Hướng dẫn soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Nguyễn Mạnh Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Dũng
Xem chi tiết
Lê Thị Như Ý
Xem chi tiết
Công Chúa Bánh Ngọt
11 tháng 1 2018 lúc 20:27

Nếu sách venen thì là:

1-a ; 2-a ; 3-b ; 4-b ; 5-c ; 6-b ; 7-d ; 8-c

Bình luận (0)
TÔI KHÔNG BIẾT
16 tháng 1 2018 lúc 19:21

1-1

2-1

3-2

4-2

5-3

6-4

7-3

8-4

bên trái dấu "-" là đề

bên phải "-" là tính chất của đề

Bình luận (0)
Nguyễn Yến Linh
19 tháng 1 2018 lúc 22:28

Bn hỏi vậy thì ai mà trả lời đcnhonhung

Bình luận (0)
Thu Huyen Vu Thi
Xem chi tiết
Vũ Khánh Ly
8 tháng 8 2016 lúc 6:09
Trong cuốc sống hàng ngày , đôi khi chúng ta vẫn còn gặp những hinệ tượng con cái bất hiếu , vô lễ zới cha mẹ . Những hành vi vô đạo đức đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức của dân tộc , xúc pạhm đế tỳh mẫu tữ thiêng liêg. Để khuyên răng , giáo duc họ về đạo làm con , ông cha ta từ xưa đã có 1 bài ca dao rất nỗi tiếng mà ko 1 ng` VN nào mà ko thuộc:
(chép lại câu đók)
2/Công cha nghĩa mẹ thật là to lớn và vô tận biết bao ! Sự to lớn của công cha được ca ngợi , được so sánh với hình ãnh cao vời vợi của núi Thái Sơn - một ngọn núi cao nổi tiếng ỡ TQ , mà ngày xưa trong thơ văn , các nhà văn nhà thơ thường mượn hình ảnh này để nói lên các lớn lao của sự vật .Và nước trong nguồn là dòng nước chảy không bao giờ cạn là hình ảnh được dùng để thể hiện sự vô tận , vô cùng bao la của nghĩa mẹ .Ca ngợi công lao vừa to lớn , vừa bất tận của cha mẹ , bài ca dao muốn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con , đạo làm con phãi thờ mẹ kính cha , phải cho tròn chữ hiếu .Đạo là đường lối phải theo cho phù hợp với luân lý xã hội .Hiếu là lòng kính yêu của con cái đối với cha mẹ .Thờ . kính là sự yêu mến , sự tôn trọng và chăm lo một cách tôn kính .Toàn bài ca dao đã phản ánh một vấn đề đạo đức là làm con pgải có hiếu với cha mẹ .Đó là hành vi đạo đức được bao đời ca ngợi .
Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ ?Đó chính là vì cái công lao sinh thành , dưỡng dục của cho mẹ đối với con cái .Không có cây thì không có quả , không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi người chúng ta .Công đức sinh thành của cha mẹ ta thật không gì sánh bằng .Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này . Cha mẹ ầ người sinh ra ta , đồng thời cha mẹ cũng là người có công nuôi dạy ta bao năm tháng , từ một đứa trẻ ngây thơ trở thành một trang thiếu niên có hiểu biết . Cơm ăn,áo mặc hằng ngày , thuốc thang chữa trị khi ta đau ốm và biết bao vật dụng cho ta , tất cã đều do công sức lao động gian nan, vất vả và tấm lòng bao la của cha mẹ .Ta hiểu biết điều hay lẽ phải , biết cách cư xử trong gia đình , trong xã hội cũng là nhờ công lao dạy bảo , giáo dục của cha mẹ ,Rồi ta được đi học mở mang kiến thức , cũng là nhờ công lao và tình thương của cha mẹ. Thật đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể .Để đáp lại sự sinh thành và dưỡng dục ấy , đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu .Đó chính là đền đáp xứng đáng của người con đối với cha mẹ .Và đây cũng là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội , trong cuộc sống .
Ngoài ra , câu ca dao còn rất đúng vì nó là một giá trị đạo đức to lớn , đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống , nhất là nó không bị phai mờ mà còn tồn tại cho đến ngày hôm sau .Trong kho tàng văn học dân gian VN , chúng ta vẫn còn gặp những câu tục ngữ mang ý nghĩa tương tự :
Công cha như núi ngất trời 
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Những lí lẽ và dẫn chứng trên đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của câu ca dao trên , khẳng định đó cũng chính là một chân lí của cuộc sống , một cơ sở đạo đức của xã hội , của con người .
Tuy nhiên , hiếu với cha mẹ đồng thời phải hiếu với nhân dân như Bác Hồ đã dạy :Trung với Đảng , hiếu với dân .Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một người con của nhân dân .Khi Tổ quốc và nhân dân yêu cầu , người con có hiếu đó vẫn có thể tạm gác viễc nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ để lo việc dân việc nước .Trong trường hợp đó , hiếu với dân cũng là hiếu thảo với cha mẹ .Biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng đã phải gác lại tình cha nghĩa mẹ để dấn thân vào cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mà lòng vẫn canh cánh rằng chữ hiêú vẫn chưa tròn . Họ không phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già nhưng vẫn một lòng thờ mẹ kính cha , họ vẫn là người con chí hiếu .
Vậy chúng ta phải hiếu với cha mẹ như thế nào ? Người con có hiếu là người yêu thương kính trọng cha mẹ , vâng lời cha mẹ , biết tuân thao những lời chỉ bảo đúng đắn của cha mẹ .Người con có hiếu phải biết làm cho cha mẹ vui lòng bằng cách chăm chỉ học tập , bằng những lời nói và việc làm có đạo đức như đi thưa , về trình và luôn giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình .Nhất là khi cha mẹ già yếu , ốm đau , người con càng phải hết lòng chăm sóc , phụng dưỡng với tất cả tình cảm quý trọng của mình .Hành động hiếu thảo này chính là lời khuyên mang ý nghĩa sâu sắc của bài ca cao .
Với lòng hiếu thẻo đó đã giúp cho gia đình đầm ấm , hạnh phúc .Người con hiếu thảo trong gia đình và đồng thời cũng trở thành trò giỏi trong nhà trường , một công dân tốt , biết làm tròn nghĩa vụ , giúp ích cho nước nhà , tạo cho xã hội ngày càng phát triển .Đó cũng chính là một kết quả . Một tác dụng to lớn mà chúng ta phải thừa kế và càng phát huy lòng hiếu thảo để cho truyền thống tốt đẹp này được tồn tại mãi mãi .
3/KB:
Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một đạo lí tốt đẹp của dân tộc , vừa là lời khuyên bảo thật cao quý .Giá trị to lớn của bài ca dao là một nghệ thuật độc đáo .  
Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
12 tháng 8 2016 lúc 16:16
Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính cha 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.        Người Việt Nam ta rất coi trọng tình cảm gia đình. Có nhiều bài ca dao, dân ca nói về tình cảm gia đình thiêng liêng. Tiêu biểu nhất là bài ca dao quen thuộc đã trở thành lời ru của bà, của mẹ tự bao đời: 

Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

cong cha nhu nui thai son nghia me nhu nuoc trong nguon chay ra

       Bài ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh kì vĩ, vĩnh hằng để so sánh với công lao to lớn của cha mẹ và chỉ có những hình ảnh ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Núi Thái Sơn là ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những điều lớn lao, vĩ đại trong cuộc đời. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra được dùng để khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ.

       Đi sâu tìm hiểu bài ca dao, chúng ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian xưa đã nắm vững đặc điểm tâm lí, cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con, trên cơ sở đó mà chọn chữ và hình ảnh so sánh cho thích hợp. Vì thế chữ công hướng về phía cha, chữ nghĩa hướng về phía mẹ. Hai hình ảnh tương phản là núi và nước phản ánh đúng vai trò và vị trí của cha và mẹ đối với con cái và đều là những hình ảnh tượng trưng cho sự lớn lao, vô tận.       Trước hết, cha mẹ có công sinh thành. Không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay một vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để cho con cái có mặt trên đời. Cha mẹ đã ban tặng cho con cái sự sống. Đó là điều vô cùng thiêng liêng.       Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc thành người. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc mỗi khi con trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ lúc con còn là một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, biết nói, biết đi học, biết nấu cơm, quét nhà … cho tới lúc biết làm lụng để tự nuôi thân… thời gian đằng đẵng mười tám, hai chục năm trời, đâu phải là chuyện ngày một ngày hai. Khỉ con cái trưởng thành cũng là lúc cha mẹ già yếu. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho xiết!        Cha mẹ không chỉ nuôi các con khôn lớn mà còn dạy dỗ các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những lời nói, việc làm của mình, bằng hiểu biết về cách cư xử, về đạo làm người… Đến khi đi học, các con sẽ được thầy cô dạy dỗ được người đời khuyên nhủ, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi và yêu thương nhất.        Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay cha mẹ! Vậy bổn phận làm con phải đối xử như thế nào để đền đáp công ơn như núi cao biển rộng của cha mẹ? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận ấy: Một lòng thờ mẹ kính cha 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.        Đạo con là bổn phận, trách nhiệm, là đạo đức của con cái. Con cái phải bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ qua thái độ nâng niu, kính mến, chăm sóc cha mẹ. Chữ hiếu phải được thể hiện cụ thể qua lời nói, hành động xứng với đạo làm con. 

