Đề bài : Truyện "Tôi đi học" của Thanh Tịnh là những trang văn xuôi đầy chất thơ. Nêu cảm nhận của em về chất thơ ấy ?

Hà Nhi Phạm
Xem chi tiết
Đỗ Trịnh Vy Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Vy
8 tháng 9 2021 lúc 6:47

Tham khảo:

Trong văn bản "tôi đi học" của Thanh Tịnh , diễn biến nào em cảm thấy xúc động nhất :

" Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc . Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo "

 Một hình ảnh vô cùng xúc động đã hiện tả rõ cảm xúc lo lắng , bỡ ngỡ của những bạn học sinh bắt đầu một hành trình mới , những giọt nước mắt , sự xúc động luôn bị lây lan . Mong rằng từ những giọt nước mắt ấy, mỗi cậu học sinh sẽ trưởng thành và dũng cảm hơn .

Bình luận (0)
huỳnh thành
Xem chi tiết
Mai Hiền
31 tháng 3 2021 lúc 15:35

- Quá trình thải nước tiểu diễn ra như sau:

+ Nước tiểu chính thức → ​bể thận → ống dẫn nước tiểu → bóng đái → ống đái → thải ra ngoài.

+ Khi nước tiểu tích ở bóng đái lên đến 200ml → căng bóng đái → tăng áp suất thẩm thấu trong bóng đái → cảm giác thèm đi tiểu → cơ vòng mở ra​ → nước tiểu được thải ra ngoài. 

Bình luận (0)
minh nguyet
31 tháng 3 2021 lúc 15:32

Quá trình lọc máu 

 Quá trình hấp thụ lại  

Quá trình bài tiết tiếp 

 Quá trình thải nước tiểu  

Bình luận (0)
Chinh Chinh Nguyen
Xem chi tiết
Smile
30 tháng 12 2020 lúc 19:52

Trong truyện ” tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh, ông đã rất thành công trong việc sử dụng các nghệ thuật tinh tế, nhẹ nhàng, mà vô cùng sâu sắc kết hợp với các ngôn ngữ giàu hình ảnh giàu gợi hình, gợi cảm với giọng điệu nhẹ nhang em dịu đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình trong truyện.

Vậy, chất thơ là thế nào? chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn, chất thơ được thể hiện qua những vấn đề nổi bật, đặc sắc, giàu cảm xúc. Trước hết, chất thơ thể hiện ở chỗ truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên với những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn thơ ngây trong sáng, cùng tâm trạng tưng bừng, rộn rã, mơn mác, nao nức hồi hộp khi được cắp sách tới trường đã làm rung động lên những cảm xúc. Chất thơ đã toát lên từ những tình tiết sự việc dạt dào cảm xúc bằng những câu văn những hình ảnh hay và sinh động như” mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi quen, lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học, ” mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng nên thơ trong trẻo, thể hiện qua thời điểm cuối thu và hoàn cảnh lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc”. Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ và cảm động của ông đốc từ gương mặt tươi cười của thầy giáo trẻ. Tất cả đều dành cho trẻ thơ những tình cảm dịu dàng trìu mến. Chất thơ còn tỏa ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực của mẹ trong truyện đã bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ qua những câu văn hay như ” mẹ nắm tay tôi”, ” các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu từ trước”. ” Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước”, ” một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi”. Như vậy, hình tượng bàn tay mẹ đã được tác giả thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm để nói lên tình thương con bao la vô bờ bến của mẹ. Chất thơ còn được thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ đầy thú vị.

Trong truyện, tác giả đã đưa ra hình ảnh so sánh đẹp rất hay. Chất thơ được thể hiện ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm ở âm điệu tha thiết cũng góp phần diễn tả thành công cảm nghĩ của nhân vật. Chất thơ còn thể hiện ở chỗ tạo được sự đồng cảm đồng điệu của mọi người gợi cho người đọc nhớ lại về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ khi được cắp sách tới trường vào một mùa thu- mùa tựu trường.

Qua câu truyện tôi đi học giàu chất thơ, tác giả như muốn thể hiện một tâm hồn khao khát bay cao với một niềm hi vọng ước ao hoài bão lớn lao để vươn tới một chân trời mới, một tương lai đang phơi phới chào đón trẻ thơ.

