Đề bài : Nghị luận xã hội về lòng nhân ái

Allien
Xem chi tiết
Thanh Đạt Phạm
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 9 2022 lúc 22:47

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Lòng hiếu thảo của con cái với ông bà, cha mẹ là điều vô cùng cần thiết trong xã hội ngày nay...)

Thân đoạn:

Bàn luận:

Nêu lòng hiếu thảo là gì?

Vai trò của lòng hiếu thảo:

+ Giúp cho ta biết thấu hiểu, cảm thông với công lao sinh thành, sự vất vả để cho ta có cuộc sống ấm no

+ Làm cho không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, các thành viên được kết nối với nhau

+ Giúp cho con người nâng cao đạo đức, lối sống

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Gia đình con cháu luôn yêu thương ông bà, cha mẹ là gia đình luôn hạnh phúc. 

Bàn luận mở rông:

Trái với lòng hiếu thảo là gì?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo?

Kết đoạn.

Trình bày vai trò của lòng hiếu thảo thêm một lần nữa.

Câu cầu khiến gợi ý: Hãy biết yêu thương cha mẹ, những người nuôi dạy ta khôn lớn...

Câu hỏi tu từ gợi ý: Phải chăng cha mẹ đã già nhanh hơn khi chăm sóc chúng ta mỗi ngày ?

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Anh
Xem chi tiết
Phan Thị Hoài Thương
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
16 tháng 2 2021 lúc 8:35

Bạn tham khảo :

Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu về tình yêu thương và vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống con người. 

- Giới thiệu và trích dẫn ý kiến : Tình yêu thương, lòng trắc ẩn có vai trò quan trọng đối vs con người, đặc biệt là khi thế giới hiện đại ngày càng lắm thiên tai, dịch bệnh, hiểm họa.

B. Thân bài

1. Giải thích

- Tình yêu thương là sự quý mến , quan tâm , giúp đỡ nhau giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn , hoạn nạn.

- Ý kiến đề cập đến vai trò quan trọng của tình yêu thương trong cuộc sống con người , tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua những khó khăn , nghịch cảnh trong cuộc sống. 

2. Biểu hiện của tình yêu thương

- Người có tình yêu thương là người biết sống vì người khác , biết quan tâm , yêu thương và san sẻ với khó khăn của những người xung quanh.

- Người có tình yêu thương luôn có tấm lòng rộng mở , biết san sẻ khó khăn cùng người khác 

- Người có tình yêu thương luôn tìm cách giúp người gặp hoạn nạn vượt qua khó khăn và thấu hiểu , cảm thông cho nỗi thống khổ của người khác.

- Trong mùa dịch Covid 19 , biểu hiện của tình yêu thương :

+ Đứng trước tình hình dịch bệnh, phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã ra quyết định đón đồng bào ta từ nước ngoài về Việt Nam để phòng chống nguy cơ xấu nhất xảy ra với họ từ dịch bệnh. 

+Các y bác sĩ và những chiến sĩ công an đã phải vất vả rất nhiều để giúp người dân chống dịch bệnh , lập nên những khu cách ly tập trung.

+ Những trạm phát gạo miễn phí được lập ra để người dân nghèo có lương thực sinh sống

+ Cụ bà 70 tuổi quyên góp 10 triệu tích cóp được cho các chiến sĩ công an chống dịch

3. Vai trò , tác dụng của tình yêu thương

- Ttình yêu thương giúp con người gần gũi với nhau hơn , nó giúp hàn gắn tình cảm cộng đồng và xây dựng cho con người những mối quan hệ tốt đẹp.

- Tình yêu thương là liều thuốc chữa lành mọi vết thương , mọi đau đớn và bất hạnh của con người trong cuộc sống.

4. Cách để con người tạo dựng tình yêu thương

- Mỗi chúng ta cần mở rộng lòng mình để quan tâm , yêu thương nhiều hơn đến những người xung quanh .

- Hãy dẹp bỏ ích kỉ, hẹp hòi cá nhân để hướng lòng mình đến những điều tốt đẹp và xây dựng cho mình một trái tim hướng thiện.

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống con người

- Khuyên con người sống phải biết yêu thương, bao dung, quan tâm và giúp đỡ đối với những người xung quanh. 

