Hãy viết một đoạn văn từ 5-7câu nêu cảm nhận của em về thánhé gióng grong đó có sử dụng từ mượn,số từ,lượng từ,danh từ,động từ,tính từ (chỉ rõ)
Giúp em với em đang cần gấp
Bài làm
Ta là Thánh Gióng. Ta không như bao đứa trẻ khác. Ta được sinh ra một cách rất kì lạ . Đây là câu chuyện của ta. Như mọi khi mẹ ta ra ruộng cấy. Mệt quá , lại đi qua một gáo dừa có nước bà lấy uống . Thấy một vết chân to , bà ướm thử về nhà bà thụ thai rồi sinh ra ta . Khi ta được 3 tuổi ta ko biết nói , cười , cũng chẳng biết đi. Đến một hôm , vua tìm người đánh giặc . Nghe tiếng dao , ta bỗng lớn nhanh như thổi . Ta xin mẹ đi đánh giặc . Ta bảo với ông quan rèn cho ta 1 con ngựa sắt , 1 cái roi sắt và bộ áo giáp sắt . Khi giặc đến ta mặc áo giáp sắt cầm roi sắt cưỡi ngựa sắt . Ta đi đến đâu giặc chết đến đấy . Cả những tướng giặc mạnh nhất cũng bại trận trước tay ta . Câu chuyện của ta là như vậy đấy .
Chi tiết nghệ thuật là những tình tiết đặc sắc góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm .Trong truyền thuyết Thánh Gióng tác giả dân gian đã xây dựng được nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, trong đó chi tiết dân làng góp gạo nuôi Gióng đã nêu dấu ấn lại trong lòng người đọc bao thế hệ những ấn tượng sâu sắc, không thể phai mờ. Từ sau khi gặp sứ giả Gióng lớn nhanh như thổi ăn bao nhiêu cũng không đủ, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ .Cha mẹ của Gióng không thể làm ra thức ăn để nuôi Gióng được nữa .Thấy vậy bà con bèn vui lòng góp gạo nuôi Gióng với ước mong chú bé lớn nhanh để ra trận đánh giặc. Đây là hình ảnh mang đậm yếu tố chân thực và ý nghĩa. Qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết và truyền thống yêu nước yêu nước sâu sắc của dân tộc. Mỗi khi đất nước lâm nguy, dù là đàn ông hay đàn bà, dù là trẻ con hay người già đều bùng cháy lên một ngọn lửa căm thù và quyết tâm đuổi giặc ra khỏi bờ cõi.Em rất tự hào trước tinh thần yêu nước sâu sắc và truyền thống yêu nước này , em nguyện sẽ kế tục truyền thống ấy vào cuộc sống ngày hôm nay bằng cách học tập thật giỏi, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để sau này lớn lên trở thành một người công dân tốt cống hiến cả cuộc đời mình để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh và tốt đẹp.
Cho mk viết ít dòng hơn đc k? (coi như là ý để bn viết ra nhiều hơn nx thôi nha!)
Chi tiết bà con góp gạo nuôi Gióng mang nhiều ý nghĩa. Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta cùng chung một lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy, Gióng cần phải lớn nhanh để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.
Tham khảo:
Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc.
Tham khảo:
Gióng đòi ngực sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc: phản ánh cách đánh giặc ngày xưa chỉ cậy ở cá nhân tướng tài, phản ánh xã hội ta thời gấy đã sang thời kỳ đồ sắt và đã có thể dùng sắt để đức ngựa, giáp và roi. (Tại sao lại không đòi gươm mà đòi roi?), hình ảnh ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt trong sự tổng hợp là biểu tượng của một sức mạnh bất khả kháng, đó cũng là sức tưởng tượng của nhân dân về người hùng có sức nhanh (ngựa), sức rắn (giáp), sức ứng biến (roi).
tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước
Vua Hùng thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương.
Đong cho đầy thúng.
Con trâu đang thung thăng gặm cỏ.
- Khi hoàng tử 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh, TS đưa 1 niêu cơm , nhưng mà họ ăn mãi vẫn ko vơi ( niêu cơm thần). -Khi tiếng đàn cua TS vang lên tì công chúa hết bị câm. -Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con; - Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh; -Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sah có cuộc đời và số phận gần gũi với nhân dân.
+ Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
+ Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
-Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con.
- Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh.
- Thạch Sanh được các thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
- Khi tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên thì công chúa hết bị câm.
