Đề bài : Nghị luận xã hội về tính cần cù

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thảo My 9/13 Nguyễn
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
16 tháng 11 2021 lúc 12:59

Tham khảo:

“Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết."

Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la của người mẹ dành cho những đứa con.

Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người. Và tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.

 

Không chỉ vậy, mẹ còn là người rất độ lượng, bao dung yêu thương con hết lòng. Nhớ ngày xưa, có lần tôi làm bài kiểm tra bị điểm thấp, nên đã giấu mẹ. Nhưng cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, mẹ đã phát hiện và la tôi. Lời trách mắng chan hòa cùng những giọt nước mắt chảy dài trên đôi gò má hao gầy của mẹ khiến tôi thấy chạnh lòng, mẹ quay lưng bỏ ra ngoài và tôi thấy đôi vai run lên từng hồi. Khi chỉ còn một mình trong phòng, tôi trách mình vì sao làm mẹ buồn để rồi mẹ phải khóc, nếu như tôi nói thật với mẹ thì có lẽ mẹ sẽ không buồn đến thế vì tôi biết rằng mẹ khóc vì tôi không thành thật nói ra sự thật chứ không phải vì tôi bị điểm thấp. Tôi thấy ân hận lắm, lúc đó tôi chỉ muốn chạy qua phòng mẹ hét lên ràng: “Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ!” nhưng tôi đã không đủ can đảm vì tôi sợ mẹ còn giận. Và điều kì diệu đã xảy ra, qua ngày hôm sau mẹ vẫn quan tâm, yêu thương tôi như mọi ngày. Tôi tự hỏi lòng rằng: “Phải chăng mẹ đã tha lỗi cho mình?”. Đúng vậy, mẹ đã thật sự tha lỗi cho tôi vì mẹ nghĩ rằng tôi còn nhỏ như đứa trẻ mới lên ba, rất cần sự yêu thương và lời dạy dỗ sâu sắc từ mẹ. Bây giờ tôi mới thấm thìa được tình mầu tử thiêng liêng đậm đà dưòng nào, không gì có thể chia cắt được, như lời ca khúc “...tình mẹ bao la như biển Thái Bình...” Tôi đã hứa với bản thân sẽ không bao giờ làm mẹ phải khóc, sẽ yêu thương mẹ nhiều hơn để không hối tiếc vì đã làm mẹ buồn, tôi sẽ ghi nhớ mãi lời thơ này như lời dạy bảo:

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”

Vâng, mẹ sẽ mãi là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, cho dù mọi thứ xung quanh tôi có thay đổi thì tình thương mà tôi dành cho mẹ vẫn vẹn toàn, không phai nhòa. Và tôi muốn nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ vì mẹ đã sinh ra con, nuôi con khôn lớn thành người. Con yêu mẹ nhiều lắm!”

Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 9 2018 lúc 19:44

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu về cách học vẹt, học tủ

Ví dụ:
Không chỉ có những kỉ niệm vui buồn, những kỉ niệm đáng nhớ khi còn đi học mà chúng ta còn có những người bạn. nhưng trường học bạn bè nào không phải cũng tốt cũng có những bạn xấu. một trong những người bạn xấu là những người bạn không chuyên tâm vào học hành, bao giờ cũng nghĩ đến việc học vẹt, học tủ, không trung thực trong học tập để có những luyến tiếc sau này.
II. Thân bài: nghị luận về học vẹt, học tủ
- Thế nào là học vẹt, học tủ:

Học vẹt, học tủ là một cách học đối phó của học sinh hiện nay Học vẹt, học tủ là chọn lọc những kiến thức để học, còn lại không học Học tủ là học những kiến thức quan trọng một cách qua loa để dành cho thi cử, khi thi cử xong rồi thì lại quên Học vẹt là cách học như một con vẹt, học sao thì vậy, không hiểu bài

- Nguyên nhân của sự học vẹt, học tủ:

Dơ sự phát triển của xã hội Do nền giáo dục thiếu đi sự quan tâm Do chương trình học ngán ngẫm Do bản thân học sinh, sinh viên lười học Do ba mẹ và thầy cô không quan tâm chăm sóc

- Tác hại của việc học vẹt, học tủ:

Khiến học sinh không thể lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn Không nắm vững kiến thức Tạo ra một thói xấu cho học sinh hình thành nên những thói xấu khác trong cuộc sống

- Cách khắc phục lối học vẹt học tủ:

Tạo điều kiện học tập thoải mái nhất Không đè nặng vấn đề học tập đối với học sinh Học sinh phải tự ý thức được hành động của mình

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về lối học vẹt, học tủ
Ví dụ:
Học vẹt, học tủ là một lối học không đúng, chúng ta nên chọn cho mình một lối học chính xác và phù hợp với bản thân nhất.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Nghị luận về học vẹt, học tủ” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công và học tập tốt.

