Hướng dẫn soạn bài Cổng trường mở ra

Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Trịnh Thị Hương Giang
3 tháng 10 2017 lúc 15:28

Là 1 bài nói rất sâu sắc về tâm trạng của ngưòi mẹ trước ngày đầu tiên đến trường của con. Mẹ lo lắng nhiều cho đứa con bé bỏng của mình lần đầu tiên rời khỏi vòng tay mẹ để bước những bước chân đầu tiên đến với cuộc sống.
- Đêm trước ngày khai trường:
Mẹ đã không ngủ được, ko tập trung làm được 1 việc gì cả, nằm trên giường và trằn trọc nhiều, lo cho buổi khai trường đầu tiên của con. Trong khi đó, con vẫn ngây thơ nằm ngủ triền miên. Mẹ lo thay cho nỗi lo của con.
Mẹ nao lòng khi biết rằng chỉ ngày mai thôi, con sẽ đến với 1 thế giới mới, một thế giới muôn màu và chứa đựng nhiều điều mà con phải học cách đương đầu với nó. cũng một phần mẹ bồi hồi nhớ đến những ngày trước, ngày khai trường đầu tiên của mẹ.
=> người mẹ hết lòng vì con.
- Buổi khai trường Trước đó, mẹ nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua diễn ra.
cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra."
Mẹ đặt những niềm tin của mình vào ngôi trường đó, nền giáo dục này sẽ giúp chho con của mẹ những bước chập chững đầu tiên ít những vấp ngã hơn.
Cánh cổng kia mở ra là khi tâm hồn mẹ đang trào dâng nhiều niềm xúc cảm: lo lắng, hi vọng, yêu thuơng, tin tưởng.
~~> Một người mẹ thương yêu con tha thiết và luôn hết lòng vì đứa con của mình.

Bình luận (2)
Thiên Chỉ Hạc
13 tháng 6 2018 lúc 15:46

Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.

Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.

Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.

Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.

Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.

Bình luận (0)
Thiên Chỉ Hạc
13 tháng 6 2018 lúc 15:47

Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.
Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ.
Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được.
Bao nhiêu kí ức của tuổi thơ tràn về, thôi thúc trong mẹ. Mẹ liên tưởng cảm xúc của con với mình cách đây đã mấy chục năm. Mẹ hồi tưởng lại cái ngày mà bà ngoại cùng mẹ tiến tới ngôi trường với nỗi chơi vơi và sự hốt hoảng khi cánh cổng đóng lại. Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang đậm nét tuổi thơ. Mẹ đã phần nào chập chững bước qua cánh cổng ấy một mình với với ý nghĩ tự lập và tâm trạng vui buồn đan xen. Mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập trước mắt và con đuờng đời đầy chông gai của chính con sau này. Những âm thanh cứ văng vẳng bên tai mẹ thật ngọt ngào thân thương: “Hằng năm cứ vào cuối thu, mẹ tôi lại âu yếm dẫn tôi trên con đường dài và hẹp”.
Mẹ đã trải qua biết bao ngày khai giảng nhưng ngày khai giảng ngày mai là ngày khiến mẹ bận tâm nhất, bận tâm hơn cả ngày khai giảng đầu tiên của mình. Vì đó là cái ngày mà con bắt đầu phải làm quen, bắt đầu phải tiếp xúc với thế giới lạ lẫm, học cách ứng xử với thầy cô, bạn bè. Cái hay của bài văn là bộc lộ cảm xúc qua kí ức, hồi tưởng. Bên cạnh những từ ghép đằng lập thể hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn còn dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét. Những biện pháp nghệ thuật tu từ còn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm để khiến cho người đọc như đang lạc vào thế giới của mẹ.
Tất cả những cảm xúc đó mới chỉ là một phần trong ý nghĩa của văn bản. Vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo dục đối với mỗi cá nhân là điều rất cần thiết. Trong bài, người mẹ đã cố gửi gắm, tạo cho con những cảm giác thoải mái khi bước vào cánh cổng trường học. Mẹ đã lo cho con đầy đủ hành trang trước ngày khai trường: từ cặp sách, đến quần áo, bút vở. Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy đã liên tưởng tới một nền văn minh của nước Nhật: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả mọi người đều nghỉ làm và đưa con tới trường học, không có ưu tiên nào lớn hơn nền giáo dục. Mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng, làm chệch đi hàng dặm cả thế hệ sau này”.
Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của người mẹ. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai, mà mẹ nói với chính mẹ, nói với kí ức, tâm hồn tuổi thơ và cả cảm nhận của mẹ. Đêm nay mẹ không ngủ được, mẹ ngắm nhìn con với những ưu tư, ôn lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật. Đó cũng như lời tâm sự nhỏ nhẹ của tác giả đối với bạn đọc một cách tinh tế, thấm thía, lay động, truyền cảm mạnh mẽ tới tư tưởng, suy nghĩ, lập trường của họ.
Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.

