Đề bài : Phân tích đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyen Nhi
Xem chi tiết
Việt Chỉ Thế Thôi
24 tháng 10 2017 lúc 19:36

mình chỉ cho 1 số ý kiến thôi nha tự thêm lời đi nha hihi

Chúng ta ai mà chẳng có một người mẹ hiền với gương mặt phúc hậu và đôi mắt sáng trong. Học chương IV Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, ta càng thấm thìa tình mẫu tứ sâu nặng và đặc biệt là tấm lòng của đứa con yêu của mẹ qua hình ảnh của bé Hồng.

Bé Hồng là nhân vật chính trong tác phẩm. Bé không được sống yên ổn trong mái ấm gia đình. Người cha sống u uất, trầm lặng rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ vì cùng quẫn đã phải bỏ con đi tha phương cầu thực.

Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.

Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.

Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.

Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.

quang
21 tháng 9 2020 lúc 12:51



Khách vãng lai đã xóa
nguyen minh ngoc
Xem chi tiết
B.Trâm
Xem chi tiết
Đặng Thanh Xuân
1 tháng 10 2017 lúc 21:45

Nguyên Hồng là một nhà văn có rất nhiều những sáng tác dành cho phụ nữ và trẻ em. Có lẽ lí do chính là bởi vì ông sinh ra và lớn lên trong mồ côi nên ông luôn dành một góc trong lòng của mình cho số phận của những người khốn khổ nhất trong xã hội cũ. Mặt khác, những tác phẩm ông viết về phụ nữ và trẻ em luôn được ông dùng chính những tâm tư và tình cảm của mình để viết về họ với những cảm nhận vô cùng sâu sắc. Trong những tác phẩm của ông như Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghỉ, Bỉ vỏ,… thì em thích nhất là đoạn trích Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu. Qua đây, chúng ta khẳng định được Nguyên Hồng chính là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Đầu tiên, chúng ta thấy được nhà văn Nguyên Hồng là người của phụ nữ. Ông thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi bất hạnh của những người phụ nữ. Đó là hình ảnh người mẹ bé Hồng. Tuy chỉ là nhân vật xuất hiện một cách mờ nhạt nhưng nhân vật đã mang được chính dấu ấn của mình. Là người phụ nữ vất vả, chống mất, vì nợ nần nhiều quá mà mẹ bé Hồng đã phải đi tha hương cầu thực nơi đất khách quê người. Cô đã phải bỏ lại cả người con trai còn nhỏ của mình để đi kiếm sống. Chính những sự vất vả của người phụ nữ đã khiến cho người phụ nữ ấy trở nên tiểu tụy và đáng thương “ Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rộc hẳn đi”. Nhà văn đã thấu hiểu một cách sâu sắc nỗi đau của những người phụ nữ trong xã hội ấy. Họ không được tự do tìm được những người mà mình yêu quý, phải chấp nhận cuộc hôn nhân sắp đặt, lấy người chồng hơn mình gấp đôi tuổi. Cả cuộc đời của người phụ nữ ấy phải trong như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Trong chính những hoàn cảnh như vậy, nhưng người mẹ của bé Hồng vẫn hiện lên là một con người giàu lòng yêu thương, trọng tình nghĩa. Gặp lại người con trai sau bao nhiêu xa cách, người phụ nữ ấy xúc động tới nghẹn ngào. Trong tiếng khóc của người mẹ, người đọc cũng như thấm những nỗi đau, nỗi xót thương con cùng niềm vui sướng vô hạn của người mẹ. Cô dùng những cử chỉ dịu dàng của mình mà vuốt ve, xoa đầu người con trai sau bao ngày xa cách. Qua đây, nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ. Ông cảm thông với người mẹ của bé Hồng khi chưa đoạn tang chồng đã đi tìm hạnh phúc riêng bởi ông hiểu được những khó khăn vất vả của những người phụ nữ.