Bài làm:

“Học” là con đường tiếp thu tri thức để hoàn thiện phẩm chất của mỗi con người. Con đường học vấn dài vô tận và muốn đạt đến đỉnh cao của học vấn thì có rất nhiều phương pháp. Mỗi người đã chọn lựa cho mình một phương pháp để đi trên con đường chông gai đầy thử thách này, nhưng đáng tiếc rằng đa số học sinh ngày nay lại chọn cho mình một phương pháp học rất dễ thực hiện nhưng lại dễ làm cho họ vấp ngã mà đã vấp ngã thì họ khó tài nào đứng dậy nổi.Phương pháp nguy hiểm đó chính là “học vẹt” và “học tủ”.

“Học vẹt” là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc làu nhưng áp dụng kiến thức đó vào thực hành thì “bó tay”. “Học tủ” hơi khác so với “học vẹt”. “Học tủ” là chọn một phần kiến thức trong vô vànkiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi.

Tuy khái niệm về hai phương pháp học trên là khác nhau nhưng nó đều cùng một nguyên nhân. Nguyên nhân để học sinh ngày nay chọn phương pháp “học vẹt”, “học tủ” là họ không hiểu được tầm quan trọng của học vấn. Họ học chỉ là để đối phó, kiếm cái bằng để dễ dàng kiếm việc, lo việc mưu sinh cho bản thân mà họ không biết rằng họ dễ dàng sa vào vũng bùn khó có thể đứng dậy nổi. Một nguyên nhân nữa đó là họ lười học, lười suy nghĩ. Bộ não của họ không còn chỗ để tiếp thu cái mới, tiếp thu kiến thức một cách toàn diện và hiệu quả nữa, thay vào đó là những kiểu ăn mặc thời trang, trò chơi không lành mạnh… cứ bám trong đầu óc họ như một kí sinh làm tê liệt thần kinh họ.

“Học vẹt”, “học tủ” mang đến tác hại rất nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy lý thuyết thì thuộc lòng nhưng không hiểu để áp dụng vào đời sống, công việc. “Học trước quên sau”, kiến thức chưa kịp bám vào bộ não thì đã bị những sở thích tầm thường đẩy ra ngoài mà không thể chống cự. Không những thế, “học tủ”còn gây thêm hại nữa đó là kiến thức cơ bản, kiến thức toàn diện không nắm được. Mọi công sức, nỗ lực dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ đều bị đổ xuống sông xuống bể và lỡ may đến kỳ thi bị “lệch tủ” thì “xôi hỏng bỏng không”.

Tác hại của nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây ra một sự truyền nhiễm nghiêm trọng. Từ một cá nhân dùng phương pháp này thì ai mà không có “sức đề kháng” cao sẽ dễ dàng bị truyền nhiễm. Họ dễ học theo, làm theo miễn là những gì mà họ học theo, làm theo đó có lợi trước mắt cho họ.

Nếu không chữa ngay từ lúc nó còn “trứng nước” thì “học vẹt”, “học tủ” sẽ mang lại hậu quả rất nghiêm trọng. Việc đầu tiên là chúng ta phải xác định được tầm quan trọng của học vấn. Bởi có thế chúng ta mới chọn lựa, định hướng được cho tương lai của mình, chọn cho mình con đường đi đúng nhất để hoàn thiện chính mình.Có hiểu và xác định được sự quan trọng của học vấn thì chúng ta mới có động lực học tập và chọn lựa phương pháp học đúng đắn. Nhiệm vụ cần thiết thứ hai là gia đình xã hội phải tuyên truyền chỉ bảo, dạy dỗ cho học sinh ngày nay khi còn nhỏ. Phải cho học sinh hiểu rõ, nắm rõ sự quan trọng của học vấn để mỗi người biết vượt lên chính mình, bỏ qua thú vui tầm thường để dành thời gian, tâm trí cho việc học tập.