Bình luận (0)
Smile
30 tháng 12 2020 lúc 19:52

Nhận xét về truyện ngắn của Thanh Tịnh, nhà văn Thạch làm cho rằng : " Truyện ngắn nào hay cũng có chất thơ và bài thơ nào hay cũng có cốt truyện". Quả vậy, truyện "Tôi đi học" là một truyện ngắn rất hay, đầy chất thơ.

Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng nghệ thuật của truyện ngắn "Tôi đi học". Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng..... dạt dào cảm xúc.

Cảnh một buổi mai " đầy sương thu và gió lạnh", mẹ "âu yếm" dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường làng thân thuộc " dài và hẹp". Cảnh mấy cậu học trò nhỏ " áo quần tươm tất, nhí nhảnh" gọi tên nhau, trao sách vở cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội. Cảnh sân trường Mĩ Lí "đầy đặc cả người", tất cả đều quần áo " sạch sẽ", gương mặt " vui tươi và sáng sủa". Cảnh học trò mới "bỡ ngỡ đứng nép bên người thân", "ngập ngừng e sợ" nhiều mơ ước "như con chim con đứng bên bờ tổ , nhìn quãng trời rộng muốn bay"...Cảnh những học trò mới nghe một hồi trống trường "thhucs vang dội cả lòng", hầu như chú bé nào cũng cảm thấy hồi hộp khi xếp hàng, khi nghe ông đốc gọi tên...."Một mùi hương lạ xông lên trong lớp", một con chim đến đậu bên cửa sổ lớp học, rụt rè hót rồi vỗ cánh bay cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường.... đều làm cho chú học trò bé nhỏ ngỡ ngàng "thấy lạ và hay".

Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt "hiền từ" của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp năm đón 28 học trò với " gương mặt tươi cười".

Chất thơ ở lòng mẹ hiền rất thương yêu con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ : "Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp"; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con. Lúc đứng xếp hàng, đứa con cảm thấy có "một bàn tay dịu dàng" của mẹ đẩy con tới trước như khích lệ. Lúc đứa con bé bỏng "nức nở khóc" thì bàn tay mẹ hiền "một bàn tay quen quen vuốt mái tóc" con. Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm tình thương con của mẹ.

Chất thơ của truyện "Tôi đi học" còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. Đọc 2 câu văn đầu truyện, ta cảm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng : " Hàng năm cứ vào cuố thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng..."

Thật vậy, "Tôi đi học" là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động

Bình luận (0)
lục thị thu hằng
Xem chi tiết
lục thị thu hằng
Xem chi tiết
Trần Phương Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
22 tháng 8 2018 lúc 19:39

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng đều có những kỉ niệm buồn vui gắn liền với quãng thời gian là những học sinh, sinh viên. Chắc hẳn rằng, những cảm xúc sẽ càng trở nên mãnh liệt hơn trong những ngày tựu trường. Câu chuyện “ Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh đã viết lại những dòng suy nghĩ của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học khiến cho biết bao con tim độc giả trở nên bồi hồi, xúc động.

Mở đầu câu chuyện, nhà văn đã làm lan tỏa những dòng cảm xúc hết sức tự nhiên, chân thành của nhân vân tôi trong ngày tựu trường. giữa một ngày mùa thu nắng đẹp, trong không gian êm đềm nhẹ nhàng, “ một buổi sớm mai đầy sương thu và gió lạnh”, đôi bàn tay bé nhỏ của một cậu bé được bao phủ bởi bàn tay ấm áp của mẹ và dắt em đến trường. Có biết bao là suy nghĩ xen lẫn, tuôn trào trong khối óc bé nhỏ ấy. Không gian càng làm cho tâm trí của nhân vật tôi càng trở nên bối rối: “chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học”. Những ngày tháng trước đây, tôi vẫn đang chìm đắm trong những trò chơi cùng đám bạn nhỏ trong làng, biết bao khoảnh khắc vô tư vô lo giờ đây sắp bị thay thế bởi những giờ lên lớp. Đi học quả là một sự kiện trọng đại, bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Ngày hôm ấy, tôi bỗng cẩm thấy mình thật trưởng thành, “ trang trọng và đứng đắn “ cùng với nào sách, nào vở mới. Một làn mây lướt ngang qua ngọn núi tựa như tâm trạng đang bay bổng của nhân vật. Con đường ngày nào cũng rong ruổi khắp những buổi trưa hè, giờ đây bỗng cảm thấy xa lạ. Vì từ nay về sau, con đường quanh co, yên bình ấy sẽ đưa bước chân cậu bé đến với ngôi trường mới, nơi có những bạn bè, thầy cô mến thường. Ai ai cũng từng trải qua những cảm giác ấy, đi trên con đường phía trước nhưng đầu vẫn muốn ngoái lại nhìn thấy ngôi nhà thân thương. Ta như nhìn thấy bản thân mình được thu nhỏ lại trong nhân vật tôi của Thanh tịnh vậy.

