Đề bài : Nghị luận về câu tục ngữ

nguyen ngoc linh
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 9 2018 lúc 20:36

Việt Nam là một đất nước từ lâu đời đã có truyền thống tương thân, tương ái, mọi người luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Truyền thống tốt đẹp đó được phản ánh nhiều trong thơ văn, đặc biệt là trong ca dao – dân ca. Một trong số đó, chúng ta không thể không nhắc đến những câu ca dao đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ người dân Việt Nam:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Thật vậy, ca dao – dân ca là lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân lao động. Qua đây, cha ông ta muốn gửi gắm biết bao bài học nhân sinh quý giá ở đời. Thế nên, ca dao – dân ca luôn có tiếng nói đa nghĩa, ẩn dụ. Hai câu ca dao này cũng vậy. Tầng nghĩa thứ nhất, người đọc có thể hiểu đó là bài ca dao nói về mối quan hệ giữa bầu và bí, hai loại quả quen thuộc trong dân gian. Cả hai đều là họ nhà cây leo. Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung trên một giàn. Vì thế bầu và bí trở nên gần gũi, thân thiết. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà xa rời nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn để rồi ganh ghét, xa lánh nhau. Vì sao vậy? Bầu và bi tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Mưa thuận gió hoà, bầu bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bi cùng chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?

Ngoài tầng nghĩa tường minh ấy, bài ca dao có ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Đó là mượn chuyện bầu bí để nói chuyện con người, chuyện cuộc đời. Ông cha ta đã cho con cháu một lời khuyên chân thành, kín đáo mà thiết tha, tế nhị: Người với người cùng sống trong một xã hội, hít thở một bầu không khí,… thì hãy yêu thương lẫn nhau, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết với nhau.

Vậy, vì sao phải đoàn kết, yêu thương trong cộng đồng? Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng là trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ khi cả dân tộc ta nắm tay nhau quyết hi sinh tất cả để giành độc lập và bảo vệ non sông nước nhà chúng ta đã chiến thắng mọi thế lực hùng mạnh nhất. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa nhưng những mất mát do chiến tranh và thiên nhiên để lại vẫn luôn luôn cần được mọi người giúp đỡ. Thật vậy, khi cả dân tộc ta hướng về miền Trung, về miền núi hay hải đảo xa xôi thì có rất nhiều những mạnh thường quân, những con người đã không tiếc tiền bạc công sức của mình để chung tay cùng nhau vượt qua khó khăn

bau oi thuong lay bi cung

Bầu Ơi Thương Lấy Bí Cùng Tuy Rằng Khác Giống Nhưng Chung Một Giàn

Trong ca dao tục ngữ cũng có nhiều bai khuyên con người phải đoàn kết, yêu thương nhau:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”

Quả thực, sức mạnh của tình thương, của sư đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau đã được thực tế chứng minh tính đúng đắn của nó. Dân tộc Việt Nam chúng ta với những truyền thống tốt đẹp đó đã chiến thắng biết bao kẻ thù xâm lược, dành độc lập – tự do và xây dựng được một xã hội văn minh, tốt đẹp như ngày hôm nay.

Yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nhân dân ta và truyền thống này cần phải được phát huy không những ở thế hệ ngày nay mà còn phải duy trì đến tận mai sau vì đây là đạo lí cốt lõi của con người, thể hiện lòng nhân giữa người với người. Trong thời đại ngày nay, khi xã hội toàn cầu hóa chúng ta có thể hiểu nghĩa rộng hơn của câu ca dao trên là cũng là loài người sống trên trái đất chúng ta phải biết yêu thương nhau, chia sẻ với nhau để chiến tranh không còn và xã hội ngày càng phát triển. Câu ca dao là lời dạy ấm áp tình người, khuyên chúng ta biết bỏ đi cái vị kỷ cá nhân để mở rộng tấm lòng yêu thương.

Vậy, những hành động như thế nào là thể hiện đúng với lời khuyên của bài ca dao? Chúng ta nhận thấy, có biết bao hành động thể hiện tinh thần giúp đỡ tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách trong xã hội cần được phát huy. Đó là quên góp, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt; chương trình kế hoạch nhỏ ủng hộ quần áo, sách vở cho trẻ em nghèo; hay là xây dựng những căn nhà tình thương cho các bà mẹ liệt sĩ, các cụ già neo đơn… Có biết bao những hành động thể hiện tình yêu thương, nhân ái giữa người với người trong cuộc sống. Mỗi người chúng ta cần phải nhận thức được rằng bằng những hành động và việc làm cụ thể như thế này là chúng ta đang góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

Tục ngữ, ca dao Việt Nam cũng có nhiều câu khuyên nhủ mọi người nên sống yêu thương, đoàn kết, tiêu biểu nhất là câu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Cho dù cuộc sống ngày một thay đổi, con người hiện đại chú ý nhiều đến cái riêng, đến cá nhân mình những truyền thống đoàn kết, nhân ái vẫn có giá trị trường tồn. Là một học sinh THPT đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân tôi tự nhận thức được rằng những hành động nhỏ bé thể hiện tấm lòng tương thân, tương ái, yêu thương, giúp đỡ những bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Và tôi hi vọng rằng, trong cuộc sống này, sẽ có nhiều hành động ý nghĩa như vậy được thực hiện để cho cuộc sống trở nên nhân văn hơn.