Nguyên Hồng còn là nhà văn thấu hiểu cho nỗi bất hạnh của trẻ thơ. Nỗi vất vả của bé Hồng không chỉ là ở việc không có được những phút giây ngọt ngào bên cạnh mẹ, mồ côi cha, phải ở đậu người thân. Em không có được tình yêu thương mãnh liệt, luôn nhớ người mẹ của mình. Bé Hồng luôn tin tưởng ở những tình cảm của người mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách về mẹ và thời gian, không gian, dù có bị người cô mắng mỏ nhiều như thế nào thì bé vẫn luôn nhớ về mẹ một cách sâu sắc. Khi gặp được người mẹ của mình, bé cảm thấy như vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Lòng vui sướng được toát ra từ những cử chỉ bối rối, từ những giọt nước mắt giần hờn, rồi tới hạnh phúc và mãn nguyện. Với bé Hồng, chỉ cần được nằm trong vòng tay của mẹ cũng đã khiến cho bé cảm thấy thỏa mãn với tất cả mọi thứ rồi. Chỉ với những chi tiết như vậy, nhưng chúng ta cũng đã thấy được tình cảm của nhà văn Nguyên Hồng dành cho trẻ em. Ông hiểu được cảm giác khao khát khi được sống trong tình yêu thương, chở che của người mẹ, được sống trong lòng mẹ, được thỏa nỗi nhớ mong, hờn giận với người mẹ yêu thương của mình.

Chỉ qua một đoạn trích ngắn mà chúng ta đã hiểu được tình cảm và những suy nghĩ của Nguyên Hồng dành cho những đứa con tình thần của mình. Ông luôn thấu hiểu cuộc sống của họ à qua đây, ông bộc lộ những tình yêu thương sâu sắc tới họ

Mun Trang
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
23 tháng 10 2017 lúc 17:03

Hồng là một cậu bé đáng thương trong xã hội phong kiến,cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là người cô.Người cô luôn muốn xóa đi tình cảm trong sáng về người mẹ của cậu bé đáng thương nhưng không, cậu vẫn luôn tin vào mẹ của mình, bảo vệ mẹ và tình yêu mẹ lại càng mãnh liệt hơn nữa.Tình yêu đó đủ đánh tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiệt mà người cô đặt ra và tình yêu đối với mẹ đã làm cậu bé Hồng vượt qua tất cả và còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất.

Liêu thị ngọc trinh
Xem chi tiết
Hà Đinh
Xem chi tiết
Linn
10 tháng 12 2017 lúc 17:43

Nhà văn đã dùng hình ảnh người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc với đôi mắt gần rạn nứt để so sánh với bé Hồng vừa diễn tả được chính xác hoàn cảnh sống của bé Hồng giữa một họ hàng giàu có mà bằng giá tình thương, vừa diễn tả khát khao gặp mẹ của bé thật cháy bỏng, mãnh liệt. Khát khao ấy giống như ánh nhìn mòn mỏi đau đáu của người khách bộ hành giữa sa mạc mênh mông nóng bỏng mơ về một dòng nước trong mát

.
Còn người mẹ nhà văn đã so sánh giống như dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành gục ngã trước sa mạc. Đây là hình ảnh so sánh đẹp bởi mẹ vốn bao dung, hiền hòa nhân hậu, mẹ vốn dịu dàng như nước suối nguồn trong mát, tắm mát tâm hồn con trước mọi nỗi đắng cay của cuộc đời.

Nhà văn đã đẩy sự vật so sánh và hình ảnh so sánh đến tận cùng của cái chết và sự sống, với lối văn biểu cảm để nhấn mạnh và làm nổi bật nỗi khát khao gặp mẹ của bé Hồng là mãnh liệt đến vô cùng. Với bé, niềm hạnh phúc, niềm khát khao duy nhất lúc này đó chính là mẹ. Mẹ là tất cả.

Qua hình ảnh so sánh này, ta càng thấu hiểu, cảm thông với nhà văn, với những tuổi thơ bất hạnh. Tuổi thơ có bao điều khao khát ước mơ, nhưng có khát khao, ước mơ nào lớn hơn là khao khát tình mẹ. Có lẽ không chỉ với tuổi thơ, mà với cả cuộc đời mỗi con người, mẹ chính là điều thiêng liêng nhất vì môi khi va vấp ưu phiền mỗi khi hạnh phúc êm đềm con chỉ tìm về với mẹ thôi.

Cũng qua hình ảnh so sánh này, nhà văn càng diễn tả niềm đau đớn đến tuyệt vọng, cùng cực của bé Hồng nếu không được gặp mẹ. Ta hãy tưởng tượng giữa sa mạc mênh mông cát trắng nóng bỏng xuất hiện trước mắt người khách bộ hành ngã gục dòng nước trong suốt nhưng chao ôi đó chỉ là ảo ảnh chứ không phải sự thật, ta mới cảm thông với niềm đau vô hạn của bé Hồng nếu người đàn bà ngồi trên xe kéo không phải là mẹ.

