Ếch ngồi đáy giếng

Cô bé chăm học
Xem chi tiết
người bí ẩn
Xem chi tiết
Lê Trần Chí
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
16 tháng 10 2018 lúc 20:13

Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến minh thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung".

Bình luận (0)
Niệm An
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Thịnh
26 tháng 10 2018 lúc 21:36

Bài học của truyện Ếch ngồi đáy giếng:
-Thế giới quanh ta vô cùng rộng lớn cần phải học tập để mở rộng tầm hiểu biết của mình.
-Không nên chủ quan kiêu ngạo coi thường người khác phải khiêm tốn học hỏi.
-Phải biết tầm hạn chế của mìnhde mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau.

Bình luận (0)
Niệm An
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
16 tháng 10 2018 lúc 9:07

- Truyện ngụ ngôn là nêu ra một câu chuyện ngắn gọn, tình tiết bất ngờ, về sự vật, hiện tượng trong đời sống, để từ đó truyền tải một bài học đạo đức nào đó. Thường là ẩn dụ qua hình ảnh các loài vật. (Như Ếch ngồi đáy giếng, Con cáo và chùm nho,...)

- Còn truyện cổ tích và truyền thuyết thường kể về một câu chuyện với nhiều tình tiết, có sử dụng chi tiết kì ảo nhằm giải thích một hiện tượng, sự kiện, nhân vật lịch sử; gửi gắm ước mơ, niềm tin của nhân dân.

Bình luận (0)
Thùy Trang
15 tháng 10 2018 lúc 20:11

-Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi

- Truyện truyền thuyết là kể về nhân vật sự kiện có liên quan tới lịch sử

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của nhân vật

Bình luận (1)
Bùi Hà Vy
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
14 tháng 10 2018 lúc 6:38

người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến minh thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung".

Bình luận (0)
So Yummy
14 tháng 10 2018 lúc 7:04

Câu truyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

Bình luận (0)
Phùng Tuệ Minh
14 tháng 10 2018 lúc 9:04

Qua câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, tác giả dân gian muốn:

Khuyên nhủ: chúng ta cần mở mang, tìm hiểu thế giới bên ngoiaf. Không thể nhìn về một mặt mà nhận xét hoàn toàn khi chưa tìm hiểu kĩ.

Phê phán: Những người huênh hoang, kiêu ngạo, nghĩ mik giỏi giang, vênh váo,..

Bình luận (0)
nguyenkhacphong
Xem chi tiết
Phùng Tuệ Minh
9 tháng 10 2018 lúc 12:29

-Quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam:

Chữ đầu tiên của tiếng viết hoa.

- Quy tắc viết tên người, tên địa lý nc ngoài:

Thường thì từ 2 hoặc 3 tiếng trở lên sẽ dùng dấu gạch ngang để chia các tiếng trong bộ phận tên.

- Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, danh hiệu,....:

Viết hoa chữ đầu tiên của tiếng trong mỗi bộ phận

VD: Trường Tiểu học Thị Trấn Quốc Oai A.

Chữ "Tiểu" ở trên viết hoa vì nó đứng đầu một bộ phận.

Bình luận (0)
nguyenkhacphong
Xem chi tiết
Songoku
11 tháng 10 2018 lúc 13:44

1. Em đã đọc truyện '' Rùa và thỏ''

2. Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi

Truyện truyền thuyết là kể về nhân vật sự kiện có liên quan tới lịch sử

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của nhân vật

Bình luận (0)
Tĩnh Giao
Xem chi tiết
Lưu Phương Ly
6 tháng 8 2018 lúc 19:45

Hình như k cs đâu bn ak !

Bình luận (0)
I LOVE BTS
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Thịnh
26 tháng 10 2018 lúc 21:37

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.

Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ích dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều lo lớn là phải!

Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không. Nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó, vây nên đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu khống bị trâu giẫm, nó cũng sẽ găp phải một tai hoạ khác.

Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

Bình luận (0)