       Trong dân gian lưu truyền nhiều câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu), mà tiêu biểu là nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, trong cơn đói khát ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để mẹ ăn cho đỡ đói. Đó là cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những cảnh ngộ đặc biệt, còn trong cuộc sống bình thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua lời ăn, ý ở.

       Đó là cốc nước mát mà người con trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là viên thuốc, bát cháo nóng săn sóc cha mẹ lúc ốm đau; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ, không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Quan trọng nhất là chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.       Theo năm tháng, em ngày một trưởng thành và cha mạ em sẽ ngày càng già yếu. Khi đã có cuộc sống riêng, dù bận bịu đến mấy, em sẽ vẫn nhớ tới bổn phận làm con của mình là chăm sóc cha mẹ chu đáo và thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ.        Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người. Bài ca dao trên được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời khuyên nhủ, nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.
Bình luận (0)
Nam pro
13 tháng 4 2017 lúc 21:55

BÀI LÀM 1



Trong kho tàng văn học dân gian hay của cha ông ta rât phong phú, đó là những câu ca, câu thơ, câu đối, hò... và ý nghĩa lớn lao đó còn là những câu răn dạy hậu thế về đạo đức, về đối nhân xử thế, về kinh nghiệm sống... Đó là những đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của cha ông chung ta để lại." Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ là một trong số kho tàng đó, nhưng đây lại là kinh nghiệm sống lớn lao vơi mỗi con người.

Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Xét về câu chữ và vần điệu, đó chỉ một câu thơ vần điệu hay, dễ nhớ, dường như là một cái nhìn với cảnh vật: Một cái cây lẻ loi lắm, làm sao có thể che phủ bóng mát nhiều, làm sao có được cái bóng của một khu rừng, một "non" ở đây được. Lúc đó cây sẽ sợ gió to, mưa lớn lũ lụt. Nhưng nếu có 3 cây hay nhiều hơn nữ, cái lẻ loi không còn nữa, mà luc này đã ra dáng vẻ oai vệ của một khu rừng rậm với bóng mát to, sức mạnh trước những cơn gió to, mưa lớn mà những cái cây vẫn hiên ngang, sững sững như núi, như non vậy.
Nhưng ông cha ta khôgn phải chỉ gúp hậu thế vãn cảnh, nhận xét cái cây đơn giản vậy, mà đây chỉ là ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm minh chứng cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy quí báu của cha ông. với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập thể nhỏ nếu chỉ vì những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả cũng chỉ là cho mình hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi ếkt quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải dùng sức hơn, 3 chiếc, bốn chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là tinh thần đoàn kết.

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng dựa vào sức mạnh toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy không viết lên bởi một người mà nó được làm nên từ một dân tộc.

Tinh thần đoàn kết anh em, bè bạn, gia dình, xã hội là quý báu, là lớn lao, là sức mạnh của mỗi con người trên thế giới này. Đó chính là lời răn dạy của cha ông với chúng ta. Chúng ta càng thấy yêu quý kho tàng văn học dân gian ấy chừng nào!


BÀI LÀM 2



Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."​


Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại tành công"​


Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,......Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo?

Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. VIỆT NAM đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta.
Vậy là qua câu ca dao:

"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."​

Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.