Bình luận (0)
Vũ Như Quỳnh
30 tháng 9 2018 lúc 20:39

Mình làm dàn ý thôi nhé :)))

MB :

Nói đến con người là nói đến sự yêu thương , sự cảm thông và chia sẻ. Cũng chính vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao , tục ngữ hay nói về chủ đề yêu thương. Một trong số đó có câu sau :

" Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

TB

1, Phân tích ý nghĩa của câu ca dao

+Nghĩa đen : "Bầu" , "Bí" là những quả mà chúng ta ăn hàng ngày , nó không cùng 1 tên gọi nhưng có "họ hàng" với nhau

+ Nghĩa bóng : "Bầu" ,"bí" cũng ý chỉ con người với con người. Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc và vô vàn con người , mỗi dân tộc có 1 tiếng nói , chữ viết khác nhau . Mỗi con người có 1 gia đình khác nhau nhưng chung 1 chỗ là chúng ta đều sinh ra ở Việt Nam , đều là công dân , 1 tế bào của đất nước. Vì vậy hãy yêu thương nhau , giúp đỡ nhau và chia sẻ với nhau.

2. Những việc làm thể hiện ( suy nghĩ về những hành động có thể giúp đỡ )

- Chúng ta cũng biết , Việt Nam ta còn đang phát triển và đặc biệt là các dân tộc miền núi thì vẫn còn khổ cực vì vậy chúng ta có thể : quyên góp quần áo , sách vở cho các bạn học sinh ,.............

- Khi đi ra đường chúng ta thi thoảng sẽ thấy những người cần giúp đỡ => giúp họ. Đó cũng là 1 cách để thể hiện tình yêu

( Tự liệt kê ra nha )

KB

Tóm lại , đã là công dân Việt Nam , chúng ta cần yêu thương nhau, đùm bọc nhau,......

Tự làm đó =))) đánh máy mỏi cả tay ;((

#Linn

Bình luận (0)
Đức Mai Văn
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
20 tháng 4 2018 lúc 18:21

