Hướng dẫn soạn bài Bàn về phép học - Luận học pháp - La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

Nguyễn Phúc Hoàng Long
Xem chi tiết
Hồng Quang
11 tháng 3 2018 lúc 21:07

Mười bốn tuổi. Mười bốn tuổi với tám năm ngồi trên ghế nhà trường đã giúp tôi trưởng thành và chín chắn hơn rất nhiều. Tôi đã từng nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Nhưng đến khi học văn bản “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, tôi mới thực nhận ra sự học và mối quan hệ giữa học và hành.
Ngay từ đầu văn bản, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Người không học không biết đạo”. Từ đó, ông nghiêm khắc nêu ra và phê phán lối học chuộng hình thức, cưỡi ngựa xem hoa để rồi gây nên những tai hoạ lớn cho bản thân, gia đình và cả đất nước. Để mọi người biết học, biết đạo, tức là quan hệ, ứng xử trong gia đình, xã hội, ông đã xác định phương pháp học đúng đắn để có kết quả cao nhất. Những ý kiến của ông rất chính xác, nào là phải học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lược cho gọn, học phải đi đôi với hành.
Để hiểu rõ được bài học sâu sắc của Nguyễn Thiếp, trước hết ta cần hiểu xem học và hành là gì. Học là quá trình tìm tòi, thu nhận, tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng để có hiểu biết về mọi mặt. Học không chỉ là học trên ghế nhà trường mà ngay từ nhỏ, khi còn sống trong vòng tay của cha mẹ, ta đã được học ăn, học nói, học đi hay, cư xử lễ phép với mọi người. Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp như xây một ngôi nhà cao, móng có vững bền thì ngôi nhà mới chắc được. Khối óc con người không có khả năng nhớ quá lâu, quá nhiều và tỉ mỉ vì vậy khi có nhiều kiến thức, ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản. Còn hành có nghĩa là làm, là thực hành. Khi có kiến thức ta phải vận dụng những hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống. Có như vậy, học mới có ích, mới không là vô nghĩa. Qua văn bản, tôi đã thấy được vai trò, mục đích to lớn của việc học đối với con người: Học không chỉ cho ta kiến thức, kĩ năng mà còn giúp ta làm việc tốt hơn, có một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng quan trọng hơn là ta phải nhận thấy mối quan hệ giữa học và hành, để có phương pháp học tập đúng. Như thế mới có thể học tốt, mới có thể vươn tới đỉnh cao của sự học.
Thật vậy. Nếu ta chỉ học mà không hành thì những tri thức kia chỉ là vô ích, con người sẽ không làm được việc gì hoặc làm việc rất lúng túng. Có thể bạn là một cây Toán, cây Văn của trường lớp mà bài tập về nhà không làm, bài văn không chịu viết mà chỉ khư khư ôm quyển sách thì liệu bạn có học tốt lên được không? Hay chỉ làm cho tài năng, năng khiếu của bạn bị mai một, kiến thức bị rỗng, có mà như không. Bạn thích học Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, không biết ứng dụng kiến thức về máy cơ đơn giản, về tính chất của ôxi vào đời sống thực tế thì liệu bạn có giữ mãi được những gì mình học, có học tốt được? Hay tình yêu của bạn đối với môn học chỉ ngày một nhạt phai. Có biết bao thủ khoa, á khoa đại học khi ra trường lại không làm được chính nghề mà họ học. Đó là vì học đã không vận dụng, thực hành trong khi học, họ chỉ biết học thuộc lòng. Nếu ai cũng như vậy thì con người sẽ không như “nước đổ đầu vịt” mà là “học trước quên sau”. Nhớ làm sau được khi ta ngồi im như tượng, miệng lẩm nhẩm học thuộc lòng như cầu kinh niệm Phật. Nếu ai cũng như vậy thì thế giới loài người sẽ trở thành một thế giới của những con mọt sách hay sao?