Nếu ai cũng có ý thức, có định hướng cho riêng mình, biết suy nghĩ về hành vi, việc làm của mình thì tin chắc rằng sẽ không còn ai nhắc đến căn bệnh “học vẹt”, “học tủ” nữa. Lúc đó mỗi học sinh sẽ có những kiến thức cần thiết để chuẩn bị hành trang bước vào đời góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.

Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Havee_😘💗
6 tháng 11 2019 lúc 17:20

DÀN Ý NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA CÁI THIỆN VÀ CÁI ÁC
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về cuộc đấu tranh giữa thiện và á: cuộc đấu tranh muôn đời và có chung một kết thúc
2. TH N BÀI
Giải thích: Thiện là gì? Ác là gì?
Cuộc đấu tranh thiện- ác là gì? Vì sao có đấu tranh ấy
Bàn luận: Biểu hiện của cuộc chiến tranh thiện ác trong đời sống, trong văn học(lấy dẫn chứng)
Kết thúc của cuộc đấu tranh thiện- ác?
Ý nghĩa của kết thúc đó có giá trị gì trong cuộc sống

Lật ngược vấn đề: Cần có sự chiến đấu giữa cái thiện và ác trong cuộc sống
Đôi khi để dành chiến thắng, cái thiện cũng phải chịu mất mát, hi sinh
Đôi khi ác- thiện đan xen không rõ ràng, cần có nhãn lực để nhìn nhận vấn đề đúng đắn
3. KẾT BÀI
Khẳng định đây là cuộc chiến muôn đời và cái thiện luôn chiến thắng

