Đề cương ôn tập văn 11 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
canh4869
Xem chi tiết
ta hieu
Xem chi tiết
Đoàn Như quỳnh
Xem chi tiết
Taehyng Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
23 tháng 11 2017 lúc 6:11

Mở bài:

Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể. Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo. Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo. Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì? Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

Nguyễn Linh
23 tháng 11 2017 lúc 6:11

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

Nguyễn Linh
23 tháng 11 2017 lúc 6:23

Đã lâu rồi từ ngày tôi xa quê hương lên thành phố để tiếp tục việc học của mình tôi mới có dịp gặp lại thầy.

Thầy vẫn vậy, vẫn cái nét đơn sơ giản dị không có gì thay đổi. Nhớ lại lúc trước ở quê tôi, việc có con đậu được vào đại học là niềm vinh hạnh không gì tả nổi đối với người ấy và gia đình họ. Vì vậy ba mẹ luôn khuyên chúng tôi phải cố gắng học tập, cũng chính vì điều đó việc thi đậu vào khối A đối với tôi đã bắt đầu trở thành 1 mơ ước. Nhưng hỡi ôi, để thi được vào khối A thì phải chuyên toán, lý, hoá. Mà môn lý và hoá tôi học rất tốt, chỉ riêng môn toán, do ham chơi mà tôi đã bị mất căn bản từ khi lên lớp 6.

Thật khó để ước mơ đó trở thành sự thật. Bước vào lớp 8, thầy được phân công dạy môn toán cho lớp tôi. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, bản thân tôi đã cảm nhận được cái nét giản dị ở nơi thầy. Thầy mặc một cái áo đã bạc cả hai vai, tóc thầy đã ngả dần sang màu trắng, ở cái tuổi người ta có thể gọi là xế chiều của đời người. Nhưng ngày nào cũng vậy, mỗi lần thầy lên lớp, điều đầu tiên chúng tôi thấy được là một nụ cười trên gương mặt thầy, một nụ cười của sự hạnh phúc, thầy không giống như những người khác, không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống ấy. Thầy ân cần dạy bảo chúng tôi một cách tận tình như một người cha đang dạy những đứa con của mình. Chính nhờ những tính cách đó của thầy mà khiến tôi không còn rụt rè và cảm thấy yêu những con số hơn. Tôi mạnh dạn hỏi thầy những kiến thức cũ mà tôi đã quên hết, không còn lưu lại một tí gì trong trí nhớ. Thầy nhìn tôi và mỉm cười, thầy không chỉ giảng riêng cho mình tôi, mà thầy còn giảng cho cả lớp bằng những cách rất hay mà cho mãi đến giờ này chúng tôi không sao quên được. Và thật đáng ngạc nhiên khi điểm tổng kết môn toán của tôi ở những lớp dưới chỉ khoảng 6.4 vậy mà bây giờ tôi đã được 8.5 môn toán. Thật đáng khích lệ đúng không? Khi tôi sắp sửa bước vào kì thi đại học, tôi cảm thấy rất tự tin vì đã có một kiến thức vững vàng, tôi muốn cảm ơn thầy rất nhiều vì chính thầy đã mang lại cho tôi sự tự tin đó.

Giờ đây tuy ở xa quê, nhưng tôi tin chắc một điều rằng ở quê nhà thầy vẫn đang đứng trên bục giảng và dạy tận tình cho những đứa học trò như tôi. Và trên mặt vẫn với một nụ cười giản dị mà đầy sức sống. Thầy ơi! Em xin cảm ơn thầy....

canh4869
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
21 tháng 1 2019 lúc 9:19

Câu 1.

1. Đoạn văn viết theo phương thức tự sự. Nội dung chính: cảnh cho chữ và lời khuyên của tử tù dành cho quản ngục.

2. Nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là nghệ thuật tương phản đối lập:

- Sự đối lập tương phản giữa cảnh cho chữ cao khiết với không gian nhà tù chật hẹp, đầy rẫy những cái xấu, cái ác.

- Sự đối lập về vị thế: tử tù đáng ra bị trói xích thì đang dậm tô những nét chữ, đáng ra cần được quản ngục chỉnh huấn thì lại đang cho quản ngục lời khuyên. Quản ngục lại còn khúm núm và thực sự thức tỉnh nhờ những lời khuyên của tử tù.

