Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì II - Địa lí 8

Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
26 tháng 2 2018 lúc 16:15

a, Vẽ biểu đồ tròn ấy bn....Mik ko chèn dc ảnh....Chia tương đối một chút là dc....Nhớ ghi chú thích và tên biểu đồ

b, Nhận xét

- Từ 1980 – 2000, tỉ trọng GDP của Lào có sự thay đổi:
+ Nông nghiệp: giảm 8,3% ( Từ 61,2% giảm còn 52,9%)
+ Công nghiệp: tăng 8,3% ( Từ 14,5% tăng lên 22,8%)
+ Dịch vụ: vẫn giữ nguyên giá trị
=> Điều đó chứng tỏ Lào đang phát triển đất nước theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bình luận (0)
Hoàng Thảo Linh
Xem chi tiết
Thảo Phương
24 tháng 2 2018 lúc 14:53

*Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam chia làm 3 giai đoạn lớn

1. Giai đoạn Tiền Cambri
– Cách đây 570 triệu năm
– Đại bộ phận lãnh thổ bị nước biển bao phủ
– Có một số mảng nền cổ
– Sinh vật rất ít và đơn giản
– Điểm nổi bật: Lập nền móng sơ khai của lãnh thổ
2. Giai đoạn Cổ kiến tạo
– Thời gian: Cách đây ít nhất 65 triệu năm, kéo dài 500 triệu năm.
Phần đất liền là chủ yếu, vận động tạo núi diễn ra liên tiếp.
– Sinh vật chủ yếu: Bò sát, khủng long và cây hạt trần.
– Cuối Trung Sinh ngoại lực chiếm ưu thế -> địa hình bị san bằng
– Đặc điểm nổi bật: phát triển , mở rộng và ổn định lãnh thổ
3. Giai đoạn Tân kiến tạo
– Cách đây 25 triệu năm
– Vận động tạo núi Himalia diễn ra mãnh liệt.
– Điểm nổi bật: Nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật.

*Ý nghĩa

Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta còn được kéo dài đến ngày nay, giai đoạn này tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay.
Ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo:
+ Một số vùng núi điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn được nâng lên, địa hình trẻ lại.
+ Hoạt động xâm thực & bồi tụ được đầy mạnh, hệ thống sông suối bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn điển hình là Đồng bằng Bắc Bộ & Đồng bằng Nam Bộ
+ Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit...
+ Quá trình hình thành cao nguyên ba dan & các đồng bằng phù sa trẻ.
+ Quá trình mở rộng biển Đông và quá trình thành tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và đồng bằng châu thổ.
Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong các qtrình tự nhiên: phong hóa và hình thành đất, nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú của thổ nhưỡng và giới sinh vật..
Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí Trái Đất.

Bình luận (0)
meo con
24 tháng 2 2018 lúc 13:08

- Lịch sử phát triển tự nước ta trải qua 3 giai đoạn :

1. Giai đoạn Tiền Cambri

2. Giai đoạn Cổ kiến tạo

3. Giai đoạn Tân kiến tạo

– Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.
– Xuất hiện các cao nguyên ba dan núi lửa.
– Sụt lún tại các vùng đồng bằng phù sa trẻ.
– Mở rộng Biển Đông.
– Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, bôxít, than bùn…

Bình luận (0)
Mai Phan
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
24 tháng 2 2018 lúc 11:49

1.

– Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
– Chế độ gió: trên Biển Đồng, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.
– Chế độ mưa: lượng mưa trên biển đạt 1100 – 1300mm/năm.

2

vì:

- Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, để hình thành phải mất hàng triệu năm, nếu bị cạn kiệt khả năng phục hồi là rất khó
- Khóang sản có vai trò rất lớn trong các ngành khai thác, chế biến, công nghiệp năng lượng ,chủ nghĩa xây dựng đóng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của kinh tế quốc gia, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản là đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài, bền vững của con người
- Giảm thiểu tình trạng khai thác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, không khí,...
=> Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cho sự phát triển bền vững của kinh tế đất nước, không chỉ cho ngày hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau

Bình luận (0)
meo con
24 tháng 2 2018 lúc 13:13

Câu1 :

- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
- Chế độ gió: trên Biển Đồng, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.
- Chế độ mưa: lượng mưa trên biển đạt 1100 - 1300mm/năm.

Câu 2:

- Thiên nhiên tạo ra nguồn tài nguyên cho con người nhưng không phải là vô tận con người phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí để vừa phục vụ đảm bảo duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho thế hệ sau vừa tạo điều kiện cho nguồn tài nguyên tái sinh phục hồi.

- Sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường hiện na



Bình luận (0)
Yến Channel
Xem chi tiết
Lê Đức Anh
23 tháng 2 2018 lúc 21:18

Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn,còn các quốc gia còn lại tạo thành Đông nam á hải đảo.

+Các quốc gia thuộc Đông nam á hải đảo: Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia, Philipine, Đông timor. +Các quốc gia thuộc Đông nam á lục địa: Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.

Trong 11 nước Đông Nam Á, thì có 10 quốc gia có hải giới, trừ Lào.

Philippines và Singapore là nước trong khu vực này không có địa giới chung với bất kỳ quốc gia nào.

Bình luận (0)
Trịnh Giang
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
9 tháng 2 2018 lúc 22:28

Biển Đông là một biển lớn với diện tích khoảng 3447000 km2 tương đối kín nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc

- Biển VN là 1 phần của biển đông

- Biển nóng quanh năm

- Chế độ gió, chế độ nhiệt của biển và hướng chảy của các dong biển thay đổi theo mùa

- Chế độ triều phức tạp

- Độ muối trung bình 30 - 33 ‰

Tick ạ~

Bình luận (1)
O=C=O
9 tháng 2 2018 lúc 21:58

a) Diện tích, giới hạn
Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. 
Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3 447 000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.

b) Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển
Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.
- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33%.

Bình luận (1)
Trịnh Giang
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
9 tháng 2 2018 lúc 21:11

1. phục hồi

2. luật khoáng sản

3. tiết kiệm

4. hiệu quả

Tick nha~

Bình luận (0)
Trịnh Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Mạnh
9 tháng 2 2018 lúc 21:30

gđ tân kiến tạo( diễn ra cách đây khoảng 25 triệu năm)

Bình luận (0)
Phạm Thị Mai
Xem chi tiết
Phạm Thị Mai
8 tháng 2 2018 lúc 20:34

m.n xem câu tl của mk đúg ko ạ:

hệ tọa độ địa lí sau:
+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23độ23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8độ34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102độ09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông ở kinh độ 109độ24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

Bình luận (0)
Trần Thị Bích Trâm
8 tháng 2 2018 lúc 20:36
- Điểm cực Đông của Việt Nam nằm ở Mũi Đôi thuộc tỉnh Khánh Hoà

- Điểm cực Tây của Việt Nam nằm ở A Pa Chải thuộc tỉnh Điện Biên

- Điểm cực Nam của Việt Nam nằm ở Mũi Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau

- Điểm cực Bắc của Việt Nam nằm ở Đỉnh Lũng Cú thuộc tỉnh Hà Giang

Bình luận (0)
Hà Yến Nhi
8 tháng 2 2018 lúc 21:20

– Đất liền: diện tích 331.212 km2
+Điểm cực Bắc : vĩ độ 23độ23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
+Điểm cực Nam : vĩ độ 8độ34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+Điểm cực Tây : kinh độ 102độ09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+Điểm cực Đông : kinh độ 109độ24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Tick ạ~

Bình luận (0)
Phạm Thị Mai
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
8 tháng 2 2018 lúc 22:35

1.Mục tiêu của Asean:
-Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;
-Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính;
-Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính;
-Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân;
-Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á;
-Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt đuợc một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.

Nguyên tắc:

i) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

ii) Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

iii) Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

iv) Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

v) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

vi) Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

vii) Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

viii) Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

ix) Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;

x) Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;

xi) Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;

xii) Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

xiii) Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

xiv) Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.

Tick ạ~

Bình luận (0)
Hà Yến Nhi
8 tháng 2 2018 lúc 22:38

2.

-Trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính. Tuy nhiên mỗi nước lại có những phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của khu vực.
Các nước trong khu vực Đông Nam Á có cùng nền văn minh lúa nước, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Có nhiều nét tương đồng trong sản xuất và sinh hoạt.

Bình luận (0)
Hà Yến Nhi
8 tháng 2 2018 lúc 22:42

3.

– Đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên:
+ Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến bán cầu Bắc.
+ Trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á
+ Cầu nối giữa đất liền và hải đảo.
+ Tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

-Đặc điểm lãnh thổ

a. Phần đất liền
– Kéo dài theo chiều B – N 1650km, tương đương 15o vĩ tuyến.
– Nơi hẹp nhất thuộc tỉnh Quảng Bình.
– Có đường bờ biển cong hình chữ S 3260km
– Biên giới :4500km
b. Phần biển Đông mở rộng về phía Đông và Đông Nam
– Có hai quần đảo lớn là
+ Quần đảo Trường Sa – huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).
+ Quần đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng)

Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.
– Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
– Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,…).

Tick ạ~

Bình luận (0)
phạm thị hải yến
Xem chi tiết