Đề ôn tập chương

Shino Asada
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
17 tháng 10 2017 lúc 18:37

- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

- Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.

- Hồng cầu vận chuyển ôxi và cacbonic.

Bình luận (0)
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
28 tháng 10 2017 lúc 20:05

* Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi. bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ...
Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ : Nếu ta dẫm phải hòn chân thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng, liền xuất hiện một xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh. Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới chân (cơ quan phản ứng).
Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo
hướng làm nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích.

Bình luận (0)
Hải Đăng
28 tháng 10 2017 lúc 21:02

+)Nếu tình cờ chạm vào một thứ nóng, ngay lập tức bạn sẽ rút tay ngược trở lại. Đây được gọi là phản xạ tự nhiên, vì nó xảy ra nhanh hơn nhiều so với những hành động khác mà bạn làm.

+) * Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi. bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ...

Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ : Nếu ta dẫm phải hòn chân thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng, liền xuất hiện một xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh. Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới chân (cơ quan phản ứng).
Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo
hướng làm nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích.

Bình luận (0)
nguyen thi thao
31 tháng 12 2017 lúc 20:30

​phản xạ là phản ứng có thể trả lời kích thích môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh

vd;dùng búa cao su gõ vào gân xương chân bánh chế tức là kich thich vào gân cơ đùi làm phát sinh một xung thần kinh theo dây hướng hướng tâm chạy về tủy sống sang dây li tâm và về có mặt trước đùi .làm cơ đùi cô lại kéo cẳng chân về phía trước

Bình luận (0)
Minh Đào
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
17 tháng 10 2017 lúc 8:30

Câu 1) Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.
Câu 2) Mô là tập hợp các tế bào (nhóm tế bào) chuyên hoá, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định.

- Các loại mô chính :

•Mô biểu bì:
+ Biểu bì bao phủ thường ở bề mặt ngoài cơ thể (da) hay lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, miệng.
+ Biểu bì tuyến nằm trong các tuyến đơn bào hoặc đa bào. Chúng có chức năng tiết các chất cần thiết cho cơ thể hay bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết.
•Mô liên kết:
+ Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương. Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan, có chức năng làm đệm cơ học, đồng thời cũng dẫn các chất dinh dưỡng .
•Mô cơ: là thành phần của hệ vận động, có chức năng co dãn. Có 3 loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.
+ Mô cơ vân: dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động).
+ Mô cơ trơn : Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người.
+ Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người.
•Mô thần kinh: Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.

Bình luận (0)
TRINH MINH ANH
17 tháng 10 2017 lúc 8:37

Câu 3) Khi hầm xương bò, lợn... chất cốt giao bị phân hủy. Vì vậy,
nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ (không còn cốt giao) nên bở.

Câu 4) Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

Câu 5) Để cơ phát triển cân đối, xương chắc khỏe, dẻo dai.

Câu 6) - Vòng tuần hoàn nhỏ: bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn lớn: bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi về tâm nhĩ phải, từ mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải.

Câu 7) * Sự khác nhau :

- Động mạch là các mạch máu dẫn máu từ tim đến các tế bào trong cơ thể, mang theo oxy và các dưỡng chất khác.

- Tĩnh mạch có nhiệm vụ ngược lại: dẫn máu ngược trở về tim sau khi đã trao đổi chất ở các tế bào để thực hiện trọn vẹn vòng tuần hoàn máu.

P/S : Mấy câu còn lại thì bạn tự tìm hiểu lấy nhé:)

Bình luận (0)
Erza Scarlet
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Long
20 tháng 10 2017 lúc 20:22

- Cơ chế truyền máu : các nhóm máu cùng loại có thể truyền trực tiếp cho nhau, nhóm máu trong máu có kháng nguyên A không được truyền cho nhóm máu trong huyết tương có alpha, tương tự nhóm trong máu có kháng nguyên B không được truyền cho nhóm trong huyết tương có beta; bởi vì nếu A trong máu người cho và alpha trong máu người nhận gặp nhau cũng như B trong máu của người cho với beta trong máu của người nhận gặp nhau sẽ gây ra sự kết dính hồng cầu do alpha và beta trong máu của người nhận dính với A và B của người cho, dấn đến tai biến chết người.

- Nhóm O truyền được cho nhóm A do trong O có cả alpha và beta , nhóm A có kháng nguyên A nhưng không gây kết dính hồng cầu bời alpha và beta là trong máu của người cho nên sẽ không kết dính với A trong máu người nhận.

- Nhóm A không truyền được cho nhóm B do trong A có kháng nguyên A, trong nhóm B có alpha nên khi được truyền thì alpha trong nhóm B sẽ kết dính với A trong nhóm A dẫn đến sự kết dính hồng cầu...

Bình luận (1)
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Lâm Hiến Chương
20 tháng 10 2017 lúc 10:12

-Nguyên nhân gãy xương:

+Tai nạn giao thông do vi phạm an toàn giao thông.

+Tai nạn lao động do hoạt động mạnh, va chạm như: Mang vác vật quá sức chịu đựng của xương.

+Té, ngã do các hoạt động thể thao như chạy, nhảy,...

+Chơi đùa quá mức.

-Vì mỗi lứa tuổi khác nhau, xương có cấu tạo về thành phần khác nhau:
+Ở người lớn, lượng cốt giao giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy.
+Lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

-Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông em cần lưu ý:

+Đội mủ bảo hiểm.

+Thực hiện đúng luật an toàn giao thông.

+Chú ý nhìn kĩ đường, quan sát khi qua đường.

Bình luận (0)
Shino Asada
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
17 tháng 10 2017 lúc 19:13

a) Cấu tạo của bắp cơ:

-Bắp cơ gốm nhiều bó cơ hợp lại.

b)- Sự mỏi cơ là khi cơ làm việc quá sức hoặc làm việc kéo dài thì sẽ dẫn đến mỏi cơ.

- Nguyên nhân: Khi cơ làm việc kéo dài hoặc quá sức thì oxi và chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ yếu đồng thời cacbonic và chất thải do cơ thải ra thoát không kịp, tích tụ trong cơ gây mỏi cơ.C

Chúc bạn học tốt!^^

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Huyền
3 tháng 2 2018 lúc 15:02

Đề ôn tập chương

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Khánh Huyền
31 tháng 1 2018 lúc 20:58

Bn mua sách bỗi dươngx hsg Sinh Học 8 của Phan Khác Nghệ ( chủ biên) và Hồ Văn Thắng đi. Sách này hay lắm.

Bình luận (9)
Erza Scarlet
Xem chi tiết
nguyễn ngọc minh tuyết
2 tháng 3 2019 lúc 21:47

câu 3:
- màng xương phân chia làm xương to ra về bề ngang, sụn tăng trưởng phân chia làm xương dài ra
- vì khi người trưởng thành sụn tăng trưởng đã hóa xương k còn khả năng phân chia nên ng k cao thêm đc nữa
- ở ng già chất cốt giao trg xương giảm trg khi muối canxi lại nhiều nên xương giòn và dễ gãy
- xương bò lợn,.. chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nc hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ ( k còn cốt giao nên bở )

Bình luận (0)