Vũ Thị Ngọc
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 8 2019 lúc 17:12

Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào tôi còn là một chú bé Hồng loắt choắt nhanh nhẹn với một tuổi thơ bất hạnh, đầy đau khổ. Tưởng rằng thời gian sẽ làm phai mờ đi những kí ức đau thương đó mà giờ đây những hình ảnh đó vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi cho đến khi tôi gặp lại "cái bóng" người mẹ của mình .
Chiều hôm đó khi đi học về, tôi chợt thấy thấy một người giống mẹ, tôi liền chạy theo vừa chạy vừa gọi: "mẹ ơi ! mẹ ơi!". Tôi chợt nghĩ nếu nghười ngồi trên xe kéo không phải mẹ mình thì bọn bạn sẽ cười cho thúi mũi mất. Chiếc xe kéo dừng lại, tôi chạy đến thì thấy. ÔI!!!!!!!!! tôi thốt lên. Hóa ra người phụ nữ ngồi trên xe kéo là mẹ. Hai mẹ con sụt sùi, cảm xúc dâng trào . Sau đó tôi cũng không nhớ là mẹ đã hỏi tôi những gì nữa, chỉ nhớ là từng giây phút đều tuyệt đẹp. đi dc 1 đoạn thì tui bất chợt gặp lại bà Tám. bà là hàng xom cũ của tôi từ hồi bố mẹ tôi dg sống vs nhau. Hai bà cháu gặp nhau cũng mừng lắm, tâm sự với nhau biết bao nhiêu câu chuyện. Rồi tôi cũng kể lại cuộc hội ngộ của mình và mẹ ban nãy. Nghe tôi kể xong đột nhiên sắc mặt bà Tám khác hẳn. Mặ bà cắt không còn giọt máu, vẻ hoảng sợ. Tôi thấy lạ bèn hỏi thì bà bảo, từ khi tôi đi mẹ tôi như người mất hồn, bà cắt đứt mọi mối quan hệ với mọi người. Rồi vào một ngày bình thường, hàng xóm phát hiện bà treo cổ tự vẫn ở nhà với một bức thư chứa đựng những lời kêu gào, đau khổ thảm thiết. Sau khi mai táng cho bà xong, ngôi nhà đó như bị một linh hồn giận giữ nào đó chiếm giữ hễ bất cứ ai bước chân vào nhà là tai họa kinh hoàng sẽ ập đến. Nghe thấy bà kể chân tay tôi lạnh ngắt, mặt mũi xám xịt. Tôi tự hỏi người ngồi trên xe kéo là ai và trong suốt cuộc trò truyện trước cổng trường tôi đã nói chuyện với người hay là ma nữa. Tôi lạnh lùng bước về nhà. Đầu óc quay cuồng, cố quên đi những chuyệm đã từng xảy ra. Rồi tôi cũng không xác định được mình đang đi đâu nữa. Đôi chân tôi mỏi dần, mỏi dần và rồi ... uỵch. Tôi ngất lịm đi trên đường.
Sáng dậy, tôi mở mắt và thấy mình đang nằm trên giường nhà có bố, có mẹ. Tôi thở phào thì ra đó chỉ là giấc mơ. Tôi cũng không thể biết là đây là giấc mơ hay là mình vừa mới trải qua một giấc mơ dài (là sống với họ nội, gặp mẹ, hàng xóm cũ) nữa.

B.Thị Anh Thơ
7 tháng 8 2019 lúc 22:12

“Những ngày thơ ấu” là một hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Đây là tác phẩm có giá trị của Nguyên Hồng và cũng là tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Chương IV của tác phẩm đã miêu tả một cách sinh động những rung cảm mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ đối với người mẹ, bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng.

Điều đó trước hết được thể hiện trong sự phản ứng của Hồng đối với người cô xấu bụng.

Hồng lớn lên trong hoàn cảnh thiếu tình thương, cha chết, mẹ cùng quẫn quá phải bỏ con đi tha phương cầu thực. Hồng sông nhờ vào bà cô, thực chất là sông trong sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng giàu có. Hồng nhớ mãi câu hỏi đầy ác ý của người cô:

“Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?”

Hồng hình dung vẻ mặt rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương áp ủ đã bao phen làm Hồng phải khóc thầm, Hồng thấy tủi thân và muôn trả lời “có”. Nhưng khi nhận ra những ý nghĩa cay độc trong gọng nói và cái cười “rất kịch” của cô, Hồng biết “chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ”, do đó thoạt đầu Hồng phản ứng ngầm “cúi đầu không đáp”: sau đó Hồng mới nở nụ cười chua xót.