Việc hành quan trọng là thế nhưng ý nghĩa của học cũng không hề nhỏ bé. Nếu ta chỉ cắm cúi hành mà không học thì sẽ làm việc một cách khó khăn, lúng túng, sản phẩm làm ra sẽ không đạt chất lượng cao. Tôi đã được đọc một câu chuyện nhỏ. Câu chuyện đó kể vể một con khỉ mồ côi mẹ, sống xa thế giới loài khỉ. Đến khi có người cho nó một quả chuối vàng ươm, nó cầm lên ngắm nghía, ngửi ngửi rồi vứt đi mà không biết bóc ăn. Câu chuyện đơn giản vậy thôi mà hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Chú khỉ con kia là loài khỉ mà không biết ăn chuối đó là vì chú sống không có mẹ, không được học tập về tập tính, thói quen của loài khỉ. Trong câu chuyện đó có thấp thoáng bóng dáng của con người. Con người mà không được học thì cũng không có kiến thức, chẳng phải giống như con khỉ mà không ăn chuối hay sao? Tôi có một vài câu hỏi nữa cần tôi và các bạn tự trả lời. Liệu bạn có thể tính được khối lượng, chất sản phẩm trong một phương trình hoá học nếu không biết cách tính toán. Bạn có thể tính được hiệu suất trong Vật lí nếu không biết hiệu suất là gì. Và bạn có thể vẽ được hình học động nếu không biết chức năng và các phần chính của phần mềm Geogrebra, có thể viết được một bài văn nghị luận chặt chẽ thuyết phục nếu không biết luận điểm là gì, cách sắp xếp các luận điểm theo một trình tự hợp lí ra sao? Câu trả lời là không. Bạn không thể làm được việc gì nếu không có tri thức, không thể có tri thức nếu không học. Học còn ảnh hưởng rất lớn tới tương lai, công việc của chúng ta sau này. Bạn muốn làm một bác sĩ giỏi chữa bệnh cứu người mà lại không học từ bây giờ, không chịu tìm hiểu sâu về y học thì ước mơ kia sẽ không thực hiện được. Bạn muốn làm một công nhân lành nghề mà lại không hay những kỹ thuật, những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến thì bạn sẽ không thể nào làm nên những sản phẩm có chất lượng, năng suất cao. Có biết bao những mơ ước đẹp đẽ biến thành những mơ tưởng hão huyền chỉ vì bạn không có ý chí, không học. Ngày nay, xã hổi đã đổi khác, thế giới ngày một văn minh, nước ta đang trên con đường xây dựng Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Người nông dân cũng phải được trang bị đầy đủ tri thức, hiểu biết chính xác về giống cây trồng, vật nuôi, cách chăm sóc, phòng dịch bệnh, sâu bọ. Hơn thế, bà con còn được học tập về những máy móc, phục vụ nông nghiệp, làm tăng năng suất lại tiết kiệm được sức lao động. Nếu con người chỉ biết lao vào công việc mà quên mất việc học thì khác nào cái máy, con rô bốt vô tri vô giác, khác nào một con vẹt học tiếng người, nói tiếng người mà chẳng hiểu mình đang nói gì?.