3. Lời khuyên của tử tù dành cho quản ngục là lời khuyên chân thành xuất phát từ sự tri ân giữa tri kỉ. Một người vì mến con chữ mà xin chữ, một người không vì vàng lụa mà ép mình viết chữ. Nhưng giữa họ có sự đồng điệu bởi một người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một người thì sợ phụ một tấm lòng trong thiên hạ. Tử tù vốn là người anh hùng chọc trời khuấy nước, vì sa cơ thất thế mà bị tử hình. Một người vì sống trong chốn tù ngục, làm tay sai cho giai cấp thống trị mà phải ghìm đi thú chơi chữ tao nhã kia. Nhưng lời khuyên của tử tù dành cho quản ngục đã thức tỉnh vị quan giữ tù này: "Tôi bảo thực, thầy Quản nên tìm về quê mà ở, giữ thiên lương cho lành vững rồi hẵng nghĩ đến chuyện chơi chữ." Đây là lời khuyên xuất phát từ tấm lòng chân thành, giữa họ dường như không còn khoảng cách về địa vị, về hoàn cảnh, về tuổi tác nữa, mà ở đó chỉ còn sự đồng điệu của tâm hồn. Lời khuyên của Huấn Cao cho thấy ông cũng nhận ra rằng chốn tù ngục không phù hợp với quản ngục - người có tấm lòng biệt nhỡ liên tài, có sở nguyện cao quý kia. Lời khuyên ấy thức tỉnh quản ngục, khiến quản ngục chảy nước mắt, dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Dòng nước mắt và lời lĩnh tạ cho thấy Quản ngục thực sự được thức tỉnh và có sự thay đổi. Người đọc tin rằng, rồi đây, Quản ngục sẽ từ chức, lui về quê sống vui vẻ với thú điền viên, ngắm nghĩa con chữ ông Huấn cho, giữ trọn đạo của một nhà nho giữa thời buổi binh biến loạn lạc.

Nguyễn Thu Hương
21 tháng 1 2019 lúc 9:31

Câu 2.

Qua đoạn trích trên ta thấy được vẻ đẹp của Huấn Cao. Ông là người tài hoa, khí phách, thiên lương trong sáng. Con chữ vốn là nghệ thuật thư pháp thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay và trí óc của người nghệ sĩ. Ông Huấn, tuy triều đình coi là cầm đầu lũ phản loạn nhưng đứng ở vị thế nhân dân thì ông được xem là người anh hùng chọc trời khuấy nước, đấu tranh chống lại triều đình thối nát, giải phóng nhân dân. Chẳng may thất thế, ông bị bắt, kết án tử hình. Bên cạnh hình tượng người anh hùng thất thế, Huấn Cao hiện lên còn là một người nghệ sĩ tài hoa, có phẩm chất trong sáng, cao khiết. Con chữ Huấn Cao "đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông Huấn mà treo như có được vật báu ở đời". Nhưng ông Huấn bình sinh còn "không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết bao giờ." Như thế, người nghệ sĩ tài hoa ấy còn có phẩm chất thật đáng trân trọng. Huấn Cao khi mới bị giam cầm, được quản ngục thết đãi rượu thịt thì khinh bạc vì nghĩ rằng quản ngục lại có âm mưu gì để moi móc thông tin. Ông khảng khái nói với quản ngục: "Ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa". Chỉ qua chi tiết này đã thể hiện được khí phách cao thượng của Huấn Cao. Nhưng khi quản ngục nói ra cái sở nguyện được xin chữ, Huấn Cao lại trân trọng và bộc lộ thiên lương trong sáng: "Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Huấn Cao sẵn sàng tặng Quản Ngục con chữ vì tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ông, thậm chí còn dành tặng Quản ngục lời khuyên chí tình, xuất phát từ tấm lòng của tri kỉ. Có thể nói, ở Huấn Cao hội tụ đầy đủ cả vẻ đẹp của một người anh hùng và một người nghệ sĩ. Ông không chỉ là người cứng cỏi, cương nghị, khí phách mà còn là người tài hoa, có thiên lương trong sáng. Vẻ đẹp này của ông Huấn thật đáng trân trọng và những phẩm chất ấy vẫn rất cần trong cuộc sống hôm nay. Con người trong cuộc sống hiện đại vẫn cần có những phẩm chất cương trực, cứng cỏi, nhưng cũng cần có cái tâm, sống chân thành và đối xử thân ái với mọi người...

