Hướng dẫn soạn bài Cô bé bán diêm - An-đéc-xen

Joen Jungkook
Xem chi tiết
Bùi Thị Thúy Ngân
18 tháng 10 2018 lúc 21:41

Đêm giao thừa, trời rét mướt, một cô bé bán diêm nhà nghèo mồ côi mẹ, đầu trần, đi chân đất, bụng đói đang dò dẫm đi trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được que diên nàovà cũng không ai bố thí cho em lấy một xu. Em sợ về nhà sẽ bị bố đánh. Em ngồi ở một xó tối tăm, qụet một que diêm cho đỡ lạnh , lò sưởi rực hồng hiện lên trước rồi nó cũng biến mát khi ngọn lửa que diêm tắt. Em quẹt que thứ hai, bàn ăn thịnh soạn và con ngỗng quay cắn sẵn phuốc séc tiến về phía em, và rồi nó cũng biến mất khi ngọn lửa que diêm tắt. Em quẹt que thứ ba, cây thông nô-en hiện ra kiến em nhớ bà da diết, rồi cây thông cũng biến mất. Em quẹt que diêm thứ tư , hình ảnh người bà hiền hậu hiện lên mỉm cười với em. Sợ bà biến mất , em quẹt tất cả những que diêm còn lại,và bà nắm tay em và dắt em về trầu thượng đế chí nhân. Sáng mồng một Tết , người ta chứng kiến thi thể của bé họ chỉ buông một lời nhận xét lạnh lùng rồi bỏ đi ..

-----Mình làm không được hay lắm mong bạn thông cảm!!!-----

Bình luận (1)
Kiêm Hùng
18 tháng 10 2018 lúc 21:27

Trong đêm giao thừa trời rét mướt, lạnh giá có một cô bé bán diêm mồ côi mẹ đầu trần, bụng đói đang cố bán những bao diêm vì cả ngày chưa bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà sợ bố đánh, ngồi nép vào góc tường em rút những que diêm trong bao ra để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra; quẹt que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn; quẹt que diêm thứ ba em thấy cây thông No-en; quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết diêm để được nhìn thấy bà. Cuối cùng em chết trong giá rét nhưng giấc mơ về bà thì vẫn luôn đẹp.

Bình luận (1)
Lê Thị Trang
18 tháng 10 2018 lúc 21:45
Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-déc-xen - Bài làm 1

Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang rầu rĩ đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, em được thấy một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: Bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.

Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-déc-xen - Bài làm 2

Cô bé bán diêm có hoàn cảnh rất nghèo khó. Mẹ mất, bà đã qua đời, sống chui rúc ở một xó tối tăm, em luôn phải lắng nghe những tiếng chửi rủa của bố. Vào đêm giao thừa, trời rét mướt, tuyết phủ trắng xóa, em một mình đi bán diêm giữa đường phố vắng, em ngồi nép trong một góc tường, em có quẹt que diêm để sưởi ấm. Cô bé đã ngồi và quẹt các que diêm lên và trước mắt cô lần lượt hiện lên cái lò sưởi, bàn ăn với một con ngỗng quay, cây thông Nô-en rồi em nhìn thấy bà em, hai bà cháu bay vút lên cao về chầu thượng đế. Mỗi lần que diêm tắt, thực tế lại hiện ra trước mắt, lần lượt em nghĩ đến cha sẽ mắng vì không bán được diêm, phố xá vắng teo lạnh buốt tuyết rơi, gió bấc vi vu và những người khách qua đường vội vàng thờ ơ trước sự đáng thương của cô bé. Sáng hôm sau, cô bé đã chết trong đêm giao thừa.

Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-déc-xen - Bài làm 3

Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ.