Còn khi ta biết kết hợp việc học với việc hành thì làm việc tốt hơn củng cố được kiến thức, kĩ năng đã học. Ta đã từng nghe danh những tấm gương sáng ở nước nhà và trên thế giới. Như ông vua máy tính Bin Ghết, một tỉ phú của thế giới, là người cần cù học tập sau đó thực hành ngoài cuộc sống và kết quả của việc làm đó là ông đã xây dựng được một mạng lưới vi tính khổng lồ, rải khắp thế giới. Như nhà khoa học Ê-đi-sơn không chỉ thông minh, học giỏi, phát minh ra bóng đèn điện, xe điện mà còn là người cần cù, siêng năng. Có ai biết rằng nhà phát minh đó đã thường xuyên cầm búa làm việc thành thạo như những công nhân lành nghề khác. Lịch sử ta từ trước tới giờ, sáng lên hình ảnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn- vị dũng tướng tài ba, hiểu sâu rộng văn chương, binh pháp. Ông đã đem những gì tích luỹ được mà viết Binh Thư yếu lược, mà soạn Bình ngô đại cáo làm súc động trái tim, sục sôi ý chí chiến đấu của bao tướng sĩ. Lí Tiên Hoàng Lí Công Uốn là người học sâu hiểu rộng lịch sử nước ta,sử sách nước ngoài để rồi có quyết định sáng suốt dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La, làm nhân dân muôn đời hạnh phúc, an vui. Trong hai cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc, Hồ Chí Minh như vì sao sáng, sáng cả về học thức uyên thâm, sáng cả về những việc làm, những hi sinh của người cho đất nước. Bên cạnh đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học tập người xưa, lãnh đạo quân dân kháng chiến chống pháp rồi đánh Mĩ. Nhà nông học Lương Định Của thì sao? Ông đã cùng nhân dân lội xuống ruộng cấy lúa, đem hết tài năng của mình để tạo ra những giống lúa mới đem lại cuộc sống ấm no cho bao người. Nếu bạn bảo “Những vị đó đều là nhân tài kiệt xuất, ta làm sao sánh bằng”. Xin thưa rằng để trở thành nhân tài họ phải học, phải hành chăm chỉ cần cù. Tôi có biết một bạn gái lớp 8 đã vui vẻ nhận lời hướng dẫn em làm Toán viết Văn, đi trồng lạc, trồng ngô cùng bố, sẵn sàng giúp đỡ gia đình. Với cô bạn ấy, đó cũng là thú vui, là cách để củng cố kiến thức cho mình. Chỉ cần một chút để ý thôi, bạn sẽ nhận thấy xung quanh mình có rất nhiều người đã học và hành đúng đắn, đã đạt được những kết quả, thành công lớn lao và ý nghĩa.
Thật khâm phục La Sơn Phu Tử. Thật cảm ơn những bài học sâu sắc của tác giả. Từ đây, tôi đã nhận thấy rằng học và hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Học sẽ giúp hành lưu loát, trôi chảy, hành sẽ giúp học tốt hơn. Ngày nay, bên cạnh những người có ý thức học, kết hợp học với hành thì còn có nhiều học sinh, sinh viên chỉ học lấy hình thức, lấy tiếng là người đi học mà không biết gì, khong thấy được cái sai của mình và cái đúng của học. Mọi người hãy từ bỏ lối học đó, hãy lấy câu “Học đi đôi với hành” để làm cơ sở cho một phương pháp học tập đúng. Học có vai trò to lớn đối với mỗi con người, với cả gia đình và dân tộc. Vì vậy có cách học đúng đắn, học theo lời dạy của bậcm cha ông mới xứng là người con đất Việt. Giờ đây, tôi vẫn vui chơi, nghịch ngợm như trước nhưng tôi đã biết không được nghịch điện, không được bẻ cành hái hoa, không được vứt rác bừa bãi, không được thiếu lễ phép, tôn trọng mọi người. Chắc chắn rằng tôi sẽ còn cố gắng để tìm đến con đường học vấn chân chính, và bạn sẽ có được phương hướng cho mình.
Hiểu biết hạn hẹp của tôi chỉ có thể có những suy nghĩa giản đơn, nhỏ bé về sự học vô bờ. Có thể bạn sẽ còn lĩnh hội được những ý nghĩa thâm thuý sâu xa của “Bàn luận về phép học” mà tôi chưa có khả năng. Nhưng bây giờ, trong óc tôi đang hiện lên một ý nghĩa nhỏ bé mà quan trọng “Học có vai trò to lớn nhưng nếu ta cố gắng, phấn đấu, sửa chữa cái sai thì ta sẽ đạt được điều mong muốn.”

