Để cương ôn tập văn 12 học kì II

le minh thanh
Xem chi tiết
Bi Bi
Xem chi tiết
๖ۣۜ ghét๖ۣۜ
6 tháng 2 2018 lúc 22:03

Nguyễn Trung Thành (còn gọi là Nguyên Ngọc) được xem là nhà văn của Tây Nguyên, bởi lẽ, cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông đều gắn bó với mảnh đất này. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn mà chúng ta phải để đến là truyện ngắn “Rừng xà nu”. Với tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Tnú – biểu tượng cho Tây Nguyên hùng hồn, bi tráng.

Có thể nói Tnú là nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm, song song bên cạnh hình tượng rừng xà nu đại ngàn. Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nên hình tượng một người anh hùng của mảnh đất Tây Nguyên với màu sắc sử thi rất rõ nét qua câu chuyện của cụ Mết kể trong một đêm nhân khi Tnú về làng.

Tnú là người Strá, anh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên nhờ sự đùm bọc và cưu mang của dân làng Xô Man. Chính vì thế, Tnú luôn gắn bó với buôn làng và sau này còn trở thành người chiến sĩ gan góc bảo vệ quê hương mình. Cụ Mết từng nói: “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta” chính là một lời khen hoàn toàn xứng đáng.

Tnú là một người có bản lĩnh, gan góc và không ngại khó khăn, thử thách. Ngày từ khi còn nhỏ, Tnú đã tỏ ra là một đứa trẻ gan dạ. Ngay cả khi những người như anh Xút, bà Nhan đi liên lạc bị chặt đầu treo cổ thì Tnú không hề sợ hãi mà vẫn dũng cảm xung phong nhận làm liên lạc. Để tránh giặc phát hiện, Tnú “không chọn đường mòn, không chọn quãng nước êm mà chọn con đường gai góc, chọn quãng nước chảy xiết” để đi và vì thế cậu đã nhiều lần “lọt qua hết vòng vây của giặc”. Khi bị giặc bắt, Tnú cũng không hề sợ hãi mà nhanh trí nuốt bức thư mật vào bụng. Đã thế, Tnú còn thách thức lại với bọn giặc khi chỉ tay vào bụng và nói: “Cộng sản ở đây này”. Ngay cả khi bị giặc tró bắt đốt mười đầu ngón tay, Tnú vẫn không kêu lên một tiếng. Tất cả những hành động này đã cho thấy một bản lĩnh kiên cường, gan góc của một thanh niên trẻ tuổi. Trẻ nhưng không bồng bột, ngược lại, anh rất bình tĩnh và thông minh.

Không chỉ gan dạ, Tnú còn là một người có ý chí và quyết tâm cao. Tnú học chữ thua Mai vì hay quên thì lấy đá đập vào đầu, những tưởng nhét được con chữ vào trí nhớ. Nhưng khi được anh Quyết giải thích và động viên thì Tnú đã hiểu ra và học hành chăm chỉ hơn. Tinh thần học hỏi và vượt lên chính mình như vậy không phải ai cũng có và cũng làm được. Chính tính cách ấy của Tnú càng khiến cho chúng ta yêu mến anh hơn.

Mặc dù cuộc đời của Tnú phải chịu quá nhiều nỗi bi kịch nhưng anh vẫn kiên cường vượt lên tất cả, trở thành người anh hùng, trở thành một hình tượng đẹp mà ai cũng phải ngưỡng mộ. Ngay từ nhỏ, anh đã mồ côi cha mẹ nhưng được dân làng nuôi nấng, chính vì thế anh yêu buôn làng của mình, cùng dân làng bảo vệ cán bộ và sẵn sàng hy sinh thân mình để bao vệ quê hương nếu cần. Từ khi còn nhỏ, bị giặc bắt, bị đày đọa: “tấm lưng chằng chịt những vết chém” nhưng Tnú chưa bao giờ nói khai lấy một lời. Khi xông ra cứu mẹ con Mai, Tnú bị giặc bắt đốt mười đầu ngón tay và tận mắt chứng kiến giặc tra tấn vợ con đến chết, trong lòng Tnú thật không còn nỗi đau nào lớn hơn. Lòng căm hận trong anh sôi lên sùng sục, và chính lòng căm thù giặc sâu sắc ấy mà khiến cho anh càng kiên cường, bền gan, ý chí gia nhập quân đội để cầm súng giết giặc trả nợ nước báo thù nhà, bảo vệ dân làng và quê hương.