Tóm tắt truyện Cô bé bán diêm mẫu 4

Trong đêm Noel giá rét tuyết phủ đầy trời, có một em bé bán diêm đầu trần, chân đất đi giữa màn đêm, mong bán được diêm. Nhưng không ai đoái hoài đến cô bé tội nghiệp. Em liền tìm một góc khuất, có hai bức tường để ngồi nghỉ. Vì quá giá lạnh, em đã đốt các que diêm và ảo ảnh dần hiện ra truớc mắt em: Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Noel và cả bà em. Thấy bà em đã đốt cả bao diêm và đi với bà lên với thượng đế...

Bình luận (1)
Đặng Phan Ly Na
Xem chi tiết
Khánh Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
Võ Thành Công Danh
Xem chi tiết
Đặng Duy Trường
9 tháng 10 2018 lúc 21:09

các yếu tố trên giúy bài văn thêm sinh động và hấp dẫn hon

Bình luận (0)
Tống Khánh Linh
7 tháng 10 2019 lúc 16:08

b) yếu tố miêu tả , biểu cảm có vai trò quan trọng trong 1 văn bản tự sự ; nó làm cho đoạn văn trở nên sinh động , sâu sắc và hấp dẫn người đọc hơn

c) Yếu tố kể người kể việc là yếu tố nòng cốt,có vai trò quan trọng nhất trong 1 văn bản tự sự

Bình luận (0)
Võ Thành Công Danh
Xem chi tiết
Ánh Thuu
9 tháng 10 2018 lúc 20:53

Ha ha : bộc lộ sự sảng khoái, sung sướng trước những việc thú vị, mới lạ

Ái ái : Tiếng thốt ra khi bị đau đột ngột ( biểu hiện sự sợ hãi )

Than ôi : Biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối

Bình luận (2)
Võ Thành Công Danh
Xem chi tiết
Ánh Thuu
9 tháng 10 2018 lúc 20:42

Từ ''à'', ''ấy'', ''chao ôi'' là các thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc

Từ ''này'' là thán từ gọi đáp

Bình luận (0)
Võ Thành Công Danh
Xem chi tiết
Ánh Thuu
9 tháng 10 2018 lúc 20:35

Trợ từ ''lấy'' có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, một lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ

Trợ từ ''nguyên'' nhấn mạnh một thứ ( tiền mặt )

Trợ từ ''đến'' nhấn mạnh mức độ cao, làm ngạc nhiên

Bình luận (0)
anhdung do
29 tháng 9 2019 lúc 22:56

(1) Trợ từ lấy được lặp lại 3 lần. Nhằm biểu thị tình cảm của nhân vật với mẹ, dù mẹ không quan tâm hỏi han nhưng tình cảm của Hồng với mẹ không “rắp tâm nào” có thể làm thay đổi được.

(2) Trợ từ nguyên, đến: nhấn mạnh ý chê trách nhà gái thách cưới quá nặng, và biểu thị thái độ oán trách của lão Hạc.

https://tech12h.com/de-bai/giai-thich-nghia-cua-cac-tro-tu-dam-trong-nhung-cau-duoi-day.html

Bình luận (0)
Lê Hải Yến
Xem chi tiết
trần thị trang
4 tháng 10 2018 lúc 9:17

Thực tế:lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en

mộng tưởng: gặp bà, hai bà cháu bay về trời

Bình luận (0)
nguyen thi vang
4 tháng 10 2018 lúc 11:20
Thứ tự Mộng tưởng Thực tế Ý nghĩa
1 Lò sưởi Rét Được sưởi ấm
2 Bàn ăn Đói Được ăn no
3 Cây thông No-en Ở ngoài đường, đói và rét Đón No-en với mọi người trong gia đinh
4 đói, rét, cô đơn tỏng 1 xó tối Được yêu thương, che chở
Cuối cùng Đi lên trời với bà lịm đi vì đói và rét Được ở bên bà, đc bà yêu thương, che chở
Nhận xét : Đẹp đẽ Phũ Phàng Rất chính đáng

=> Ý nghĩa chung: mỗi lần ngọn lửa xuất hiện thì những ước mơ của cô bé đều được thực hiện, tuy nhiên, những khoảnh khắc ấy cũng vô cùng ngắn ngủi, bởi vậy mà hình ảnh ngọn lửa đã mang ý nghĩa biểu tượng cho những ước mơ, ánh sáng của hi vọng, niềm tin của em bé vào những điều tốt đẹp.