Hồng nghĩ: mẹ mình có tội tình gì mà các cô khinh miệt làm vậy? Một người đàn bà phải lấy chồng nghiện hút, chồng chết, để lại sự cùng quẫn của nợ nần nên phải rời bỏ con cái, đi tha phương cầu thực... Đó là một tội ư? Mặc dù đã gần một năm nay mẹ Hồng không có một lá thư, một lời nhắn hỏi hay một món quà gởi về, nhưng Hồng vẫn thương mẹ vô cùng. Mẹ Hồng vốn là người rất tình cảm, rất thương con. Nhất định Hồng không để cho ai xúi bẩymà làm mất tình cảm yêu mến giữa mẹ con Hồng. Nghĩ vậy, Hồng từ chối lời khuyên của cô:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về.

- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

Hồng im lặng cúi đất xuống đất, “lòng càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay”. Người cô lại vỗ vai Hồng cười mà nói rằng:

- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ?.

Nghe hai tiếng “em bé” mà cô ngân dài ra thật ngọt thật rõ, Hồng cảm thấy những âm thanh ấy xoắn chặt lấy tâm can. Lần này tình yêu thương mẹ của bé Hồng trỗi dậy mãnh liệt hơn. Trước tiên đó là sự xúc động bật ra thành tiếng khóc. Nước mắt Hồng chảy dài “rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ”.

Đây không phải là giọt nước mắt xấu hổ, tủi thân mà là giọt nước mắt của tình thương... "... sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm, trốn tránh...”.

Từ tình cảm ấy, Hồng đã biến thành lòng căm giận những cổ tục, những thành kiến tàn ác đôi với người phụ nữ. “Giá những cổ tục đã đày dọa mẹ tôi là vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

Chính tình thương đó đã giúp cho bé Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những người, những tập tục cần lên án... Tình thương ấy còn được biểu hiện một cách sinh động trong lần Hồng gặp mẹ sau này.

Tan học ở trường ra Hồng chợt thoáng thấy bóng một người ngồi trên xe kéo rất giông mẹ, Hồng liền đuổi theo bôi rối gọi:

- “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”.

Những tiếng ấy bật ra từ lòng khao khát được gặp mẹ của bé Hồng bấy lâu nay dồn nén lại. Đó là sự thổn thức của trái tim trẻ thơ bật thành tiếnggọi.

Hồng hồi hộp nghĩ: nếu người đàn bà ấy không phải là mẹ thì sự nhầm lẫn không những làm Hồng hổ thẹn với bạn bè mà còn tủi cực, đau khổ biết bao, chẳng khác gì người bộ hành ngã gục giữa sa mạc sau khi bị ảo ảnh dòng suối trong mát đánh lừa!

Nghe tiếng gọi, bà mẹ nhận ra con, bảo xe chạy chậm lại và đưa nón vẫy. Một lúc sau, Hồng đuổi kịp, mồm mũi đều thở dốc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, Hồng òa lên khóc rồi cứ thế nức nỏ làm mẹ cũng sụt sùi theo.

- “Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà”.

Bà mẹ xoa đầu Hồng rồi lấy vạt áo thâm nước mắt cho Hồng. Hồng sung sướng đắm mình trong tình cảm yêu thương của mẹ: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đãbao lâu mất đi bỗng mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

Chính vì tình thương mẹ nồng thắm nên Hồng mới có những cảm giác như vậy.

Hồng mải mê ngắm nhìn gương mặt mẹ hiền hiện trước mắt mình, thấy khác hẳn khuôn mặt mà Hồng phải tưởng tượng qua lời kể của cô. “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má” “chứ không xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi”. Hồng lại nghĩ: “Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?”.

Mải ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve, từ lúc lên xe cho tới khi về nhà, Hồng không còn nhớ mẹ đã hỏi cậu những câu gì và Hồng trả lời những gì cho mẹ nữa. Trong những giây phút rạo rực ấy rồi cả những câu nói của cô cũng bị chìm ngay đi, Hồng không nghĩ đến nó nữa.

Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng thật là sâu đậm, nồng thắm.

Tình thương mẹ là một nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Nó mở ra trước mắt chúng ta cả thế giới tâm hồn phong phú của bé. Thế giới ấy luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánhcủa nó.