Bình luận (0)
Lan Beri
Xem chi tiết
Lan Beri
7 tháng 5 2016 lúc 18:49

bucminh

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phương Mi
7 tháng 5 2016 lúc 18:58

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành. “Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống. Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”. Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”. Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”. Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
Bình luận (0)
Lan Beri
7 tháng 5 2016 lúc 19:06

mk muốn bài học về phương pháp học tập đúng đắn cơ

Bình luận (0)
Đỗ Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Quỳnh Nhi
9 tháng 3 2018 lúc 21:14

Bài 2: Tìm ra các 3-4 luận cứ nhằm triển khai những luận điểm sau:

a) Học phải kết hợp vs làm bài tập thì ms hiểu bài.

b) Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy.

c) Học phải đi đôi vs hành thì việc học ms có ý nghĩa.

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
Trường Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Linh
21 tháng 3 2018 lúc 21:18

Theo mình thì:

-Phần đầu của tác giả nêu lên mục đích chân chính của việc học, đó là học để " Biết rõ đạo". Tức là học để biết cách làm người, sống tốt, xử sự đúng mực. "Ngọc không mài , không thành đồ vật" con người không học hành, tu dưỡng thì không có khả năng làm việc tốt, giúp ích cho đời.

- Tác giả đã phê phán :+ thói lệch lạc: không chú ý đến nội dung học

+thói học sai trái: học vì danh lợi bản thân

-> Tác hại: Đảo lộn giá trị con người. Chúa tầm thường, thần nịnh hót nước mất nhà tan là 1 thứ thảm họa cho đất nước.

- Phương pháp học đúng đắn: +Học từ thấp đến cao

+ học phải đi đôi với hành, kiến thức trong sách phải đc thí nghiệm trog đời sống

+ từ đơn giản đến phức tạp

-> Người học mới có thể " lập coog trạng" , lấy những điều học dddc mag lại cho đất nước sự bình yên.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Hoa
Xem chi tiết
Lucy Châu
11 tháng 3 2018 lúc 14:38

1. Câu chủ đề:

- đoạn 1: Thật là chốn hội tụ.....muôn đời

-_______2: đồng bào ta ngày nay ..... Ngày trc

Bình luận (0)
Lucy Châu
11 tháng 3 2018 lúc 14:40

2.

- Đoạn 1: ở cúi đọn văn

=> Quy nạp

- Đoạn 2: ở đầu đoạn văn

=> Diễn dịch

Bình luận (0)
Lucy Châu
11 tháng 3 2018 lúc 14:43

3.

Luận cứ đoạn 1: Vị trí địa lí, địa hình, lịch sử danh thắng, sự phát triển trong tương lai của thành Đại La

Đoạn 2: nhiều độ tuổi vị trí ,tầng lớp, nghề nghiệp đều có một lòng yêu nước

Bình luận (0)
dangphuongnam
Xem chi tiết
nguyen thi vang
16 tháng 3 2018 lúc 17:54

* Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài

* Luận điểm : Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài

* Luận cứ:

- Làm bài tập chính là thực hành bài trong lí thuyết

- Làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại, sâu hơn, bản chất hơn.

- Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức rõ ràng hơn

- Làm bài tập là rèn luyện kĩ năng của tư duy

- Vì vậy, nhất thiết học phải kết hợp làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.

Bình luận (0)
joly trần
15 tháng 3 2018 lúc 19:20

Luận điểm: " Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy".

- Giải thích khái niệm: học vẹt.

( Học vẹt chỉ là nói thao thao như vẹt nhưng không hiểu mình nói gì, nhiều người chỉ cố học thuộc lòng nhưng không nắm được bản chất của vấn đề).

- Học vẹt làm cho trí não trở nên lười biếng.

Khi không sử dụng thao tác tư duy, phân tích, giải thích… các kĩ năng thiết yếu của tư duy không được rèn luyện.

luận điểm: " Học phải kết hợp với làm bài tập mới hiểu bài".

- Các luận cứ:

+ Học để nắm bắt tri thức, tuy vậy việc củng cố những tri thức nắm bắt được còn quan trọng hơn.

(Dẫn chứng: Có nhiều người trong học tập thu nạp được nhiều kiến thức nhưng sau một thời gian không thực hành, kiến thức bị mai một, rơi rụng).

+ Làm bài tập sẽ giúp am hiểu hơn về kiến thức.

(Chứng minh: Lý thuyết phải được soi chiếu vào bài tập, từ lý thuyết để tìm ra hướng giải quyết trong bài làm, từ đó kiến thức trở thành có ích).

+ Việc làm bài tập thường xuyên sẽ củng cố tri thức hiệu quả nhất.