Bình luận (0)
Sakura Sakura
Xem chi tiết
Thời Sênh
3 tháng 10 2018 lúc 14:44

Một em nhỏ, lại là bé gái phải chân trần đi bán diêm trong một đêm mịt mùng, tuyết rơi giá buốt. Hơn nữa, đây là một đêm giao thừa. Sự đối lập quá trái ngược giữa đêm tuyết giá ngoài trời đó với cảnh “ánh đèn sáng rực” trong các gia đình em bé đi qua, giữa mùi “ngỗng quay sực nức” với bụng đói cô bé lang thang trên đường, giữa quá khứ “những ngày đầm ấm” trong ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao phủ với hiện tại phải chui rúc trong “một xó tối tăm” luôn phải nghe những lời mắng chửi... làm nổi bật thân phận đáng thương của cô bé.

Nhưng điều làm em buồn bực hơn cả là thái độ của những người qua lại. Tại sao trong một đêm giá rét như thế, lại là đêm giao thừa, mà bao người qua đó đều “rảo bước rất nhanh”, “chẳng ai đoái hoài” đến em cả? Tình người đâu nhỉ? Dù trời rét, dù vội về nhà tết nhất, nhưng lẽ nào không thể dừng chân đôi ba phút, nếu không cưu mang chia sẻ được gì, ít ra cũng có vài lời hỏi han an ủi em chứ! Cái thằng bé lấy mất chiếc giày của em “để làm nôi cho con chó sau này” còn không đáng giận bằng những người lớn nọ. Thằng bé chỉ độc ác một cách vô tư, hồn nhiên, chứ những người lớn đầy đủ ý thức mà đã dửng dưng vô cảm, thiếu hẳn tình đồng loại tối thiểu, nói gì đến lòng nhân đạo “thương người như thể thương thân”!

Không ai mua diêm cho em cả. Em cũng không dám về nhà, vì “nhất định cha sẽ đánh em”. Rét quá, đói quá, thêm nỗi lo sợ căng thẳng, em kiệt sức đành chỉ “ngồi nép mình trong góc tường”. Và đến đây, thiên tài An-đéc-xen đã sáng tạo nên một tình tiết tuyệt vời, mãi mãi đậm nét trong tâm trí em. Đó là tình tiết vừa thật vừa hư sau mỗi lần em bé quẹt diêm, dẫn đến cái kết thúc vừa đau thương nghẹn lệ, vừa huy hoàng như “những niềm vui đầu năm”.

Trong cảnh ngộ tăm tối đói lạnh của cô bé, dù chỉ một ngọn lửa diêm bé nhỏ thôi, cũng đã thành cả một niềm vui “sáng chói”, không chỉ sưởi ấm bàn tay tê cóng của bé, mà quý giá hơn là còn đáp ứng những mong muốn, khát khao biết bao thiết tha của bé! Trước mắt cô bé đáng thương, ngọn lửa diêm bé xíu cũng đã gợi ra những màu sắc tươi đẹp, ít nhiều tượng hình hạnh phúc. Những hạnh phúc hết sức bình dị, với bao bạn nhỏ khác, nhưng với cô bé ở đây lại chỉ có thể đạt được trong mơ ước.

Có điều là mơ ước của cô bé vì độ nung nấu mãnh liệt của nó, nên đã đủ sức làm thể hiện lên trước mắt cô bé như có thực vậy. Nào là chiếc lò sưởi có lửa cháy “đến là vui mắt” và “hơi ấm dịu dàng”, nào là bàn tiệc đêm Nô-en có chú ngỗng quay, biết nhảy ra khỏi đĩa kèm theo cả dao, đĩa ăn mà “tiến về phía em bé”! Nào là cây thông Nô-en lộng lẫy biết bao!

