Đề kiểm tra 1 tiết - Đề 1

Khánh Linh Nguyễn
18 tháng 3 2018 lúc 16:15

da trơn,có chất nhầy

Bình luận (0)
vvvvvvvv
Xem chi tiết
Khánh Linh Nguyễn
18 tháng 3 2018 lúc 16:05

Đời sống:
- Môi trường sống:
trên cạn
- Đời sống:
Sống nơi khô ráo, thích phơi nắng
Có tập tính trú đông, là động vật biến nhiệt
Thức ăn chủ yếu là sâu bọ
- Sinh sản:

Thụ tinh trong, đẻ ít trứng Phát triển trực tiếp Trứng có vỏ dai, nhiều noản hoàng

- Cấu tạo ngoài:

Da khô, có vảy sừng, có cổ dài Mắt có mí, cử dộng và có tuyến lệ Màng nhĩ nằm trong hốc tai Than và đuôi dài, bốn chi ngắn và yếu, bàn chân năm ngón có vuốt

- Di chuyển: khi di chuyển than và đuôi tì vào đất cử động uốn lien tục phối hợp với các chi giúp cơ thể tiến lên

Bình luận (0)
vvvvvvvv
Xem chi tiết
Đặng Thái Hoàng Anh
18 tháng 3 2018 lúc 14:38

2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín

Bình luận (0)
vvvvvvvv
Xem chi tiết
Giang
20 tháng 3 2018 lúc 18:27
Hệ cơ quan Chim Thằn lằn
Tiêu hóa Hệ tiêu hóa có đầy đủ các bộ phận, nhưng tốc độ tiêu hóa còn thấp. Có sự biến đổi của ống tiêu hóa(mỏ sừng không răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ).Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn khi bay.
Bình luận (0)
vvvvvvvv
Xem chi tiết
Khánh Linh Nguyễn
18 tháng 3 2018 lúc 16:11

Tim cá:2 ngăn

Tim ếch:3 ngăn

Tim nhái:3 ngăn

Tim cá sấu:3 ngăn

Tim rắn:3 ngăn

Tim thú:4 ngăn

Bình luận (0)
Ngoc Diep Pham
Xem chi tiết
FAIRY TAIL
25 tháng 10 2017 lúc 11:48
Trẻ em có nguy cơ nhiễm giun đũa nhiều hơn người lớn đặc biệt trẻ em vùng nông thôn. Do ăn uống không đảm bảo vệ sinh đặc biệt hay gặp ở những người có thói quen ăn rau sống Xử lý phân, nước rác không đúng quy trình
Bình luận (0)
Chu Vân Anh
25 tháng 10 2017 lúc 15:48

+do thức ăn chưa đảm bảo vệ sinh

Bình luận (0)
nguyễn thị huệ
Xem chi tiết
Dương Sảng
9 tháng 3 2018 lúc 12:14

Những hiểu biết về ếch đồng:

Ếch đồng (danh pháp hai phần: Hoplobatrachus rugulosus) (tên tiếng Anh: Chinese Edible Frog, East Asian Bullfrog, hoặc Taiwanese Frog; tên tiếng Trung: 虎皮蛙-hổ bì oa, nghĩa là "ếch da hổ") là một loài ếch trong họ Ranidae. Nó được tìm thấy ở Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Lào, Ma Cao, Malaysia, Myanma, Philippines, Đài Loan, Thái Lan, và Việt Nam. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là đầm nước ngọt, đầm nước ngọt có nước theo mùa, đất canh tác, vùng đồng cỏ, vườn nông thôn, các vùng đô thị, ao, ao nuôi trồng thủy sản, hố lộ thiên, đất có tưới tiêu, đất nông nghiệp có lụt theo mùa, và kênh đào và mương rãnh.Ếch đồng thuộc lớp lưỡng cư, thích nghi với sống cạn - nước.

Tình trạng bảo tồn:

Ếch đồng hiện nay không bị nguy hại đến và giữ được số lượng cá thể.

Đời sống:

Ếch kiếm ăn vào ban đêm mồi thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc,...Ếch ẩn trong hang qua mùa đông( hiện tượng trú đông).Ếch là động vật biến nhiệt.