Lòng căm thù giặc cũng được xuất phát từ tình yêu đối với quê hương và đối với con người của Tnú. Tận mắt chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù đánh đập rất tàn bạo, anh không thể kìm được nỗi đau đang đốt cháy lòng mình: “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy (…) ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Bất chấp cả việc bọn chúng có giáo gươm, còn mình thì tay trắng, anh vẫn xông ra để cứu mẹ con Mai bởi anh không thể đứng nhìn nín nhịn thêm được nữa. Chính tình yêu thương và căm hận đã khiến cho đôi mắt anh “nảy lửa” vừa dữ dội vừa tràn đầy nỗi căm hờn.

Không chỉ dành tình yêu cho vợ con mình, Tnú còn yêu tha thiết quê hương bản làng. Trên đường trở về thăm làng, Tnú nhớ từng kỉ niệm bên gốc cây, nhớ tiếng chày giã gạo của buôn làng đầy thương yêu. Cũng chính vì để bảo vệ quê hương mà Tnú mới chăm chỉ học hành, tham gia cách mạng và vượt lên trên mọi khó khăn đau khổ. Có thể nói rằng, tình yêu thương với vợ con, với buôn làng quê hương và lòng căm thù giặc sâu sác đã trở thành động lực, biến thành quyết tâm cao độ và hành động cụ thể hơn: dù hai bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt, nhưng Tnú vẫn đi lực lượng để cầm súng chiến đấu giải phóng quê hương.

Tham gia lực lượng rồi, Tnú còn thể hiện rõ là một người có ý thức và tinh thần trách nhiệm kỷ luật cao. Tuy xa quê hương ba năm, rất nhớ nhà, nhớ buôn làng nhưng chỉ khi được cấp trên cho phép thì anh mới trở về làng và cũng chỉ về đúng một đêm như quy định trong giấy phép. Ta thấy rõ ở đây một người chiến sĩ cách mạng không chỉ gan dạ, dũng cảm mà còn rất nghiêm túc trong tác phong.

Tất cả những tính cách và phẩm chất của Tnú đã làm nên một người anh hùng kiên trung bất khuất. Chính vì thế không chỉ có dân làng Xô Man mà tất cả mọi người đều yêu mến và ngưỡng mộ anh. “Những cặp mắt tròn xoe, rồi những tiếng ré lên và những tiếng reo” của mọi người vừa thể hiện niềm vui mừng khi đón Tnú về làng vừa cho thấy sự quý trọng, yêu mến của tất cả mọi người dành cho anh.

Bằng những hình ảnh chân thực, sinh động và giàu chất sử thi, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã tạc nên bức tượng kì vĩ về con người Tây Nguyên kiên cường bất khuất trong cuộc đấu tranh chống Mĩ đầy gian lao. Qua nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, tác giả đã gửi gắm những thông điệp mang tính cá nhân và cộng đồng sâu sắc.

Bình luận (0)
Giang
6 tháng 2 2018 lúc 22:03

A.Mở bài :

Giới thiệu Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu.

B.Thân bài :

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú.

– Tnú là nhân vật chính của truyện ngắn Rừng xà nu. Đó là một đứa trẻ cha mẹ mất sớm, Tnú gắn bó với dân làng và có những phẩm chất của dân làng. Tnú được cụ Mết nhận xét : “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta’’.

– Tnú là người con gan góc, táo bạo của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.

+ Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, bỏ ra ngoài suối ngồi suốt ngày, sau đó, lấy một hòn đá “tự đập vào đầu, máu chảy ròng ròng’’ để sáng hôm sau lại ngượng ngùng gọi Mai ra phía sau hốc đá hỏi xem “chữ o có móc là chữ chi’’.

+ Nhưng “đi đường núi thì đầu nó sáng lạ lùng’’. Khi làm liên lạc, Tnú không đi đường mòn. Qua sông, khôn lội chỗ nước êm, mà “cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình’’.