Trường học là một nơi hoàn toàn khác biệt với ngôi nhà, ngôi làng của câu bé. Vừa bước chân vào cổng trường đã cảm nhận được ngay một khung cảnh “ vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa ấp”. Không còn thấy không khí quen thuộc, ấm áp mà chính sự nghiêm trang làm cho “ tôi” cảm thấy lo sợ. Mà tâm trạng ấy cũng hiện hữu trên khuôn mặt của biết bao cô cậu bé khác, lúng túng, đôi mắt đỏ hoe, tay víu chặt lấy quần áo của bố mẹ… đều đang đứng xung quanh câu bé. Ngẫm lại ngày xưa ấy, tôi cũng từng cảm thấy hốt hoảng lo sợ khi xung quanh có biết bao nhiêu người lạ, rồi cảm giác sợ bị bố mẹ bỏ rơi lại khung cảnh xa lạ ấy vẫn còn khiến tôi cảm thấy ngột thở. Tác giả liên tiếp sử dụng những từ láy để khắc họa rõ nét tâm trang, cử chỉ, suy nghĩ của cậu học trò. Đỉnh cao của sự lo lắng ấy là khi các cậu học trò rời bàn tay, buông chéo áo của người thân để chuẩn bị xếp hàng vào lớp, thì những giọt nước mắt ban nãy chỉ trực trào nơi khóe mắt liền có hơi hội vỡ òa, nhân vật tôi cũng chẳng ngoại lệ .” Tôi dúi đầu vào lòng mẹ khóc theo” và cả một hàng dài cô cậu nhỏ cũng dấm dứt, làm phá vỡ cả một bầu không gian nghiêm trang. Ôi , cảm giác ấy lại càng thân thuộc biết bao nhiêu. Đặc biệt nhất dưới ngòi bút của nhà văn đã làm cho độc giả càng cảm thấy đồng cảm biết bao đối với nhân vật tôi chính là những giây phút ngồi trong lớp học. Một mùi hương lạ trong lớp học, cho đến những bức tranh treo ảnh trên tường, bỗng biến thành một thế giới riêng đầy kì lạ nhưng vô cùng cuốn hút trong tâm trí câu bé. Trường học vẫn sẽ mang đến những niềm vui nho nhỏ, chẳng thể kìm hãm được tâm hồn tự do của nhân vật tôi. Hình ảnh cuối chuyện hiện lên một chú chim non “liệng đứng bên cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao. Hình ảnh ấy là hiện thân của nhân vật tôi, để rồi mơ tưởng đến một ngày khi đủ lông đủ cánh, trường học cho ta đủ kiến thức, dạy dỗ ta nên người thì ta sẽ có thể vỗ cánh bay cao, bay xa trong tương lai. “ Tôi đi học” đã mang đến cho ta những cảm xúc hết sức chân thực, trong sáng của ngày đầu tiên đi học. Những cảm xúc ấy sẽ sống mãi trong tâm trí mỗi người, đó là những kỉ niệm đã nuôi dưỡng, ấp ủ tâm hồn ta từ thuở sinh ra đến khi về già.

Bình luận (0)
Khanh Bui
Xem chi tiết
Vũ Thị Thùy Dung
26 tháng 8 2017 lúc 20:16

Dòng cảm xúc đc thể hiện theo trinh tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển Song song cùng vs các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé đc mẹ âu yếm nắm tay dắt đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê ngăm nhìn ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và giờ Học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút Pháp tự sự, anh miêu tả và bộc lộ cảm xúc đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện . Mạch cảm xúc đc mở ra hết sức tự nhiên

+Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đầu tiên đi học : đc mẹ mặc cho bộ quần áo mới. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu tiên đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Trí óc non nớt của cậu ko the hình dung ra đc nhưng điều j đã xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đep đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, ngỡ ngàng và tự tin,cậu bé bước vào giờ học đầu tiên của đời mình