Khách vãng lai đã xóa
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 9 2018 lúc 19:57
1 Mở bài: Giới thiệu về bệnh thành tích, một căn bệnh gây nguy hại cho xã hội đang ngày càng lan rộng. 2. Thân bài: - Thành tích là gì? (là kết quả tốt đẹp đạt nhờ sự nỗ lực). Vai trò của thành tích (tác dụng tích cực). - Bệnh thành tích là gì? (Làm việc mà không quan tâm đến thực tê, không suy nghĩ về hậu quả lâu dài chỉ chăm chú đến vẻ bề ngoài, đến việc đạt được những chỉ tiêu một cách khiên cường). - Tác hại của bệnh thành tích: + Gây ra sự đôi lập giữa hình thức và thực tế, vấn đề bản chất không được quan tâm mà chủ yêu tập trung vào “bề nổi”. + Là nguồn gốc của những sai trái, gian lận trong kiểm tra, đánh giá tiêp tay cho tham nhũng, quan liêu. - Nguyên nhân của bệnh thành tích: + Tật xấu “con gà tức nhau tiếng gáy”, đốt cháy giai đoạn muôn có thành tích ngay. + Sự quan lí thiếu sát sao của các cấp lãnh đạo, hình thức trong quản lí chỉ quan tâm đến văn bản, báo cáo. - Giải pháp: + Cần chú ý đến hậu quả lâu dài, tránh “ăn xổi ở thì”. + Các cấp lãnh đạo phải sát sao, thực tế hơn, điều chỉnh quản lí. 3. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc khắc phục bệnh thành tích. Đó là công việc của toàn xã hội. Bài làm : Trong thực tế, ai cũng thích, cũng mong muốn được khen ngợi, được ghi nhận, được thành danh. Có người vì thế mà nỗ lực phấn đấu để biến đổi về chất. Song đáng buồn lại có những người muốn rút ngắn con đường bước đến vinh quang mà tin xổi ở thì, không chăm lo cho thực tế chỉ cố tô vẽ bề ngoài để được khen được thưởng. Đáng buồn hơn, chúng ngày càng phổ biến và trở thành một căn bệnh xã hội. Bệnh thành tích. Thực chất, thành tích là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được. Như vậy, thành tích là nhóm để biểu dương, nêu gương những kết quả thực tế tốt đẹp. Điều đó động viên cố gắng của người được nêu gương, thúc đẩy họ tiếp tục cố gắng. Mặt khác thành tích của người này còn là “cú hích” cho người khác cùng “chạy đua” để tiếp tục đi lên. Rõ ràng, thành tích là điều tốt đẹp và nó cũng mang lại những điều tương tự cho cuộc sống. Tuy nhiên, khi đặt trước từ “thành tích” một chữ “bệnh” – bệnh thành tích thì vấn đề đã khác. Bởi từ “bệnh” không gợi đến điều gì tốt đẹp. “Bệnh thành tích” là thói a dua, là chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được tuyên dương khen thưởng nhưng thực chất bên trong vấn đề không đạt mong muốn. Nói khác đi, bệnh thành tích là tên gọi của sự không phù hợp giữa hình thức và bản chất: hình thức rất hào nhoáng, sáng bóng, lẫy lừng nhưng bản chất thì xuống cấp, gỉ sét, cong vênh. Bệnh thành tích đã tồn tại từ lâu trong đời sống xã hội, đục sâu lan rộng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong giáo dục, bệnh thành tích còn được gọi là bệnh hình thức. Có những trường vì thành tích mà luôn cố gắng tập trung luyện “gà” – luyện học sinh giỏi, tạo mọi điều kiện để các em có thời gian tập trung học môn mình thi nhằm đạt kết quả cao mang vinh dự cho trường. Hay trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp, có những trường huy động giáo viên cùng làm với học sinh rồi ném bài cho các em. Trong các cơ quan, công ty, nhà máy,... bệnh thành tích nằm ở những bản báo cáo được mài cho nhẵn viết cho đẹp. Trong thực tế người ta không màng đến chất lượng, chỉ chạy theo số lượng để đạt chỉ tiêu. Họ chỉ sung sướng khi nghe đến những con số 100%, 99%,... Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước, trường nào chỉ đạt 95%, 96% là đã lo lắng căng thẳng rồi. Nhưng một hai năm trở lại đây khi công tác kiểm tra, giám sát được thắt chặt hơn, trung bình cả nước chỉ đỗ khoảng 60% – 70%. Rõ ràng kết quả xa nhau, nó phản ánh thực tế chất lượng giáo dục trong một thời gian dài bị o bế, làm nhiễu. Rõ ràng, bệnh thành tích sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại. Trước hết, nó khiến mỗi cá nhân tổ chức không hiểu rõ về thực lực của mình, tự mãn về thành tích, không có xu hướng vận động phát triển. Bệnh thành tích do đó tiếp tục “được” duy trì, phát triển. Dần dần nó sẽ ăn sâu, đeo bám vào tư tưởng, lối sống cách thức làm việc của xã hội, làm cho chất lượng thực bị bỏ bê, xuống dốc, chỉ có cái vẻ bề ngoài là hào nhoáng, đẹp đẽ. Nó thực chẳng khác nào một trái bí đỏ bị thối rữa bên trong. Dân gian ta nhắc nhở nhau tốt gỗ hơn tốt nước sơn vì sơn có thể tróc nhưng gỗ không được phép mục, gỗ mục sẽ làm sụp đổ cả một hệ thống quan trọng. Nhưng bệnh thành tích đã làm đảo lộn truyền thống đạo lý ấy và mỗi hệ thống xã hội đang có nguy cơ lung lay, suy sụp vì chất gỗ bên trong đang mối mọt dần. Bệnh thành tích gây hại cho mọi ngành nghề, lĩnh vực. Và hậu quả dễ thấy nhất, tai hại nhất thể hiện ở ngành giáo dục. Có những trường lớp, vì thành tích mà cho học sinh lên lớp hàng loạt, bất chấp kết quả thực tế. Hậu quả là hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường. Có em đã học lớp 7 mà chưa đọc thông viết thạo! Cũng vì thành tích mà các thầy cô “cấy điểm” cho học sinh giỏi ở những môn các em không thi học sinh giỏi, giúp các em tập trung ôn luyện cho thi cử. Và hàng trăm học sinh sa vào tình cảnh đạt giải học sinh giỏi quốc gia nhưng trượt tốt nghiệp, trượt đại học... Hậu quả trực tiếp học sinh là người gánh chịu. Nhưng hậu quả lâu dài là tương lai đất nước phải chấp nhận sự thui chột về đạo đức, tài năng của nhiều thế hệ. Bệnh thành tích có căn nguyên sâu xa từ một thói xấu của con người: thói ghen ăn tức ở, “con gà tức nhau tiếng gáy”. Thấy cá nhân, đơn vị khác được nêu gương, cá nhân đơn vị mình cũng muốn được như vậy. Song, thay vì tập trung nâng cao chất lượng họ lại đốt cháy giai đoạn, đánh bóng hình thức để được tuyên dương. Nhưng công bằng mà đánh giá, bệnh cũng có nguyên nhân từ những sai lầm trong công tác quản lý tổ chức của nhiều cấp, ngành: trọng giấy tờ, hình thức, không gần gũi sâu sát thực tế và chỉ tiêu hoá, kế hoạch hóa cao độ mọi vấn đề thi đua. Bởi vậy, các tổ chức, cá nhân chỉ cốt lo sao cho bản báo cáo, cuốn sổ của mình được sạch sẽ đẹp đẽ. Rồi lo sao để chỉ tiêu kế hoạch trên giao ta “trăm phần trăm” hoàn thành. Rõ ràng, để xảy ra căn bệnh ấy lỗi thuộc về tất cả chúng ta. Nhận rõ hậu quả của bệnh thành tích, xã hội cần đẩy mạnh công cuộc loại trừ nó. Các nhà lãnh đạo cần kiểm tra, giám sát sát sao hơn hoạt động của các tổ chức cá nhân trực thuộc, đồng thời điều chỉnh hệ thống, cơ chế quản lý tổ chức. Các cơ quan đoàn thể vì tương lai bản thân xóa bỏ bệnhhình thức để đi vào chất lượng thực tế. Chỉ khi nào làm được điều đó, xã hội ta mới thực sự trong sạch và đi lên. Thành tích đã trở thành thứ mà nhiều người theo đuổi, có những người theo đuổi nó bằng đam mê bằng trái tim nhưng cũng có những người bất chấp làm mọi thứ để có thành tích cho riêng bản thân mình. Nhiều người vẫn quen gọi nó là bệnh thành tích mà đang từng ngày, từng giờ gây ra những tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội. Không chỉ xuất hiện ở một lĩnh vực của cuộc sống mà hầu hết các mặt của đời sống xã hội. Thành tích vốn là một thứ mà ngươi ta dùng để tuyên dương những người có đóng góp cho xã hội hoặc những con người đạt được kết quả tốt trong quá trình thi đua, nhưng đâu đó nó lại trở thành một con dao hai lưỡi gây ra những hậu quả nặng nề, cản trở rất nhiều tới quá trình phát triển của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều người có thể bất chấp mọi hành vi thủ đoạn để có được thành tích để được tuyên dương hời hợt mà thực chất họ có thể không đạt được. Nó dần dần trở thành một căn bệnh mà ngày càng đi sâu và lan truyền tới cuộc sống của toàn xã hội. Nguyên nhân sâu xa của “Bệnh thành tích” chính là thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ mà từ ngày xưa, người lao động đã chê cười và phê phán. Trong xã hội, không ít người thực sự chẳng có gì tốt đẹp mà lại thích bịa đặt ra cái hay cái đẹp… để tự dối mình, lừa người. Rồi cấp dưới muốn được khen thưởng, được thăng chức thì phải nghĩ cách lừa dối cấp trên bằng những “thành tích” chỉ mang tính tượng trưng chứ cụ thể nó không