Hướng dẫn soạn bài Ca Huế trên sông Hương

duyên
Xem chi tiết
Ba phu Luong
6 tháng 4 2017 lúc 19:27

Câu 1 :Liệt kê theo kiểu tăng cấp{ một canh , hai canh,lại ba canh} có quan hệ từ "và" giữa các bộ phận liệt kê----Không thể đảo lộn

Câu 2:Liệt kê theo kiểu không tăng cấp và không có quan hệ từ giưa các bộ phận liệt kê-----Có thể đảo ngữ

Bình luận (0)
Trần Hà Trang
6 tháng 4 2017 lúc 21:05

1. -Phép liệt kê: Một canh, hai canh...lại ba canh.

=> Liệt kê xét theo ý nghĩa - Liệt kê tăng tiến

=> Không thể đảo vị trí. Vì sẽ làm lộn ý của câu, người đọc khó hiểu được ý nghĩa của câu và nội dung truyền tải.

2. -Phép liệt kê: Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng.

=> Liệt kê xét theo ý nghĩa - Liệt kê không tăng tiến.

=> Có thể đảo vị trí. Vì các từ/ cụm từ không được xắp xếp theo trình tự nên khi đảo k làm mất ý câu, vẫn hiểu được nội dung

Bình luận (1)
Đỗ Đình Hưng
3 tháng 7 2019 lúc 14:56

câu nào đúng đấy

Bình luận (0)
Trần Ngọc Bích
Xem chi tiết
Triệu Hàn Di
3 tháng 4 2017 lúc 20:18

thể loại bút kíVí dụ Dế Mèn phiêu lưu kí, Cô Tô,cây tre Việt Nam,Mùa xuân của tôi,.

Bình luận (1)
Vũ Kiều Trang
3 tháng 4 2017 lúc 21:01

Xét về thể loại bài Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí.Xét về tính chất,bút kí gần với tùy bút.Cả hai loại đều là thể kí,tức là những ghi chép về người thật,việc thật nhưng mang lại sắc thái trữ tình.Tuy nhiên so với tùy bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khác quan rõ nét hơn.Trong bút kí,các nhân vật sự kiện được miêu tả khá chi tiết.Tình cảm,thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn,miêu tả đối tượng

VD:Tác phẩm 1 thứ quà của lúa non cốm của tác giả Thạch Lam(thể loại tùy bút)

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:Cố đô Huế là 1 thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương.Đã có rất nhiều câu ca dao nói về xứ Huế 'Đường vô xứ Huế quanh quanh -Non xanh nước biếc như tranh họa đồ-Ai vô xứ Huế thì vô'.Đặc điểm của Huế là Huế đẹp, Huế thơ,Huế mộng mơ.Người xứ Huế thanh lịch.Huế nổi tiếng với nhiều di sản văn hóa như :Nhã nhạc cung đình Huế,Cố đô Huế.......

Câu 2:Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú,đa dạng.Có rất nhiều điệu hò:chèo cạn,bài thai,đưa linh,giã gạo,ru em,giã vôi,giã điệp,bài chòi,bài tiệm,nàng vung,hò lơ,hò ô,xay lúa,hò nện......Các điệu hát lý có:Lý con sáo,lý hoài xuân, hoài nam,nam ai ,nam bình,quả phụ,nam xuân,tương tư khúc,hành vân,tứ đại cảnh

-Các nhạc cụ được nhắc tới gồm:đàn tranh,đàn nguyệt,tì bà,nhị,tam,đàn bầu, sáo,cặp xanh

Câu 3:Sau khi đọc đoạn văn trên cho người đọc biết Huế ko chỉ có các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử,Huế ko chỉ nổi tiếng với nón lá,bài thơ,các món ăn tinh tế,còn nổi tiếng bởi các là điệu dân ca và âm nhạc cung đình.Nghe ca Huế trên trong thuyền rồng trên Sông Hương là 1 thú tao nhã đầy quyến rũ

Câu 4

a)Ca Huế được hình thành từ dòng nhạc dân gian và ca nhạc cung đình Huế

b)Ca Huế sôi nổi,tươi vui,trang trọng,uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của 2 dòng nhạc.Sôi nổi tươi vui(có cả buồn cảm,bâng khuâng,tiếc thương ai oán)là có nguồn gốc từ nhạc dân gian.Còn trang trọng,uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình

Bình luận (0)
Ba phu Luong
4 tháng 4 2017 lúc 10:05

Trang 103

Câu 1:Đều để chỉ ra các vật dung

Câu 2:Nhằm Đặt tả cảnh hàng loạt các đồ vật được bày la liệt bên canh quan phủ bộn bề nơi quan phụ mẫu đang mãi mê hưởng thụ sự êm đềm trong khi ngoài kia mưa gió ầm ầm , dân phu rối rít

Câu 3:Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau cửa thực tế hay của tư tưởng tình cảm

Chúc học tốt

Bình luận (0)
Vu Kim Ngan
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
30 tháng 3 2018 lúc 12:43

Ca Huế trên sông Hươnglà một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng trên báo Người Hà Nội. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay.

Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánhcá trên sông ngòi, biền cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba-phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh (tông tiễn linh hồn) thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi... thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi". Ca Huế rất phong phú, thể hiện theo hai dòng lớn: điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

Điệu Nam như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân... thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể hiện ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”:

Ca Huế rất hấp dẫn đối với du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Những đêm ca Huế tuyệt vời như vậy.

Dàn nhạc dân tộc trong đêm ca Huế có đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhi, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp, có đủ mặt anh tài tham gia.

Các ca công rất trẻ, nam với áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ rất xinh đẹp, mặc áo dài, khăn dóng, duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện, đủ các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi..., nghe rất du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt “làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.

Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Xương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh... Đêm đã khuya, chùa Thiên Mụ mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát vàng... Khung cảnh ấy thật huyền ảo, thơ mộng. Giữa không gian ấy lúc đêm đã về khuya, các ca nhi đẹp như những nàng tiên cất lên những điệu Nam “nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Đúng như tác giả đã nói: “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”. Gà gáy đã sang canh mà trong khoang thuyền “vẫn đầy ắp lời ca, tiếng nhạc”.

Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm”. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng.

Trong chúng ta, ai đã được tham dự, được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương? Và những ai trong chúng ta đã có ít nhiều hiểu biết về dân ca Huế và tâm hồn Huế?

Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô' đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu... mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa..

Qua bài tùy bút Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơitao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào.

Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào.

Bình luận (1)
Hoàng Trần Thu Thảo
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
20 tháng 3 2017 lúc 17:35

Dân ca quan họ Bắc Ninh:

- Nguồn gốc:

+ Quan họ truyền thống: không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh (bên nam, người nam giới hát quan họ) và liền chị (bên nữ, người phụ nữ hát quan họ) vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê.

+ Quan họ mới: là hình thức biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Thực tế, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Bao gồm hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa...

- Trang phục quan họ: bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ.

Bình luận (0)
Trần Đức Hiếu
29 tháng 3 2018 lúc 21:17

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, bao gồm ca và đàn, ở nhiều phương diện khá gần gũi với hát ả đào, làm từ dòng nhạc dân gian bình dị và cung đình nhã nhạc,thanh cao.

Hệ thống bài bản phong phú của ca Huế gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.

Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và dòng ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ.

Kỹ thuật đàn và hát,ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.

Bình luận (2)
Trần Trà Giang
Xem chi tiết
Trà Giang
28 tháng 3 2017 lúc 16:40

* Xét và ý nghĩa: ---> Liệt kê không tăng tiến ( đảo phép liệt kê)

---> Liệt kê tăng tiến ( không thể đảo)

__Chúc bạn học tốt__

Bình luận (0)
Phạm Thị Trâm Anh
2 tháng 4 2017 lúc 19:12

Bạn tham khảo link bài tập này nhé! Mình đã trả lời câu hỏi ở link này rồi nè bạn Trần Trà Giang!