Ai cũng có một quê hương, nơi đầu tiên đón nhận tiếng khóc của ta và chào đón ta vừa lúc lọt lòng. Nghĩ về quê hương, trong mỗi người lại gợi lên một hình ảnh riêng nhất, đẹp nhất xen lẫn một niềm xúc cảm chân thành lẫn tự hào. Bởi thế, dù đã có rất nhiều người luôn nghĩ về quê hương mình, làm thơ về quê hương nhưng quê hương trong Nói với con của Y Phương vẫn mang lại cho ta niềm xúc động sâu lắng:
“Ngưòi đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lở cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.
( ... )
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đã kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
(Y Phương - Nói với con, Ngữ văn 9 - Tập 2)
Có lẽ, ai cũng thế, những gì người ta thường gợi để nhớ về quê hương là những gì chân chất, mộc mạc, giản dị nhất. Nếu Đỗ Trung Quân gắn quê hương với hình ảnh “chùm khế ngọt”, “đường đi học”, là “con diều biếc” ... Thì người cha đã chỉ cho con :
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”.
Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là một vùng quê núi rừng còn chưa phát triển. Nhưng con người thì vô cùng đáng quý, đất đai giàu truyền thống văn hoá và nhất nữa, đấy là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn, tâm lòng chất phác thiện lương. Người cha đã có cách lí giải rất cụ thể của người dân tộc khiến người con có thể hiểu được: Người đồng mình đáng yêu như thế nào. Họ sống rất đẹp. Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “Đan lờ cài nan hoa. Vách nhà ken câu hát”. Các động từ “cài, ken” được dùng rất gợi cảm vừa miêu tả cụ thể công việc lao động của người miền núi, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt. Cuộc sống lao động ấy, sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy được đặt trong cả một quê hương giàu đẹp, nghĩa tình. Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. “Rừng cho hoa” là cho cái đẹp, một chữ “hoa” đủ nói lên vẻ thơ mộng của rừng núi quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” là cho nghĩa tình, tâm hồn và lối sống. Rừng núi đâu chỉ là thiên nhiên, cây, đá mà còn là tình người, là những tấm lòng yêu thương gắn bó bên nhau Quê hương trong Nói với con có gì riêng nhưng cũng có cái gì đó rất chung..
Trong cái ngọt ngào kỉ niệm gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất cao đẹp của con người quê hương qua cách nói rất khác lạ mà cũng rất hay:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Tổ hợp từ “người đồng mình” được lặp lại ba lần đã gây ấn tượng không phai mờ về con người quê hương. Lời gọi con thật tha thiết, lời nhắn nhủ thật chân thành: “Người đồng mình thương lắm con ơi!”. Đoạn thơ bắt đầu bằng cảm xúc “thương lắm con ơi”, đó là tình cảm yêu thương, yêu thương một cách xót xa. Người đồng mình thương lắm nhưng cũng lớn lao đầy khí phách trong cả nỗi buồn và chí hướng. Người cha đã lần lượt ngợi ca những phẩm chất dễ thương của “người đồng mình”với cách nói vừa rất cụ thể của người dân miền núi: “Cao đo nỗi buồn. Xa nuôi chí lớn” vừa mang sức khái quát: Lấy sự từng trải để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa. Câu thơ bốn chữ, nhưng đăng đối như tục ngữ, đúc kết một thái độ, một phương châm sứng xử cao quý. Các từ ngữ “ cao đo” hay “ xa nuôi” đã thể hiện một bản lĩnh sống đẹp của dân tộc Tày, của con người Việt Nam. Chính giọng điệu của đoạn thơ đã gieo vào lòng người những cảm xúc về những lời căn dặn đầy thân thương, chân thành, tha thiết. Dù hoàn cảnh sống có thế nào thì con người luôn phải vượt lên hoàn cảnh để mà sống. “Nỗi buồn” sẽ làm cho con người ta biết sống chịu đựng, ý chí sẽ rèn luyện cho con người ta luôn nỗ lực vươn tới, đi lên. “Cao đo nỗi buồn / Xa nuôi chí lớn” là những câu thơ có ý nghĩa như một lời động viên, là động lực mà người cha muốn truyền cho con, làm cho con luôn vững bước, đi xa hơn cùng với những quyết định trong cuộc sống của mình và luôn giữ bên mình một niềm tin vào cuộc sống. Sống ở đời sẽ không tránh được nỗi buồn, người biết sống cũng phải là người luôn “nuôi chí lớn” để làm cho cuộc đời, cuộc sống một điều gì có ý nghĩa. Đó cũng là kì vọng về tầm kích của con trong bước đường đời gian nan.
Nhưng có lẽ, điều in sâu đậm nhất trong lòng mỗi đứa con (và người đọc chúng ta) là những lời dặn dò, khuyên bảo của người cha. Đứa con trước cha, trước quê hương luôn mãi là một hình ảnh yêu thương, bé bỏng nhất và lúc nào cũng cần được chở che, dạy dỗ. Bài học của cha luôn là động lực giúp con khôn lớn, cứng cỏi trước cuộc sống.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Ngưòi đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai bé nhỏ đâu con”.
Nhuyễn vào lời thơ là những hình ảnh ẩn dụ, so sánh, những thành ngữ dân gian. Điệp ngữ “ sống” vang lên ba lần đã khẳng định một tâm thế, một bản lĩnh, một dáng đứng … đều mà cha “vẫn muốn”, cha mong con, hy vọng ở con. Lời thơ giản dị mà chắc nịch, lay động thấm thía vào lòng người.Những hình ảnh cụ thể của thiên nhiên như : “sông, suối, thác, ghềnh” đã được người cha dùng với tính chất biểu trưng cho khó khăn, gian khổ vá sức mạnh vượt khó khăn gian khổ của những con người của quê hương.Người đồng mình không sợ gian khổ, nghèo đói. Sự chấp nhận gian khổ ấy thể hiện trong điệp ngữ “không chê”, “không lo” và cách nói tha thiết: “vẫn muốn”. Và ông đã tự ví “người đồng mình”mạnh mẽ, hồn nhiên như sông như suối qua các hình ảnh cụ thể “đá, thung, những thác những ghềnh …, dù có lên thác, xuống ghềnh vẫn không nhụt chí khí. Cặp từ trái nghĩa “lên, xuống” đã làm mạnh thêm sự diễn đạt này. Dù quê hương vất vả, nhọc nhằn, dù “người đồng mình” có thể có nỗi đau buồn rất lớn nhưng những người con của quê hương không bao giờ quay lưng lại với nơi mình đã từng chôn rau, cắt rốn, cha mẹ đã từng cáy xới vun trồng. Và phải chăng chính cuộc sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấy lại khiến cho “chí lớn” thêm lên, thêm mãnh liệt? Quê hương dẫu là vùng rừng núi hoang sơ còn nhiều gian nan, khổ cưc, đói nghèo nhưng con người - “người đồng mình” đã tự khẳng định bằng sức sống, nghị lực, ý chí, và niềm tin, là chân dung dũng sĩ :
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
“ Người đồng mình” môc mạc nhưng giàu chí khí và nghị lực. Họ có thề “thô sơ da thịt” nhưng “ không hề nhỏ bé” vầ tâm hồn, về khí phách. Từ đó để khẳng định và ngợi ca tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động, sống giản dị, chất phác, không hề “ nhỏ bé” tầm thường trước thiên hạ. Họ mong ước xây dựng quê hương ngày cang tươi đẹp. Chính những con người ấy bằng sự lao động cần cù đả tạo nên những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc và quê hương:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.”
Đó là những con người tự đục đá kê cao quê hương, lao động cần cù không lùi bước trước khó khăn. Tất cả những điều đó đó khiến họ giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc. Việc “ đục đá” là khó, là đòi hỏi nghị lực, nhưng người quê hương ta đã làm,vẫn làm dể làm rạng rỡ quê hương. Chính những đức tính tốt đẹp cùng với sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày đã tạo nên sức mạnh để làm nên quê hương với truyền thống với phong tục tập quán tốt đẹp. Họ yêu quê hương, lấy quê hương làm chỗ dựa tâm hồn Người cha đã tâm sự với con về tất cả những gì tốt đẹp nhất của người quê hương, nơi con đang sinh sống, cái nôi đang nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương.
Với lời thơ trong sáng, giản dị, hình ảnh thơ gần gũi quen thuộc và đặc biệt giọng thơ chắc nịch nhưng thiết tha khiến “Nói với con” vừa ân tình vừa nghĩa lí giúp cho ta bài học làm người không quên xứ sở, nguồn gốc. Bởi đó là nguồn sức mạnh của ta.

