Đề bài: Em hãy tự giới thiệu về bản thân em.

phát
Xem chi tiết
lạc lạc
13 tháng 10 2021 lúc 21:04

có vài bài cho bn tham khảo 

bài văn 1

Mới bước vào cấp hai nên trong lớp có khá nhiều bạn mới, chính vì vậy hôm nay trên lớp, cô giáo bảo mỗi bạn viết một bản tự giới thiệu về bản thân để nộp cho cô giáo bao gồm các thông tin về bản thân và một số thông tin có liên quan khác. Và đây là bản tự giới thiệu về bản thân của em.

Em tên là Lan, họ và tên đầy đủ là Nguyễn Thị Ngọc Lan. Sinh ngày 16/07/2003. Năm nay em mười một tuổi, hiện là học sinh lớp 6A trường trung học cơ sở Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Sở thích của em là đọc truyện đặc biệt là truyện Doraemon và thám tử lừng danh Conan, nghe nhạc và xem phim hoạt hình, nghe các bài hát của thiếu nhi. Ngoài ra em còn rất thích đi chơi cùng gia đình như vào các kì nghỉ hè bố mẹ đều đưa em về quê thăm mọi người hoặc tổ chức một chuyến tham quan cùng mọi người trong xóm. Không chỉ đi chơi với gia đình mà còn thích các buổi đi chơi tập trung cùng với lớp như các buổi cắm trại toàn trường, đi dã ngoại do nhà trường tổ chức. Món ăn ưa thích của em là là món sườn xào chua ngọt, đặc biệt là do mẹ em làm. Em còn có một sở thích đặc biệt là sưu tập rất nhiều con búp bê rồi may váy, quần áo cho chúng nó. Hiện giờ nhà em đã có một bộ sưu tập rất nhiều các bé búp bê rất dễ thương. Em còn thích nuôi các loài động vật như chó, mèo nhưng lại rất sợ gián, chuột và một số loài côn trùng khác. Môn học yêu thích của em là môn Ngữ văn và Lịch sử, em thích quan sát mọi vật xung quanh và đưa chúng vào những bài văn của mình, mong muốn tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc, về một thời chiến đấu oanh liệt của ông cha ta.

bài văn 2

Em là một cô học sinh lớp sáu đầy mơ mộng, hồn nhiên với bao nhiêu những ước mơ vĩ đại cùng với nguồn sống đầy mạnh mẽ, dồi dào. Lứa tuổi học sinh chính là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người, đó là lúc con người ta vô lo vô nghĩ, những suy nghĩ giản đơn, ôm ấp những giấc mơ đẹp. Em cũng như bao bạn học sinh khác, sống đúng với lứa tuổi của mình với những suy nghĩ và hành động vẫn còn những nét ngây thơ, hồn nhiên.

Em tên là Mai Anh. Năm nay em mười hai tuổi và đã là học sinh lớp sáu của trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Từ rất lâu rồi em luôn mong muốn có thể thi vào đỗ vào trường và điều đó đã trở thành hiện thực. Đối với em, trường Nguyễn Huệ không chỉ là một mái trường truyền thống trong đào tạo ra rất nhiều thế hệ học sinh. Mà nó còn giống như một ngôi nhà thứ hai là nơi em luôn ngưỡng mộ, yêu mến. Em biết đến ngôi trường này qua những lời kể của các anh chị đi trước. Vì vậy mà giờ đây khi đã trở thành học sinh của trường thì trong em không chỉ có niềm vui sướng mà còn dâng lên biết bao tự hào.