Bình luận (0)
NT Linh
16 tháng 2 2021 lúc 10:22

1. Mở Bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: "Tình thương là hạnh phúc của con người".

2. Thân Bài

a. Giải thích ý nghĩa nội dung câu nói

- Tình thương là một trong những giá trị tinh thần, tình cảm tốt đẹp của con người và được thể hiện qua việc biết quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống.

- "Tình thương là hạnh phúc của con người": Câu nói đã khẳng định sức mạnh của tình yêu thương và khẳng định đó là một trong những cội nguồn đem đến hạnh phúc cho con người.

b. Bàn luận, chứng minh câu nói

- Tình yêu thương sẽ giúp con người mở lòng lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống.

- Tình yêu thương đem lại hạnh phúc cho người cho đi và người nhận.

- Tình yêu thương giúp con người tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ, vị kỉ.

c. Lật lại vấn đề

Lên án, phê phán những con người có lối sống vô tâm, thờ ơ trong xã hội.

d. Bài học nhận thức và hành động

3. Kết Bài

Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề đã bàn luận. Liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
minamoto mimiko
Xem chi tiết
Thu Phương
23 tháng 6 2018 lúc 15:39

Chúng ta có thể thấy rằng cậu bé trong câu truyện này lúc còn chập chững vào lớp một, ngày ngày vượt hai cây số đến trường. mẹ cậu đã cõng cậu trên lưng vượt qua dòng nước nưa cậu tới trường, đó là một tình mẫu tử vĩ đại của người mẹ đối với đứa con nhỏ bé của mình. Nhưng khi cậu bé lớn lên, đậu Đại học, ra trường lấy được cô vợ thành đạt thì lại quên đi câu chuyện ngày ấy, quên đi cả tám lòng yêu thương, che chở của người mẹ suốt những năm tháng đã qua, bỏ mặc mẹ là một việc bất hiếu, làm cho mẹ cậu bị tổn thương, nhưng cậu nào có hiểu được, từ đó cho ta thấy một điều nghiêm trọng của xã hội lúc còn nghèo khó thì lúc nào cũng ngoan, yêu thương mẹ, nhớ ơn tình mẫu tử của mẹ dành cho mình, sau này lớn lên, đi làm, thành đạt và kiếm được tiền ta lại thờ ơ với cha mẹ, người đã có công nuôi dưỡng chúng ta và dạy dỗ chúng ta nên người, mà cho dù chúng ta có đưa cả núi vàng, núi bạc cho cha mẹ chúng ta thì họ cũng đâu có cần, điều họ mong muốn là chúng ta ở bên cạnh họ, chỉ cần vậy thôi, nghèo khó, giàu sang đâu có quan trọng gì đâu. Thế nên chúng ta mới có câu sau:Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể,Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày.Hay là:Cha mẹ nuôi con bể hồ lai láng,Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.

Bình luận (0)
Thành An
Xem chi tiết
Quỳnh Hương Trần
2 tháng 2 2019 lúc 19:03

Một trong những phẩm chất cao quý của con người đó là lòng yêu thương. Tình yêu thương dường như là sợi dây vô hình, nối kết những trái tim yêu thương lẫn nhau giữa con người và con người với nhau. Vậy tình yêu thương còn có những giá trị tinh thần nào khác?
Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng quý báu, là sự quan tâm giữa con người với con người. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền trung bị lũ lụt hàng năm hoàng hành, vùng đồng bằng sông cửu long bị thiên tai tàn phá nặng nề… Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nổ rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.
Tuy vậy, trong đời sống của chúng ta vẫn còn đâu đó rất nhiều những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh, vô tâm trước sự đau khổ vất vả của những người xung quanh mình. Họ bỏ mặc, họ không hề quan tâm và thờ ơ với tất cả. Những con người này cần phải bị xã hội lên án kịch liệt. Ta dễ dàng bắt gặp những con người này khi ở ngoài đường một người bị tai nạn, té xe xuống đường thì biết bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào cảnh tượng đau thương đó mà không một cánh tay dang ra cứu giúp.
Tóm lại có lòng yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên nghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
Hiếu Cốc Cốc
Xem chi tiết
Đinh Phùng Thảo Linh
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
9 tháng 10 2017 lúc 22:51

Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kinh tế phát triển khiến nhu cầu của người dân càng ngày càng cao. Không còn “chỉ tiêu” ăn no, mặc ấm nữa mà lại trở thành ăn ngon, mặc đẹp. Tuy vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được nhiều người chú ý đến.

