Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 2

zero night
Xem chi tiết
Khánh Linh Nguyễn
23 tháng 4 2018 lúc 20:54

CHim:
- Có lông vũ, mỏ sừng
- Chi trước: cánh chim
- Phổi: mạng ống khí + túi khí
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, 2 vòng tuần hoàn
- Đv hằng nhiệt
- ** trứng
Thú:
- Thai sinh + nuôi con = sữa
- Có lông mao
- Răng phân hóa: răng cừa, răng nanh, răng hàm
- Tim 4 ngăn + 2 vòng tuần hoàn + máu đỏ tươi nuôi cơ thể
- Đv hằng nhiệt
- Não phát triển

Bình luận (0)
zero night
23 tháng 4 2018 lúc 20:55

cứu !!!!!!

Bình luận (0)
Hải Đăng
24 tháng 4 2018 lúc 7:19

Lớp chim:

+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

Lớp thú:

+ Đặc điểm chung:
_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

Bình luận (0)
Ngoc Anh Bui
Xem chi tiết
❤Cô nàng ngốc ❤
22 tháng 4 2018 lúc 9:21

*Nguyên nhân :

-Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển.

- Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn.

- Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa.

Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn.
- Ban hành sách đỏ Việt Nam.
- Đưa ra các quy định khai thác.
- Tăng cường trồng rừng.
- Nâng cao nhận thức chung của toàn dân về đa dạng sinh học và bảo tồn nó.
- Tăng cường hợp tác đa ngành, hợp tác quốc tế trong bảo vệ tính đa dạng sinh học.

Bình luận (0)
Ngoc Anh Bui
Xem chi tiết
❤Cô nàng ngốc ❤
22 tháng 4 2018 lúc 9:22

Hiện tượng thai sinh là hiện tượng động vật mang thai có phôi thai phát triển trong tử cung của cơ thể mẹ, nhận chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai và đẻ con.

Bình luận (0)
Nhók Mây
23 tháng 4 2018 lúc 10:38

Hiện tượng thai sinh: đẻ con có sự hình thành nhau thai; phôi nhận được nhiều chất dinh dưỡng do ***** cung cấp, được bảo vệ tốt hơn; đảm bảo tốt cho sự phát triển của phôi.

Bình luận (0)
Ngoc Anh Bui
Xem chi tiết
Thời Sênh
22 tháng 4 2018 lúc 9:41

- Cá voi được xếp vào lớp Thú bởi vì chúng có đặc điểm giống với các loài thú khác:
+ Thở bằng phổi (cho nên có hiện tượng cá voi nổi đầu trên mặt nước để thở)
+ Tim 4 ngăn hoàn chỉnh
+ Động vật máu nóng và hằng nhiệt,
+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
+ Có lông mao (mặc dù rất ít).
+ Đuôi cá thẳng đứng và chuyển động kiểu trái phải. Đuôi cá voi nằm ngang và chuyển động lên xuống.

- Cá sấu thuộc lớp Mặt thằn lằn theo quan điểm phân loại hiện tại và lớp Bò sát truyền thống vì:
+ Có BỐN CHI
+ Tim 4 ngăn (là 1 đặc điểm bất thường của cá sấu so với các loài bò sát khác chỉ có tim 3 ngăn và vách hụt ở giữa tâm thất) (ở đây đừng hiểu lầm nhé, cá sấu vẫn là ĐV biến nhiệt)
+ Thở bằng phổi
+ Đẻ ít trứng (theo mình biết thì không quá 10) trong khi cá thực sự đẻ đến hàng trăm nghìn quả

Bình luận (0)
~♡~☆~♡ Mưa~♡~☆~♡
22 tháng 4 2018 lúc 11:21

Cá voi được xếp vào lớp Thú bởi vì chúng có đặc điểm giống với các loài thú khác:
+ Thở bằng phổi (cho nên có hiện tượng cá voi nổi đầu trên mặt nước để thở)
+ Tim 4 ngăn hoàn chỉnh
+ Động vật máu nóng và hằng nhiệt,
+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
+ Có lông mao (mặc dù rất ít).
+ Đuôi cá thẳng đứng và chuyển động kiểu trái phải. Đuôi cá voi nằm ngang và chuyển động lên xuống.