Lớp em học là lớp 6A1, trong lớp có hai mươi lăm thành viên, trong đó chỉ có mười một bạn là nam, còn lại đều là nữ. Tuy có sự chênh lệch về tỉ lệ nam nữ nhưng điều đó không hề ảnh hưởng đến hoạt động học tập cũng như tình bạn giữa chúng em. Em có thể tự hào nhận xét rằng lớp chúng em là một trong lớp đoàn kết nhất trong trường. Sự đoàn kết ấy thể hiện trong quan hệ tốt đẹp giữa học sinh với giáo viên, giữa các thành viên trong lớp với nhau. Vì vậy mà dù là lớp nhỏ nhất trường nhưng tập thể lớp 6A1 của chúng em luôn xếp thứ hạng cao trong danh sách những lớp có thành tích học tập, thi đua xuất sắc nhất trường. Các thành viên trong lớp luôn có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, đoàn kết trong cuộc sống. Em rất yêu lớp của mình, đối với em, thầy cô giáo là những người cha mẹ thứ hai, các thành viên là những anh chị em ruột thịt đầy thân thiết của mình.

Sau đây em sẽ tự giới thiệu về những đặc điểm của bản thân mình. Em là con út trong một gia đình hai chị em gái, vì là con út trong nhà nên em được bố mẹ, ông bà hết mực yêu quý, quan tâm, chị của em tuy chỉ hơn em hai tuổi nhưng luôn nhường nhịn em mọi thứ, dành cho em phần nhiều và những thứ tốt. Có thể nói em rất may mắn khi có một gia đình hạnh phúc, các thành viên yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Gia đình em sống ba thế hệ: gồm có ông bà, bố mẹ và chị em em. Ngôi nhà của gia đình em tuy không lớn, cũng chẳng giàu sang phú quý nhưng lại vô cùng hạnh phúc. Trong nhà không bao giờ ngớt đi tiếng cười, không bao giờ thiếu đi sự ấm áp, hơi ấm của tình thương. Em rất hài lòng đối với cuộc sống của mình.

bài 3 

Tôi là Nguyễn Mai Anh, học sinh lớp 6A6, trường THCS (tên trường). Sau đây tôi sẽ giới thiệu đôi nét về bản thân.

Gia đình có bốn người gồm có bốn người: bố, mẹ, tôi và em gái của tôi. Bố tôi tên là Tùng. Năm nay, bố đã bốn mươi lăm tuổi. Bố tôi là bộ đội. Công việc của bố rất bận rộn. Chỉ khi nào được nghỉ phép, bố mới được về thăm gia đình. Chính vì vậy, mọi việc trong gia đình đều do một tay mẹ tôi chăm lo. Mẹ tôi tên là Thu, năm nay bốn mươi tuổi. Mẹ là một giáo viên dạy Toán. Không chỉ xinh đẹp, mẹ còn rất đảm đang. Thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình là gái của tôi. Bé tên là Nguyễn Thu Hà. Năm nay, bé Hà ba tuổi. Hà rất xinh xắn và đáng yêu. Mỗi ngày đi học về, tôi lại chơi cùng em. Hai chị em tôi rất yêu thương nhau.

Còn ở lớp học, người bạn thân nhất trong lớp học của tôi là Thu Anh. Chúng tôi là bạn cùng lớp, và cũng là hàng xóm của nhau. Còn nhớ có một lần, tôi bị một nhóm bạn nam trong trường bắt nạt. Thu Anh đã chạy đến bảo vệ tôi. Điều ấy khiến tôi vô cùng cảm động. Từ đó, tôi và Thu Anh trở nên thân thiết hơn.

Sở thích của tôi là đọc sách và nghe nhạc. Khi rảnh rỗi, tôi thường đạp xe đến thư viện thành phố để đọc sách. Ngoài ra, tôi cũng rất thích chơi cầu lông. Ước mơ của tôi sau này là có thể trở thành một giáo viên dạy môn Toán. Bởi đó là môn học mà tôi yêu thích nhất. Tôi biết rằng để thực hiện được ước mơ của mình, tôi sẽ phải cố gắng hơn nữa.

Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi luôn được mọi người yêu quý. Bởi vậy, tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng trở thành một người có ích cho xã hội.