+Dòng cảm xúc của nhân vật tôi đc tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút phap nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã ns thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi đầu tiên đi học

(hết rồi,dở đừng chê nha)

Bình luận (0)
Kaori Miyazono
23 tháng 8 2017 lúc 20:18

- Bằng cách kể chuyện kết hợp với miêu tả, bài văn đã nêu dòng cảm xúc của mình, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

+) Nhân vật “Tôi” thuở ấy đã tự miêu tả buổi đi học đầu tiên rất ấn tượng:

+) “Tôi” mặc bộ quần áo mới trang trọng và đứng đắn. Dọc đường gặp mấy bạn nhỏ trạc tuổi tôi, ăn mặc tươm tất, nhí nhảnh gọi nhau và trao sách vở cho nhau.

+) Chỉ có hai quyển vợ trên tay mà tôi bắt đầu thấy nặng. Tôi nắm chặt lấy chúng, bắt chước mấy cậu đi trước muốn xin mẹ đưa cả bút thước cho mình cầm nữa.

+) Sân trường đông đúc người đưa con đi học. Vẻ mặt người nào cũng tươi tắn và ăn mặc tươm tất.

+) Sau một lúc hồi hộp, tôi nhìn lại ngôi trường oai nghiêm, to lớn như đình làng. Sân rộng, tường cao, trưa hè vắng lặng, tôi hơi lo sợ.

+) Đứng bên cạnh, mấy cậu học trò như tôi cũng bỡ ngỡ đứng nép và bên người thân hay đi lại nhẹ nhàng.

+) Có thể ví họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

+) Thế rồi, sau một hồi trống vang lên, mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên đi vào lớp. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, cái gì cũng thấy lạ, thấy hay, những sự cảm mếm và quyến luyến lớp học, bàn ghế và bạn bè xung quanh đến một cách tự nhiên.

+) Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp:

“Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

+) Đó là một cái ngày không ai quyên, thậm chí còn khắc ghi vào tâm khảm một ký ức tươi đẹp suốt cuộc đời ...

Chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (0)
Lê Phương Thanh
23 tháng 8 2017 lúc 20:20

Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.

Bình luận (0)
phạm vượng
Xem chi tiết
Monkey D. Luffy
12 tháng 12 2017 lúc 19:57

Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...

Bình luận (0)
O=C=O
12 tháng 12 2017 lúc 20:22

Cảm xúc của tác giả vào những ngày thu,những kỉ niệm về ngày đấu đi học, không thể quên được cảm giác ấy khi chợt nhớ lại. Ngày đầu đi tác giả cảm thấy mọi thứ xung quanh dần thay đổi, từ con đường thân quen, cảnh vật chung quanh, cảm thấy mình trưởng thành hơn. Cũng như tác giả, những cậu nhóc trạc tuổi ôm lấy quyển vở, cây bút, thước tung tăng nhí nhảnh,chạy nhảy. Ý nghĩ ngây thơ nghĩ rằng người thạo mới cầm cả bút và thước. Khi tới trường tác giả cảm thấy ngôi trường Mĩ Lý xinh xắn vừa oai nghiêm khác với sự xa lạ như mấy hôm trước đó,khi cùng bạn bè tới truồng. Cảm giác ao ước được như những đàn anh, đàn chị của mình được tung tăng, nhảy múa, không e sợ vì đã quen với ngôi trường.Tiếng trống ngân vang, sự xa lạ, chơ vơ, rụt rè. Khi ông đốc đến các cậu học trò đứng trước lớp ba, ông gọi tên từng người,khi đến tác giả,tác giả giật mình,lúng túng quên mất mẹ đang đứng sau mình. Sau đó, ông đốc cho học sinh vào lớp, tác giả dúi đầu vào lòng mẹ và khóc, vì phải xa mẹ. Sau lời an ủi của ông đốc học sinh vào lớp, tác giả thấy mọi thứ cũng đang thay đổi nó dần trở nên thân thiết với tác giả. Những kỉ niệm lần đầu đi học tác giả sẽ mãi không quên.

Bình luận (0)
Chi Phương
Xem chi tiết
Lê Dung
15 tháng 10 2017 lúc 9:13

Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật cùa truyện ngắn “Tôi đi học”. Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật. tình tiết, tâm trạng… dạt dào cảm xúc.