Lan Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 3 2019 lúc 17:33

1. Biện pháp nghệ thuật : Liệt kê

Thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông
Ghé từng hợp tác, qua thôn xóm
Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong.

2. Nội dung : Đoạn thơ miêu tả lại hình bóng vị lãnh tụ, đó là sự quan tâm ân cần, thiết tha của Bác đối với từng người, từng công việc. Bác vẫn thường xuyên làm những điều ấy để động viên, khích lệ quân dân trong lao động, sản xuất.

3. Cảm xúc của nhà thơ xuyên suốt đó là cảm xúc kính, yêu mến và hết sức nâng niu từng câu thơ, như nâng niu từng bước chân Bác đi. Ta như thấy, Tố Hữu thật tinh tế, giàu sự chân thật khi làm thơ về Người, đồng thời đó cũng chính là tình yêu vô vàn, tha thiết của ông dành cho vị lãnh tụ.

Nở Nở
Xem chi tiết
Kuroba Kaito
26 tháng 12 2017 lúc 19:46

Hai câu đầu cho thấy nhà thơ đang thả hồn mình vào cảnh đẹp thiên nhiên. Trước hết, nhà thơ sử dụng thủ pháp so sánh. Cảnh bắt đầu từ âm thanh của suối: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Là tiếng hát xa cho nên tiếng suối hết sức êm ả. Chú ý trước đây, nhiều người hay so sánh tiếng hát với tiếng suối (Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền - Thế Lữ), hoặc tiếng suôi như tiếng đàn (Côn Sơn suối chảy ri rầm - Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai - Nguyễn Trãi), còn Hồ Chí Minh lại so sánh tiếng suối như tiếng hát. Sự so sánh này vừa cho thấy sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ, vừa cho thấy cảnh trí đầy sức sống. Hơn nữa, trong dêm khuya, âm thanh, cảnh trí càng thêm hữu tình.Câu 2 tạo nên sự trùng điệp của cảnh và màu sắc cổ điển nhờ sự có mặt của chữ lồng giữa câu. Đây là bức tranh nhiều tầng nhiều lớp. Cảnh hoà quyện, quấn quýt nhau mặc dù chỉ có hai màu cơ bản: sáng - tối, trắng - đen. Hai câu thơ cuối nói về sự chuyển đổi tâm trạng. Câu 3 chuyển rất khéo. Có hai lượng thông tin trong câu thơ này: thứ nhất, cảnh khuya đẹp đến mức như vẽ; thứ hai, nhà thơ chưa ngủ. Đây là thủ pháp tạo bất ngờ. Chưa ngủ được nhắc lại hai lần. Chưa ngủ vì cảnh đẹp của Việt Bắc. Nhưng quan trọng hơn là chưa ngủ vì vận nước. Ý thơ rẽ sang phía khác, mở ra một chiều sâu mới trong tâm hồn Bác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Bài thơ cho thấy sự hoà hợp giữa con người nghệ sĩ và con người chiến sĩ trong tâm hồn Bác.

Chúc bạn học tốt, nếu mình nhớ ko lầm thì đây là ở ngữ văn lớp 7 mà nhỉ limdim

Nguyễn Tuân
Xem chi tiết
Thảo Chy
19 tháng 12 2017 lúc 23:08

phân tích tha hóa của chí phèo

luận điểm 1: trước hết, chí phèo từ người nông dân hiền lành lương thiện trở thành thằng lưu manh

- chí vố là người nông dân nghèo lương thiện như nhưng ng nông dân khác. Hắn mồ côi cha mẹ, được dân làng Vũ đại đem về nuôi. năm 20t làm canh điền cho nhà Lý Kiến nhưng hắn'khỏe như trâu'

- chí từng có ước mơ giản dị như hàng ngàn người nông dân khác là có' một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê. vợ dệt vải.chúng lại bỏ một con lợn àm vốn liếng. khá giả thì mua giăm ba xào ruộng là'

-chí là người có lòng tự trọng.Vì có lòng tự trọng nên chí cảm thấy nhục khi Bà Ba Bá Kiến sai làm những việc' không chính đáng'

-chí bị Bá Kiến ghen đấy vào tù. đây là nguyên nhân sâu sa dẫn tới bước ngoặt đau thương của cuộc đời Chí.