(Với những người chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức thu nhận được không chỉ củng cố tri thức hiệu quả mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi tiếp xúc với thực tế).

Bình luận (0)
halinhvy
27 tháng 2 2019 lúc 12:40

* Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài

* Luận điểm : Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài

* Luận cứ:

- Làm bài tập chính là thực hành bài trong lí thuyết

- Làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại, sâu hơn, bản chất hơn.

- Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức rõ ràng hơn

- Làm bài tập là rèn luyện kĩ năng của tư duy

- Vì vậy, nhất thiết học phải kết hợp làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.

Bình luận (0)
Bảo Lê Huỳnh Quốc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải Yến
1 tháng 3 2018 lúc 19:50

Quan điểm của Nguyễn Thiếp :

- Chính sách ; +mở thêm trưong [ Con cháu trường học của phủ , huyện , các trường tư ] ;

+mở rộng thành phần người học [ con cháu các nhà văn võ , thuộc lại ở thị trấn cựu triều ];

+tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học [ tùy đâu tiện đấy mà đi học ]

- phương pháp học tập : +bắt đầu từ kiến thức cơ bản đến nâng cao [ lúc đấu học để bồi lấy gốc , Tuần tự theo ngũ kinh , chư sử ]

+học rộng nghĩ sâu nhưng phải biết rút ra những điều cơ bản cốt yếu nhất [ học rồi tóm lược cho gọn ]

+học kết hợp vs hành [ theo điều học mà làm

=) quan điểm tiến bộ , ko chỉ có ý nghĩa đvs đương thời mà luôn được áp dụng tới ngày nay ,

Bình luận (0)
Huong San
9 tháng 3 2018 lúc 22:44

Quan điểm của Nguyễn Thiếp :

- Chính sách ; +mở thêm trưong (Con cháu trường học của phủ , huyện , các trường tư )

+mở rộng thành phần người học ( con cháu các nhà văn võ , thuộc lại ở thị trấn cựu triều)

+tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học ( tùy đâu tiện đấy mà đi học )

- phương pháp học tập : +bắt đầu từ kiến thức cơ bản đến nâng cao [ lúc đấu học để bồi lấy gốc , Tuần tự theo ngũ kinh , chư sử ]

+học rộng nghĩ sâu nhưng phải biết rút ra những điều cơ bản cốt yếu nhất ( học rồi tóm lược cho gọn )

+học kết hợp vs hành => theo điều học mà làm

=> Quan điểm tiến bộ , ko chỉ có ý nghĩa với đương thời mà luôn được áp dụng tới ngày nay.

