Hướng dẫn soạn bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.

Alo Alo
Xem chi tiết
Phúc Huỳnh
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 10 2021 lúc 21:20

Em tham khảo:

→ Chặng 2, mâu thuẫn xung đột dữ dội, một mất một còn xoay quanh ngôi vị hoàng hậu

→ Tấm luôn trong thế chủ động, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Tấm không còn khóc, không còn Bụt giúp đỡ, những lần hóa thân của Tấm cho thấy sự chiến đấu không khoan nhượng, sức sống mãnh liệt không thể tiêu diệt của cái thiện.

→ Mâu thuẫn cũng được giải quyết theo hướng thiện thắng ác.

⇒ Tấm từ một cô gái nhu mì, yếu đuối trở nên mạnh mẽ, can đảm, kiên cường đấu tranh để giành lấy hạnh phúc, diệt trừ cái ác. Mẹ con Cám là những kẻ tham lam, độc ác truy sát Tấm đến tận cùng.

Bình luận (0)
My Dương
Xem chi tiết
Dương Thuý
Xem chi tiết
Trần Tuấn Kiệt
18 tháng 11 2017 lúc 10:11

bạn có câu tl chưa cho mình xin với

Bình luận (1)
Tạ Văn Phương
18 tháng 11 2017 lúc 10:20

Có chưa thúy gởi qua mess cái

Bình luận (0)
Nguyễn Cúc
Xem chi tiết
trần thị linh
8 tháng 11 2017 lúc 21:37

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam luôn là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Cùng với các thể loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền “năm thê bảy thiếp”, được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình.

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Hai từ “thân em” cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:

“Thân em như con cá rô thia

Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"

Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía lưới giăng. Hình ảnh “Tấm lụa đào”, hay “con cá rô thia” trong hai câu ca dao trên là hình ảnh so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tầm thường, bé nhỏ của thân phận người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đây nhưng chỉ trong chiếc ao tù. Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tạc, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định:

“Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy

Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa

Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa

Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,

Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”...

Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén, họ ngẫm mình và cất lên tiếng than cay đắng.

“Thân em như miếng cau khô

Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày”

Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay.

“Năm nay em đi làm dâu

Thân khác gì trâu mang theo ách

Năm nay em đi làm vợ

Thân mang cày, dây khiến không biết ai?

Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”

Người con gái trong bài ca dao H’mông này đang than thân trách phận mình khi “xuất giá tòng phu’’. Họ lấy chồng, không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, một con vật suốt đời “theo ách” như trâu mang. Cuộc sống như khép lại trước mắt họ, chỉ thấy một sự trói buộc đến phũ phàng:

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra”

Có khi họ bị chồng đánh đập:

“Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai"

Có khi bị chồng phụ bạc:

“Nhớ xưa anh bủng anh beo

Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh

Bây giờ anh mạnh anh lành

Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi."

Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hạnh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng... Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp.

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Không tin bóc vỏ mà xem

Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi’’

Ở câu than thân nào họ cũng ví mình thật tội nghiệp, nào là tấm lụa, nào là hạt mưa, nào là miếng cau khô, rồi củ ấu gai... thứ nào cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hạt mưa thì chẳng biết rơi vào đâu, miếng cau thì tùy người chọn, còn củ ấu thì có vẻ đẹp bên trong mà không ai biết. Bài ca dao này là một sự giãi bày của người phụ nữ. Người phụ nữ muốn xã hội công nhận giá trị của mình, nhưng vẫn đầy tự ti: “Không tin bóc vỏ mà xem, ăn rồi mới biết là em ngọt bùi”. Một sự mời mọc ngập ngừng.

Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.


Bình luận (1)
Hà Tú Quyên
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
10 tháng 9 2017 lúc 15:33

Cần Thơ gạo trắng nước trong,

Ai đi đến đó lòng không muốn về.

Cà Mau hãy đến mà coi,

Muỗi kêu như sáo thổi,

Đỉa lội lềnh tựa bánh canh.

Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò,

Để em qua lại mua cò gởi thơ.

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay.

Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành.

Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.

Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

Chỉ điều xe tám, đậu tư,

Anh đi Gia Định thư từ cho em.

Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng

Giã em xứ sở vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô.

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Khen ai khéo họa dư đồ,

Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn gươm

Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,

Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.

Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,

Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.

Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,

Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.

Anh em Mười Chức công khùng,

Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...

Lênh đênh ba mũi thuyền kề,

Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.

Làng tôi có lũy tre xanh,

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

Bên bờ vải nhãn hai hàng,

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử

Gái trông chồng đứng núi Vọng Phu

Bao giờ nguyệt xế, trăng lu

Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.

Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi...

Muối khô ở Gảnh mặn nồng

Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng

Nam Kì sáu tỉnh em ơi

Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn,

Sông Hương nước chảy trong luôn,

Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Ngày xuân cái én xôn xao

Con công cái bán ra vào chùa Hương

Chim đón lối, vượn đưa đường

Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.

Ngọ Môn năm cửa chín lầu

Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.

Những người mà xấu như ma

Uống nước chùa hà lại đẹp như tiên

Ở đâu năm cửa, nàng ơi !

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?

Sông nào bên đục bên trong ?

Núi nào thắt cổ bồng mà thánh sinh ?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh ?

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

Ở đâu là chín tầng mây ?

Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng ?

Chùa nào mà lại có hang ?

Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không ?

Ai mà xin lấy túi đồng ?

Ở đâu lại có con sông Ngân-Hà ?

Nước nào dệt gấm thêu hoa ?

Ai mà sinh ra cửa, sinh nhà, nàng ơi ?

Kìa ai đội đá vá trời ?

Kìa ai trị thủy cho đời bình yên

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời ?

Xin em giảng rõ từng nơi từng người.

- Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi !

Sông Lục-đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong,

Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,

Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.

Trên trời có chín từng mây,

Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.

Chùa Hương-tích mà lại ở hang;

Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không ?

Ông Nguyễn Minh-Không xin được túi đồng,

Trên trời lại có con sông Ngân-hà.

Nước Tàu dệt gấm thêu hoa;

Ông Hữu-Sào sinh ra cửa, ra nhà, chồng ơi !

Bà Nữ-Oa đội đá vá trời;

Vua Đại-Vũ trị thủy cho đời bình yên

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời,

Em xin giảng rõ từng nơi nhiều người

Quảng Nam có núi Ngũ Hành,

Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.

Quảng Nam nổi tiếng bòn bon

Chả viên Bình Định vừa ngon vừa lành

Chín mùi da vẫn còn tươi

Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.

Rau đắng nấu với cá trê

Ai đến đất Mũi thì "mê" không về!

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiêng, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Sông Tô nước chảy quanh co,

Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.

Buồn tình vừa lúc phân chia,

Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò.

Sông Đồng Nai nước trong lại mát

Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi

Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý

Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.

Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai

Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.

Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá

Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi

Buồn tình gá nghĩa mà chơi

Hay là anh quyết ở đời với em?

Trai nào khôn bằng trai Long Mỹ

Gái nào mũ mỹ bằng gái Hà Tiên.

Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy được nàng

Hà Nội Nam Định dọn đường rước dâu

Thanh Hóa cung đốn trầu cau

Hà Nam thời phải thui trâu mổ bò

Ninh Bình đục đá nung vôi

Bắc Ninh thời phải thổi xôi nấu chè

Hà Giang chuyển gỗ làm nhà

...Cho Anh lấy nàng

U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn Trường

Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.

Ước gì anh lấy được nàng,

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

Vịt nằm bờ mía rỉa lông

Thấy cảnh thương chồng đi núi Hà Tây

Xem kìa Yên Thái như kia,

Giếng sâu chín trượng, nước thì trong xanh.

Đầu chợ Bưởi điếm cầm canh,

Người đi kẻ lại như tranh họa đồ.

Cổng chợ có miếu vua cha

Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên

Bình luận (1)
Hoài Ân Trần
Xem chi tiết
Lê Thị Quỳnh
13 tháng 1 2017 lúc 19:21

a) Phương thức biểu đạt của câu ca dao trên là: Biểu cảm

b) Các biện pháp nghệ thuật được sử dingj trong câu ca dao là: so sánh và ẩn dụ

c) Nội dung của câu ca dao: Câu ca dao là hiện thân của người phụ nữ xưa họ thấp cổ bé họng và không có quyền quyết định cuộc đời của chính mình. Nếu họ may mắn sẽ được hưởng cuộc sống sung túc, ngược lại họ sẽ rơi vào cảnh cơ hàn, khổ cực, không có quyền và không có tiếng nói trong cuộc sống. Đồng thời, tác giả lên án xã hội phong kiến đã gượng ép người phụ nữ vào con đường cùng không lối thoát và thể hiện lòng đồng cảm với họ.

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
4 tháng 7 2016 lúc 11:15

còn

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
4 tháng 7 2016 lúc 11:15

178 người

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
4 tháng 7 2016 lúc 11:15

giờ còn 169

Bình luận (0)