+ Khi bị giặc bắt và tra tấn, Tnú không hé răng một lời dù bị địch tra tấn dã man.

+ Khi bị địch đốt cháy mười ngón tay, Tnú nghiến răng chịu đựng chứ quyết “không thèm kêu van’’.

– Đây cũng là một con người có mối thù chồng chất với quân giặc. Chúng không chỉ giết hại dân làng mà còn giết hại vợ con anh và khiến hai bàn tay anh “mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt’’.

– Tnú còn là một chàng trai dũng cảm và trung thành với cách mạng.

+ Những ngày ấy, làng Xô Man bị kẻ thù khủng bố điên cuồng “không bữa nào nó không đi lùng, không đêm nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cả rừng’’. Anh Xút bị giặc treo cổ lên cây vả đầu làng ; bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng vì đã vào rừng nuôi cán bộ. Sau cùng đến lũ trẻ thay người già làm việc này. Tnú và Mai là hai đứa trẻ hăng hái nhất. Có đêm, chúng ngủ luôn ở ngoài rừng, vì đề phòng giặc lùng phải có người “dẫn cán bộ chạy’’.

+ Lòng trung thành với cách mạng của Tnú đã được bộc lộ qua nhiều thử thách. Khi bị giặc bắt, giải về làng, tra hỏi chỗ ở của cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình và nói : “ở đây này’’. Lưng Tnú ngang dọc biết bao vết dao chém của bọn lính.

+ Khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn dã man bằng gậy sắt, mặc dù tay không, Tnú dũng cảm nhảy vào giữa lũ giặc đang điên cuồng. Nhưng anh không cứu được vợ con, bản thân bị giặc bắt và đốt hai bàn tay bằng giẻ tẩm dầu xà nu.

+ Khi được dân làng cứu thoát, dù hai bàn tay đã cụt đốt, Tnú gia nhập giải phóng quân như một tất yếu… Phẩm chất anh hùng của Tnú là ở chỗ biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân : gia nhập bộ đội, chiến đấu dũng cảm, giết giặc để trả thù cho quê hương và gia đình.

– Căm thù mãnh liệt, Tnú cũng la người biết yêu thương sâu sắc. Ba năm đi bộ đội, Tnú da diết cảnh và người của buôn làng quê hương.

C. Kết bài

– Số phận và tính cách của nhân vật Tnú tiêu biểu cho dân làng Xô Man và con người Tây Nguyên.

– Nhân vật Tnú góp phần tô đậm chủ đề và làm nên màu sắc sử thu của truyện ngắn “Rừng xà nu’’.

Bình luận (0)
Nguyễn Thuận
Xem chi tiết
Minh Hiếu
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
22 tháng 1 2018 lúc 19:39

Nhân vật Mị.

– Nhân vật tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ nghèo khổ.

– Chịu ách nặng của đồng tiền nghèo đói.

– Chịu ách nặng của cường quyền bạo lực.

– Chịu ách nặng của thần quyền.

– Mị là người con gái trẻ đẹp, khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc.

– Tài hoa “thổi lá hay như thổi sáo”

– Chăm chỉ lao động, không tham giàu “con nay đã đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.”

– Hiếu thảo: không nỡ chết khi chưa trả hết nợ thay cho bố.

Mị tiêu biều cho vẻ đẹp của người con gái miền núi, xứng đáng hưởng hạnh phúc. Nhưng “bông hoa ban tinh khiết” của núi rừng Tây Bắc ấy lại bị nhấn chìm trong kiếp sống tôi đòi-khổ nh

Bình luận (1)
Nguyễn Hải Đăng
22 tháng 1 2018 lúc 20:18

Về Mị Châu ạ:
Mị Châu là con gái của ADV Thục Phán, là một cô công chúa lá ngọc, cành vàng, có tâm hồn ngây thơ trong trắng, nhẹ dạ, cả tin và không có một chú gì về ý thức công dân. Xuất hiện ở phần sau của tác phẩm, Mị Châu cũng là người phải chịu trách nhiệm lớn trước bi kịch "nước mất nhà tan".

Khi đánh giá về nhân vật này, đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, người lên án, kẻ bênh vực.