*) Sau khi ra tù:

-về làng 7,8 năm, chí đã thay đổi cả về nhân hình lẫn nhân tính

+nhân hình: hình dáng của tên lưu manh' đầu cạo trọc lóc, răng cạo trắng hớn, cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng

+nhân tính: không còn' hiền như đất '. Hành động và lời nói của hắn là của một tên đầu bò chính cống.

- Chí bộc lộ tính lưu manh: ' đập vỏ chai vào cột cổng, lăn lộn dưới đất ..cào cào vào mặt'.

*) Nói với Bá Kiến: tao chỉ liều chết với bố con nhà mày thôi đấy.Chí đang say nhưng vẫn ý thức được về kẻ thù của mk.Điều đó chình là hệ thức về giai caassp bị thống trji và giai cấp thống trị. Thế nhưng von cáo già Bá Kiến đã dùng lời ngon ngọt và cách ướng xử khôn khéo làm cho 'Chí Phèo mềm nhũn'. Chí đã trở thành tay sai cho Bá Kiến

luận điểm 2: không dừng ở đó, Chí đã rượt dài trên con đường ttojoi lỗi và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại

-sau lần ăn vạ t2, chí đã bị bọn cường hào, ác bá lợi dụng làm công cụ, tay sai . Chí lại triền miên trong cơn say.' Hắn đã phá nát bao nhiêu cơ nghiệp,đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đập tan bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu baonhieeu hạnh phúc gia đình' để rồi trờ con quỷ dữ của dân làng vũ ddajji từ khi nào không hay.

- cái mặt' không biết bao nhiêu là sẹo'

Trần Hoa
Xem chi tiết
Võ Thị Minh Thư
24 tháng 12 2017 lúc 12:00

Một số MB mình có thể gợi ý cho cậu. Theo hay không là việc của cậu.

(1). Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa độc đáo. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo, chuyên viết về hai đề tài: người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ và người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa trước Cách mạng tháng Tám. Trong đó, Chí Phèo là 1 kiệt tác trong văn xuôi VN hiện đại của nhà văn Nam Cao viết vào năm 1941. Truyện kể lại cuộc đời của một người dân cùng khổ tên là Chí Phèo. Câu truyện có nhiều bi kịch, nhưng đặc biệt, trong đó quá trình thức tỉnh hồi sinh và bi kịch cự tuyệt của Chí Phèo trong tác phẩm là một trong những đọan thể hiện sâu sắc ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

(2).Có ý kiến cho rằng: Nếu không viết: “Chí Phèo”, Nam Cao đã để lại cho Văn học Việt Nam một khoảng trống lớn. Chí Phèo là tác phẩm đầu tay của Nam Cao trình làng với bạn đọc, ngay từ khi xuất hiện nó đã trở thành một vấn đề, một kiệt tác của trào lưu văn học hiện thực. Đây là tác phẩm tiêu biểu viết về người nông dân bởi đến đây người đọc mới hiểu thế nào là tận cùng nỗi khổ của người nông dân Việt Nam trong xã hội phong kiến, đến với Nam Cao thì đã có những khám phá phát hiện mới mẻ, ông không chỉ phát hiện ra bi kịch bị bần cùng hóa mà còn khám phá phát hiện ra bi kịch bị lưu manh tha hóa bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân.

(3).Khi đọc Chí Phèo của Nam Cao, ta thấy Chí Phèo là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khôn khổ, tủi nhục nhất của người dân cày ở một nước thuộc địa,..... Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình để trở thành con “quỷ dữ”. Trong muôn vàn nỗi khôn khổ tủi nhục mà Chí đã nếm trải, nỗi đau khổ lớn nhất có lẽ chính là cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người thật xót xa, nhức buỗt của Chí cứ mãi hoài cắn xé trên từng câu chữ của Nam Cao.

(4). Riêng Nam Cao, ông lại muốn tìm tòi, khai thác về nỗi khổ của những người nông dân lương thiện. Tác phẩm “Chí Phèo“ đã trải qua 3 lần đổi tên, nhan đề đầu tiên là "Cái lò gạch cũ“, sau đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi“, sau này, Nam Cao mới đổi lại tên thành “ Chí Phèo“, tác phẩm được coi là kiệt tác của nhà văn.

4 CÁI MB mình giúp cậu .

Hoàng Tuấn Hưng
Xem chi tiết
Kuroba Kaito
25 tháng 12 2017 lúc 21:14

limdim Đây có phải đề bài làm ko vậy Hoàng Tuấn Hưng hay là muốn ng khác trả lời cho r đi viết cho gái