BÀI LÀM 3



Ông cha ta ngày xưa đã dặn:

“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.​


Câu tục ngữ nhằm răn dạy chúng ta phải biết đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, giúp đỡ nhau để làm nên được những việc lớn. Vậy “một cây” là gì? “Ba cây” là gì? Tại sao “một cây làm chẳng lên non” còn “ba cây chụm lại lên hòn núi cao”?

Thông qua câu tục ngữ, ta có thể hiểu “một cây” là một người, một bộ phận nhỏ bé của xã hội. Còn “ba cây” là nhiều người ,là toàn xã hội. “Một cây làm chẳng lên non”có nghĩa là một người thí khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại lên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thí không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Câu này được sử dụng nhằm kêu gọi mọi người hãy đoàn kết cùng chung sức làm việc.

Câu tục ngữ đã được thể hiện từ ngàn xưa.Minh chứng là nhân dân ta đã cùng nhau đứng lên chống lại giặc phương Bắc xâm lược thời Lí ,Trần. Rồi chúng ta lại cùng nhau đánh thắng cả những cường quốc về quân sự như Anh ,Nhật ,Mĩ. Ta còn thấy câu tục ngữ này vẫn còn đúng trong thời đại ngày nay. Điển hình như việc Đồng báo miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong lịch sử. Nếu chỉ có một số lượng nhỏ người dân chúng ta đóng góp cứu trợ thì chỉ giúp được rất ít đồng bào đang oằn mình trong cơn lũ dữ. Nhưng nếu như cả nước chúng ta cùng hợp sức ,chung tay giúp đỡ thì mọi đồng bào sẽ được hỗ trợ, cứu giúp. Cũng như việc chúng ta chấp hành pháp luật vậy. Lấy ví dụ như khi nhà nước ban hành luật bắt buộc mọi người phải đội mũ bảo hiểm. Nếu khi ấy chỉ có một bộ phận nhỏ người dân nghiêm chỉnh chấp hành thì tỉ lệ giao thông liệu có giảm? Nhưng khi mọi người đã biết cùng nhau chấp hành bằng việc đội mũ bảo hiểm thì số vụ tai nạn đã giảm đáng kể. Ta cũng có thể thấy được tinh thần đoàn kết thông qua việc giữ gìn văn minh. Cụ thể là việc xả rác nơi công cộng. Nếu chỉ có một người dân có ý thức bỏ rác vào thùng thì đường phố sẽ đầy rác, mất vệ sinh, từ đó có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đến con người. Nhưng khi tất cả đều có ý thức thì đường phố sẽ sạch đẹp, văn minh.

Ta có thể thấy tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Họ là những người không thực hiện , không tuân theo những quy tắc của xã hội, đi ngược lại những quy định của nhà nước ,cộng đồng như xả rác bừa bãi, không chấp hành pháp luật, không tuân thủ luật lệ giao thông. Họ còn là những người chỉ biết đến bản thân ,không có lòng thương yêu đồng loại ,không biết giúp đỡ người khác… Không những thế nhiều người còn lập ra tổ chức phản động nhằm chống đối chính quyền, chia rẽ đất nước , dân tộc. Những hành động ấy của họ thật đáng chê trách.

Chúng ta có thể thể hiện tinh thần đoàn kết dù chỉ bằng những việc nhỏ nhặt như trong môi trường học đường thì giúp đỡ bạn bè học tập, tham gia các phong trào do trường lớp, địa phương tổ chức như chiến dịch “Mùa hè xanh”. Ngoài xã hội thì ta có thể chung tay giúp đỡ các cụ già neo đơn, những hoàn cảnh còn khó khăn, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy dù nhỏ nhoi, ít ỏi nhưng cũng một phần nào chia sẻ, giúp đỡ được cộng đồng.

Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.​


thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp sức xây dựng một xã hội đầy ắp tình người. Vì “một cây” sẽ chẳng bao giờ làm nên được một thế giới tốt đẹp hơn.



BÀI LÀM 4



Tinh thần đoàn kết là 1 trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam . Đoàn kết là sức mạnh rất mạnh mẽ , là truyền thống , là bài học về yêu thương và đã giúp chúng ta đấu tranh vì hòa bình , xây dựng cuộc sống ấm no , bền vững . Vì thế nhân dân ta thường hay nhắc nhở nhau :

" Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao "​


"Một cây" thì chẳng bao giờ làm" nên non" được cả . Đó là điều hiển nhiên.Nhưng vói số lượng "ba cây " thì có thể làm nên "núi cao". Ở đây muốn nói về số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi. "Chụm lại"là hành động thể hiện sự đoàn kết . "Cây " được nhân hóa , trở thành 1 biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.