Bình luận (0)
trần vy khánh phụng
Xem chi tiết
Cô nàng bí ẩn
10 tháng 7 2017 lúc 15:18

1.Em thích nhất câu văn :

"Đi đi con, hãy can đảm lên,...một thế giới kì diệu sẽ mở ra."

Vì nó nói lên sự quan trọng của nhà trường, của buổi lễ khai giảng vào lớp một của mỗi con người, mỗi đứa trẻ.Và nhà trường sẽ là nơi nâng cánh cho những ước mơ trẻ thơ bay cao và xa.Là nơi nuôi nấng những mầm non của xã hội.

2.Theo em,vấn đề nhật dụng trong văn bản "Cổng trường mỏ ra" là vấn đề giáo dục trẻ em.

Vì trong văn bản nói về ngày khai trường đầu tiên của mỗi con người.

3.Nó vô cùng kì diệu, vì:

+ Em nhận biết được bao nhiều điều mới lạ, bao nhiêu vốn trí thức phong phú của loài người.

+ Qua cánh cổng trường còn cho em rất nhiều bạn bè thân thương, thầy cô kính mến, với những tình cảm chân thành cao quý và biết bao những kỉ niệm tuổi học trò tinh nghịch.

+ Qua cánh cổng trường, dạy dỗ em thành những người công dân có ích cho xã hội, dạy dỗ em thành những người lính dũng cảm.

+ Cho em thêm hiểu và yêu thiên nhiên , đất nước .

CHÚC BẠN HỌC TỐT !thanghoa

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Thanh
16 tháng 8 2017 lúc 16:08

Em thích nhất câu văn "Đi đi con , hãy can đảm lên... một thế giới kì diệu sẽ mở ra

Vì trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua. Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã. Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”. Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Thanh
16 tháng 8 2017 lúc 16:11

3. - Đó là thế giới của những điều hay lẽ phải , tình thương .

- Là thế giới của tri thức , của những hiểu biết lí thú .

- Là thế giới của tình bạn , tình thầy trò cao đẹp .

- là thế giới của những ước mơ , khát vọng .

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Linh
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Anh Duong
24 tháng 8 2016 lúc 15:25

" Ngày khai giảng đầu tiên " chắc là những từ in đậm mãi trong trí nhớ của chúng ta. Mỗi người đều có một kỉ niệm riêng của mình, nhưng riêng tôi dù đã qua 6 năm rồi kể từ ngày đó nhưng tôi vẫn nhớ như in khuôn mặt của cô ngày đó. Cô giáo lớp 1 tôi tên là Thúy rất xinh đẹp - đó là cách nhìn trong mắt tôi ngày đó. Ngày đầu tới lớp, tôi đã khóc rất nhiều, đòi về cùng mẹ . Nhưng cô đã xuất hiện trong tà áo dài màu xanh hồ thủy thướt tha, mái tóc hạt dẻ búi gọn sau gáy và một nụ cười tỏa nắng. Cô bước lại gần, kéo tôi vào lòng, vuốt tóc tôi, nhẹ nhàng nói :

- Sao em lại khóc thế ? Nín đi nào ! Đi học rất vui và thú vị đấy. Học tập thật tốt rồi một ngày em sẽ thực hiên được ước mơ của mình, em nhé !

