cho chính bản thân mình? Sự ỷ lại tạo ra lớp thanh niên lười nhác, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống, luôn rụt rè, nhút nhát. Không những thế ỷ lại còn bào mòn cả trí thông minh, sáng tạo của những cá nhân vốn tràn đầy nhiệt huyết, sự mới mẻ của tuổi trẻ.

Vậy nguyên nhân của thói xấu ấy là ở đâu? Kỳ lạ thay nói lại xuất phát từ tình thương, niềm hy vọng. Cha mẹ quá yêu con, xót con nên “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, không dám cho con tiếp xúc với đời, sợ con vấp ngã mà bao bọc con thật kỹ dưới đôi cánh của mình.

Nhưng một sai lầm mà bậc phụ huynh không nhận ra đó là họ đã vô tình ngăn cản sự trưởng thành, phát triển của con mình khiến chúng trở nên nhút nhát, hướng nội, hình thành tâm lý trông đợi ở người khác.

Sau này khi ra đời chúng sẽ không tránh được sự bỡ ngỡ, hoảng sợ trước cuộc sống quá sức bấp bênh do chúng tựa như cây dương xỉ sống bám cây cổ thụ. Một khi cổ thụ già yếu như cha mẹ có lúc không trụ vững nữa thì dương xỉ cũng khó mà tồn tại.

Lại nói đến ở trường do chạy theo thành tích, điểm cao mà vô tình tạo ra phương pháp “học vẹt”, “học tủ”. Đây chính là sự giết chết tri thức, tạo ra vỏ ngoài hào nhoáng nhưng bên trong mục ruỗng. Đây cũng là một trong những lý do mà hiệu quả làm việc nhóm của người Việt luôn thấp.

Người này ỷ lại người kia, người kia dựa kẻ nọ tạo ra phản ứng dây chuyền để tất cả đều sụp đổ. Cũng không thể hoàn toàn do bố mẹ và thầy cô mà còn ở chính những con người trẻ tuổi lười nhác, luôn lợi dụng sự quan tâm của mọi người để trốn tránh trách nhiệm, thiếu tinh thần cầu tiến, thiếu đam mê và ước mơ.

Đó là tất cả những gì đang kìm hãm sự tiến bộ của thế hệ trẻ Việt hiện tại. Một minh chứng cụ thể là thay vì đứng xuống phụ mẹ để xe có thể đi nhanh hơn thì cậu thanh niên cao lớn lại để mẹ ốm yếu đẩy xe còn mình thì ung dung ngồi sau. Điều này vừa khiến bản thân mình bị người khác chê cười, xem thường vừa thể hiện một nhân cách dựa dẫm “bám váy mẹ”. Trong khi ở cái tuổi đó đáng lẽ phải chở mẹ đi chứ không phải ngồi co ro trú mưa như thế.

Để cải thiện liệu có còn kịp! Không có gì là không thể nhưng cần có quyết tâm. Trước hết là ở chính các bạn trẻ, phải có tính tự giác, tự phụ giúp cha mẹ, tự làm việc của chính mình. Thoát ra khỏi cuộc sống khuôn mẫu, sự áp đặt để thoát ra khỏi cuộc sống ăn bám, nhàm chán, tạo cho bản thân một hình tượng tự lập “Đầu đội trời, chân đạp đất”.

Về cha mẹ thì nên nới vòng tay để con mình có thể thỏa sức vươn đôi cánh ra ngoài, để chúng bước đi, tự đứng lên khi ngã, dạy cho chúng kỹ năng sống, đẩy chúng ra đời, tự sống, tự sinh tồn.

Nhà trường thì nên bỏ việc giải đáp mọi thắc mắc của học sinh, thay vào đó nên để học sinh tự tìm hiểu, khám phá, khơi dậy trong trong chúng sự tò mò, đam mê để tự thấy hứng thú và có động lực để làm tốt. Theo phương châm: Không có người giúp thì sẽ chẳng có kẻ nhờ, khi chúng thiếu cần, chúng ta có thể cho họ mượn cần để tự câu một con cá.

Thay đổi phương pháp giáo dục là biện pháp tốt nhất để thay đổi các thói quen ỷ lại trước khi chúng cắm rễ vào giới trẻ. Đây là công cuộc cần sự hỗ trợ của tất cả mọi người, của toàn xã hội vì một tương lai tươi đẹp của toàn đất nước.

Tóm lại, thói xấu ăn bám vào gia đình, thầy cô là vấn nạn cấp thiết được xử lý ở nước ta. Nên cha mẹ đừng vì tình cảm của mình mà lỡ tay làm hại con cái. Đừng vì thành tích ảo mà phá vỡ trí tưởng tượng của mầm non đất nước. Và quan trọng nhất, đừng vì biếng nhác mà làm hỏng tương lai.

Vì giúp Tổ quốc vươn lên, theo kịp các nước bạn, mỗi người dân cần có trách nhiệm đẩy lùi thói ỷ lại, phòng ngừa việc sống bám, đừng là cây dương xỉ mà hãy là một gốc cổ thụ.

Bình luận (0)