 

Bình luận (0)
Thạnh Lê
Xem chi tiết
Vương Nguyên
Xem chi tiết
Hải Linh
16 tháng 1 2018 lúc 21:37

“…Quê hương là cánh diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm mùa nước bên sông…”

Bạn sẽ cảm thấy gì khi nghe bài hát này lúc khuya vắng hay lúc lòng mình đang ngổn ngang cảm xúc? Tôi không thể diễn tả được cái cảm giác đó, chỉ biết nó làm cho Tôi cảm thấy nhớ nhà da diết, hoặc muốn làm một cái gì đó vĩ đại hoặc cũng chẳng muốn làm gì cả. Và lúc đó Tôi chỉ biết lang thang trên các con ngõ nhỏ gần nhà trọ để nhìn sâu thẳm vào trời đêm! Cuộc sống bon chen chốn Đô thành khiến con người ta cứ phải gồng mình nên để gánh chịu những áp lực của đời sống vật chất và tinh thần, sự ngột ngạt của không khí, sự chật chội sinh hoạt hàng ngày. Và nhiều nhiều những thứ khác nữa khiến cho con người ta thật khó tìm được những phút giây thảnh thơi. Những lúc đó Tôi thường nghĩ về Quê hương, về những năm tháng đã đi qua.Những tháng ngay còn đi học thường rất hay về thăm quê. Nhưng khi đi làm thì việc về quê cứ ít dần đi theo năm tháng bởi nhiều lý do khác nhau. Và cũng vì thế mà những ngày được về quê thật đáng quý biết bao. Một bầu trời thanh bình và dịu mát , không khí thật trong lành và tình người cũng thật ấm áp…Tôi muốn được tận hưởng cái thời gian ấy thật nhiều, thật nhiều, những con đường đầy cỏ dại, những lùm cây xanh và cả con sông nhỏ dẫu không còn thơ mộng như ngày nào. Một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn tạo cho chúng ta những cảm giác tuyệt vời hơn khi phải sống ơ những nơi mà “Mưa không tới mặt, nắng chẳng tới đầu”Tuổi thơ đi qua thật nhanh, giờ đây chỉ còn là kỷ niêm, và nó đang bị mờ nhạt dần bởi cuộc sống đời thường. Cuộc sống hiện tại là sự chen lấn và xô đẩy đến khắc nghiệt và Tôi không thể thoát nổi khỏi cái vòng luẩn quẩn đó. Những kỷ niệm đó dần qua đi để nhường chỗ cho những nếp nhăn của sự nhọc nhằn đang dần được hình thành. Nghe thì thật xót xa, nhưng các bạn và Tôi vẫn đang chấp nhận nó đó thôi, chấp nhận nó như một quy luật của tạo hoá.Nhìn các thế hệ đàn em đang ngày càng khôn lớn, rồi nó sẽ như chúng ta, hoặc hơn chúng ta (?!) Nhưng thật khó tìm lại hình ảnh của chúng ta qua đó, bởi cuộc sống bây giờ của chúng đã khác xa chúng ta rồi. Đó cũng là niềm vui khi càng ngày cuộc sống càng được nâng cao, nhưng cũng không khỏi chạnh lòng khi thấy mình đang mất dần đi những kỷ niệm đáng yêu đó. Còn đâu những trò chơi khăng, đánh đáo, hay là những trò nghịch đất nặn lên những đồ vật ngây thơ theo đúng suy nghĩ trẻ thơ… giờ đây là những đồ chơi điện tử, games, và cả những truyện tranh đầy hình ảnh bạo lực …Cuộc sống là như vậy, Các bạn và Tôi sẽ sống như thế nào đây nếu chỉ ngồi đó mà suy nghĩ và hoài niệm. Đó chỉ là những phút giây khiến ta mềm lòng mà thôi.

“Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

Rồi đây công việc lại tiếp diễn theo những quy luật của nó và cả những chu kỳ riêng của mỗi người. Ngày lại qua ngày…

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
26 tháng 12 2017 lúc 12:30

Gợi ý:

Tác giả bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể:

Cánh diều biếc thả trên đồng đã từng in đậm dấu ấn tuổi thơ đẹp dẽ thơ mộng trên quê hương.