Lịch sử chúng ta đã có nhiều cuộc đấu tranh chứng tỏ tinh thần đoàn kết. Tiêu biểu là : Hai Bà Trưng , Bà Triệu , Nguyễn Huệ , Đinh Tiên Hoàng ,......... Những vị anh hùng bất khuất vì dân vì nước đã được nhân dân ta biết ơn , tưởng nhớ họ . Đó là đoàn kết trong lịch sử . Đoàn kết còn dẫn đến chiến thắng .Như chúng ta đều biết đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của vị cha già chủa dân tộc : Bác Hồ . Công lao to lớn của Bác và toàn dân là một lời khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết :

"Đoàn kết , đoàn kết , đại đoàn kết
Thành công , thành công, đại thành công"​

Đoàn kết còn thể hiện tronh hòa bình . Đoàn kết chống tệ nạn xã hội . Đoàn kết để xây dựng đất nước thái bình để không phụ lòng của Bác Hồ và các vị anh hùng dân tộc .

"Môt cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"​

Đúng như câu tục ngữ , chúng ta phải luôn luôn đoàn kết nha ! Đoàn kết là sức mạnh là sự dẫn đến thành côn vĩ đại !hahaleuleubanh

Bình luận (0)
Adagaki Aki
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
16 tháng 4 2018 lúc 20:19

Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.

Bình luận (1)
Đinh Trâm Anh ( Yêu Đ )
Xem chi tiết
nguyen thi vang
1 tháng 3 2018 lúc 17:37

* Hướng dẫn bạn làm nhé !

* Nêu vấn đề nghị luận :

** Văn chương "gây cho ta tình cảm ta không có" :

+ Những tình cảm ta không có là như thế nào ?

=> Là khi ta đọc 1 tác phẩm văn học thì tình cảm đó mới có trong ta, ta thấu hiểu được điều tác giả muốn gửi gắm.

- Lấy VD bằng những văn bản tiêu biểu đã học.

** Văn chương "luyện những tình cảm ta sẵn có" :

+ Những tình cảm ta sẵn có là như thế nào ?

=> Là những tình cảm mà khi cất tiếng khóc trào đời ta đã có: yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước,v.v...

- Lấy VD bằng những văn bản tiêu biểu đã học.

Bình luận (0)
Nguyễn Tiểu Hạ
Xem chi tiết
qwerty
10 tháng 3 2017 lúc 21:13

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu .tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.

Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.

"Anh em như thể chân tay.

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần."

Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng ho lai là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào Khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kệu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đó ý, quên lạnh, cứu sông bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau .

Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.

Trong một nhóm người cũng như trong một xã hội, lời nói thật là quan trọng vô cùng: lời nói làm cho được lòng người hay mất lòng người trong nháy mắt. Người khôn bao giờ cũng muôn được lòng người, người tu càng muốn được lòng người hơn nữa ! Nhân tâm thật là quý báu, nhân tâm không thể mua bằng tiền, đúng theo lời ca dao

Nhân tâm ai bán mà mua

Ai cho mà lấy, ai đưa mà mừng ?

Thế mà nhân tâm chỉ mua và mua bằng lời nói. Người khôn dùng lời nói dịu dàng mà mua nhân tâm. Người hiền dùng lời nói nhân hậu mà thu phục nhân tâm. Người tu dùng lời nói từ bi mà qui hợp nhân tâm. Lời nói quả thật có công dụng và hiệu lực thắng thế hơn bạc tiền (…).

Bình luận (0)
therese hương
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
12 tháng 1 2018 lúc 12:35

Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh của trí tuệ dân gian qua bao đời nay. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội. Sau đây là một số câu tiêu biểu:

1. Một mặt người bằng nửa mặt của.

2. Cái răng, cái tóc là góc con người.

3. Đói cho sạch, rách cho thơm.

4. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

5. Không thầy đố mày làm nên.

6. Học thày không tày học bạn.

7. Thương người như thể thương thân.

8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

9. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Dưới hình thức những lời nhận xét, khuyên nhủ ngắn gọn, hàm súc, tục ngữ chứa đựng rất nhiều bài học thiết thực, bổ ích trong nhiều lĩnh vực như cách đánh giá con người, trong cách học hành và ứng xử hằng ngày.

