Đồng chí- Chính Hữu

Tự Nguyên QUANG
Xem chi tiết
Minh Đoàn
Xem chi tiết
Minh Đoàn
2 tháng 1 2023 lúc 19:49

cảm nhận của em veef10 câu thơ cuối bài đồng chí 

Bình luận (0)
Chaniww
Xem chi tiết
Komuro Tairoku
19 tháng 12 2022 lúc 17:53

Thao khảm:

Ngay từ những câu thơ mở đầu bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã lí giải những cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của “anh” và “tôi” – của những người lính cách mạng.

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

Thành ngữ “nước mặn đồng chua” và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”, giọng điệu thủ thỉ tâm tình như lời kể chuyện, cùng nghệ thuật sóng đôi, tác giả cho thấy tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng cùng cảnh ngộ. Họ là những người nông dân áo vải, ra đi từ những miền quê nghèo khó – miền biển nước mặn, vùng đồi núi trung du. Không hẹn mà nên, những người nông dân ấy gặp nhau tại một điểm: lòng yêu nước. Tình yêu quê hương, gia đình, nghĩa vụ công dân thúc giục họ lên đường chiến đấu. Bởi thế nên từ những phương trời xa lạ, mọi người “chẳng hẹn mà quen nhau”. Giống như những anh lính trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên:“Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ - Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ - Quen nhau từ buổi “một, hai” – Súng bắn chưa quen – Quân sự mươi bài – Lòng vẫn cười vui kháng chiến”. Trong môi trường quân đội, đơn vị thay cho mái ấm gia đinh, tình đồng đội thay cho tình máu thịt. Cái xa lạ ban đầu nhanh chóng bị xóa đi. Sát cánh bên nhau chiến đấu, càng ngày họ càng cảm nhận sâu sắc về sự hòa hợp, gắn bó giữa đồng đội cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Hình ảnh sóng đôi, các điệp từ “súng”, “đầu”, giọng điệu thơ trở nên tha thiết, trầm lắng như nhấn mạnh tình cảm gắn bó của người lính trong chiến đấu. Họ đồng tâm, đồng lòng, cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của dân tộc – “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Và chính sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau đã giúp các anh gắn bó với nhau, cùng sẻ chia mọi gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Từ gian khó, hiểm nguy, tình cảm trong họ đã nảy nở và họ đã trở thành những người bạn tâm giao, tri kỉ, hiểu nhau sâu sắc, gắn bó thành đồng chí. Hai tiếng “Đồng chí” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng! Nó như một nốt nhạc làm bừng sáng cả đoạn thơ, là điểm hội tụ, nơi kết tinh của bao tình cảm đẹp mà chỉ có ở thời đại mới: tình giai cấp, tình đồng đội, tình bạn bè trong chiến tranh.

Bình luận (0)
minhdang Nguyễn
Xem chi tiết
Tuyet
15 tháng 12 2022 lúc 8:41

Tham khảo:

 

Ngày ấy trước sự áp bức của bọn thực dân cướp nước, nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng nhiều người khác hăm hở lên đường đi đánh giặc.

Vốn xuất thân là nông dân, hành trang của tôi chẳng có gì ngoài lòng nồng nàn yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, trong đơn vị cũng có khá nhiều người có xuất thân và hoàn cảnh giống tôi, chúng tôi nhanh chóng làm quen và trở thành thân thiết. Điều đầu tiên chúng tôi trao đổi là về miền quê của mỗi người. Quê hương anh là một vùng chiêm trũng ven biển khó cấy cày làm ăn, còn quê tôi cũng chẳng khá hơn gì, là vùng trung du miền núi “chó ăn đá gà ăn sỏi”. Phải chăng cùng xuất thân từ những miền quê nghèo khó đã giúp chúng tôi xích lại gần nhau hơn? Giữa bọn tôi tồn tại một sợi dây cảm thông kì lạ mặc dù chỉ vừa mới quen biết. Hơn nữa, ngoài có chung hoàn cảnh xuất thân, chúng tôi còn chung cả lí tưởng và mục đích chiến đấu. Những người nông dân vốn xưa nay chỉ quen tay cấy tay cày bỗng giờ phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ ruộng nương nhà cửa, những người thân yêu và miền quê yêu dấu. Nói chúng tôi ra đi mà không lưu luyến là nói dối, nhưng vận nước đang lâm nguy, chẳng một ai có thể ngồi yên chờ đợi. Tôi cùng đồng đội đành phải gác lại tất cả, quyết chí hy sinh vì Tổ quốc. Vốn quen với tay cầm cuốc, quen với công việc đồng áng vườn tược, nay lại cầm trên tay khẩu súng, thật tình tôi chưa quen. Nhưng với tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí quyết tâm, tôi không quản ngại khó khăn, cùng nhau học tập, cố gắng nghe theo lời chỉ bảo của anh em để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 