Con đò nhỏ khua nước trên dòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà lắng đọng;

Có thể nói, những sự vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó với con người và đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên. Nghĩ về quê hương như vậy, chứng tỏ tình cảm của tác giả đối với quê hương thật sâu sắc và đẹp đẽ.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
26 tháng 12 2017 lúc 13:52

Gợi ý:

Tác giả bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể:

Cánh diều biếc thả trên đồng đã từng in đậm dấu ấn tuổi thơ đẹp dẽ thơ mộng trên quê hương.

Con đò nhỏ khua nước trên dòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà lắng đọng;

Có thể nói, những sự vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó với con người và đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên. Nghĩ về quê hương như vậy, chứng tỏ tình cảm của tác giả đối với quê hương thật sâu sắc và đẹp đẽ.

Bình luận (0)
Tanya
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
23 tháng 8 2017 lúc 21:21

Đối với em thì mẹ là một người phụ nữ rất tuyệt vời, mẹ luôn yêu thương và sẵn sàng hi sinh tất cả mọi thứ vì chồng vì con.Sáng sáng, mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình .Mẹ rất nhân hậu, hiền từ . Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi , mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

Bình luận (1)
Eren Jeager
23 tháng 8 2017 lúc 21:23

Tham khảo nha !

Em yêu quý nhất là mẹ trong lòng em ,mẹ luôn là người mẹ hiền và là hinh ảnh cao dẹp nhất. Mẹ một tiếng nghe dảng dị mà lại chứa chan tình cảm vô bờ bếnh như lời bài hát:

“Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào

Tình mẹ tha thiết như dòng suốI hiền ngọt ngào”

Năm nay mẹ em 42 tuổi .Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Dôi bàn tay mẹ ko đẹp , nó dã bị chai như ghi lai những nổI vất vả của mẹ trong bao năm nay dã nuôi em khôn lớn nên ngườI. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm! Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em ……

Có lần tôi bị bệnh mẹ chở em lên bệnh viện trảng Bàng . Mẹ em nghỉ dạy để chăm sóc tôi vì ba tôi bận công tác xa , cơm nước quần áo , tắm rửa mẹ em phảI làm cả . Về nhà em cảm thấy khỏe , nên mẹ đi dạy một buổI , trưa về mẹ chăm sóc cho em , hai bàn tay mẹ gượng nhẹ thận trọng âu yếm biết bao . lúc đó ánh mắt mẹ tràng gặp thương xót , nhưng miệng mẹ vẫn tươi cườI kể chuyện này chuyện nọ cho em nghe để em chống mau hết bệnh. MỗI khi đau ốm mẹ em túc trực bên em sáng đêm , tận tụy lo lắng ,cử động chậm rãi , gượng nhẹ xếp đặt mọI công việc trong ngoài không rảnh tay dù bận mấy đi nữa mẹ cũng không quên nấu những bữa ăn ngon

Mẹ khuyên lơn em đủ điều , giọng lúc nào cũng êm đềm thấm thía .

Mẹ luôn công tư rạch ròi , về nhà mẹ là mẹ , nhưng trên bục giảng mẹ là ngườI thầy , nếu em vi phạm thì phạt ngay , mẹ không hề châm chước hay thiên vị.

Cảnh đêm khuya mẹ ngồI soạn từng trang giáo án , để chuẩn cho tiết dạy ngày mai Có hôm thấy mẹ thả dài ngườI trên ghế có vẽ nghĩ ngợI xa xôi

Mẹ ôm tôi , nâng niu ng vòng tay âu yếm. Mẹ đứng ngồi không yên, khi em đi học về muộn .