Dựa vào nội dung, ta có thể chia những câu tục ngữ trên thành ba nhóm nhỏ. Câu 1, 2, 3 nói về phẩm chất con người. Câu 4, 5, 6 nói về học tập, tu dưỡng. Câu 7, 8, 9 nói về quan hệ ứng xử. Tuy vậy ba nhóm trên đều là kinh nghiệm và những bài học của dân gian về con người và xã hội. Về hình thức, chúng đều ngắn gọn, có vần,có nhịp và thường dung lối so sánh, ẩn dụ.

*Câu 1: Là lời khẳng định to lớn, quý báu của con người:

Một mặt người bằng mười mặt của.

Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.

Tác giả dân gian vừa dung hình thức so sánh (bằng), vừa dung hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một >< mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Di bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mườimặt của càng khẳng định điều đó.

Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.

Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trong và bảo vệ con người, không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tang cường suwacs lao động: (Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất... ). Ông bà, cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.

Bên cạnh đó, câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may: (Của đi thay người. Người làm racủa, của không làm ra người... ).

Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sang tỏ thêm quan điểm quý trong con người của ông cha ta: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân, không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ dễ nghe...

*Câu 2: Phản ánh quan niệm về vẻ đẹp bên ngoài của người xưa:

Cái răng, cái tóc là góc con người.

Góc tức là một phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người.

Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Qua câu tục ngữ trên, ta thấy cách nhìn nhân, đánh giá và quan niệm về vẻ đẹp của nhân dân lao động thật tinh tế. Trong ca dao, dân ca có rất nhiều lời ca ngợi hàm răng, mái tóc của người phụ nữ:

Tóc em dài, em cài hoa lí, Miệng em cười hữu ý, anh thương! Hay: Mình về có nhớ ta chăng? Ta về, ta nhớ hàm rang mình cười!

*Câu 3: Nói về quan niệm sống trong sạch của người xưa:

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ trong mỗi vế đã có sự đối lập về ý: đói >< sạch ; rách >< thơm và sự đối lập giữa hai vế : Đói cho sạch - rách cho thơm.

Đói và rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn. Sạch và thơm là những tính từ chỉ tính chất của sự vật nhưng đã được chuyển nghĩa, dung để miêu tả phẩm giá trong sang, tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ nói trên vừa được hiểu tách bạch trong từng vế, vừa được hiểu trong sự kết hợp giữa hai vế của câu.

Nghĩa đen của câu là: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc thơm tho. Tuy vậy, nghĩa chính lại là nghĩa hàm ngôn : Dù nghèo khổ, thiếu thốn đến đâu chăng nữa thì con người vẫn phải giữ gìn lối sống trong sạch và phẩm giá cao quý; không vì nghèo khổ ma làm điều điều xấu xa, tội lỗi.

Câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chỉnh. Người xưa mượn chuyện cái ăn, cái mặc để nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân cách trong những tình huống khăn để giống như hoa sen : Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức. Trong dân gian còn lưu luyến rộng rãi những câu như: Giấy rách phải giữ lấy lề. Chết trong cònhơn sống đục... có nội dung tương tự.

*Câu 4: Nói về sự tỉ mỉ, công phu của việc học hành:

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Câu tục ngữ này gồm bốn vế có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Động từ học lặp lại bốn lần, vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học trong suốt đời người.

Ông bà xưa rất quan tâm đến việc khuyên nhủ, dạy bảo con cháu bằng những câu tục ngữ như :. Lời nói đọi máu... Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn. Ăn ngay, nói thẳng. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày. Lời nói đọi máu. Nói hay hơn hay nói. Ăn nên đọi (bát), nói nên lời. Lời nói gói vàng. Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau...

Nghiã của học ăn, học nói tương đối dễ hiểu, còn thế nào là học giỏi, học mở ?

Về hai vế này có giai thoại sau đây : "Các cụ kể rằng ở Hà Nội trước đây, một số gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh rồi đặt vào lòng cái chén nhỏ bày trên mâm. Lá chuối tươi rất giòn, dễ rách khi gói, dễ bật tung khi mở, phải thật nhẹ nhàng, khéo léo mới làm được. Người ăn phải biết mở sao cho khói tung tóe ra ngoài và bắn vào quần áo người bên cạnh. Biết gói, biết mà trong trường hợp này được coi là một tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp. Như vậy, để biết gói vào và mở ra đều phải học".