Ôi giọng nói sao mà ấm áp và truyền cảm đến thế. Khuôn mặt xinh đẹp tựa thiên thần dỗ dành tôi làm sao tôi quên được. Bây giờ, tôi vẫn đang cố gắng học theo lời cô dạy tôi lần đầu tiên đi học. Sau này, dù có đi về đâu, trong kí ức tôi vẫn sống mãi kí ức về ngày khai giảng đầu tiên. 

Nhớ tick cho mk nha !!! hihivui

Bình luận (1)
Thảo Phương
23 tháng 8 2016 lúc 21:22

- Tâm trạng của em trong đêm trước ngày khai trường.

 - Sự chuẩn bị về áo quần, cặp sách. - Buổi sáng hôm ấy bầu trời, đường phố ra sao? - Đến trường em thấy khung cảnh và không khí như thế nào? - Ngôi trường có gì khác so với ngày thường. - Các bạn của em như thế nào? 

 
Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
8 tháng 12 2017 lúc 12:13

Cây tre mới là biểu tượng văn hóa Việt

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
8 tháng 12 2017 lúc 12:16

Hình ảnh cây tre Việt Nam thật cao qúy: Cần cù, bất khuất, thủy chung. Tre gắn bó với người, cùng lao động và chiến đấu, cùng xây dựng và bảo vệ quê hương. Hình ảnh cây tre Việt Nam là hình ảnh của đất nước và dân tộc Việt Nam. Phẩm chất của tre là phẩm chất của người thật đáng trân trọng.

Cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt,

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huyền
10 tháng 12 2017 lúc 19:43

Từ bao đời nay , cây tre đã là hình tượng của đất nước và quê hương Việt Nam thân yêu, cụ thể là con người Việt Nam. Cây tre cần cù, bất khuất , thủy chung, dẻo dai , cứng cáp, dũng cảm... vậy con người Việt Nam cũng vậy. Nhưng phẩm chất tốt của người Việt Nam càng làm chúng ta thêm tự hào.

Cây tre thân yêu là biểu tượng của con người và dân tộc Việt Nam!

Bình luận (0)
vũ văn Khải
Xem chi tiết
Đạt Trần
18 tháng 12 2017 lúc 22:09

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ dược nhiều người yêu thích. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình, vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thợ đầu tay Tơ tầm – Chồi biếc (in chung – 1963), Xuân Quỳnh gây được sự chú ý bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.
Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.
Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.
Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bèn xóm nhỏ
Tiếng gà cũ nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đờ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.

Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, Cái áo cánh chúc bầu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuồi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiều hạnh phúc,
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc...

Bình luận (1)
Nguyễn Hải Đăng
19 tháng 12 2017 lúc 12:43

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ dược nhiều người yêu thích. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình, vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thợ đầu tay Tơ tầm – Chồi biếc (in chung – 1963), Xuân Quỳnh gây được sự chú ý bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.
Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.
Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.
Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bèn xóm nhỏ
Tiếng gà cũ nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đờ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.

Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, Cái áo cánh chúc bầu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuồi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiều hạnh phúc,
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc...

Bình luận (0)
Diệu Hương
Xem chi tiết
đỗ diệu phương
26 tháng 8 2016 lúc 13:05

- bạn có thể kể về kỉ niệm về một cô giáo mới hoặc một người bạn mới  .

- có thể bạn lỡ quên một cái gì đó và có người giúp đỡ bạn , đó cũng là kỉ niệm

Bình luận (0)
my yến
14 tháng 3 2018 lúc 18:57

Bài làm:

Ngày khai trường vào lớp 6 em có một kỉ niệm để lại dấu ấn không thể phai mờ trong tâm tâm trí em. Chuyện là thế này:

Em và Mai nhà ở cùng một phố, cùng học Mẫu giáo và Tiểu học với nhau. Hai đứa gắn bó như hình với bóng, có cái bánh cũng bẻ làm đôi. Bố mẹ em đều là công chức, thu nhập tuy không cao nhưng ổn định. Còn gia đình Mai hoàn cảnh rất khó khăn. Bố Mai bị tai nạn lao động, nằm bệnh viện đã mấy tháng nay. Một mình mẹ bạn ấy vừa đi làm, vừa chăm sóc chồng con, vất vả vô cùng. Chỉ còn hơn một tuần nữa là đến ngày khai giảng mà Mai vẫn chưa có quần áo mới. Nhìn vẻ buồn rầu phẳng phất trong đôi mắt đen tròn của Mai, em hiểu tâm trạng bạn ấy nên rất thương.