Lòng mẹ còn mênh mông bao la hơn cả biển rộng sông dài. Biển dù rộng vẫn còn không ra khỏi giới hạn của địa cầu. Sông dù có dài thăm thẳm vẫn còn thước để đo. Còn lòng mẹ thì cao xa vời vợi như lòng trời vô tận trong vũ trụ mênh mông. Lòng mẹ là thiên đàng hạnh phúc thăm thẳm ngút ngàn. Chỉ có lòng mẹ mới đủ sức chứa nổi nguồn sống của nhân loại. Thượng Đế đã ban tặng cho con người sự sống phát sinh từ lòng mẹ. Vì vậy mà ta có thể nói hạnh phúc của loài người chính tâm hồn cao thượng của người mẹ hiền. Mỗi người chúng ta, dù sang hèn hay giàu nghèo. Chúng ta cũng có một tình thương vô bờ vô bến của mẹ hiền. Vì mẹ chúng ta, yêu thương chúng ta bằng tình yêu của Thượng Đế. Cũng vì thế mà không có gì có thể sánh với tình mẹ thương con.

“ Ai rằng công mẹ bằng non

Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn.”

Bình luận (0)
Phong Hoa Tuyết Nguyệt
23 tháng 8 2017 lúc 21:31

Trong gia đình, ngoài bố ra, mẹ là 1 trụ cột không thể thiếu trong gia đình. Mẹ tôi năm nay đã gần bốn mươi xuân rồi. Mẹ tôi hiền, không dễ nổi nóng như bao người khác. Những lúc tôi làm gì sai, mẹ luôn khuyên răn tôi tỉ mỉ. Vào tối, mẹ tôi lại kiểm tra bài, giúp tôi làm bài về nhà trước khi đi ngủ. Có thứ gì đẹp, ngon, mẹ lại dành hết cho tôi. Mỗi lần tôi bị ốm, mẹ lại chăm sóc cho tôi từng li từng tí một. Nhìn bàn tay chai sạm của mẹ, trong đầu tôi luôn nghĩ rằng sẽ cố gắng học tập chăm chỉ, xứng đáng làm con ngoan trò giỏi để không phụ công nuôi dưỡng của mẹ trong suốt quãng thời gian vừa qua.

Bình luận (0)
Hồ Phan Kiều Anh
Xem chi tiết
Hiiiii~
12 tháng 4 2017 lúc 18:03

a) Các mục trong hai mẫu đơn trên được trình bày theo thứ tự: ai đề nghị?, đề nghị ai? (nơi nào), đề nghị điều gì?, đề nghị để làm gì?.

b) Hai mẫu đơn giống nhau ở cách trình bày các mục, khác nhau ở nội dung cụ thể.

c) Những phần quan trọng trong cả hai mẫu đơn gồm: đề nghị điều gì và đề nghị để làm gì.

Chúc bạn học tốt!ok

Bình luận (1)
Ngân Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Giang Cherry
9 tháng 2 2017 lúc 20:51

Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ((chỗ này hơi lũng cũng)), phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào ((vh vn phát triển qua 4 giai đoạn)), thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

Bình luận (1)
Phạm Ngân Hà
9 tháng 2 2017 lúc 20:53

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp. Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.

Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.

Hỡi cô tát nước, bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:

Trong đầm gi đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bản thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế. Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng “chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này. Đến văn học hiện đai chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:

Ta về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...

Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người. Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.

Bình luận (0)
đỗ thị thu giang
13 tháng 3 2017 lúc 12:58

Xã hội ngày nay phát triển không ngừng kéo theo rất nhiều thay đổi. Tuy “phát triển đến mức chóng mặt”, nhưng nhìn trên một khía cạnh khác, phải chăng có những sự tụt hậu, sự xuống dốc đến mức thảm thương, làm chúng ta “chóng mặt” không nhỉ ? Câu trả lời là có. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết đó là gì nhỉ! Đó là sự trong sáng của Tiếng Việt.

Chúng ta hãy cùng nhìn lại quá khứ !