Bình luận (1)
Bé Chảnh
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
3 tháng 4 2018 lúc 17:12

a) Mở bài :

– “ À ơi , à ơi em ngủ đi thôi một gia đình nhỏ một hạnh phúc to”. Gia đình là một tế bào của xã hội, một gia đình êm ấm hạnh phúc cha mẹ chuẩn mực sẽ tạo ra những đứa con ngoan

– Gia đình là nơi che chở cho chúng ta khi còn thơ bé là nơi ta luôn muốn quay về khi trưởng thành, khi vấp ngã ….

\b) Thân bài :

– Định nghĩa gia đình là gì? Gia đình là một nhóm người được gắn kết với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống.

– Gia đình là cái nôi yêu thương là nơi bạn được sinh ra và lớn lên bởi vòng tay cha mẹ.

– Vai trò của gia đình có ý nghĩa vô cùng to lớn nó là cái nôi đầu đời của một đứa trẻ. Một đứa trẻ sinh ra chịu sự ảnh hưởng của gia đình rất lớn

– Cùng với nhà trường gia đình có vai trò tích cực trong việc dạy dỗ tạo ra nguồn lực cho xã hội trong tương lai.

– Gia đình không chỉ là tế bào của xã hội mà còn là nền tảng trực tiếp hình thành nhân cách của con trẻ.

– Hiện nay xã hội ngày càng có những sai lầm trong khái niệm về gia đình nhiều người phụ nữ không muốn lâp gia đình kết hôn mà vẫn muốn sinh con và làm mẹ độc thân tự nuôi con trưởng thành.

– Nhiều gia đình bố mẹ thường xuyên tạo thói quen xấu cho con cái khi chính họ không bao giờ làm gương. Cha mẹ chính là tấm gương để các con soi vào.

– Bên cạnh đó, có nhiều gia đình đang quá bao bọc con cái tạo cho con cái thói quen cậu ấm cô chiêu ỷ lại vào cha mẹ . Cái gì cũng đã có cha mẹ lo cho.

– Bản thân con cái trong gia đình cần biết yêu thương cha mẹ chia sẻ những khó khăn với cha mẹ từ những việc nhỏ nhặt. Nên giúp đỡ cha mẹ việc nhà tùy theo sức của mình.

– Cần chăm chỉ học hành vâng lời cha mẹ thầy cô tạo niềm vui cho cha mẹ không nên để cha mẹ buồn phiền vì mìn.

c) Kết bài:

– Liên hệ với bản thân và gia đình mình cần làm gì cho cha mẹ vui lòng.

– Ngoài kia, rất nhiều em nhỏ đang lang thang cơ nhỡ, không có một mái ấm gia đình khi các em bị bỏ rơi ngay từ khi lọt lòng đó là điều đau đớn hơn bao giờ hết. Xã hội phải cùng nhau chung sức tạo cho các em một mái ấm khác.

Bình luận (1)
Bích Ngọc Huỳnh
3 tháng 4 2018 lúc 17:13

Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.



Bình luận (0)
lê công long
Xem chi tiết
Huyền Trang
Xem chi tiết