Hướng dẫn soạn bài Danh từ

Lê Đức Tuân
Xem chi tiết
....
19 tháng 10 2021 lúc 9:12

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị......xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

Bình luận (4)
nguyenkhacphong
Xem chi tiết
Thanh Dat Nguyen
9 tháng 10 2018 lúc 18:04

a) Danh từ (DT ): DT là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )

- DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,…

- DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị : Ông, vị (vị giám đốc ), ( Tấm ) ,cái, bức, tấm,… ; mét, lít, ki-lô-gam,… ;nắm, mớ, đàn,…

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung .

- Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )

- Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). DT chung có thể chia thành 2 loại :

+ DT cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,…).

+ DT trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,… )

Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng :

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,…DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên ( cơn mưa,ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.

+ DT chỉ khái niệm :

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng- đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,…Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ :con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,…

- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD :lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,…

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức:xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,…

*Cụm DT:

- DT có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. Cụm DT là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Trong cụm DT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.
mình không biết bạn tham thảo

Bình luận (0)
Diep Dinh
Xem chi tiết
Mun Chăm Chỉ
13 tháng 4 2018 lúc 18:26

à, bạn ạ, đề thi van thuòng gạp là tổng họp riêng đề cảm thụ là phải có nhé. còn tùy theo huyện, có thể ra 2 đến 3,4 câu tùy. theo mình phổ biến nhất là đề gồm 2 câu.1 cảm thụ( cảm thụ họ thuòng lấy bên ngoài ) và 2 .van kể chuyện, van kể chuyện ra làm hai cái, là tham khảo ỏ bên ngoài, ko có trong sách. hay là trong sách : vd là kể lại 1 đêm bác không ngủ chảng hạn. chỉ thi 1 trong 2 cái đó trong kể chuyện thôi. bạn yên tâm, mình vùa đi thi hsg về xong và mình hỏi mấy bạn huyện khác cũng thế

Bình luận (1)
nguyen thi kim chi
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Nam
19 tháng 12 2016 lúc 19:48

Nam Á là một khu vực có địa hình gồm 3 miền cơ bản. Ở phía Bắc với dãy núi Hi - ma - lay - a hùng vĩ, tạo nên khung cảnh tuyệt vời như bức tranh sơn thủy hữu tình tràn ngập ánh sáng cho nơi đây, thứ ánh sáng huyền ảo trên đỉnh Ê - vơ - ret tràn xuống các làng quê dưới chân núi như một sự ban tặng vô điều kiện. Phía Nam là cao nguyên Đê - can - một cao nguyên thấp, tương đối bằng phẳng. Hai bên rìa Tây và Đông có hai dãy Gát Tây và Gát Đông, đúng như tên gọi, 2 dãy núi này bị cắt xẻ và không bằng phẳng chút nào. Nằm giữa chân núi Hi - ma - lay - a và cao nguyên Đê - can là đồng bằng Ấn - Hằng - một đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu. Nhưng thật tiếc, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp này lại thiếu những miền trung du uốn lượn như Phú thọ xanh ngàn với miền trung du trải rộng bát ngát ở Việt Nam.

Bình luận (2)
Hoàng Đức Minh
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
10 tháng 8 2016 lúc 11:03

 Quê tôi có nhiều cây ăn quả : sầu riêng, chôm chôm, mít, xoài ... Ngoài ra, còn có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhất là Suối Tre. Khách tham quan đến đây đều nói " Suối Tre là Đà Lạt của miền Đông Nam Bộ". 

Bình luận (2)
hoa hong cua em
3 tháng 11 2017 lúc 20:50

kho nhi

Bình luận (0)
Bún nhỏ
28 tháng 2 2018 lúc 16:58

Tôi sống tại nông thôn cùng với gia đinh tôi.Từ nhỏ,tôi chỉ là một cô bé gái quê mùa.Cũng chính vì z mà đã ik nhiều nơi tôi k có một đứa bn chơi cùng.Nó khiến tôi bị như mắc bệnh tự kỷ. Tôi rất mong bn là người đó...

Tự chế thui^^

Bình luận (2)
Nguyễn Sky
Xem chi tiết
Amanogawa Kirara
11 tháng 12 2017 lúc 18:15

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Bình luận (0)
Team Liên Quân
Xem chi tiết
Kaito Kid
31 tháng 10 2017 lúc 20:22

Danh từ Tiếng Việt được chia thành hai loại lớn .là danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị

+ Danh từ chỉ sự vật nêu lên từng loại hoặc từng cá thể người , vật , hiện tượng , khái niệm ,...

+ Danh từ chỉ đơn vị nêu tên dơn vị dùng để tính , đếm , đo lường ,...

Bình luận (0)
Linh Nhi Diệp
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Linh
24 tháng 11 2017 lúc 18:23

mình vẽ hình ra nhaleuleu

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Phương Linh
24 tháng 11 2017 lúc 18:31

DANH TỪ DT chỉ đơn vị DT chỉ sự vật DT chỉ Đ.Vị tự nhiên DT chỉ đơn vị quy ước (Loại Từ) DT chỉ Đ.Vị Q.Ư chính xác DT chỉ Đ.Vị Q.Ư ướ chừng

Bình luận (2)
trương thị vân kiều
Xem chi tiết
O=C=O
23 tháng 11 2017 lúc 8:38

Lớp 6 hả ?

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc (đứng trước và đứng sau) nó tạo thành.

- Các từ in nghiêng là phần trung tâm của cụm, các từ đứng trước chúng là phần phụ thuộc đứng trước, các từ đứng sau là phần phụ thuộc đứng sau. - Phân loại các từ phụ thuộc trước và sau: + Có thể dựa vào đặc điểm từ loại để phân loại các từ ngữ phụ trước và phụ sau của cụm danh từ. + Phần phụ trước có hai loại: chỉ đơn vị ước chừng (cả,...) và chỉ đơn vị chính xác (ba,chín,...). + Phần phụ sau có hai loại: nêu lên đặc điểm của sự vật (nếp, đực, sau,...) và xác định vị trí của sự vật tong không gian hay thời gian (ấy,...) - Phần trung tâm của cụm thường gồm hai từ: + T1 là trung tâm chỉ đơn vị tính toán hoặc chủng loại khái quát. + T2 là trung tâm chỉ đối tượng được đem ra tính toán, đối tượng cụ thể.
Bình luận (0)
Phùng Tuệ Minh
13 tháng 11 2018 lúc 20:52

Cụm danh từ được tạo bởi danh từ và một số từ phụ thuộc nó, có cấu tạo phức tạp nên ý nghĩa đầy đủ hơn danh từ. Cụm danh từ là một tổ hợp từ gồm danh từ và một số từ phụ thuộc nó tạo thành.

Bình luận (0)