Tiếng Việt đã là một thứ tiếng giàu đẹp và trong sáng, như nhà văn Đặng Thai Mai đã viết: “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay …” hay như nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu: “Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau…”. Ngoài ra không thể không nhắc tới khẳng định của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng :”Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật.”
Sức mạnh của Tiếng Việt là chìa khóa giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ – một sự thật không thể nào chối cãi. Có thể trích dẫn ra đây một đoạn trong tác phẩm “Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” của nhà văn, nhà báo Nguyễn An Ninh: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình …”
Vâng, lịch sử đã chứng minh rằng, Tiếng Việt đã trở thành vũ khí của dân tộc Việt Nam, thoát khỏi mọi vòng xiềng xích nô lệ để trở thành một quốc gia độc lập như ngày hôm nay. Không những thế, nó còn làm nên bản sắc Việt Nam, mà chúng ta hay nói đến một cách tự hào với cụm từ “niềm kiêu hãnh dân tộc”.
Từ trong quá khứ hào hùng ấy, ta thấy ánh lên một niềm tin tưởng mãnh liệt vào tương lai của ngôn ngữ dân tộc: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.” (Đặng Thai Mai)

Nhưng, hãy nhìn vào hiện tại!

Tiếng Việt đang bị bóp méo và xâm phạm đến đáng sợ. Tương lai của nó sẽ đi đến đâu, dưới bàn tay của “giới trẻ”, những chủ nhân tương lai của đất nước?
Từ “bóp méo” mà mình dùng ở đây mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Những thực tế làm chúng ta cảm thấy thương cho ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam…
Nào chúng ta hãy cùng nhau đọc và xem xét các tình huống này .Chắc hẳn ai cũng sẽ cười khi đọc nó.

Thứ nhất là trường hợp viết Tiếng Việt không dấu – những kiểu viết không có dấu thanh. Nhiều người nghĩ viết thế cho nó nhanh gọn nhẹ, và biết tiếng với nhau cả rồi, chẳng lẽ không dịch được? Nhưng hãy nghĩ lại: ví dụ như dòng chữ không dấu dưới đây: “Ban that la dam dang” – nên hiểu “Bạn thật là đảm đang” hay “bạn thật là dâm đãng” đây ? Một tập hợp những con chữ không có dấu, phải dịch chán mới hiểu. Có ai dám nói đó là Tiếng Việt nào? Nhưng thôi, nó không quá nghiêm trọng và chúng ta có thể tạm gọi đó là “Tiếng Việt xộc xệch”.

Thứ hai là sự biến dạng của những từ ngữ. Đó là những kiểu viết quái gở như sau : từ “rồi” viết thành “roài”, “không” thành “hông”, “hem”, “biết” thành “bít”. Hãy thử lắp vào một câu xem: “The la cau hem bit roai, hihi” Nhưng, đó chỉ là những kiểu thay đổi “sơ khai”. Hẳn trí tuệ luôn luôn phát triển và họ dành nó để cho ra đời những đứa con tinh thần quái gở hơn, từ “bóp méo” đến lúc này đã có thể dùng theo nghĩa vốn có của nó. Chữ “a” viết thành 4, chữ e viết thành 3, i thành j, g đổi sang 9, o thành 0, c thành k, b thành p, vân vân … Nào chúng ta hãy viết lại câu vừa rồi sau khi đã qua “chế tác” lần 3: “Th3 l4 k4u h3m pjt r04j, hyhy”. Hãy cùng mình cười cho một đống ký tự lộn xộn không dịch nổi có phải là ngôn ngữ không, chưa nói gì đến đó là ngôn ngữ của chính dân tộc chúng ta. Nhưng óc sáng tạo của tuổi trẻ hiện nay là vô bờ, như thế đã là gì nhỉ? Viết thì có hai kiểu viết: viết in và viết thường, ờ thì tội gì ta lại không viết bừa đi cho nó “cá tính”. Thử xem sao: “ThE^ lA` kA^.u hEm pYt r0A`j nhA, hYhY”. Trông ngộ nghĩnh hơn đấy nhỉ . Đến đây thì không còn là ngôn ngữ nữa rồi, hãy hiểu rằng đó chỉ là một tập hợp ô hợp, hỗn độn những con chữ vô giá trị thôi ! Nhưng đến khi nó đã là trở thành nhếch nhác như rác thải rồi, vẫn không được buông tha. Viết thế ra chừng ngắn và kém độ hoành tráng quá nhỉ. Chữ a phải thành Cl, @ hay là ã, Æ mới hoành tráng, chữ q thì phải là v\/ mới sành điệu, p thành º]º với “xì tin” … Hãy cùng xem lại “đứa con tinh thần” của chúng ta nào : “††|é ]_à ßạ]\[ ]<†|ô]\[(¬ ß]ế† Pvồ], †|]†|]”.