Suy rộng ra, nghĩa của học gói, học mở còn có thể hiểu là trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải học nhiều thứ một cách kĩ càng, tỉ mỉ.

Mỗi hành vi đều là sự "tự giới thiệu" mình với người khác và đều được người khác nhận xét, đánh giá. Vì vậy chúng ta phải học để thong qua ngôn ngữ và cách ứng xử, chứng tỏ mình là người có văn hóa, lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế.

Học hành là công việc khó khan, lâu dài, không thể coi nhẹ. Học hành để trở thành người giỏi giang và có ích là hết sức cần thiết.

*Câu 5: Khẳng định vai trò quan trọng của người thấy:

Không thầy đố mày làm nên.

Thầy: tức là thầy dạy học (theo nghĩa rộng là người truyền bá kiến thức mọi mặt). Mày: chỉ học trò (theo nghĩa rộng là người tiếp nhận kiến thức). Làm nên: làm được việc, thành công trong mọi công việc, lập nên sự nghiệp. Không thầy đố mày làm nên có thể hiểu là nếu không được thầy dạy bảo đến nơi đến chốn thì ta sẽ không làm được việc gì thành công. Trong quá trình học tập và tạo dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân, không thể thiếu vai trò quan trong của người thầy.

Trong nhà trường, vai trò của người thầy được đặt lên hàng đầu. Thầy dạy cho trò những kiến thức cần thiết thong qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời vói việc dạy chữ là dạy nghĩa. Thầy dạy dỗ, giáo dục học sinh những điều hay lẽ phải, giúp các em hiểu và sống theo đúng đạo lí làm người.

Với hình thức là một lời thách đố, nội dung câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy. Sự thành công trong từng công việc cụ thể và rộng hơn nữa là sự thành đạt của mỗi học trò đều có công lao to lớn của thầy. Vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.

*Câu 6: Nói về tầm quan trọng của việc học bạn:

Học thầy không tày học bạn.

Trước hết ta phải tìm hiểu nghĩa của các từ. Học thầy là học theo hướng dẫn của thầy, Học bạn là học hỏi bạn bè xung quanh. Không tày: Không bằng. Nghĩa của cả câu là : Học theo thầy có khi không bằng học theo bạn. Câu tục ngữ này đúc kết kinh nghiệm : Tự học là cách học có hiệu quả nhất.

Người xưa khẳng định rằng muốn đạt kết quả tốt thì mỗi chúng ta phải tích cực, chủ động học hỏi ở bạn bè những điều nên học.

Sự học không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà nó mở rộng ra nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chúng ta phải học mọi nơi, mọi lúc, học suốt đời.

Vậy thì nội dung câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn có trái ngược với câu Không thầy đố mày làm nên hay không ?

Thực tế cho thấy vai trò người thầy trong quá trình học tập của học sinh là rất quan trọng. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng : Học thầy không tày học bạn. Chúng ta phải hiểu như thế nào cho đúng ? Thực ra, ý của người xưa là muốn nhấn mạnh đến sự tác động tích cực của bạn bè đối với nhau nên đã dung lối nói cường điệu để khẳng định. Bài thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, đem hỏi lại bạn bè và được bạn bè tận tình hướng dẫn. Lúc đó bạn bè cũng đã đóng vai trò của người thầy, dù chỉ trong chốc lát.

Quan hệ so sánh giữa hai vế trong câu (Học thầy, học bạn) được biểu hiện bằng từ không tày (không bằng). Câu tục ngữ đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập. Bạn bè (đương nhiên là bạn tốt) có thể học hỏi ở nhau nhiều điều có ích. Câu tục ngữ khuyến khích chúng ta mở rộng đối tượng học hỏi chân thành học tập những điều hay, điều tốt từ bạn bè. Tình bạn cao quý là sản tinh thần vô giá của mỗi con người trong suốt cuộc đời.

Hai câu tục ngữ trên một cu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu về tâm quan trọng của việc học bạn.Để cạnh nhau, mới đầu tưởng như mâu thuẫn nhưng thực ra chúng bổ sung nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh quan hệ đúng đắn của người xưa : Trong học tập, vai trò của thầy và bạn đều hết sức quan trọng.