Ếch sống nơi ẩm ướt gần ao, hồ.

Cấu tạo trong:

Hệ tiêu hóa:

Ống tiêu hóa: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, huyệt.

Tuyến tiêu hóa: tuyến gan-mật, tuyến tụy.

Hệ tuần hoàn:

Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất. Có 2 vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn phổi, vòng tuần hoàn cơ quan.

Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

Hệ hô hấp:

Hô hấp bằng da và phổi, chủ yếu bằng da. Phổi cấu tạo đơn giản.

Sự thông khí nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.

Hệ sinh sản:

Chưa có cơ quan giao phối. Thụ tinh ngoài.

Hệ thần kinh:

Tiểu não kém phát triển.

Não trước và thùy thị giác phát triển.

Còn có hành tủy, tủy sống.

Cấu tạo ngoài:

Cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vữa ở nước vừa ở cạn.

Da trần, phủ chất nhày, ẩm, dễ thấm khí

Mắt có mi, có tuyến lệ, tai có màng nhĩ.

Mắt và lỗ mũi ở cao trên đầu, mũi thông khoang miệng, chi sau có màng bơi căng giữa các ngón.

Chi 5 phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

Di chuyển:

Chúng di chuyển nhờ có 4 chi có ngón( trên cạn). Ngoài ra ếch đồng còn có thể bật nhảy để tiến về phía cần đi.

Phát triển:

Trứng( đã được thu tinh do con đực) tập trung thành từng đám nổi trên mặt nước. Sau một thời gian, trứng phát triển nở thành nòng nọc.Qua nhiều giai đoạn biến đổi phức tạp để trở thành ếch con rồi trưởng thành.

Sinh sản:

Đến mùa sinh sản( vào cuối xuân, sau những trận mưa rào đầu hạ) , ếch đực gọi ếch cái để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, tìm đến bơ nước để đẻ. Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên lưng tưới tinh đến đó, sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể ( thụ tinh ngoài ).

Bình luận (0)
Phan uyển nhi
11 tháng 3 2018 lúc 13:03

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật và con ng với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể rồi hút máu từ tĩnh mạch về tim đẩy phổi để trao đổi khí CO2 lấy O2

Bình luận (0)
Phan uyển nhi
11 tháng 3 2018 lúc 13:15

Ếch đồng là một loài ếch trong họ Ranidae. Nó được tìm thấy ở Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Lào, Ma Cao, Malaysia, Myanma, Philippines, Đài Loan, Thái Lan, và Việt Nam. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là đầm nước ngọt, đầm nước ngọt có nước theo mùa, đất canh tác, vùng đồng cỏ, vườn nông thôn, các vùng đô thị, ao, ao nuôi trồng thủy sản, hố lộ thiên, đất có tưới tiêu, đất nông nghiệp có lụt theo mùa, và kênh đào và mương rãnh.Ếch đồng thuộc lớp lưỡng cư, thích nghi với sống cạn - nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Dương Sảng
19 tháng 2 2018 lúc 12:46

* Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như sau : Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.
* Quá trình thải nước tiểu diễn ra như sau:

Nước tiểu chính thức được đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống dự trữ ở bóng đái. Nước tiểu được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.


Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Anh
18 tháng 2 2018 lúc 22:43

minh quên sinh học lp 8 nhé

Bình luận (0)
Khánh Linh Nguyễn
19 tháng 2 2018 lúc 20:36

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

Bình luận (0)
Little Red Riding Hood
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
23 tháng 10 2017 lúc 9:28

Câu 1: Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh

- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

- Phần lớn dị dưỡng

- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi hay tiêu giảm

- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

2. Các bước xử lí và mổ giun đất

- Xử lí mẫu

+ Rửa sạch đất ở cơ thể giun

+ Làm giun chết trong hơi ete hay cồn loãng

+ Để giun lên khay mổ và quan sát

- Mổ giun: em xem trong SGK trang 57

Câu 3:

Thủy tức Sứa
Cấu tạo ngoài

- Cơ thể hình trụ dài

- Phần dưới là đế, bám vào giá thể

- Phần trên có lỗ miệng có tua miệng tỏa ra, trên tua miệng có tế bào gai để tự vệ và tấn công