Tây Bắc vốn nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc. Những cơn sốt rét rừng vẫn còn ám ảnh tôi tới tận bây giờ, khi nghĩ lại vẫn thấy rùng mình ớn lạnh. Ai trải qua rồi mới biết cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi nó như thế nào. Thực tế, số đồng đội tôi chết vì sốt rét còn nhiều hơn cả hy sinh ngoài trận mạc. Khi ấy, có một chiếc chăn đơn mà tận hai người đắp chung. Thế nhưng, chính cái thiếu thốn, gian khổ: “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” ấy đã khiến chúng tôi dễ dàng cảm thông và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Cuộc kháng chiến những ngày đầu vô cùng khó khăn vì phải chờ sự viện trợ từ quốc tế. Những ngày thiếu thốn quân trang quân bị, nhìn cái áo rách vai, cái quần có vài mảnh vá, chúng tôi chỉ biết cười, nắm tay nhau để cùng vượt qua khó khăn. Có cả những hôm hành quân trong rừng mà chân không giày, cộng với cái rét cắt da cắt thịt làm cho cuộc hành quân trở nên gian nan gấp bội phần. Giữa không gian rừng núi của Trường Sơn đại ngàn, dưới cái lạnh căm căm của mùa đông với sương muối giăng mắc khắp nơi khắp chốn, bóng anh và bóng tôi ẩn hiện dưới ánh trăng. Không ai nói với nhau một câu, xung quanh chỉ còn nghe thấy tiếng gió heo hút thổi trên ngọn cây nhưng lòng tôi vẫn thấy vô cùng ấm áp. Cuộc chiến hãy còn dài lắm và những người lính áo vải chúng tôi có lẽ phải rời xa quê hương thêm một khoảng thời gian dài nữa. Thế nhưng cứ nghĩ đến hình ảnh lá cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc bay phấp phới dưới bầu trời hòa bình, nhớ đến niềm vui giải phóng của đồng bào nơi chúng tôi đi qua và đặc biệt là những người anh em đã sát cánh bên tôi, mọi gian khổ khó khan đều tan biến hết thảy.

Bên cạnh những khó khăn, gian khổ thường thấy, đời lính cũng không hiếm những phút giây lãng mạn. Những hôm phục kích chờ giặc, bên cạnh đồng đội, tôi còn có vầng trăng trên cao làm bạn. Ngắm nhìn ánh trăng chiếu rọi khắp nhân gian, khu rừng không còn âm u, vắng lặng mà mang nét thơ mộng, trữ tình hiếm có. Đêm càng khuya, vầng trăng càng chếch bóng xuống dần. Có lúc trăng như đang treo lơ lửng trên đầu ngọn súng, tâm hồn người chiến sĩ bỗng chốc biến thành thi sĩ.

Cuộc chiến đã đi qua hơn nửa đời người nhưng mỗi lần nhớ lại những năm tháng ấy, trong tôi dâng lên một niềm xúc động khó tả. Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn chính là sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến. Qủa thật tình đồng chí đồng đội những tháng năm ấy thiêng liêng hơn bao giờ hết. Tôi luôn cảm thấy tự hào vì bản thân được cống hiến cho tổ quốc. Những người chiến sĩ đồng đội đã hi sinh nơi bom đạn chiến trường, cùng nhau sát cánh bên tôi vượt qua tất cả ấy chính là những người không chỉ khiến tôi mang ơn mà còn vô cùng thương xót. Các bạn, những người trẻ tuổi nghe xong câu chuyện tôi kể hãy cố gắng học tập thật tốt để đưa đất nước ta ngày càng phồn vinh phát triển.

Bình luận (0)
Thư Anh
Xem chi tiết
Linh Phạm
7 tháng 12 2022 lúc 20:33

Câu 1:- Đoạn trích trên thể nói tới cơ sở hình thành tình đồng chí:

+ Chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.

+ Cùng chung hoàn cảnh, lý tưởng chiến đấu.

+ Hình thành trên sự sẻ chia, đồng cảm mọi gian lao, mọi niềm vui nỗi buồn.

Câu 2:- Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.

→ Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.

Câu 3:

- Hai câu thơ đối ứng nhau về ý:

                           Quê hương anh nước mặn đồng chua

                           Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

+)Sự đối ứng “quê hương anh - làng tôi”“nước mặn đồng chua” – đất cày lên sỏi đá” khắc họa được sự nghèo khó về xuất thân, cảnh ngộ, đó là cơ sở hình thành tình đồng chí, tạo nên sự nhịp nhàng đồng điệu giữa những người lính.

                          Súng bên súng, đầu sát bên đầu

+)Câu thơ đối xứng nhau ngay trong từng vế câu, làm nổi bật hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt nhưng những người lính vẫn sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng nhau đối diện với hiểm nguy.

Câu 4:

- Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

    +)Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

    +)Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

- Tham khảo ạ!