Cảnh một buổi mai “đầy sương thu và gió lạnh”, mẹ “âu yếm” dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”. Cảnh mấy cậu học trò nhỏ “áo quần tươm tất, nhí nhảnh” gọi tên nhau, trao sách vớ cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội. Cánh sân trường Mĩ Lí “dày đặc cà người”, tất cả đều áo quần “sạch sẽ”, gương mặt “vui tươi và sáng sủa”.

Cảnh học trò mới “bỡ ngõ đứng nép bên người thân”, “ngập ngừng e sợ”. “Một mùi hương lạ xông lên tronq lóp”, một con chim đến đậu bên cứa sổ lớp học, rụt rè hót rồi vỏ cánh bay cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường… đều làm cho chú học trò bé nhỏ ngỡ ngàng “mới lạ và hay”.

Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt “hiền lạ” của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười”.

Chất thơ là lòng mẹ hiển rất thương yêu con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ: “Mẹ tôi ân cân nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng ; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con lúc đứng xếp hàng, đứa con cám thấy “có một bàn tay dịu dàng” cùa mẹ đầy con tới trước như khích lệ.

Lúc đứa con trai bé bỏng ngơ ngác thì bàn tay mẹ hiền “một bàn tay quen nhẹ miết mái tóc” con. Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thế hiện một cách tinh tê’.

Chất thơ cùa truyện “Tôi đi học” còn được thể hiện ở các hình ánh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. Đọc hai câu vãn đầu truyện ta câm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng:

‘Chất thơ dược thể hiện cả ớ nội dung và hình thức của văn bản.

“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man cùa buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được nliững câm giác trong sđng ấy nảy nở trong lòng tói như mây cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang dâng”…

Thật vậy, ‘Tôi đi học” là những dòng hổi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động.



Bình luận (0)
Lê Dung
15 tháng 10 2017 lúc 9:13

rong truyện ” tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh, ông đã rất thành công trong việc sử dụng các nghệ thuật tinh tế, nhẹ nhàng, mà vô cùng sâu sắc kết hợp với các ngôn ngữ giàu hình ảnh giàu gợi hình, gợi cảm với giọng điệu nhẹ nhang em dịu đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình trong truyện.

Vậy, chất thơ là thế nào? chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn, chất thơ được thể hiện qua những vấn đề nổi bật, đặc sắc, giàu cảm xúc. Trước hết, chất thơ thể hiện ở chỗ truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên với những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn thơ ngây trong sáng, cùng tâm trạng tưng bừng, rộn rã, mơn mác, nao nức hồi hộp khi được cắp sách tới trường đã làm rung động lên những cảm xúc. Chất thơ đã toát lên từ những tình tiết sự việc dạt dào cảm xúc bằng những câu văn những hình ảnh hay và sinh động như” mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi quen, lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học, ” mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng nên thơ trong trẻo, thể hiện qua thời điểm cuối thu và hoàn cảnh lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc”. Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ và cảm động của ông đốc từ gương mặt tươi cười của thầy giáo trẻ. Tất cả đều dành cho trẻ thơ những tình cảm dịu dàng trìu mến. Chất thơ còn tỏa ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực của mẹ trong truyện đã bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ qua những câu văn hay như ” mẹ nắm tay tôi”, ” các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu từ trước”. ” Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước”, ” một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi”. Như vậy, hình tượng bàn tay mẹ đã được tác giả thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm để nói lên tình thương con bao la vô bờ bến của mẹ. Chất thơ còn được thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ đầy thú vị.

Trong truyện, tác giả đã đưa ra hình ảnh so sánh đẹp rất hay. Chất thơ được thể hiện ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm ở âm điệu tha thiết cũng góp phần diễn tả thành công cảm nghĩ của nhân vật. Chất thơ còn thể hiện ở chỗ tạo được sự đồng cảm đồng điệu của mọi người gợi cho người đọc nhớ lại về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ khi được cắp sách tới trường vào một mùa thu- mùa tựu trường.

Qua câu truyện tôi đi học giàu chất thơ, tác giả như muốn thể hiện một tâm hồn khao khát bay cao với một niềm hi vọng ước ao hoài bão lớn lao để vươn tới một chân trời mới, một tương lai đang phơi phới chào đón trẻ thơ.


Bình luận (0)