Bình luận (0)
linh
Xem chi tiết
Cao Thị Hương Giang
5 tháng 3 2018 lúc 19:47

Như ta biết Bàn luận về phép học (Luận học pháp) chí là một đoạn trích trong một bài tấu đề cập đến nhiều vấn đề trong phép chấn hưng trị nước mà Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791. Vì chỉ là một yếu tố trong hệ thống, Bàn luận về phép học chỉ có ý nghĩa độc lập tương đối khi đặt vào chỉnh thể mà thôi. Tuy vậy, do cách suy nghĩ đúng đắn, do cách lập luận chặt chẽ, lời văn không trọng sự hoa mĩ khoa trương mà cụ thể xác thực, trích đoạn vẫn thể hiện được tư tưởng lớn về mục đích của con đường học vấn. Từ đó mà có một phép học thích hợp: khoa học và thiết thực dẫn đến những tài năng, có ích cho việc tu thân, góp phần tích cực vào sự hưng thịnh nước nhà. Tư tưởng lớn ấy thể hiện trong một đoạn văn nghị luận, tuy dung lượng lời nói không dài, nhưng vẫn triệt để tuân theo những nguyên tắc cơ bản của văn nghị luận.
Trong phần nêu vấn đề về sự học, tác giả không bàn đến việc vì sao phải học (nguyên tắc) mà nhấn vào một khía cạnh: học để làm gì ? (mục đích). Là bởi vì: "Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo". Nhưng đạo ấy là gì? Ấy là cái đích của sự học vậy. Theo tác giả thì "Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người". Đạo dạy người ta về những mối quan hệ: hẹp thì với bản thân, trong gia đình, rộng ra là ngoài xã hội. Mối quan hệ ấy trong khuôn khổ của xã hội phong kiến không nằm ngoài khái niệm "tam cương", "ngũ thường" quen thuộc. Tóm lại, học trước hết là học đạo làm người, học để "lập đức" cho mình, để "lập công" nghĩa là phải cống hiến tài năng cho xã hội. Đó là nền tảng của "chính học", là cơ sở của một quốc gia nước mạnh dân giàu, xã hội thái bình, thịnh trị. Cách nhìn của tác giả đoạn văn có tầm chiến lược dài lâu vì nó đụng đến sự an nguy của xã tắc (tức đất nước).
Trong phần giải quyết vấn đề, tác giả nêu lên hai luận điểm lớn để một mặt phê phán lối học sai mục đích hiện thời và một mặt khôi phục lại lối học chân chính mà nguyên tắc và mục tiêu xã hội dã xác định từ xưa.
Ở luận điểm thứ nhất, tác giả đã nêu lên ba ý: nền chính học đã bị thất truyền, biểu hiện của nó ở sự lệch lạc, tác hại của việc học ấy thật nghiêm trọng đến "nước mất nhà tan". Trong hệ thống lập luận chặt chẽ theo kết cấu: nhân (nguyên nhân) quả (kết quả), đoạn văn nhấn mạnh vào những biêu hiện thật đáng buồn về việc học ngày nay trên hai khía cạnh: người đi học và việc xã hội đánh giá người đỗ đạt (do học tập) ở cả đạo đức và tài năng. Vì mục đích của việc học của người đi học đã sai, cách đánh giá lại không đúng thì hậu quả sẽ dẫn đến thám hoạ khôn lường. Cái sai ở người đi học là không chuộng thực đức, thực tài, học không để "lập đức", "lập công" mà chỉ để "cầu danh lợi". Cái sai ở đăy thật cơ bản: sai về mục đích, nó biến sự học vốn là chân chính, vốn có ý nghĩa xã hội thiêng liêng thành một nấc thang danh vọng tầm thường, học chỉ là cho cá nhân minh, cho gia đình nhỏ bé của mình (vinh thân, phì gia). Mục đích học sai nên cách học cũng sai : không gia công dùi mài kinh sử để nắm lấy tri thức của khoa học, đạo lí của thánh hién, thay vào đó chỉ là một cách học "hình thức". Cách học hình thức là cách học máy móc, giáo điểu. Học văn (vãn bán) có thể thuộc văn mà không hiểu nghĩa của văn, chỉ cốt chcp sao cho đúng, thi sao cho đỗ mà thôi. Những người đỗ đạt bằng cách học kiểu ấy lại trở thành trụ cột trong bộ máy điều hành nhà nước thì nguy cơ của nó sẽ dẫn tới đâu ? Uy tín của họ, sự tồn tại của họ, do không có thực đức, thực tài đối với bé trên (như vua, chúa) chỉ còn biết luồn lọt, nịnh bợ. Họ là những nịnh thần. Còn về cách đánh giá, người có quyền uy, cầm cân nảy mực trên phạm vi cả nước là vua chúa, mà "chúa trọng nịnh thần", thì cái thói "hư danh", "hư vinh" mới mặc sức mà ngang nhiên tồn tại, thậm chí còn hống hách, lộng hành, kéo bè kéo cánh hãm hại lẫn nhau. Cái lô gích diễn ra tất yếu không tránh được là nhà tan, nước mất : "Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy". Sức hấp dẫn không cưỡng được từ cách lập luận ở chính trong lập luận bởi tính khoa học khách quan của nó.