*Câu 7: Là lời khuyên về lòng nhân ái:

Thương người như thể thương thân.

Thương người: tình thương dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là: thương mình thế nào thì thương người thế ấy.

Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như bản thân mình để từ đó có sự tôn trọng, thương yêu thật sự.

Tình thương là một tình cảm rộng lớn, cao cả. Lời khuyên từ câu tục ngữ này là mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Đây là đạo lí, là cách sống, cách ứng xử đầy tính nhân văn bắt nguồn từ truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, khẳng định cả dân tộc đều cùng từ một mẹ sinh ra (đồng bào).

*Câu 8: Nói về lòng biết ơn:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Qủa : hoa quả. Cây : cây trồng sinh ra hoa quả. Kẻ trồng cây : người trồng trọt chăm sóc để cây ra hoa kết trái. Nghĩa đen cả câu : Hoa quả ta ăn đều do công sức người trồng mà có, đó là điều nên ghi nhớ. Nghĩa hàm ngôn là : Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đên công ơn của người đã gây dựng nên thành quả đó.

Trên đời này, không có cái gì tự nhiên mà có. Mọi thứ chúng ta được thừa hưởng đều do công sức của con người làm ra. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng sức lao động và biết ơn những thế hệ đi trước đã sáng tạo ra bao thành quả vật chất, tinh thần tốt đẹp dành cho các thế hệ sau.

Câu tục ngữ này có thể được sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh, chẳng hạn như để thể hiện tình cảm của con cháu đối vơi cha mẹ, ông bà, hoặc tình cảm của học trò đối với thầy, cô giáo... Cao hơn nữa là để nói về lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đâu, hi sinh, bảo vệ đất nước...

*Câu 9: Khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết:

Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Một cây, ba cây trong câu tục ngữ này không phải là số từ cụ thể mà nó có ý nghĩa khái quát chỉ số ít và số nhiều, chỉ sự đơn lẻ và sự liên kết. Tại sao ba cây chụm lại nên hòn núi cao ? Câu này xuất phát từ hiện tượng tự nhiên là nhiều cây gộp lại mới thành rừng rậm, núi cao.

Kinh nghiệm sống được đúc kết trong câu tục ngữ này là chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì mạnh. Một người không thể làm nên việc lớn. Nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được những khó khăn, trở ngại, dù là to lớn. Do đó mỗi người phải có ý thức mình vì mọi người, tránh thái độ cá nhân ích kỉ. Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định mọi thành công. Điều đó đã được chứng minh hùng hồn qua thực thiễn lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công.

Về hình thức, những câu tục ngữ về con người và xã hội thường dùng các hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ để người nghe dế hiểu và thấm thía, nhớ lâ. Về nội dung, những câu tục ngữ trên thể hiện quan điểm đúng đắn của nhân dân ta về cách sống, cách làm người và tôn vinh giá trị con người.

Những bài học thiết thực, bổ ích mà tục ngữ để lại đến bây giờ vẫn có tác động to lớn, giúp chúng ta tự hoàn thiện về tình cảm và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội.

Bình luận (0)
Guilty Crown
Xem chi tiết
Lê Ánh Ngọc
2 tháng 3 2017 lúc 20:43

1, tim hieu de va tim y.(-xac dinh van de nghi luan, phuong phap nluan, neu li le ,dan chung chung minh)

2,lap dan y

mb: c1.truc tiep

c2: gian tiep

c3: suy luan tam li

tb: chung minh van de bang cac li le, dan chung

kb: khang dinh van de, neu bai hoc

3,viet bai(viet thanh tung doan nho roi lien ket lai)

Bình luận (2)
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Phương Thảo
15 tháng 3 2017 lúc 20:35

Mục đích của giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng , đạo lí , phẩm chất , quan hệ , ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhân thức , trí tuệ , bồi dưỡng tư tưởng , tình cảm cho con người .

Người ta thường giải thích bằng các cách : nêu định nghĩa , kể ra các biểu hiện , so sánh , đối chiếu với các hiện tượng khác , chỉ ra các mặt lợi , hại , nguyên nhân , hậu quả , cách đề phòng hoặc noi theo , ... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích .

Bình luận (0)