Vệ sinh thực phẩm ở đây là một khái niệm khoa học để chỉ thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người. Như vậy, có thể nói là khái niệm này có nội dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế ở vi sinh vật. Nói chung vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Thực trạng thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra thường xuyên ở nước ta, chỉ một đoạn đường nhỏ ở thị trấn hay thành phố, cảnh quan, hình ảnh quán cóc, quán vỉa hè, các gánh hàng rong đã trở thành quen thuộc, nhắc đến thì ai cũng biết. Thử đặt một câu hỏi nhỏ rằng: “Liệu những quán đó có hợp vệ sinh an toàn thực phẩm?”. Chắc hẳn ai cũng đã rõ câu trả lời. Vệ sinh đâu khi ngồi thưởng thức một bát phở mà bên cạnh lại là những bãi rác bốc mùi nồng nặc, nước cống đen ngòm, khói bụi dày đặc trong. Vệ sinh đâu khi người bán dùng tay không bốc những thức ăn rồi đặt vào tô. Những điều đó ai cũng biết nhưng vẫn thản nhiên ngồi thưởng thức những món ăn một cách bình thường, thậm chí là ngon lành với lí do: “Giá ở đây rẻ, hợp túi tiền”, “Ăn ở đây vừa nhanh, vừa tiện” còn có ý kiến cho rằng “Ngồi đây cho thoáng mát”.

Nếu như trước đây, những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ dừng lại ở các hành vi vi phạm quy định như: hàn the trong đồ ăn sẵn, phẩm màu công nghiệp trong bánh mứt, formal trong phở, để tẩy ướp thủy hải sản hay chất 3-MCPD trong nước tương đã làm nhiều người choáng váng, vứt bỏ những thức ăn, gia vị đã quen sử dụng trong nhiều năm thì giờ đây, trong dịp trước tết và trong tết, nhiều vụ việc, kiểu vi phạm đã xuất hiện với nhiều hành động tinh vi hơn để tung hàng kém chất lượng ra thị trường “cung không đủ cầu”. Nhiều người khi ăn chỉ nhìn món ăn sau khi chế biến rất ngon lành mà đâu ngờ rằng trước đó nó là cái gì? Là một con cá tươi ngon hay chỉ là một đống thịt đang lúc phân hủy.

Vừa rồi, thanh tra và các tổ chức y tế nhiều nơi đã phát hiện nhiều vụ làm chấn động dư luận và người dân. Ví dụ như ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện cơ sở sản xuất lạp xưởng sử dụng hóa chất trôi nổi, nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt, phục vụ cho dịp tết có danh tiếng và tên tuổi trong bánh mứt và đã được cấp giấy chứng nhận đạt đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bị phát hiện sử dụng các nguyên liệu đã mốc, lên men, chứa đầy dòi và ấu trùng đang được ngâm với hóa chất để chuẩn bị chế biến thành sản phẩm rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Nhiều cơ sở đã thừa nhận rằng trong lúc chế biến thiếu sân phơi và đã đem ra phơi trên vỉa hè. Tại Hà Nội đã phát hiện trên hai mươi năm tấn mỡ thối nát, đã bốc mùi hôi thối nồng nặc chở từ một cơ sở để đưa vào miền Nam tiêu thụ. Chưa hết những thứ mỡ thối kinh khủng thì lại tới chuyện lòng heo, nội tạng gia súc, động vật. Các cơ quan chức năng đã bắt giữ liên tục hàng chục vụ vận chuyển, tàng trữ nội tạng động vật, thịt bẩn, bì lợn thối được chuyển từ Hà Nội về Lào Cai, chuyển sang Trung Quốc để tẩm thuốc, sơ chế rồi chuyển về lại Việt Nam để tiêu thụ, phục vụ cho những thực khách sành ăn, ham giá bình dân. Nhiều vụ lên đến hàng tấn. Các đoàn thanh tra còn bắt được hàng tạ thịt chim cút đang trong thời gian phân hủy, không còn giữ được nguyên vẹn thực trạng ban đầu. Các vụ vận chuyển hàng trăm cân gia cầm chết hay bị bệnh chưa qua sự cho phép của chính quyền nhà nước đã xâm nhập vào thị trường nước ta. Một số vụ vận chuyển một lượng lớn chất Phodamine B là một loại hóa chất công nghiệp phát quang dùng trong y học để chuẩn đoán vi khuẩn và một số xét nghiệm sinh hóa hay để nhuộm quần áo được trộn chung với ớt bột rồi tung ra thị trường. Các vụ trên đa phần đều có tổ chức, đường dây lớn và dẫn về các tiệm ăn nhỏ, quán cóc hay thậm chí là những nhà hàng sang trọng, sạch sẽ. Theo thông tin của một cuộc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đột xuất, không khỏi bất ngờ và choáng váng khi phát hiện ra rằng hầu hết các điểm được kiểm tra đều xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm như sản phẩm không có xuất xứ rõ ràng, giấy tờ, bao bì hay nhãn mác. Đem một số mẫu về xét nghiệm thì có tới 56% mẫu bị nhiễm vi khuẩn, nhiều loại bị nhiễm hóa chất, chất kích thích tăng trưởng, chất hỗ trợ chế biến, chất chống oxi hóa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể con người. Có nhiều loại trái cây nhập lậu từ Trung Quốc nhìn bề ngoài thì rất tươi ngon nhưng bên trong đã thối rữa.