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/223365.html

Bình luận (0)
nguyễn khánh ngọc
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
29 tháng 3 2018 lúc 12:13

Dân ca Huế là một thứ tao nhã ví: Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Đặc điểm nổi bật của ca nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí thường phản ánh sinh động các cung bậc tình cảm vui buồn của con người. Còn nhạc cung đình là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm của vua chúa hoặc nơi tông miếu thiêng liêng nên thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
29 tháng 3 2018 lúc 12:14
cm nghe ca huế là một thú tao nhã

1. Mở bài:
- Nêu vấn đề cần làm sáng tỏ.
- Giới thiệu qua về ca Huế.

2. Thân bài:
a. giới thiêu chi tiết về các làn điệu dân ca Huế:
- Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam......
- hò ơ, hò ô, xay lúa,...
- giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm....

b. Nghe ca Huế trong khung cảnh:
- Trên dòng sông Hương
- về khuya
- Gió mơn man dìu dịu,

c. Các ca công:
-còn rất trẻ
- nam: áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp.
- Nữ: áo dài, khăn đóng duyên dáng.

d.
- Điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bị ai, vương vẫn như nam ai, nam bình, quả phụ, - - - nam xuân, tương tư khúc, hành vân.
- Điệu Bắc: pha cách điệu Nam ko vui, ko buồn như tứ đại cảnh.
- Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...
- lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng, gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
- Không gian: như lắng đọng, thời gian như ngừng lại.
=> thưởng thức ca Huế là 1 thú vui tao nhã.

3. Kết bài.
- Nêu lại luận điểm đã làm rõ ở trên.
Bình luận (0)
Cherry Trần
Xem chi tiết
Quỳnh
25 tháng 4 2017 lúc 19:55

Ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức, từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến trang phục. chính vì vậy nghe ca Huế là một hình thức thú vui tao nhã

Bình luận (0)
Nam Cung Nguyệt Kiến
6 tháng 5 2017 lúc 9:55

Trong bài Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh,câu nói nghe ca Huế là 1 thú tao nhã đã để lại cho tôi nhiều suy nghĩ.Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian với ca nhạc cung đình,nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng.Ca Huế thể theo 2 dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh và khí nhạc.Thú nghe ca Huế tao nhã đấy sức quyến rũ.Đến đây du khách sẽ đc ngồi trên những con thuyền rồng trên sông Hương mà các vua chứ xưa hay ngự.Trong khoang thuyền dàn nhạc rất đa dạng gồm đàn tranh , đàn nguyệt , tỳ bà , nhị , đàn tam , xênh...Các nhạc công, ca công cn rất trẻ , nam mặc áo the, quần thụng đầu đội khăn xếp , nữ vận những chiếc áo dài. Về đêm, sông Hương trở nên huyền hoặc hơn ,ánh đèn điện hắt xuống dòng sông như tráng 1 lớp ánh bạc, gió mơn man,dìu dịu như xoa dịu lòng du khách,thuyền bồng bềnh trôi chở đầy khách và các ca công , nhạc công. Các nhạc công dùng các ngón đàn khá chau chuốt như ngón nhấn,ngón mổ , day , búng ,ngón phi,ngón rãi những khúc ca tiếng nhạc lúc khoan,lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn các lữ khách.Không gian như lắng đọng , thời gian như ngưng lại,chỉ có lòng du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly...và chợt nhận ra rằng đằng sâu cái gingj ca ngọt ngào ấy là nội tam phong phú của người con gái Huế,âm thầm kín đáovà cũng rất đỗi tinh tế.Như vậy những điều trên đã chứng tỏ ca Huế là 1 thú tao nhã

good luckvui

Bình luận (2)
ĐÀO THU PHƯƠNG 7A NT
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
28 tháng 3 2018 lúc 14:27

b) Mục đích của các loại văn bản trên:

- Thông báo: phô biến một nội dung nào đó.

- Vần bản đề nghị: đề xuất nguyện vọng, ý kiến nào đó.

- Báo cáo: tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên biết.

Bình luận (0)
ĐÀO THU PHƯƠNG 7A NT
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
28 tháng 3 2018 lúc 13:55

Ca huế trên sông hương thuộc thể loại "bút kí"

1 vài văn bản cùng thể loại bút kí như: Một thứ quà của lúa non:Cốm ; Cô Tô ; Cây Tre Việt Nam ; Bức thư của Thủ lĩnh da đỏ ; Cổng trường mở ra ; .....

Bình luận (3)
Hoàng Thanh Thảo
Xem chi tiết
Hoshizora Hotaru
4 tháng 4 2018 lúc 20:39

- Các làn điệu dân ca: Chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, bài vung, hò xay, hò nện..

- Các điệu hát: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

- Nhạc cụ âm nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh

- Ngón đàn: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi

Bình luận (0)