mang lai một kết quả tốt đẹp mà chúng ta vẫn thường thấy. Bệnh thành tích thường nảy sinh ở những người không có thực tài nhưng lại thích được người khác tán dương và tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi để thỏa mãn thói háo danh, để không bị “thua chị kém em”. Trong xã hội hiện nay, khi mọi thứ càng phát triển thì “bệnh thành tích” lây lan càng nhanh, càng rộng. Đồng tiền có ma lực kì diệu có thể lôi kéo con người có thể bỏ qua lòng tự trọng của bản thân bằng mọi giá có được thành tích và nhận những khoản tiền thưởng mà lẽ ra họ không xứng đáng được nhận. Chúng ta có thể thấy bệnh thành tích lan rộng ở mọi mặt của đời sống chẳng hạn như trong giáo dục, hiện tượng ngồi nhầm lớp vẫn diễn ra nhiều, tỉ lệ học sinh khá giỏi được tăng lên một mức không tưởng, còn có những thứ mà nhà trường chạy theo ví dụ như cơ sở vật chất hay số lượng học sinh yếu kém thật sự không được tiết lộ vì sợ ảnh hưởng tới uy tín của trường. Chính vì thế khi sự thật được phơi bày con số đưa ra là cả một vấn đề đáng lo ngại, gây ảnh hưởng xấu và cả việc đánh giá tinh hình chung để thay đổi hướng đào tạo cũng như phương pháp. Bệnh thành tích dẫn tới những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật. Nếu hiện tượng tiêu cực này không sớm chấm dứt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới việc đào tạo nhân tài cho đất nước mai sau. Nói “Không với tiêu cực” hiện đang là khẩu hiệu, là mục tiêu phấn đấu của ngành giáo dục. Tính khả thi của nó đến đâu còn phụ thuộc vào quyết tâm của tất cả mọi người để có được một nền giáo dục nghiêm túc và chất lượng cao. Không những xảy ra ở giáo dục mà một điều đáng buồn về xây dựng kinh tế, số hộ nghèo vì phục vụ cho việc nói dối để có thành tích mà cũng trở thành một điều đáng buồn. Tỉ lệ hô nghèo cao chứng tỏ bệnh thành tích chỉ mang lại những giá trị ảo cho những người hoang tưởng tới những điều tốt đẹp mà họ đang tưởng tượng. Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều xí nghiệp, nhà máy quốc doanh làm ăn “lời giả lỗ thật”, năm nào Nhà nước cũng phải bù lỗ rất nhiều nhưng Ban Giám đốc vẫn cố tình “bịa” ra thành tích để được thăng quan tiến chức. “Bệnh thành tích” trong lĩnh vực giao thông, hàng chục cây cầu, mấy chục con đường, hàng trăm công trình tầm cỡ quốc gia … được xây dựng cho kịp tiến độ nhưng không đạt yêu cầu về mặt chất lượng, gây lãng phí rất lớn về công sức và tiền bạc của Nhà nước. “Bệnh thành tích” gây ra những tác hại khôn lường, cản trở quá trình phát triển của đất nước. Thí dụ như một tập thể hay một cá nhân khi đã nhiễm “bệnh thành tích” thì chỉ có thể làm ra những sản phẩm kém chất lượng mà thôi. Bởi cái họ theo đuổi chỉ mang mác thành tích chứ không phải là chất lượng. “Bệnh thành tích” còn dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, khiến con người trở nên thiếu trung thực, dối trá, thích sống bằng ảo tưởng. Để đẩy lùi bệnh thành tích trong xã hội hiện nay cần có những biện pháp tích cực và triệt để nhằm đẩy lùi và chữa dứt điểm căn bệnh này. Muốn làm được điều đó, các cấp các ngành phải đồng bộ ra tay, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện những thành tích “ảo” và những “chuyên gia tạo thành tích ảo”. Không những thế phải đưa ra hình phạt thích đáng đối với những kẻ cố tình sai phạm, dẫn tới thiệt hại to lớn cho xã hội thì Nhà nước. Mặt khác, cần nâng cao biện pháp giáo dục, tuyên truyền thường xuyên để nâng cao nhận thức của mọi người về hậu quả của căn bệnh này. Chính vì những thiệt hại mà Bệnh thành tích gây ra,chúng ta phải nhận thức được rằng “bệnh thành tích” là một hiện tượng tiêu cực gây ra nhiều tác hại ghê gớm khôn lường. Cho nên trong hoàn cảnh đất nước ta đã mở cửa giao lưu và hội nhập với toàn thế giới, mỗi công dân phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trước mọi vấn đề của bản thân, của cuộc sống và xã hội; thấy được mặt mạnh để phát huy, mặt yếu để khắc phục. Xã hội sẽ phát triển vững mạnh hơn nếu có những người vươn lên từ chính mình và tạo ra những thứ kì diệu.