Những người bênh vực thì đã lấy đạo "tam tòng" (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), một quan điểm đạo đức thời phong kiến để bênh vực cho nàng. Theo họ, Mị Châu là người con gái hiền thục, trọn đạo hiếu, vâng lời cha lấy chồng, lấy chồng thì một lòng tin yêu chồng. Sao có thể trách nàng mất cảnh giác với cả chồng mình được? Vì vậy việc Mị Châu không giấu giếm Trọng Thuỷ điều gì là vô tội. Nhưng họ đã quên rằng, trong một đất nước nhiều giặc giã, một nàng công chúa lại chỉ biết làm trọn chữ "tòng" mà vô tình với vận mệnh quốc gia là có tội. Mị Châu tin yêu chồng không có gì đáng trách nhưng nàng đã vi phạm nguyên tắc "bí mật quốc gia" của một người dân đối với đất nước, đặt tình riêng lên trên việc nước dù đó chỉ là do sự nhẹ dạ, vô tình. Nếu sự mất cảnh giác của ADV là nguyên nhân gián tiếp thì sự nhẹ dạ, ngây thơ của Mị Châu là nguyên nhân trực tiếp gây lên hoạ nước mất. Mị Châu tin yêu chồng bằng một tình yêu mù quáng. Nhân dân ta đã sáng tạo nên hình ảnh áo lông ngỗng là chi tiết nghệ thuật tài tình để thể hiện sáng rõ sự mù quáng đáng trách của Mị Châu. Trọng Thuỷ đánh tráo nỏ thần, trước khi về nước đã hỏi Mị Châu: "Ta nay trở về thăm cha … làm giấu." Mị Châu đáp: "Thiếp có … làm dấu". Trọng Thuỷ vừa về nước, chiến tranh hai nước xảy ra, lẫy nỏ không còn, phải lên ngựa bỏ chạy cùng vua cha, lẽ ra phải biết đó là âm mưu của Trọng Thuỷ, thế mà Mị Châu vẫn nhẹ dạ, mù quáng, không suy xét sự tình, vẫn rắc lông ngỗng làm dấu, có khác gì chỉ đường cho giặc đuổi theo mình. Việc làm đó của nàng đã trực tiếp dẫn tới bi kịch nhà tan. Vì vậy, không thể cho rằng làm một người vợ thì Mị Châu phải tuyệt đối nghe và làm theo lời chồng. Không thể cho rằng nàng là người vô tội, không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trước bi kịch nước mất nhà tan. Tội lỗi của nàng là hết sức nặng nề. Chính vì vậy, nhân dân ta không đánh giá nàng theo quan điểm đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

Song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu tình, vừa đạt lí. Mị Châu có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra không phải là chủ ý của nàng mà do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng bị lừa dối mà mắc tội. Hơn nữa, cuối cùng, nàng cũng đã tỉnh ngộ nhận ra kẻ thù và chấp nhận một cái chết đau đớn. Mị Châu có tội nàng đã phải đền nhưng nỗi oan của nàng cũng cần được giải. Sáng tạo nên chi tiết thần kì, ứng nghiệm với lời cầu khấn trước khi chết của Mị Châu, nhân dân ta đã bày tỏ thái độ bao dung, niềm cảm thông mà minh oan cho nàng. Đồng thời, thông qua chi tiết thần kì đó, ông cha ta cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của mình và truyền lại một bài học lịch sử muôn đời cho con cháu trong việc giải quyết mối quan hệ riêng – chung.

Bình luận (1)
Lâm Tuyết Lam
Xem chi tiết
thu nguyen
Xem chi tiết
Lầu Trân
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Huy
Xem chi tiết
Thêm lần mạnh mẽ, thêm l...
Xem chi tiết
Ngô Minh Toàn
21 tháng 8 2017 lúc 20:33

Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ Ờ

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (1)
Sunin Quất
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
3 tháng 8 2017 lúc 16:46

1.Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

2.Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
7 tháng 8 2017 lúc 14:05

1 - Giàn giáo tựa như cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

(Về ngôi nhà đanh xây - Đồng Xuân Lan)

2- Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn

( Bác ơi - Tố Hữu)

~ Chúc bn học tốt!

Bình luận (0)