Những vụ mà báo chí đã phanh phui khiến chúng ta không khỏi giật mình. Đa phần là do những nguyên nhân như: những người dân đã dùng những thực phẩm đó một cách quen thuộc từ lâu nhưng chỉ khi được phát hiện thì mới bắt đầu phòng tránh. Những bất cập trong việc quản lí về vệ sinh an toàn thực phẩm đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân.

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay trên thế giới rất đáng quan ngại, đặc biệt là tại những nơi vừa xảy ra thiên tai như lụt lội, mất mùa. Thực phẩm trôi nổi bán ngoài thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng. Mầm bệnh có thể nhiễm vào thực phẩm từ khâu sản xuất đến vận chuyển và bảo quản. Cách tổ chức sản xuất sản phẩm còn quá kém, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm còn nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu. Ta chưa kiểm soát được kĩ thuật canh tác và việc sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật cũng như phương pháp sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp thực phẩm. Chưa kiểm soát được thức ăn chăn nuôi, thuốc tăng trọng và giết mổ gia súc, gia cầm, thiếu hệ thống pháp luật đồng bộ, thiếu hệ thống quản lí, kiểm nghiệm… Đặc biệt, thiếu trầm trọng thanh tra chuyên ngành từ trung ương đến địa phương. Lượng công nhân viên chức, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất ít. Nhiều người tham lam, muốn kiếm tiền dễ dàng một cách độc ác đã làm ra những sản phẩm kém chất lượng mà rẻ nhằm đánh vào tâm lí của người tiêu dùng. Vấn đề còn lại là phải có một cơ quan chuyên trách, giữ vai trò “nhạc trưởng” để tránh xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.

Tuy Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến việc này hơn nhưng vẫn là chưa đủ. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp cấp thiết để khắc phục tình trạng này. Sản xuất phải chuyên nghiệp, sạch sẽ từ khâu trồng trọt đến sản xuất và tiêu thụ. Cần có nhiều cán bộ, tổ chức vệ sinh an toàn thực phẩm hơn, chính sách nhà nước chặt chẽ hơn, có chế tài xử lí rõ ràng và nghiêm khắc hơn. Nhưng đặc biệt là người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình, như vậy người tiêu dùng cần có kiến thức tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chúng ta nói chung và những bà nội trợ nói riêng lo lắng làm thế nào để có được một cái tết an lành với mọi thành viên trong gia đình. Hãy làm người tiêu dùng thông minh, và hãy nói không với “mất an toàn vệ sinh thực phẩm” nhằm tiến đến một ngày mai xanh, sạch.