Ở luận điểm thứ hai: phải khôi phục lại mục đích của nền "chính học", tác giả không nhắc lại mục đích của việc học nữa, vì nó đã được xác định từ đầu. Đây là hiện tượng chìm đi của quan điểm trong lập luận. Vì vậy, nếu người đọc vô tình sẽ có cảm giác như là hẫng hụt, thấy thiếu đi một cái gì lẽ ra phải có. Thay cho việc nhắc lại mục đích chân chính của việc học (vì không cần phải nhắc lại lần thứ hai), tác giả càn đến việc chấn hưng trên cơ sở ấy. Sự việc chấn hưng to lớn và cấp thiết được nhìn từ hai cấp độ : chiều rộng và chiều sâu. Về chiều rộng: cần mở mang thêm nhiều trường lớp, bằng nhiều hình thức, ở khắp mọi nơi, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người đi học. Quan điểm mà nay gọi là xã hội hoá giáo dục có hai cái lợi (mà tác giả không nói rõ ra): một là nâng cao được dân trí và hai là lựa chọn được nhân tài. Đó là cái nén của "chính học".
Điều quan trọng nhất trong luận điểm thứ hai này là chấn chỉnh, sửa sang phép học (phương pháp học tập). Nguyên tắc đầu tiên trong phép học là nguyên tắc vừa sức, học thích hợp với đối tượng, học từ thấp đến cao. Như thế cũng là theo hệ thống: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử". Trong quan điểm học theo hệ thống trên đây, tác giả chú ý đến cấp đầu tiên khi người học cắp sách đến trường. Phải chăng là tác giả với tầm nhìn xa rộng đã thấy ý nghĩa lớn lao, gốc rễ từ mảnh đất gieo hạt đầu tiên để từ đó cái cây đức, cây tài tươi tốt về sau ? Nguyên tắc thứ hai của phép học nói một cách gọn gàng, hàm súc "Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm", thực ra có hai ý nhỏ (mỗi ý nhỏ này có thể phát biểu thành những luận điểm lớn trong những trường hợp khác). Trước hết là học rộng, học nhiều nhưng phải biết chủ động: học cái gì nắm chắc được cái ấy. Muốn nắm chắc được tri thức, không có một cách nào khác hơn là tóm tắt được nó, nghĩa là tinh lọc được nó, chọn lấy cái chính và biến nó thành nhận thức, thành trí tuệ của riêng mình. Ở đây, tóm tắt không có nghĩa chí là nít ngắn, mà chính là lựa chọn. Muốn lựa chọn phái có một quan điểm riêng. Ấy là thực học. Nhưng đó mới là một nửa ý nghĩa của thao tác "tóm lược cho gọn". Nửa ý nghĩa thứ hai của quy trình nhận thức, ở sự thu hoạch tri thức cho bản thân còn quan trọng hơn : "học" để mà "hành", "học đổ làm": đây mới là cái đích cuối cùng của việc học. Học nhiều mà chỉ thuộc lòng sách vở, bị động vào sách vở thì dù học đến đâu cũng chỉ là những "con mọt sách" làm sao có thể ứng dụng vào đời sống, phỏng có ích lợi cho ai ? Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đã thấm thìa rút ra từ sự học một bài học để dạy dỗ con mình: "Bể học tràn lan là đáng ngại" (Ngày xuân dạy con), phải chăng cũng là sự đổng quan niệm với tác giả đoạn vãn "Bàn luận về phép học" mà chúng ta đang phân tích ở đây ? Học như phép học mà Nguyễn Thiếp đề ra mới là có ích. Điều khẳng định này ở dạng vừa hi vọng vừa phân vân : "Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công". Chính là xuất phát từ một ước mơ tha thiết và dù tha thiết mà sự nghiệp không chắc đã thành, bởi sự học, phcp học tuy nói vậy nhưng cũng khó lắm thay ! Sự chân thành là phía chủ quan, còn kết quả là thuộc phía khách quan ngoài ý muốn, mà ý muốn ấy cũng là vừa mới bắt đầu. Mặc dầu vậy, dù tâm trạng không ít băn khoãn, mà vẫn rất nhiều tin tưởng. Và kết quả mà tác giả đợi chờ là cái hạt gieo xuống sẽ thành cây, sự học sẽ gặt hái một mùa quả ngọt : "Đạo học thành thì người tốt nhiều ; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị". Kết quả này hoàn toàn đối lộp với mục đích học và phép học theo lối "cầu danh lợi" ở trên.
Kế sách mà La Sơn Phu Tử hiến cho vua Quang Trung thật là những lời tâm huyết xuất phát từ quyền lợi của quốc gia, trong sự nghiệp an dân trị quốc. Tầm nhìn ấy có chiều rộng, chiều sâu vể một chiến lược lâu dài không phải ngày một ngày hai mà làm được. Vua Quang Trung xem tác giả như một người tri âm mới triều kiến vào Phú Xuân bàn quốc sự. Rất tiếc là thời đại mà Quang Trung mở ra chẳng được bao lâu, do đó chương trình chấn hưng hãy còn dang dở. Dù sao, quan điểm của Nguyễn Thiếp cũng vẫn là những viên gạch vững chắc đầu tiên trong nền tảng lí luận của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà

Bình luận (0)
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
dương thùy
25 tháng 3 2017 lúc 18:18

1.MB:-dẫn dắt vấn đề

-nêu vấn đề nghị luận: học và hành có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau không thể tách rời

2.TB:

LUẬN ĐIỂM 1:tốm được nội dung của văn bản:trong văn bản Nguyễn thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học.Học để làm người từ đó ông phê phán nghiêm khắc lối học hình thức hòng cầu danh lợi bởi nó gây ra tác hại vô cùng to lớn với gia đình và xã hội.Đồng thời ông đưa ra phương pháp học đúng đắn lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc sau đó tuần tự tiến lên học rộng rồi tóm gọn theo điều học mà làm.Có như vậy thì mới có người tài,đất nước thịnh trị.

LUẬN ĐIỂM 2:giải thích khái niệm học và hành

-học được hiểu là quá trình tiếp thu kiến thức và biến những kiến thức ấy thành của mình.Ngày nay việc học không chỉ đơn thuần thông qua sự chỉ dẫn của thầy cô,qua sách vở mà còn qua sự truyền dạy king nghiệm của người lớn ,qua trao đổi với bạn bè hoặc tự tìm hiểu.

-hành là thực hành ứng dụng vào thực tế

=>thục chất của việc học và hành là sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn chúng ta rút ra ưu khuyết điểm bổ sung cho lí thuyết.Đó là 2 mặt của 1 quá trình thồng nhất nó không hề tách rời mà gắn bó với nhau 1 cách chặt chẽ tác động qua lại với nhau.

LUẬN ĐIỂM 3:tại sao học lại đi đôi với hành

Luận cứ 1:có thể nói trong quá trình học tập kết hợp giữa học với hành là một phương pháp đúng đắnbởi việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức khắc sâu những điều đã học(dẫn chứng)

Luận cứ 2:tuy nhiên việc thực hành cũng rất cần tới lý thuyết.thực hành muốn thành công thì cần vai trò khơi gợi dẫn dắt bởi những kiến thức đã học luôn có vai trò định hướng dẫn dắt khơi gợi cho thực hành

LUẬN ĐIỂM 3:VẬY muốn kết hợp giữa học và hành chúng ta cần phải làm gì

-xác định dược mục đích học tập

LUẬN ĐIỂM 4 LÀ HỌC SINH CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ

3.KB;-KHẲNG ĐỊNH LẠI VẤN ĐỀ

-BÀI HỌC CHO BẢN THÂN

Bình luận (0)
Lê Thị Thu Trang
Xem chi tiết
Quỳnh Nhi
2 tháng 3 2018 lúc 21:18

Trả lời:
a) Trước hết là cần phải tránh cái lỗi viết dài dòng.
b) Ngoài việc đam mê viết, Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ

Bình luận (0)
Triệu Thị Phương
17 tháng 3 2018 lúc 19:13

a) Trước hết là cần phải tránh cái lỗi viết dài dòng.
b) Ngoài việc đam mê viết, Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ

Bình luận (0)
Vị Vua Nhỏ
5 tháng 4 2018 lúc 14:25

Trả lời:
a) Trước hết là cần phải tránh cái lỗi viết dài dòng.
b) Ngoài việc đam mê viết, Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ

Bình luận (0)