Đồng chí- Chính Hữu

linh chi ha
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
23 tháng 11 2022 lúc 8:30

Em có thể tham khảo vài ý sau đây:

- Đoạn văn quy nạp, câu chủ đề sẽ đứng ở cuối đoạn.

- Đoạn văn có 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

- Sử dụng một trợ từ và một câu phủ định.

- Nội dung:

+ Vẻ đẹp của người lính trong ba câu thơ cuối:  vẻ đẹp của những con người có tâm hồn lãng mạn; vẻ đẹp trong sự kiên trì, dũng cảm đối mặt với những khó khăn của thiên nhiên, cuộc chiến....

+ Sức mạnh của người lính trong ba câu thơ cuối: sức mạnh của sự đoàn kết; sức mạnh của ý chí, nghị lực, quyết tâm chống giặc,...

Bình luận (0)
Syngoc
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
22 tháng 11 2022 lúc 23:56

Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ, tác giả.

- Nêu vấn đề chính của bài viết: cảm nhận về người lính trong bài thơ Đồng chí và nêu trách nhiệm của bản thân.

Thân bài:

* Hình tượng người lính thể hiện ở 2 nội dung:

– Nội dung hình tượng: (Hình ảnh người lính hiện lên một cách chân thực, cảm động):

+ Họ là người nông dân áo vải, từ những vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”… vào cuộc chiến đấu gian khổ.

+ Chấp nhận cuộc sống quân ngũ đầy thiếu thốn: “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, “chân không giày”; gian khổ: “cười buốt giá” “sốt run người”…

– Nội dung tình cảm: (Hình ảnh người lính với vẻ đẹp tình cảm, tâm hồn):

+ Lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen gắn bó: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”.

+ Mục đích: Tất cả vì tổ quốc mà hi sinh… Họ gửi lại quê hương tất cả: “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”.

+ Tình đồng chí:

Được nảy sinh từ nhiều điểm chung: (Cảnh ngộ, lí tưởng, nhiệm vụ…) để rồi thành mối tình tri kỉ: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Tình cảm ấy phát triển thành tình đồng chí.

Tình đồng chí giúp người lính vượt lên mọi khó khăn gian khổ:

+ Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”… “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.

+ Giúp họ vượt qua những gian lao thiếu thốn của cuộc kháng chiến: “Áo anh rách vai”… chân không giày. Cùng chịu đựng những cơn “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”

* Vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ:

– Lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi nhiều liên tưởng phong phú.

- Nêu trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc (phần này các bạn tự thể hiện, nêu ra trách nhiệm của bản thân mà mình cần phải thực hiện, viết thành đoạn văn ngắn)

Kết bài:

Khái quát nâng cao:

– Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.

– Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời sống nội tâm.

Bình luận (0)
iem hi
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
22 tháng 11 2022 lúc 9:00

Chào bạn!

Bạn có thể tham khảo một vài nội dung sau để viết đoạn nhé!

*Hình thức:

- Đoạn văn 10-12 câu, không xuống dòng, lùi đầu dòng, viết hoa đầu dòng, dùng dấu chấm hết đoạn.

- Đoạn băn sử dụng phương pháp lập luận quy nạp (Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn, các câu trên có chức năng triển khai vấn đề).

- Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ, câu đặc biệt.

*Nội dung:

- Những câu thơ giản dị trên không chỉ nổi lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người đồng chí:

+ Những người lính cùng là những người nông dân áo vải đến từ những vùng quê nghèo khó.

+ Họ là những người phải đành lòng dứt áo ra đi, bỏ lại sau lưng gia đình, quê hương với nỗi nhớ da diết.

--> Cùng xuất thân nên có sự thấu cảm.

+ Họ cùng trải qua những tháng ngày gian khó, vất vả, bệnh tật: cùng nhau vượt qua từng cơn ớn lạnh, cơn sốt run người,... Không chỉ thế, họ đồng hành cùng nhau qua những ngày thiếu thốn: Áo anh rách vai, Quần tôi có vài mảnh vá,...

--> Những năm tháng đó họ vẫn bên cạnh, trở thành những người đồng đội với tình cảm gắn bó sâu nặng.

- Những câu thơ giản dị thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy: Những vất vả, khó khăn không khiến họ gục ngã mà vẫn "miệng cười buốt giá". Khẳng định sức mạnh của sự yêu thương, đoàn kết, cùng một mục đích, lí tưởng. Sức mạnh ấy đã tạo nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Bình luận (0)
iem hi
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
22 tháng 11 2022 lúc 10:00

Chào bạn!

Bạn có thể tham khảo một vài nội dung sau để viết đoạn nhé!

*Hình thức:

- Đoạn văn 10-12 câu, không xuống dòng, lùi đầu dòng, viết hoa đầu dòng, dùng dấu chấm hết đoạn.

- Đoạn băn sử dụng phương pháp lập luận quy nạp (Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn, các câu trên có chức năng triển khai vấn đề).

- Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ, câu đặc biệt.