Bình luận (0)
Thảo Phương
4 tháng 3 2019 lúc 16:10
I. Mở bài - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Một đại biểu Quốc hội đã phát biểu trên nghị trường: “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngắn như ngày nay”. Đây là lời cảnh báo đầy đau xót về tình trạng thực phẩm phẩm. II. Thân bài 1. Thực trạng thực phẩm bẩn - Tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay khiến nhiều người dân hoang mang, vấn nạn này đã kéo hơn chục năm nay và ngày càng trở nên nghiêm trọng. - Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn được bày bán, tiêu thụ khắp mọi nơi, ở đâu có thực phẩm ở đó có các chất độc hại. VD: Ở Thạch Thất còn có chợ bán thịt lợn chết hoạt động vào ban đêm được gọi là “chợ âm phủ”. - Các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng để cây phát triển nhanh, ... các loại thuốc tăng trọng, chất bảo quản, chất chống ẩm mốc, ...được sử dụng tràn lan, không đúng liều lượng, thời gian quy định. - Nhiều cơ sở chế biến không thực hiện đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ các lò giết mổ gia súc đến các cơ sở chế biến thực phẩm đều bẩn đến mức không thể bẩn hơn. VD: Thịt đông lạnh để từ những năm 1970 đến nay vẫn được bán ra thị trường. - Công nghệ chế biến ngày càng tinh vi với hàng loạt các sản phẩm phụ gia như chất tạo màu chất làm tươi thực phẩm. VD: có thể làm ra cả thịt giả, trứng giả, gạo giả, nội tạng động vật hôi thối được dùng hóa chất để biến thành thực phẩm tươi sống. - Người tiêu dùng phải tự đối phó với thực phẩm bẩn bằng cách mua thực phẩm ở các miền quê, trồng cây trong các hộp xốp, ... tuy nhiên tình trạng thực phẩm bẩn vẫn tiếp tục lan rộng. 2. Nguyên nhân - Người sản xuất chỉ quan tâm đến lợi nhuận, coi thường sức khỏe của cộng đồng, chỉ nghĩ cái lợi trước mắt, không nghĩ đến cái lợi lâu dài. Đó chính là tính hẹp hòi, ích kỉ, sự xuống cấp về mặt đạo đức. - Chính quyền cơ sở làm ngơ trước tình trạng thực phẩm bẩn. - Một bộ phận người tiêu dùng chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe của mình và gia đình, chỉ chú ý đến những thực phẩm bắt mắt, có giá rẻ. 3. Hậu quả - Xuất hiện nhiều căn bệnh lạ do thực phẩm bẩn gây ra, với người tiêu dùng và ngay cả đối với những người chế biến thực phẩm bẩn do thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại (ngộ độc thực phẩm, ung thư, biến đổi gen, ...) VD: “Theo số liệu điều tra của Hội Ung thư Việt Nam, đến thời kỳ 2010 - 2015, mỗi năm có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư (tăng gấp đôi thời kỳ trước đó). Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm, là một trong những nước có tốc độ mắc bệnh ung thư nhanh nhất”. - Môi trường ô nhiễm do các loại chất thải độc hại trong quá trình phun, ngâm thực phẩm, ... chế biến thực phẩm. - Thực phẩm bẩn còn khiến cho nền kinh tế của đất nước chậm phát triển: gia đình người mắc bệnh phải chi trả viện phí, các công ty sản xuất phải thu hồi sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín thực phẩm của đất nước trên thị trường quốc tế, ... 4. Hướng giải quyết - Lên án những kẻ chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến sức khỏe cộng đồng. - Thức tỉnh lương tâm của mỗi người, phải có lương tâm “sạch” mới có thể có thực phẩm sạch. - Các cơ quan địa phương, cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lí nghiêm ngặt với những cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn, thắt chặt các công đoạn kiểm tra chất lượng thực phẩm. - Cần có các biện pháp tuyên truyền rộng rãi về tác hại của thực hẩm bẩn. - Người tiêu dùng cũng cần tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình, biết cách phòng tránh thực phẩm không an toàn. III. Kết bài - Rút ra bài học, suy nghĩ của bản thân về vấn đề thực phẩm bẩn, nêu ra thông điệp để kêu gọi mọi người cùng xóa sổ thực phẩm bẩn.
Bình luận (0)
Đinh Phùng Thảo Linh
Xem chi tiết
Linh Phương
10 tháng 10 2017 lúc 18:34

Gợi ý:

Giải thích:

– Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật – Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

– Tình thương là hạnh phúc của con người: Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. Và như vậy con người có thể thỏa mãn ý nguyện, được hưởng niềm vui sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.