- Cá sấu thuộc lớp Mặt thằn lằn theo quan điểm phân loại hiện tại và lớp Bò sát truyền thống vì:
+ Có BỐN CHI
+ Tim 4 ngăn (là 1 đặc điểm bất thường của cá sấu so với các loài bò sát khác chỉ có tim 3 ngăn và vách hụt ở giữa tâm thất) (ở đây đừng hiểu lầm nhé, cá sấu vẫn là ĐV biến nhiệt)
+ Thở bằng phổi
+ Đẻ ít trứng (theo mình biết thì không quá 10) trong khi cá thực sự đẻ đến hàng trăm nghìn quả

Bình luận (0)
❤Cô nàng ngốc ❤
22 tháng 4 2018 lúc 9:29

- Cá voi được xếp vào lớp Thú bởi vì chúng có đặc điểm giống với các loài thú khác:
+ Thở bằng phổi (cho nên có hiện tượng cá voi nổi đầu trên mặt nước để thở)
+ Tim 4 ngăn hoàn chỉnh
+ Động vật máu nóng và hằng nhiệt,
+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
+ Có lông mao (mặc dù rất ít).
+ Đuôi cá thẳng đứng và chuyển động kiểu trái phải. Đuôi cá voi nằm ngang và chuyển động lên xuống.

Bình luận (0)
Hihi
Xem chi tiết
❤Cô nàng ngốc ❤
22 tháng 4 2018 lúc 8:21

*Bộ móng guốc: Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mồi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc. Thú móng guốc di chuyến nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất, nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp.

*Bộ linh trưởng: Gồm những thú đi bằng hàn chân, thích nghi với đời sống ờ cây, có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm. leo trèo : bàn tay. bàn chân có 5 ngón, ngón cái đối diện với những ngón còn lại. Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính.

Bình luận (0)
Hihi
Xem chi tiết
Thời Sênh
21 tháng 4 2018 lúc 7:23

- Bộ An thịt: có tập tính rình mồi, vồ mồi hoặc đuổi mồi, bắt mồi.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Quý
Xem chi tiết
Thời Sênh
20 tháng 4 2018 lúc 21:27

9 bộ

-bộ thú huyệt

-bộ thú túi

-bộ dơi

-bộ cá voi

-bộ ăn sâu bọ

-bộ gặm nhấm

-bộ ăn thịt

- bộ móng guốc

-bộ linh trưởng

Bình luận (0)
Ngọc Diệp
Xem chi tiết
kim samuel
20 tháng 4 2018 lúc 19:12

Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh là: Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng. Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển. Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên.

Bình luận (0)
Ngọc Diệp
Xem chi tiết
kim samuel
20 tháng 4 2018 lúc 19:14

- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

+ Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.

+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

Bình luận (0)
Linh Dinh
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
20 tháng 4 2018 lúc 19:47

- Sự đa dạng của lớp thú:

+ Đa dạng về số lượng: số lượng loài, số lượng cá thể.

+ Đa dạng về môi trường sống: trên cạn, dưới nước,...

+Đa dạng về tuổi thọ

Cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của lớp thú?

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
20 tháng 4 2018 lúc 19:49

Câu 2:

- Tim gồm 4 ngăn (hai tâm thất, hai tâm nhĩ) máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, phổi có nhiều túi khí. - Răng phân hóa (răng cưa, răng nanh và răng hàm). - Thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ - Bộ não phát triển.
Bình luận (0)
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
20 tháng 4 2018 lúc 19:51

Câu 3 mk chịu

Bình luận (0)