Đề kiểm tra học kì I - Địa lí lớp 7

Nguyễn Thị Lê Na
Xem chi tiết
Thảo Phương
17 tháng 12 2017 lúc 20:19

Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.

Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.



Bình luận (0)
Phạm Thị Hoài Anh
Xem chi tiết
Ngọc Nguyên
18 tháng 12 2017 lúc 18:19

Ô nhiễm không khí

Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề

Nguyên nhân: do khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển

Hậu quả: tạo nên những trận mưa axit, làm tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu thay đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao...khí thải còn làm thủng tầng ôzôn

Ô nhiễm nước

Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm là: nước sông, nước biển, nước ngầm

Nguyên nhân: ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển.. ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải sinh hoạt...

Học tốt

Bình luận (0)
Nhữ Nguyệt Hà
Xem chi tiết
Ngọc Nguyên
17 tháng 12 2017 lúc 17:50

Giống:

- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo hai chí tuyến hoặc giữa đại lục Á-Âu

- Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn

=> Nguyên nhân: nằm ở nơi áp cao thống trị hoặc ở sâu trong nội địa

Khác:

*Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.

*Hong mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh

Học tốt bạn nhé!

Bình luận (1)
Bảo Bình
Xem chi tiết
Trần Hoàng Trọng
16 tháng 12 2017 lúc 18:48

Trả lời:

Trồng trọt :

- Cây Công Nghiệp xuất khẩu được chú trọng phát triển theo hướng Chuyên Môn hoá nhằm mục đích Xuất Khẩu.

- Cây Lương Thực chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu trồng trọt.

- Gồm các loại cây trồng :

+ Cây Công Nghiệp

+ Cây ăn quả

+ Cây lương thực

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Thanh Thảo
Xem chi tiết
Anh Minh Nguyen
15 tháng 12 2017 lúc 12:37

Do:

+chí tuyến bắc đi qua giữa Bác Phi

+diện tích lãnh thổ rộng lớn,biển ít ăn sâu vào trong đất liền

+dòng biển lạnh chạy sát bờ

+tiếp cận với các lục địa Á Âu lớn

Bình luận (0)
vvvvvvvv
Xem chi tiết
Huong Le
Xem chi tiết
vvvvvvvv
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 12 2017 lúc 20:39

đới nóng chiếm khoảng bao nhiêu % dân số thế giới

A.gần 50%

B.từ 50% đến 55%

C.từ 56% đến 60%

D.từ 60% đến 65%

Bình luận (1)
vvvvvvvv
Xem chi tiết
Ánh Thuu
15 tháng 12 2017 lúc 20:33

D

Bình luận (1)
Khong Biet Ten
Xem chi tiết
Ánh Thuu
15 tháng 12 2017 lúc 20:41

1.Do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh nên thể hiện tính chất ôn hòa của khí hậu, không quá nóng và mưa nhiều, cùng không quá lạnh và mưa ít.

Tính chất thất thường của thời tiết thể hiện: thời tiết thay đổi đột ngột từ 10 đến 15 độ khi có đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hoặc có đợt không khí lạnh từ Cực tràn xuống. Thời tiết biến động, thay đổi nhanh khí có gió Tây đem không khí nóng ẩm từ đại dương vào đất liền.

2.Nguyên nhân:

+ CN phát triển⇒ Khói bụi từ các nhà máy ngày càng nhiều.

+Do động cơ giao thông

+ Khói bụi từ hoạt động sinh hoạt của con người

+ Sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử gây ô nhiễm phóng xạ

- Hậu quả

+ Mưa axit

+ Tăng hiệu ứng nhà kính

+ Tạo lỗ thủng tầng ozon,gây một số bệnh cho phổi và nhiều bệnh khác,..

3. Những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh:

- Thứ nhất là về y tế : sẽ khó có thể đáp ứng được hết nhu cầu của bệnh nhân, đơn cử là nếu bạn vào một số bệnh viện lớn tại HN sẽ thấy cảnh chật chội, quá tải tại đây.
- Thứ 2 là về giáo dục : mặc dù đô thị phát triển nhưng các trường học ít được đầu tư nâng cấp nên chất lượng giáo dục khó có thể cao được.
- Thứ 3 là các tệ nạn xã hội sẽ nảy sinh ngày càng phổ biến do đời sống được nâng cao nên bố mẹ ít quan tâm tới con cái hơn.
- Thứ 4 là về môi trường : việc phát triển đô thị quá nhanh thường kèm theo việc phá hủy môi trường sống khi thải các chất thải công nghiệp ra môi trường đất, nước,không khí
- Thứ 5 là về chỗ ở : đất chật, người đông là điều chắc chắn xảy ra nhất là khi có thêm nguời nhập cư từ các vùng lân cận nữa.

Bình luận (0)