Phân tích – chứng minh:

* Các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:

Ý 1: Trong phạm vi gia đình:

– Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.

– Trong cuộc đời có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.

– Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.

– Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.

* Dẫn chứng

Ý 2: Trong phạm vi xã hội:

– Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”.

– Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.

* Dẫn chứng: Chương trình Vòng tay nhân ái, Trái tim cho em,…

– Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.

* Dẫn chứng: Thế giới và Việt Nam hướng về những nạn nhân của sóng thần và động đất ở Nhật Bản…

– Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:

+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.

+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình: “ Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta tự do, độc lập, dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Đánh giá – mở rộng

– Khẳng định: Đó là một quan niệm nhân sinh cao quí

– Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…

Bài học:

*Nhận thức:

– Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.

* Hành động: – Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng…

Bình luận (0)
Thảo Phương
12 tháng 10 2017 lúc 12:36

- Mở bài: bắt nguồn từ cuộc sống, trong sâu thẳng mỗi con người, ai cũng biết yêu thương, trân trọng. Tình yêu thương là sợi dây đồng cảm gắn kêt mọi người xích lại gần nhau.....(trích câu chốt: tình yêu thương là...... của con người và sống trong đời không thể thiếu tình yêu thương)
- Thân bài:
+ Giải thích: Vậy theo bạn tình yêu thương là gì? Đó là thứ tình cảm nồng nhiệt, thiêng liêng khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. Chỉ vậy thôi nhưng cũng đủ để con người có thể thỏa mãn ý nguyện, được hưởng niềm vui sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.
+ Trích dẫn chứng:
_Gia đình: Từ thửu bé chúng ta đã cảm nhận được tình yêu thương rồi:
Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.
Trong cuộc đời có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.
Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.
Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
_Ngoài xã hội: có những tấm gương sáng đc ghi danh danh sử sách như:
Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình: “ Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta tự do, độc lập, dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
+ Bàn luận mở rộng:
_ Khẳng định: Tình yêu thương rất quan trọng với mỗi người.
_ Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…(vd: .....)
-Kết bài: rút ra bài học cho bản thân, khẳng định lại giá trị của tình yêu thương, nêu hành động cụ thể.

Bình luận (0)
nguyễn thảo nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Nguyệt
27 tháng 2 2017 lúc 12:39

Tham khảo nha,tớ tìm đó,ahihi>.<

Ba câu chuyện xúc động về sự sẻ chia

09:00 19/06/2014

Giáo hoàng ôm “người mặt quỷ”, cô gái trẻ quên mình cứu người trong vụ chìm phà Hàn Quốc…là những câu chuyện cảm động được nhiều người truyền tai nhau.

Trưởng đoàn đàm phán biến đổi khí hậu Philippines bật khóc

Sau khi siêu bão Haiyan càn quét Philippines, trưởng đoàn đàm phán về biến đổi khí hậu của nước này, ông Yeb Sano, có bài phát biểu đầy xúc động tại cuộc họp của Liên Hiệp Quốc ở Warsaw (Ba Lan). Ông bật khóc khi nói về những mất mát, đau thương mà Philippines phải trải qua và kêu gọi hành động để chấm dứt khủng hoảng khí hậu.

Ông Yeb Sano lau nước mắt sau khi phát biểu tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Ba Lan. Ảnh: Businessinsider.
Ông Yeb Sano lau nước mắt sau khi phát biểu tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Ba Lan. Ảnh: Businessinsider.

Khi đó, cả hội nghị xúc động, nhiều người không cầm được nước mắt. Ông Sano cho biết, ông đau khổ chờ đợi thông tin về người thân, và tuyên bố tuyệt thực cho tới khi một hành động thiết thực nhằm giảm khí thải được đưa ra.