Tình thương mẹ đã cho bé Hồng một cái nhìn sắc bén đối với con người và sự việc ngoài đời. Tình thương ấy ngày càng trở nên thắm thiết nồng nàn làm cho chúng ta thêm cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh éo le của Hồng, thêm quý mến Hồng.

Nhập vai bé Hồng :

Vào một buổi chiều tà, trời mưa râm rả, đúng lúc đó trống trường vừa vang lên , tất cả học sinh ùa ra khỏi trường để kịp trèo lên xe của cha mẹ mà về kẻo nước mưa thấm ướt quần áo và cặp sách. Riêng tôi, tôi cảm thấy cô đơn và lạnh lẽo lắm. Cái cảm giác ấy lại làm tôi nhớ đến mẹ và tôi tự hỏi:" Không biết bây giờ mẹ đang ở đâu? Mẹ ơi! Mẹ đến đón con về đi, con muốn được mẹ chở về nhà, muốn được dựa vào người mẹ để được thấy sự ấm áp, sự bình yên. Bỗng nhiên tôi nhìn thấy một người rất giống mẹ đang ngồi trên một chiếc xe kéo ở bên kia đường. Tôi không biết mình có nhìn lầm hay không nhưng không nghĩ ngợi gì thêm, tôi chạy một mạch sang. Đúng thật là mẹ rồi... tôi bối rối gọi: " Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!.." . Cuối cùng tôi cũng đã được gặp lại mẹ sau một năm xa cách...

Lúc này tôi không còn biết gì hơn, líu ríu trèo lên xe rồi oà vào lòng mẹ và cứ thế khóc nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo và xoa đầu tôi, mẹ nói:" Con nín đi, mợ đã về với con rồi mà!". Cái giọng nói ngọt ngào trong trẻo ấy thấm vào da thịt tôi. Nghe lời mẹ, tôi không khoc nữa và ngẩng mặt lên nhìn lại người phụ nữ mà non một năm ròng tôi mới được gặp lại. Mẹ tôi không còm cõi, xơ xác như cô tôi nói. Gương mặt mẹ vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Ôi! Mẹ tôi thật tươi đẹp làm sao. Tôi nằm trong vòng tay mẹ, đầu áp vào lòng mẹ, tôi thấy được cái cảm giác ấm áp, chan chứ tình thương yêu mà bấy lâu nay mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Mẹ tôi ôm chặt lấy tôi, tôi cảm nhận được sự hạnh phúc và niềm vui sướng đang tràn trề trong lòng mình. Cái cảm giác mà đã lâu rồ tôi mới có được sau sự ghẻ lạnh và cay nghiệt mà cô tôi đã dành cho tôi.

Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, mẹ đã hỏi tôi rất nhiều điều nhưng tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi những gì và tôi đã trả lời mẹ tôi như thế nào mà chỉ biết nhắm mắt lại nằm vào trong lòng mẹ và thế rồi tôi ngủ thiếp đi. Tôi đã ngủ thật say, một giấc ngủ ngon lành.

Pham Minh Nguyet
Xem chi tiết
Đạt Trần
9 tháng 7 2018 lúc 20:35

MB: -Giới thiệu Tác giả, Tác phầm

-Trích dẫn ý kiến đề bài

TB:

LĐ1:Giải thích?

+Nhà văn của phụ nữ, trẻ em là gì>

+Vì sao Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em Đề tài: Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy hai đề tài này đã xuyên suốt hầu hết các sáng tác của nhà văn: Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghỉ, Bỉ vỏ... Hoàn cảnh: Gia đình và bản thân đã ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của nhà văn. Bản thân là một đứa trẻ mồ côi sống trong sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần lại còn bị gia đình và xã hội ghẻ lạnh .

Ông viết bằng tất cả tấm lòng của mình

LĐ2: Chứng minh

1. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ . a. Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ b. Nhà văn còn ngượi ca vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của người phụ nữ: c. Là người phụ nữ trọng nghĩa tình d. Nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ: 2. Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ thơ. a. Nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nội bất hạh của trẻ thơ. b. Nhà văn trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao quý của trẻ thơ: c. Sung sướng khi được sống trong lòng mẹ. d. Nhà thơ thấu hiẻu những khao khát muôn đời của trẻ thơ: Chứng minh kềm dẫn chứng lấy cụ thể qua tác phẩm những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng-được học lớp 8 LĐ3: Suy nghĩ của bản thân, đánh giá tác giả +Suy nghĩ của bản thân: Ông là 1 người có tâm huyết, yêu quý trẻ em, quý trọng phú nữ +Đánh giá: 1) tài năng:... 2) nội dung, tâm tư tình cảm,... KB: Tóm lại em thấy nhà văn như nguyên hồng là người ntn, có đáng khâm phục hay ko
Trần Diệu Linh
9 tháng 7 2018 lúc 20:08

Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc,ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng “Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng”.Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ.