Trong khi đó, mẹ đã mua cho em ba bộ đồng phục áo trắng, váy xanh rất đẹp. Em cứ băn khoăn mãi về việc có nên tặng Mai một bộ hay không. Cuối cùng, em hỏi ý kiến mẹ, mẹ cười bảo:

- Ôi con gái mẹ lớn rồi đấy! Biết nghĩ đến bạn như thế là tốt. Mẹ đồng ý! Mẹ sẽ mua lại cho con bộ khác.

Em sung sướng ôm chặt tay mẹ thay cho lời cảm ơn rồi mang bộ đồng phục sang nhà bạn. Tới gần cửa, em đã nghe thấy tiếng Mai:

- Mẹ đừng vay tiền mua quần áo mới cho con làm gì. Con mặc bộ đồ cũ này cũng được. Hơi ngắn một chút thôi, không sao đâu mẹ ạ! Mẹ để tiền mua thuốc cho bố.

Tự dưng, nước mắt em ứa ra cay xót quanh mi. Em ước gì mình có được phép lạ như Tiên ông trong cổ tích để giúp gia đình Mai ra khỏi hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu. Cố nén xúc động, em giấu chiếc túi sau lưng rồi cất tiếng chào và bước vào nhà. Bác Xuân hỏi em:

- Hương sang chơi đấy ư? Cháu chuẩn bị cho ngày khai giảng đến đâu rồi?

- Dạ, thưa bác, bố mẹ cháu mua cho cháu đủ cả rồi ạ!

Giọng bác Xuân chượt chùng xuống:

- Tội nghiệp cái Mai nhà bác! Giờ này mà chưa có gì! Thôi, để từ từ bác lo!

Dứt lời, bác vội vã đi ra, đôi mắt đỏ hoe. Còn Mai, nãy giờ bạn ấy vẫn ngồi im lặng trên giường với vẻ mặt không vui.

Em đến gần Mai, thì thầm:

- Mai ơi! Cậu nhắm mắt lại đi! Tớ có cái này tặng cậu!

- Gì thế? Ô mai hả? Hay là kẹo cốm ?

- Không phải! Hơn thế nhiều ! Cho cậu đoán lại đấy!

- Thế tớ chịu!

- Thôi được rồi ! Nhưng cậu phải hứa là sau khi tớ về cậu mới được giở ra xem nhé!

- Ừ!

Mai nhắm hờ đôi mắt, hàng mi rung rung, trên môi thoáng một nét cười.

Dúi vội chiếc túi vào tay Mai, em chạy nhanh ra cửa. Trên đường về, em tự hỏi không biết thái độ của Mai sẽ ra sao khi thấy bộ đồng phục mới. Ngạc nhiên hay xúc động ? Có thể là cả hai. Em không muốn Mai đem trả lại.

Tối hôm ấy, nhà em có khách. Đó là hai mẹ con Mai. Bác Xuân cầm chiếc túi trên tay, lúng túng nói với mẹ em:

- Sáng nay, cháu Hương có mang sang cho cháu Mai nhà tôi bộ đồng phục này nhưng tôi sợ cháu chưa xin phép bác, nên...

Mẹ em vội đỡ lời:

- Bác và cháu Mai cứ yên tâm ! Cháu Hương đã hỏi ý kiến tôi rồi ạ ! Tôi coi cháu Mai cũng như người nhà, xin bác đừng ngại !

- Vậy thì mẹ con tôi xin cảm ơn bác và cháu Hương !

