Hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya

Đinh Đức Tài
Xem chi tiết
Thảo Phương
22 tháng 12 2018 lúc 12:43

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng .Nhưng nổi bật nhất vẫn là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Như vậy, ở trong bài thơ, Bác đã thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp.Dù có trăn trở suy tư hay thư thái thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

Bình luận (0)
Trần Diệu Linh
22 tháng 12 2018 lúc 14:44

Con người HCM là: rất tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng rằm bằng cả tâm hồn, gần gũi với thiên nhiên. Đồng thời, vẫn canh cánh bên lòng nỗi niềm lo cho nước, cho cách mạng.

Bình luận (0)
Ninh Ninh
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Khanh
Xem chi tiết
Đào Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Đào Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
nguyễn hồng nhung
Xem chi tiết
Trần Ngọc Phương
Xem chi tiết
lê huân
4 tháng 11 2018 lúc 21:51

Phân tích hai câu đầu bài thơ Cảnh khuya

- Cậu 1: Tiếng suối trong như tiếng hát xa

+ Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát là cách so sánh đặc sắc

cách so sánh ấy làm tiếng suối thêm gần gũi với con người thêm sống động trẻ trung hơn

Câu 2: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

+ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong câu thơ có chiều cao và nhiều tầng bậc trong không gian lại có những đường nét, hình ảnh lung linh tạo nên bởi ánh sáng và bóng cây bóng lá

+ ánh trăng lồng vào vòm lá cổ thụ tạo nên những mảng tối đậm nhạt đem trắng gợi nên cảnh chập chùng của bóng cây và bóng hoa

tất cả làm nên bức tranh nhiều tầng đường nét và hình khối hòa hợp quấn quýt ấm áp

+ hai tiếng lồng trong một câu thơ vừa lung linh huyền ảo, vừa cổ kính trang nghiêm

Cách liên tưởng của Bác rất chân thực phù hợp với cảnh vật và sinh hoạt của Việt Bắc lúc bấy giờ.

Bình luận (0)
lê huân
4 tháng 11 2018 lúc 21:52

hơi dài nhá!haha

Bình luận (0)
Võ Mạnh Tiến
Xem chi tiết
Phùng Tuệ Minh
26 tháng 11 2018 lúc 18:53

Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa."

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Bình luận (0)
Thảo Phương
26 tháng 11 2018 lúc 19:20

Đọc Cảnh khuya em vừa say mê với cảnh, vừa khâm phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Em bắt gặp tâm hồn của người thi sĩ và tấm lòng của người chiến sĩ. Tâm hồn ấy, tấm lòng ấy kết hợp hài hòa trong con người Bác làm nên cái vĩ đại của Bác. Bác không bao giờ xao nhãng việc nước, xao nhãng việc quân dù chỉ trong một chút thư giãn với thiên nhiên hay một thoáng mơ màng sau một ngày làm việc vất vả. Từ đó em càng thấy kính trọng, tôn kính Người.

Bình luận (0)
Thời Sênh
26 tháng 11 2018 lúc 23:13

Gợi ý

-Bác là người tinh tế, giản dị, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng, là người yêu thiên nhiên

-Bác vẫn luôn lo lắng cho quê hương

Bình luận (0)
duy nguyễn
Xem chi tiết
lê huân
16 tháng 11 2018 lúc 21:17

Hồ Chí Minh (1890-1969) là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta và cách mạng Việt Nam ; Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong 2 cuộc khág chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bác còn là một nhà thơ lớn, một Danh nhân văn hóa tế giới.

Bình luận (0)
Pham Thuong Hoai
Xem chi tiết
lê huân
4 tháng 11 2018 lúc 21:53

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

+ Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát là cách so sánh đặc sắc

cách so sánh ấy làm tiếng suối thêm gần gũi với con người thêm sống động trẻ trung hơn

Bình luận (0)