Hệ sinh thái, sinh quyển

trang Hoàng Thị Thùy
Xem chi tiết
trang Hoàng Thị Thùy
6 tháng 4 2018 lúc 11:35

Hệ sinh thái, sinh quyển

Bình luận (0)
Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
29 tháng 3 2017 lúc 20:10

Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để hình thành nc tiểu đầu ở nang cầu thận . Sau đó là quá trình hấp thu lại các chất cần thiết . Tiếp là quá trình bài tiết tiếp các chất độc , có hại ở ổng thận và hình thành nc tiểu chính thức .

Chúng ta k thể sống nếu k có thận .Không có thận thì máu sẽ k đc lọc . Nc tiểu - chứa các chất thải sẽ k đc thải ra ngoài . Cơ thể sẽ bị độc do có quá nhiều chất thải ở trong cơ thể ..

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 3 2017 lúc 20:34

- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hoà tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40A) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.

- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình: quá trình hấp thụ lại nước tiểu và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na Cl-,...), quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết khác (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

Bình luận (0)
ĐÀO THU PHƯƠNG 7A NT
Xem chi tiết
Nhật Linh
2 tháng 4 2018 lúc 20:18

Bệnh về hô hấp có thể được phân loại thành các dạng như sau:

– Viêm phế quản cấp

– Viêm phổi do vi khuẩn, virus

– Hen phế quản, tắc nghẽn mãn tính

– Ung thư phổi, lao phổi hoặc tràn dịch màn phổi

– Giãn phế quản

– Viêm phổi kẽ, bụi phổi

Các biện pháp vệ sinh hô hấp:

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, 2 lần/ngày sau bữa ăn là điều các chuyên gia luôn khuyến khích

– Luôn giữ đôi tay sạch sẽ, tốt nhất hãy rửa bằng xà phòng, trước khi ăn.

Bình luận (0)
Hoon Yi
Xem chi tiết
linh ngô thùy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Thu Thủy
18 tháng 1 2018 lúc 16:26

Nếu rừng bị cháy: động vật mất nơi ở, mất nguồn thức ăn, nơi trú ẩn, nguồn nước, khi hậu khô cạn,... nhiều loài động vật nhất là động vật ưu ẩm sẽ bị chết.

Bình luận (1)
vo thuong quynh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
7 tháng 3 2018 lúc 19:42

Có người sợ rằng hiến máu sẽ khiến cơ thể yếu đi, hay hiến máu xong sẽ mập lên,…nhưng điều này là không đúng. Hiến máu theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ không có hại cho sức khỏe của bạn. Về mặt lợi ích sinh lý của việc hiến máu: có lợi cho những người có quá nhiều hồng cầu, quá nhiều sắt hoặc trong một số điều kiện đặc biệt máu quá đặc. Trong những trường hợp này, lấy bớt máu đi là một chỉ định điều trị.

Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Do đó, ngay sau khi hiến máu, các cơ quan sinh máu sẽ được kích thích và quá trình sinh tạo máu sẽ hoạt động với tốc độ gấp 8 – 10 lần so với bình thường. Hoạt động này của nhằm nhanh chóng lấy lại sự cân bằng của cơ thể. Sau khi hiến máu khoảng 3-4 tuần, các thành phần trong máu phục hồi lại gần như bình thường.

Hiến máu là một quy trình vô cùng an toàn và không gây bất cứ nguy hiểm nào cho bản thân cả. Bạn sẽ được các nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe phù hợp trước khi hiến máu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các câu chuyện về những bạn học sinh, sinh viên tham gia hiến máu tình nguyện. Nếu đây là lần đầu tiên bạn hiến máu. Hãy tìm hiểu thông tin ở Hội chữ thập đỏ để biết đầy đủ quy trình hiến máu. Bởi hiến máu thực sự rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Bình luận (0)
Nhã Yến
7 tháng 3 2018 lúc 20:21

Nói tóm lại là hiến máu không có hại gì cho sức khỏe .Đây là một số thông tin chứng minh :

Hỏi đáp Sinh họcHỏi đáp Sinh họcHỏi đáp Sinh học

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
24 tháng 1 2018 lúc 19:07

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng cũng bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ. Các chuỗi thức ăn dày đặc tạo nên các mạng lưới thức ăn.

Mèo → Chuột → Lạc, gạo, ...

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
O=C=O
22 tháng 1 2018 lúc 23:50

Trong chuỗi thức ăn mỗi loài sinh vật là một mắt xích . em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau nó trong chuỗi thức ăn.

TL:

Nhận xét : Một mắt xích tiêu thụ mắt xích trước và bị mắt xích sau tiêu thụ.

Bình luận (0)
Trần Như Hiền
26 tháng 2 2018 lúc 10:37

Chuỗi thức ăn (quan hệ thức ăn) (xích thức ăn) là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng cũng bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ. Các chuỗi thức ăn dày đặc tạo nên các mạng lưới thức ăn.
Ví dụ:

- Cỏ → thỏ → sói → xác chết → vi khuẩn → cỏ; - Lá ngô - châu chấu - ếch - xác chết bị phân hủy - chất bón cho cây ngô. - Cỏ → bò → người → xác chết → vi khuẩn → cỏ.
Bình luận (0)
Châu Hoàng Nam
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
15 tháng 1 2018 lúc 11:32

Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm 2 thành phần

+ Thành phần hữu sinh (quần xã): các sinh vật bao gồm

- Sinh vật sản xuất: là sinh vật có khả năng tự tổng hợp tạo nên nguồn thức ăn nuôi sống mình và sinh vật khác (thực vật ..)

- Sinh vật tiêu thụ: gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật

- sinh vật phân giải: những sinh vật sống dựa vào sự phân giải các chất hữu cơ có sẵn thành các chất vô cơ để trả lại môi trường (vi khuẩn, nấm ...)

+ Thành phần vô sinh: sinh cảnh bao quanh sinh vật trong quần xã gồm:

- Các chất vô cơ: nước, không khí ...

- Các chất hữu cơ: protein, lipit ...

- Các yếu tố: khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ ...

Bình luận (2)