- Cơ thể hình dù

- Có miệng nằm ở dưới trên có tua miệng chứa tế bào gai

Di chuyển - Di chuyển nhờ tua miệng theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu - Di chuyển bằng cách co bóp dù

Bình luận (0)
Pham Thi Linh
23 tháng 10 2017 lúc 9:40

Câu 4: Giun tròn có đặc điểm tiến hóa hơn giun dẹp là

- Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức

- Ống tiêu hóa bắt đầu phân hóa thành các bộ phân khác nhau như: miệng, hầu, hậu môn

Câu 5: Trùng roi di chuyển nhờ roi bằng cách xoáy roi vào nước giúp cơ thể di chuyển về phía trước

Câu 6: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh

- Giác bám phát triển: bám chặt được vào nơi kí sinh ở cơ thể vật chủ

- Cơ dọc, cơ vòng phát triển: chun dãn, phồng dẹp chui rúc, luồn lách trong cơ thể kí sinh

- Hầu có cơ khỏe: hút được nhiều chất dinh dưỡng ở nơi kí sinh

- Ruột phân nhiều nhánh nhỏ: hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng

- Đẻ nhiều trứng và trải qua nhiều vật chủ trung gian: phát tán ấu trùng và đảm bảo được số lượng ấu trùng kí sinh trong cơ thể vật chủ

Câu 7:

  Trùng sốt rét Trùng kiết lị
Dinh dưỡng Kí sinh trong hồng cầu, hấp thụ chất dinh dưỡng có trong hồng cầu qua bề mặt cơ thể Nuốt hồng cầu
Di chuyển Ko có cơ quan di chuyển, di chuyển nhờ hồng cầu Di chuyển bằng chân giả
Cấu tạo Kích thước nhỏ, ko có bộ phận di chuyển và các ko bào Giống trùng biến hình, có chân giả ngắn
Sinh sản Vô tính bẳng cách phân đôi Vô tính bằng cách phân đôi
     

Câu 8:

- Tác hại của giun đũa: Kí sinh ở ruột non người, nhất là trẻ em

+ Gây đau bụng

+ Đôi khi tắc ruột và tắc ống mật

- Biện pháp:

+ Ăn chín uống sôi

+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Vệ sinh cơ thể, môi trường, nhà cửa ... sạch sẽ

+ Uống thuốc tẩy giun định kì 2 lần / năm

 

Bình luận (2)
Nguyễn Phúc Nguyên
Xem chi tiết
Chu Vân Anh
25 tháng 10 2017 lúc 20:29

+uống thuốc tẩy giun định kì

+ăn uống sạch sẽ;kg ăn thức ăn sống chưa qua khử trùng,rửa sạch,đồ ăn hỏng ,ôi thiu,đồ ăn bán ngoài đường,đồ ăn kg rõ nguồn gôc xuất xư

+rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn,sau khi đi ra ngoài,sau khi đi ṿê sinh

+xây nhà tiêu,hố xí 1 cá́ch khoa hoḳ,đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

+kg cho tay vào miệng

+kg đi chân đất khi ra ngoài;khi tiếp xúc với đất,nước,...bị ô nhiễm cần bịt khẩu trang,đeo bao tay

Bình luận (0)
Đạt Trần
25 tháng 10 2017 lúc 20:18

Muồn tiêu diệt chúng thì ta nên uống thuốc tẩy giun sán. Còn muốn đề phòng ta phải thực hiện vệ sinh sạch sẽ nhất là sau khi đi tiêu, không ăn cá, thịt tái, rau ăn sống cần rữa kĩ bằng thuốc tím hay nước muối loãng ....Và cũng nên uống thuốc tẩy giun định kì 3 tháng/ lần.

Bình luận (2)
Ánh Thuu
25 tháng 10 2017 lúc 20:20

Cách phòng bệnh giun đũa tốt nhất là không ăn rau sống, không uống nước lã. Không nên dùng phân tươi bón ruộng hay bón cho cây trồng, nhất là rau xanh. Xử lý tốt phân, nước rác. Thực hiện rửa tay xà phòng trước khi ăn uống. Không để móng tay dài dễ dính, bám đất cát và lây nhiễm trứng giun.

Bình luận (0)