- Khi hoàng tử 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh, TS đưa 1 niêu cơm , nhưng mà họ ăn mãi vẫn ko vơi ( niêu cơm thần). \(\Rightarrow\)Thạch Sanh có cuộc đời và số phận gần gũi với nhân dân. Làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện và dự báo về kì tích mà nhân vật này sẽ lập được trong tương lai.
Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" phê phán những bậc làm cha mẹ, chỉ nghĩ cho bản thân, không lo cho con cái, chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ trong gia đình mà dẫn đến ly hôn. Họ không biết rằng, khi bố mẹ như vậy thì ảnh hưởng rất nhiều đến con. Ảnh hưởng đến tinh thần, thiếu đi tình cảm gia đình, tình cảm từ cha mẹ, anh em. Hay như Thủy trong văn bản này, bạn sẽ không còn đi học nữa, bạn phải nghĩ học ra chợ bán hoa quả. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn. Qua văn bản trên, chúng ta nên biết tổ ấm gia đình là thứ vô cùng quý giá, quan trọng và thiêng liêng, chúng ta nên tự bảo vệ và giữ gìn nó
tick cho mình nha!!!Chúc bạn hok tốt!!!
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.
1,Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu kể lại chiến công của Thạch sanh mà em thích
Một hôm đang nằm nghỉ tại gốc đa, Thạch Sanh thấy một con Đại Bàng rất to quắp một con người bay qua. Chàng liền lấy cung tên vàng bắn trọng thương con ác điểu; rồi lần theo dấu máu tìm đến hang lạ cuối chân trời xa.
Nhà vua vô cùng đau xót trước tai hoạ: công chúa bị chim lạ bắt mất. Vua truyền lệnh: ai cứu được công chúa sẽ được trọng thưởng và cho làm phò mã. Lý Thông lúc bấy giờ đã là một vị quan to. Hắn tổ chức một lễ hội rất lớn tại Kinh đô kéo dài trong 10 ngày đổ tìm người tài giỏi cứu công chúa. Đến ngày thứ 9, Thạch Sanh mới đến dự hội. Lý Thông gặp lại Thạch Sanh, hắn vô cùng mừng rỡ khi hắn nghe Thạch Sanh kể lại chuyện bắn trúng Đại Bàng và biết rõ hang ổ của nó.
Dẫn Lý Thông đến hang ổ Đại Bàng, Thạch Sanh tay cầm búa thần, vai mang cung tên vàng leo vào hang núi. Còn Lý Thông đứng đợi ngoài cửa hang. Thấy người lạ xuất hiện, Đại Bàng với đôi cánh khổng lồ quạt thành dông bão, với mỏ nhọn vuốt sắc như giáo lao tới Thạch Sanh. Tiếng ác điểu rít lên vô cùng rùng rợn. Chàng dũng sĩ vung búa thần chém vào đầu chim lạ. Đại Bàng bay vút qua vút lại, lao vào cắn xé. Hang đá rung chuyển ầm ầm, ào ào. Mắt chim như hai cục lửa to đỏ rực. Thạch Sanh dùng cung vàng bắn gãy cánh Đại Bàng, rồi dùng búa thần chém nát đầu quái vật. Cứu được công chúa, Thạch Sanh dòng dây đưa công chúa ra ngoài cửa hang. Lý Thông vội sai quân lính vần đá to lấp kín cửa hang để hãm hại "đứa em kết nghĩa".
Hang bị lấp, Thạch Sanh đi sâu vào mọi ngóc ngách. Chàng ngạc nhiên khi nhìn thấy một thanh niên tuấn tú đang bị nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh phá tan cũi sắt cứu được Hoàng tử con vua Thúy Tể. Hoàng tử ân cần mời chàng dũng sĩ đến thăm Thủy cung để được đền ơn đáp nghĩa.
2, phát biểu cảm nghĩ của em về thánh gióng
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.
Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.
Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.
Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.
Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.
Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.
Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.
Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.
Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.
Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.
Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.
Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.
Tóm tắt
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Câu 1: Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian:
– Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;
– Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ;
– Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.
Theo trình tự trên, có thể chia bố cục của bài văn như sau:
– Đoạn 1: Từ đầu đến "Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước".
– Đoạn 2: Từ "Đến Phường Rạnh" đến "thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò".
– Đoạn 3: Còn lại.
Câu 2: Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền.
Chẳng hạn:
– Tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: "chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít" …
– Tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: "Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt" …
– Đến đoạn sông có thác dữ thì đặc tả: "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn" …
Câu 3:
a. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả qua các yếu tố:
– Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng, ...
– Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
b. Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả:
- Ngoại hình:
như pho tượng đồng đúc.
các bắp thịt cuồn cuộn.
hai hàm răng cắn chặt.
quai hàm bạnh ra.
- Hành động:
Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông.
Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống.
Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.
c. Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh:
– Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc ...
– Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.
Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" – qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công viêc, trong khó khăn, thử thách.
Câu 4:
- Hai hình ảnh:
Đoạn đầu: "Dọc sông, những chòm cô thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước".
Đoạn cuối: "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước".
+ Đoạn đầu, hình ảnh cầy cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác.
+ Đoạn sau, hình ảnh cây to dễ liên tưởng tới "Chú Hai vượt sào, ngồi thở không ra hơi".
+ Cả hai hình ảnh đều muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện bản lĩnh vững vàng để sống trên mảnh đất của mình.
Câu 5:
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.
Soạn bài vượt thác của Võ Quảng I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Theo trình tự 3 phần ở SGK thì bài văn được bố cục. (1) Từ đầu đến “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”. (2) Tiếp đó đến “Thuyền vượt qua khỏi thác Cồ Cò”. (3) Phần còn lại. Câu 2. a. Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền. A1) - Thuyền lướt bon bon về phía núi rừng. - Đến ngã ba sông trải ra những bãi dâu tiếp làng xa tít. - Những chiếc thuyền xuôi chầm chậm chở đầy đặc sản của rừng. - Càng ngược vườn tược càng um tùm. - Những chòm cổ thụ mãnh liệt đứng trầm ngâm. - Núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang. A2) - Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. - Thuyền vùng vằng cứ trụt xuống rồi lên, quay đầu về chạy. - Thuyền cố lấn lên. - Thuyền vượt khỏi thác. A3) - Dòng sông cứ chạy quanh co, dọc những núi cao sừng sững. - Dọc sườn núi những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp trông xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. - Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra. b. Cũng như bài « Sông nước Cà Mau », người miêu tả ở trên thuyền để quan sát cảnh vật. Con thuyền di động tới đâu thì cảnh vật sẽ được nhìn và miêu tả đến đó. Vị trí quan sát này rất thích hợp vì nó động chứ không tĩnh lại. Câu 3. Cảnh con thuyền vượt thác. a. - Thác rất dữ dội « Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá ». - Cả ba con sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng. - Chiếc sào dượng Hương Thư bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trụt xuống, quay đầu… - Thuyền cố lấn lên rồi vượt qua được thác Cổ Cò. b. Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả : - Ngoại hình : + như pho tượng đồng đúc. + các bắp thịt cuồn cuộn. + hai hàm răng cắn chặt. + quai hàm bạnh ra. - Hành động + Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông. + Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống. + Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt. - Đánh giá chung : + Là hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. + Khi vượt thác dượng Hương Thư mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng không giống như ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. c. Một số so sánh đã được dùng : + Núi cao như đột ngột hiện ra (vật với người). + Nhanh như cắt (trừu tượng với cụ thể). + Những cây to (…) nom xa như những cụ già vung tay (vật với người). - Hình ảnh dượng Hương Thư giống như « hiện sĩ của Trường Sơn oai linh » cho thấy tư thế anh hùng của người lao động trên thác nước hung hiểm của Trường Sơn hùng vĩ. Con người rất xứng tầm với thiên nhiên dữ dội. - Hai hình ảnh : + Đoạn đầu : « Dọc sông, những chòm cô thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước ». + Đoạn cuối : « Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. • Đoạn đầu, hình ảnh cầy cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác. • Đoạn sau, hình ảnh cây to dễ liên tưởng tới « Chú Hai vượt sào, ngồi thở không ra hơi ». • Cả hai hình ảnh đều muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện bản lĩnh vững vàng để sống trên mảnh đất của mình. Câu 5. Qua bài văn, em cảm nhận. - Thiên nhiên Việt Nam đẹp một cách dữ dội, mãnh liệt. - Con người lao động Việt Nam như là hiệp sĩ anh hùng chiến đấu hằng ngày để có miếng ăn tấm áo. II. Luyện tập Cảnh sông nước ở hai bài đều hùng vĩ, nên thơ nhưng nó là hai miền rất khác nhau : + Miền cực Nam của Tố quốc nên có nhiều kênh rạch chằng chịt, có các tầng rừng đước, có phố thị trên sông. + Miền trung ở dãy Trường Sơn và cái thác nước phải vượt qua thật dữ dội.
Ngắn thoy ! Tốn S !! Gửi dăm 3 bài