Không có khả năng thực tế được ấm no, được chăm sóc yêu thương, cô bé bán diêm đã khát khao cực độ những hạnh phúc bình thường ấy. Hình ảnh cô bé chết vì giá rét, vì đói miếng ăn và tình thương trong đêm giao thừa, mà đôi môi “vẫn đang mỉm cười”, khiến em xót xa đến trào nước mắt. Cô bé mỉm cười, ửng hồng đôi má, trông thấy những cái “kì diệu”, “huy hoàng”.

Cô bé thiên thần ấy càng khiến bi kịch thêm đau thương gấp bội và mỗi người có lương tri đều phải tự ngẫm lại trách nhiệm đồng loại, trách nhiệm với lứa tuổi nhỏ của mình. Lẽ ra cô bé có thể mỉm cười sung sướng, ửng hồng đôi má đón nhận những hạnh phúc bình dị ấy trong cuộc sống, chứ không phải trong cõi chết như vậy! Chỉ cần mỗi người chúng ta loại trừ được thói thờ ơ vô cảm, biết quan tâm hơn một chút đến cuộc sống quanh mình, nhất là những thân phận bất hạnh hay nghèo khó, côi cút, bệnh tật... thì cuộc sống này sẽ đẹp hơn bội phần.

Em được biết có những cô chú đã tổ chức những bạn nhỏ bụi đời thành một tập thể, biết gom công đấu sức lại để tự nuôi sống mình và để có một mái ấm, bù đắp tình cảm cho nhau, như tổ bán báo “Xa mẹ”, như những lớp học tình thương...

Nhưng còn bao nhỏ khác đang phải lang thang, thiếu đói cả miếng ăn lẫn tình cảm! Chính bản thân em cũng đã nhiều lần “bước rảo” đi qua những cảnh đáng thương như cô bé bán diêm này! Ước gì mỗi người biết kịp thời tự vấn lương tâm mình hơn, biết dừng lại chia sẻ dù chỉ một ngọn lửa diêm ấm áp với những cảnh ngộ bất hạnh hằng ngày quanh ta.

Bình luận (0)
Thiên Chỉ Hạc
3 tháng 10 2018 lúc 17:32

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

Bình luận (0)
I ♥ Jungkook
5 tháng 10 2018 lúc 20:35

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô

Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.

Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.

Bình luận (0)
Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
2 tháng 10 2018 lúc 12:47

Theo mình nếu nói nỗi bất hạnh (cái chết) của cô bé bán diêm là do sự thờ ơ, vô tâm của người qua đường có lẽ hơi áp đặt quá.Vì cái chết đó không do mọi người mà chỉ có liên quan đến mọi người, sự thật là "Em bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa". Nhưng điều đó sẽ giảm đi ý nghĩa nhân văn của câu chuyện, em bé không có lỗi bất hạnh mà em đã trải nghiệm những điều kì diệu(cảnh bà cháu bay lên trời để đón lấy niềm vui đầu năm).

P/s: ý kiến cá nhân mình là vậy, không chính xác lắm ạ

Bình luận (1)
Tên Của Tôi
2 tháng 10 2018 lúc 17:02

Thứ nhất, cô bé chết vì sự lãnh đạm của những người qua đường, họ xem cô bé như người vô hình, không có một chút tình yêu thương nào dành cho cô bé bất hạnh. Thứ hai, đây là lỗi của số phận, cuộc đời: cô bé đang sống hạnh phúc trong gia đình khá giả bỗng gia sản tiêu tan, người bà mất. Cô bé phải sống trong cái gác tối tăm rét buốt cùng người bố khó tính, luôn mắng nhiếc cô bé bán diêm.

Sai thì thôi nhé

Bình luận (2)