Nữ thuyền viên hi sinh để cứu hành khách trong vụ chìm phà

Cho đến nay, dư âm về vụ chìm phà Sewol ở ngoài khơi tây nam Hàn Quốc vẫn ám ảnh người dân nước này. Nữ thuyền viên 22 tuổi Park Ji-young được nhiều người nhắc đến như một tấm gương về sự quả cảm, dám hi sinh thân mình bảo vệ sự sống cho người khác.

Nữ thuyền viên phà Sewol 22 tuổi Park Ji-young.
Nữ thuyền viên phà Sewol 22 tuổi Park Ji-young.

Giữa tiếng gào thét, khóc lóc của hàng trăm hành khách trên chiếc phà gặp nạn, Park Ji-young vẫn bình tĩnh hướng dẫn các hành khách tầng 3 và tầng 4 mặc đầy đủ áo phao và tìm lối thoát hiểm cho mọi người. Một người may mắn thoát chết khỏi vụ chìm phà cho biết: "Cô ấy nói thủy thủ đoàn, trong đó có cô ấy, sẽ là những người cuối cùng rời phà. Park đã đẩy những hành khách đang hoảng loạn về phía lối thoát hiểm ngay cả khi nước đã ngập lên đến ngực cô ấy".

Giáo hoàng ôm hôn “người mặt quỷ”

Giáo hoàng Francis đã có buổi giảng đạo tại quảng trường Thánh Peter ở thành phố Roma, Italy vào chiều ngày 6/11/2013. Khi Giáo hoàng tạm ngừng diễn thuyết, một người đàn ông với vô số mụn trên mặt và cơ thể tiến về phía Đức Thánh cha và xin ngài ban phước lành. Không hề do dự, Giáo hoàng ôm con chiên bất hạnh và hôn vào mặt ông. Sau đó, ngài đặt tay lên đầu người đàn ông rồi nhắm mắt và cầu nguyện.

Đức Thánh cha đặt tay lên đầu người đàn ông rồi nhắm mắt cầu nguyện. Ảnh: EPA.
Đức Thánh cha đặt tay lên đầu người đàn ông rồi nhắm mắt cầu nguyện. Ảnh: EPA.
“Người mặt quỷ" mà Giáo hoàng ban phước chính là Vinicio Riva, 53 tuổi, mang quốc tịch Italy. Ông mắc bệnh u xơ thần kinh khiến các khối u mọc khắp người. Khuôn mặt biến dạng của Riva khiến ngay cả các bác sĩ cũng kinh sợ nhưng Đức Thánh cha đã không hề tỏ ra ngần ngại khi ngài ôm, hôn ông trước hàng nghìn giáo dân.

Người bệnh chia sẻ: “Tôi cảm thấy như đang ở trên thiên đàng khi Giáo hoàng Francis ban phước lành. Bàn tay Đức Thánh cha chạm vào người tôi rất nhẹ nhàng. Ngài cười rạng rỡ. Điều làm tôi cảm động nhất là ngài không do dự khi ôm tôi. Bệnh của tôi không lây nhưng ngài không biết điều đó. Ngài vuốt ve khuôn mặt tôi và lúc đó, tôi cảm nhận chỉ tình yêu thương mới khiến Ngài làm được như vậy. Tôi hôn tay Giáo hoàng khi ngài sờ đầu, xoa những khối u. Sau đó, ngài ôm tôi thật chặt và hôn vào mặt tôi. Đầu tôi ngả vào ngực ngài. Cánh tay ngài ôm vòng lấy tôi. Khoảnh khắc ấy kéo dài chỉ một phút nhưng tôi cảm giác như bất tận”.

Sự sẻ chia có thể là việc xả thân, hi sinh cho người khác nhưng cũng có thể đến từ những điều giản dị như một cái ôm hôn hay giọt nước mắt cảm thông. Đó cũng là thông điệp của nhãn hàng Chocopie trong cuộc thi “Chia sẻ hình, đem tình lan tỏa”. Để tham gia, độc giả chỉ cần gửi bức ảnh mà bạn nghĩ sẽ kết nối tình cảm với người nhận, kèm lời nhắn dễ thương qua website Chocopie. Người tham gia có cơ hội nhận được 12 máy ảnh Fujifilm Instax Mini 25, 60 Samsung Galaxy Note 3 và 600 phần quà là lốc bánh Chocopie có in hình dự thi trên bao bì do Chocopie trao tặng.

Bình luận (23)