*Nội dung:

- Những câu thơ giản dị trên không chỉ nổi lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người đồng chí:

+ Những người lính cùng là những người nông dân áo vải đến từ những vùng quê nghèo khó.

+ Họ là những người phải đành lòng dứt áo ra đi, bỏ lại sau lưng gia đình, quê hương với nỗi nhớ da diết.

--> Cùng xuất thân nên có sự thấu cảm.

+ Họ cùng trải qua những tháng ngày gian khó, vất vả, bệnh tật: cùng nhau vượt qua từng cơn ớn lạnh, cơn sốt run người,... Không chỉ thế, họ đồng hành cùng nhau qua những ngày thiếu thốn: Áo anh rách vai, Quần tôi có vài mảnh vá,...

--> Những năm tháng đó họ vẫn bên cạnh, trở thành những người đồng đội với tình cảm gắn bó sâu nặng.

- Những câu thơ giản dị thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy: Những vất vả, khó khăn không khiến họ gục ngã mà vẫn "miệng cười buốt giá". Khẳng định sức mạnh của sự yêu thương, đoàn kết, cùng một mục đích, lí tưởng. Sức mạnh ấy đã tạo nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Bình luận (0)
iem hi
21 tháng 11 2022 lúc 22:15

giúp tui đi màaa

Bình luận (0)
iem hi
Xem chi tiết
Cô Tú Anh
21 tháng 11 2022 lúc 8:27

"Những câu thơ giản dị trên" là câu nào em nhỉ? Em cần trích dẫn đầy đủ đề để nhận được sự hỗ trợ nhé!

Bình luận (1)
iem hi
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
16 tháng 11 2022 lúc 22:09

Chào bạn!

Với yêu cầu trên bạn có thể viết dựa vào một vài gợi ý và lưu ý sau đây:

*Cơ sở hình thành tình đồng chí:

- Chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.

- Cùng chung hoàn cảnh, lý tưởng chiến đấu.

- Hình thành trên sự sẻ chia, đồng cảm mọi gian lao, mọi niềm vui nỗi buồn.

* Đoạn văn quy nạp thì bạn cần đặt câu chủ đề ở cuối đoạn, các câu còn lại nhằm làm rõ câu chủ đề. Trong đoạn văn có sử dụng câu mở rộng và cây ghép.

Bình luận (0)
iem hi
Xem chi tiết
iem hi
16 tháng 11 2022 lúc 21:35

giúp tớ với 🥺

Bình luận (0)
Bảo Hân
Xem chi tiết
Đỗ Kim Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Quyết
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
6 tháng 11 2022 lúc 9:48

7 câu thơ đầu luôn nhé.

MĐ:

- Dẫn dắt vào đề.

Ví dụ: Nếu như nói đến những bài thơ về tinh thần yêu nước, chúng ta không thể nào không nhắc đến "Đồng Chí" của nhà thơ Chính Hữu.

TĐ:

- Nội dung bài thơ: cơ sở hình thành nên tình đồng chí.

- 2 câu thơ đầu:" Quê hương anh nước mặn, đồng chua" và "Làng tôi nghèo đấy cày lên sỏi đá".

+ Họ cùng xuất thân ở nông thôn, cùng cảnh ngộ nghèo khó đem lại sự đồng cảm lớn cho nhau.

- 2 câu thơ tiếp theo: "Anh với tôi đôi người xa lạ"; "Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau".

+ tác giả nêu ra: họ chỉ là người xa lạ nhưng vì cùng lí tưởng cao đẹp tìm lại sự tự do cho đất nước mà quen biết nhau.

- 2 câu thơ tiếp theo: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu"; "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ".

+ hoàn cảnh của những người đồng chí: súng người này bên súng người kia, đầu người này sát đầu người kia.

+ sự khó khăn của họ: đêm rét phải nằm chung chăn. Thường thấy sự riêng tư đã mất đi, họ nằm chung một tấm chăn với nhau. 

-> họ yêu thương, chia sẻ với nhau những khó khăn vất vả của đời lính.

-> họ phải chống trọi với cái lạnh, cái khổ ở chiến khu Việt Bắc.

-> họ cùng tấm lòng yêu nước, cùng một nhiệm vụ giữ nước.

=> chính điều ấy hình thành nên sự tri kỉ, thân thiết, gắn bó giữa những người lính.

- Đến câu "Đồng chí!":

+ Ấy là sự kết tinh cao đẹp bởi một lí tưởng vĩ đại, sự xúc động tự hào.

=> Hình thành nên tình cảm cao đẹp -> tình đồng chí.

KĐ:

- Tổng kết lại:

Ví dụ: Ta có thể thấy trong 7 câu thơ này, hình ảnh "anh" và "tôi" luôn luôn song hành gắn bó với nhau. Đó là hình ảnh liên hợp, càng thể hiện rõ những cái bền chặt của tình đồng chí, tinh thần đồng đội cao đẹp. (Phép nối)

Bình luận (0)