Nguyên hồng đến với phụ nữ và trẻ em không phải như là một sự ngẫu nhiên.Ngay từ hai tập sách đầu tay,tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu,nhà văn đã dụng công viết về những gian truân của họ.Từng có lúc nếm trải cuộc sống cùng cực ở xóm Cấm,Hải Phòng,Nguyên hồng hiểu những nỗi đắng cay kia như chính cuộc đời mình.Có thể nói những trang hồi ký về “ngày thơ ấu”là những trang văn đậm sâu kỷ niệm về tình mẫu tử,ở đó,tác giả đã để cho tình thương yêu vượt lên bao định kiến hằn học mà tỏa sáng.

Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai.Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng.Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em.Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.

Nhân vật người cô được nhà văn xây dựng qua đối thoại.Nhân vật không được đặc tả nhưng tính cách cứ lộ dần qua lời đối thoại.Đó là một hình mẫu điển hình cho sự tàn nhẫn và lòng đố kỵ.Sự nhỏ nhoi của người cô làm bé Hồng đau nhói.Những lời nói lạnh lùng mà quái ác của người cô như được chắt ra từ bao cảnh đời ngang trái mà Nguyên hồng đã gặp.Cái ác có nhiều loại nhưng sự tàn nhẫn giả dối và đố kỵ thì ở đâu chẳng có những nét mặt giống nhân vật của Nguyên hồng.

Hiểu sâu sắc về nhân vật phản diện nhưng tác giả còn tỏ ra tinh tế hơn nhiều khi lật mở những vẻ đẹp của tình yêu thương trong tâm hồn non nớt của bé Hồng.Tình yêu mẹ của bé Hồng vượt qua tất cả những dèm pha nanh nọc của bà cô.Ở trong em,kỷ niệm về mẹ,hình ảnh của mẹ bao giờ cũng tươi đẹp và trong sáng vô cùng.Dù có những lúc boăn khoăn nhưng cậu bé Hồng vẫn kiên trì một suy nghĩ đầy yêu thương về mẹ.Thế mới biết Nguyên Hồng hiểu và rất hiểu tuổi thơ.Ở đó,có thể nói trong tất cả chúng ta,cái anh sáng chiếu rọi lung linh và duy nhất đó là sự hiền hòa,yêu thương của lòng mẹ.Với hình ảnh bé Hồng,nhà văn dường như đã làm cho tình mẫu tử trên thế gian này thiêng liêng và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần.

Nhân vật kiệm lời nhất nhưng lại để lại cho chúng ta nhiều day dứt nhất chính là mẹ bé Hồng.Một người phụ nữ hẳn phải hiền hậu vô cùng.Chỉ cần xem cái nhìn nhân vật đón bé Hồng,ôm trọn cái sinh linh bé nhỏ vào lòng mà ta cảm thấy cái tình mẫu tử sâu nặng và cao quý biết bao.Không thể diễn tả hiết nỗi đau của người mẹ khi phải xa con và cũng không thể diễn tả hết niềm hạnh phúc trong ngày gặp lại con,nhà văn để cho người mẹ đáng thương im lặng.Ngày gặp lại con không biết có bao nhiêu cảm giác trong lòng người mẹ đang được ngân lên:vui có,buồn có,lo lắng,tủi hờn cũng có.Vậy sự im lặng đã trở thành sự diễn đạt tình tế nhất.

Viết về phụ nữ,nhi đồng,viết về những kỷ niệm tuổi thơ không khó nhưng viết cho hay thì không dễ chút nào.Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ,về tuổi thơ.Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng,từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu.


Cô Nàng Song Tử
Xem chi tiết
Thời Sênh
17 tháng 7 2018 lúc 9:00

Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ.
Sự xảo nguyệt và độc ác của người cô.

Huỳnh Nguyễn Minh Thư
17 tháng 7 2018 lúc 9:17

Tác giả nhớ lại:

+ Cảnh ngộ tội nghiệp của đứa trẻ.

+ Sự xảo quyệt và độc ác của người cô.

Âu Minh Anh
Xem chi tiết