Bình luận (0)
Khánh Ly Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Mai
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 12 2022 lúc 14:12

Gợi ý cho em đoạn văn:

Nhà thơ Chính Hữu là nhà thơ cách mạng VN. Trong bài thơ ''Đồng chí'', nhà thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và xuất thân của người lính. Hai câu thơ đầu, tác giả tập trung nhắc đến quê hương của người lính, hiện ra là hình ảnh của một vùng quê nghèo nàn, cằn cỗi. Tác giả sử dụng thành ngữ ''nước mặn đồng chưa'' để miêu tả vùng đất giáp biển, đất đai khó canh tác, ''đất cày lên sỏi đá'' để cho thấy vùng đất cũng khó khăn, nghèo dinh dưỡng. Cả hai người lính đều có xuất phát là vùng đất nghèo khổ nhưng có chung tinh thần chiến đấu.  

_mingnguyet.hoc24_ 

Bình luận (0)
Nguyễn Thuỳ Trâm A
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
28 tháng 11 2022 lúc 18:36

(LẦN SAU ĐĂNG TÁCH RA NHÉ)

BÀI 1:

1. tự làm a.

2. Thành ngữ: nước mặn đồng chua.

hiệu quả trong việc sử dụng thành ngữ trên:

+ làm rõ lên cái khó khăn, cái khổ cực của quê hương người lính.

+ tăng giá trị diễn đạt cho việc nói lên hoàn cảnh quê hương của người lính.

3. "Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ ?".

Trong đoạn trích: "Kiều ở Lầu Ngưng Bích".

4. Gợi ý.

Mở đoạn:

- Giới thiệu bài thơ "Đồng Chí".

+ ví dụ: giới thiệu tác giả "Chính Hữu", năm/ hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Thân đoạn:

- Dẫn vào 7 câu thơ đầu trong bài: Xin phép cho tôi được phân tích những câu thơ mà tôi thích nhất ấy là 7 câu thơ đầu của bài.

+ Nội dung: 

-> hoàn cảnh xuất thân của người chiến sĩ.

-> cơ sở hình thành nên tình đồng chí.

-> tình yêu đất nước của người lính.

- 2 câu thơ đầu:

+ "Quê hương anh nước mặn đồng chua", "Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá": sự khó khăn, hoàn cảnh nghèo khổ của 2 anh chiến sĩ.

-> điểm chung của những người lính. => qua đó, họ càng thêm sự đồng cảm với nhau. (Câu có thành phần khởi ngữ).

- 4 câu thơ tiếp:

+ "Anh với tôi .. quen nhau": Tác giả thể hiện nên cái "xa lạ" từ ban đầu, nếu như không có chiến tranh họ chẳng bao giờ gặp nhau.

-> lý do để họ biết đến nhau.

+ "Súng bên súng .. tri kỷ": họ không còn sự riêng tư trong việc ngủ nghỉ, nằm cạnh nhau "súng bên súng, đầu sát bên đầu".

-> tình cảm của tác giả dành cho người "tri kỉ" của mình.

- Câu thơ cuối: "Đồng chí"

+ Sự xúc động cao trào của tác giả là một tiếng vang bộc lộ được thể hiện một cách mãnh liệt. (Câu bị động)

- Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong bài thơ. (ghi nhớ sgk có thể tham khảo).

Kết đoạn:

- Tổng kết lại và khẳng định lại vẻ đẹp đồng chí cùng tinh thần yêu nước.

Gợi ý câu cảm thán: Ôi!, tình đồng chí này đẹp quá.

BÀI 2:

1. - tự sự

- (Câu trl ở phần chữ đỏ).

2. Nội dung chính: 

+ là những lời bộc bạch của tác giả về tình yêu thương trong cuộc sống của mọi người thông qua nhóm thiện nguyện ở dịch covit vừa qua.

- Em đồng tình.

Vì khi có niềm tin thì con người ta sẽ dễ dàng làm được việc mà họ tự tin.

Và khi cùng chung niềm tin, con người ta sẽ cùng chung suy nghĩ -> đồng lòng và yêu thương nhau nhiều hơn.

3. Gợi ý. (dàn này sơ lược chút, tự nghĩ cho quen ha)

Mở đoạn:

- Từ đoạn trích, giới thiệu "ý nghĩa của lòng tốt trong cuộc sống hiện nay".

Ví dụ: Yêu thương sẽ là một liều thuốc tinh thần nếu như lòng tốt luôn hiện diện trong cuộc sống hiện nay.

Thân đoạn:

- Giải thích: ý nghĩa của lòng tốt trong cuộc sống hiện nay là gì?

- Biểu hiện người người có lòng tốt? 

+ Họ có những việc làm ntn?

+ Họ là người ra sao?

- Phản đề: người không có lòng tốt sẽ ntn?

- Nêu dẫn chứng về người tốt việc tốt.

Kết đoạn:

- Liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
Khuất Văn Long
Xem chi tiết