Tiễn mẹ con Mai ra về, em xiết chặt tay người bạn thân thiết của mình và thấy lòng thanh thản, tràn ngập niềm vui. Ngày khai trường năm ấy, em và Mai lại sánh bước bên nhau trên con đường chan hòa nắng sớm.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Tuyết Nhi
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
1 tháng 2 2017 lúc 17:51

10 câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương:

1. Ao rộng thì lắm ốc lồi,

Những người lắm vợ là người trời bêu.

2. Thân em khó nhọc trăm bề,

Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dưa,

Vội đi quên cả ăn trưa,

Vội về quên cả cơn mưa ướt đầu.

3. Giàu chớ khoe khoang,

Sang chớ vội mừng,

Trời còn bưng đi bưng lại.

4. Đom đóm vào nhà thì nắng;

Dơi tăng tắng vào nhà thì mưa.

5. Nem xứ Huế. quế xứ Thanh.

Nghệ Yên Thành, Thanh Nông Cống.

6. Làm từ nhỏ sẽ lớn thành đầu voi,

Làm từ lớn sẽ nhỏ bằng đuôi chuột.

7. Anh mong làm bạn với trời,

Trời cao, anh thấp biết đời nào quen!

8. Cốc cốc đánh mõ đi tuần,

Cha mi nói dối đau chân ở nhà.

Làng tuần vừa thịt con gà,

- Con ơi ! Bỏ gậy cho cha đi tuần.

9. Thà ăn cơm lộn nâu, chẳng đành chăn trâu lộn bò.

10. Chửi đừng chửi nặng,

Mắng đừng mắng đau.

Còn có ngày thương nhau trở lại.

Bình luận (3)
nguyen thi thao
15 tháng 3 2017 lúc 16:27

1. đường vô xứ nghệ quanh quanh

đường ra hà nội như tranh vẽ rồng

Bình luận (32)
Nguyễn Minh Anh
29 tháng 1 2018 lúc 20:24

SẢN VẬT
- Cam xã Đoài, xoài Bình Định.
- Dưa La, húng Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
- Lụa này thật lụa Cổ đô
Chính tông lụa cống các cô ưa dùng.
- Xứ Nam nhất chợ Bằng Gồi
Xứ Bắc Vân Khám, xứ Đoài Hương Canh.
- Cổng làng Tò, trâu bò làng Hệ.
- Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang.
- Bưởi Đại Trà, cam Đồng Dụ, gà Văn Cú.
- Chẳng đi nhớ cháo làng Ghề
Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đông Viên.
- Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc lụa chợ Hạ, uống nước chè Hương Sen.
- Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
- Ai về Phú Hội, Phước Thiên
Chôm chôm xóm Hố, sầu riêng xóm Vườn.
- DI T ICH L ỊCH S Ử
- Thà ăn rau má, rau lang
Hơn theo Bá Cừ thác oan uổng đời.
( Năm 1925, Lê Bá Cừ từ Huế vào Quảng Nam mộ phu đưa vào Nam Bộ làm đồn điền đồn điên cao su)
- Bình Lục có núi Con Rùa
Trông sang Ðạm thủy có chùa Ngọc Thanh.
- Hòn Sương không thấp không cao,
Đã từng là chốn anh hào lập thân.
Kìa ai áo vải cứu dân,
Kìa ai ba thước gươm trần chống Tây ?
Chuyện đời thành bại, rủi may,
Hòn Sương cây trải, đá xây bao sờn.
( Hòn sương: Tục danh của núi Trung Sơn, thôn Phú Lạc, huyện lãnh Khê, nay là huyện Tây Sơn, Bình Định, nơi Mai Xuân Thưởng đã lập căn cứ chống Pháp).
- Kéo quân qua cửa Hùng Quan
Chim muôn giọng (tiếng) hót, hoa ngàn hương đưa
Nhớ ai ngơ ngẩn, ngẩn ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai .
( Hùng Quan tức cửa Ải Hải Vân tên do vua Lê Thánh Tôn đặt ).
- Hầm Hô có nước trong xanh
Dưới sông cá lội trên cành chim reo.
( Hàm Hô: Địa danh lịch sử của Bình Định liên quan đến chàng Lía, Tây Sơn, thuộc Bình Khê, Huyện Tây Sơn.)
- Hầm Hô có đá khổng lồ
Có hang Bảy Cử, có vò rượu tăm,
( Hàm Hô: Địa danh lịch sử của Bình Định liên quan đến chàng Lía, Tây Sơn, thuộc Bình Khê, Huyện Tây Sơn Hang Bảy Cử: Căn cứ địa của Mai Xuân Thưởng)
- Hàm Hô có cá hóa rồng
Bâng khuâng nhớ đến anh Hùng họ Mai
Vá trời lấp biển cò ai
Ngổn ngang đá chất lớp ngoài lớp trong.
( Hàm Hô: Địa danh lịch sử của Bình Định liên quan đến chàng Lía, Tây Sơn, thuộc Bình Khê, Huyện Tây Sơn. Anh Hùng họ Mai tức Mai Xuân Thưởng lập chiến khu chống Pháp năm 1885 )
- Khu Đ vô dễ khó ra
Là nơi chôn giặc không tha tên nào.
- Đông Ba, Gia Hội, hai cầu
Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông.
- Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.
- Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây.
- Ai về thăm huyện Đông Ngàn
Ghé thăm thành ốc Rùa Vàng tiên xây.
- Sa Nam, trên chợ dưới đò
Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh
Bạch Đằng Giang là sông cửa ải
Tổng Hà Nam là bãi chiến trường
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.

Bình luận (0)
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
23 tháng 8 2017 lúc 5:34

Bố cục: 2 đoạn

Đoạn 1: Từ đầu … “ngày đầu năm học” -> Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con. Đoạn 2: tiếp theo đến hết -> "Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ" -> Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con
Bình luận (0)
Đạt Trần
23 tháng 8 2017 lúc 6:01

2 đoạn nha tham khảo!!!

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
Gioan Nguyên
22 tháng 8 2017 lúc 21:53

Bạn ơi bài nào v ??

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hiền Lương
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Anh Duong
19 tháng 8 2016 lúc 20:53

a. (1) Nội dung : Việc học rất quan trọng đối với mỗi con người và nhân loại. Việc học mãi mãi phải được duy trì và kế thừa bởi thế hệ trẻ.

Nhan đề : Việc học của chúng ta.

(2) Nội dung : Sự hi sinh và thương yêu của người mẹ đối với con.Người mẹ sẵn sàng từ bỏ tất cả  vì con.

Nhan đề : Hình ảnh của người mẹ.

b. Giống : Vì cả hai đoạn văn đề đề cập trọng tâm đến tầm quan trọng của việc học,vai trò của nhà trường (1),tấm lòng thương yêu con sâu sắc của mẹ(2).

c. (1) Việc học rất quan trọng đối với mỗi con người và nhân loại. 

(2)Người mẹ sẵn sàng từ bỏ tất cả  vì con. Sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của mình cho con.

Nhớ tick cho mk nha !

Bình luận (12)
Triệu Thị Phương
23 tháng 2 2018 lúc 20:59

a. (1) Nội dung : Việc học rất quan trọng đối với mỗi con người và nhân loại. Việc học mãi mãi phải được duy trì và kế thừa bởi thế hệ trẻ.

Nhan đề : Việc học của chúng ta.

(2) Nội dung : Sự hi sinh và thương yêu của người mẹ đối với con.Người mẹ sẵn sàng từ bỏ tất cả vì con.

Nhan đề : Hình ảnh của người mẹ.

b. Giống : Vì cả hai đoạn văn đề đề cập trọng tâm đến tầm quan trọng của việc học,vai trò của nhà trường (1),tấm lòng thương yêu con sâu sắc của mẹ(2).

c. (1) Việc học rất quan trọng đối với mỗi con người và nhân loại.

(2)Người mẹ sẵn sàng từ bỏ tất cả vì con. Sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của mình cho con.

Bình luận (0)
Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Huy
18 tháng 8 2016 lúc 20:35

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua. 

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã. 

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”. 

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” 

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

Bình luận (13)
Đạt Trần
17 tháng 8 2017 lúc 9:58

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

Bình luận (1)
Nguyễn Bảo Trung
17 tháng 8 2017 lúc 10:10

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

Bình luận (0)