Ôi! hãy nhìn xem đó là cái gì? Tiếng Việt đây sao? Giới trẻ Việt Nam đang biến tiếng nói của Tổ quốc mình thành một mớ hỗn độn, một thứ mà họ tự hào cho là “thể hiện cá tính và sự sành điệu”?? Tất nhiên ví dụ mình đưa ra còn quá nhỏ nhoi và chưa thể hiện được hết những gì đang diễn ra hiện nay.

Không những thế, Tiếng Việt ngày nay dần dần mất đi sự trong sáng bởi sự lấn át của ngoại ngữ.
Từ xưa, Trung Quốc xâm lược Việt Nam và thiết lập chế độ Bắc thuộc đến cả 1000 năm, đó là điều tại sao Tiếng Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của tiếng Hán, nhiều từ Việt hiện nay có gốc từ tiếng Hán. Nhưng điều đó có thể nói là mang tính khách quan và dù sao nó cũng là quá khứ rồi. Nhưng hiện tại thì sao? Nền văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam ngày một tăng, đặc biệt thông qua mạng Internet. Những mặt tích cực thì không ai có thể chối cãi, nhưng nó mang theo một hiện tượng mà người ta gọi là “sính ngoại”, tức là quá tôn sùng và ưa dùng ngôn ngữ nước ngoài. Mình xin nói cụ thể ở đây là Tiếng Anh …
“Hiện nay, người ta viết rất ẩu và dùng nhiều chữ nước ngoài quá. Điều đó rất dở và rất bực. Bác Hồ thường phê bình: “Đã dốt lại hay nói chữ! Đúng quá, chính vì dốt mà hay nói chữ!” Nhưng theo nhận xét của mình hiện nay thì không giới hạn trong những cái thùng rỗng đó mà mở rộng ra nhiều rồi … “Người người chơi chữ, nhà nhà chơi chữ”. Các bạn nên hiểu, “chơi chữ” ở đây không phải thâm thúy, sâu cay như Trạng Quỳnh ngày xưa hay các cụ Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Hoan đâu nhé! Nó chỉ đơn giản là thích dùng tiếng nước ngoài.
Những từ Tiếng Anh hay được dùng nhất bây giờ là “xì tin” (chú thích là đã bị biến dạng, từ nguyên gốc là “style”, có nghĩa là phong cách), bên cạnh có một vài “dị bản” như tin, tyn, xì tyn, xì teen, hay … xì ten ). Không kém phần thông dụng là từ “pro” (viết tắt của từ Professional – nghĩa là chuyên nghiệp). Mình dám chắc là bản thân từ này đã có hàng tá người không biết dạng viết đầy đủ và nghĩa chính xác của nó đâu! Họ cứ nghiễm nhiên dùng và cho nó một cái nghĩa là “siêu”, tất nhiên các “láng giềng” thì hẳn là nhiều đi rồi, prồ, prô, pzo, pzo`… Ôi, thật là muôn hình vạn trạng. Các “thuật ngữ” về trò chơi trực tuyến có thể nói là được ưa dùng nhất. Trong đó có thể kể tới những từ phổ biến như “server” (máy chủ), disconnect (ngắt kết nối với máy chủ), gọi là phổ biến vì là người ta dùng nhiều, chứ dùng đúng hay không phải xem xét. Đúng nghĩa chưa nói chứ đúng từ thì thật là còn lắm gian truân … có những bạn hồn nhiên dùng từ “sever”, “disconect” mà không thèm nói Tiếng Việt như máy chủ hay ngắt kết nối. Lời Bác Hồ nói ở trên thật quá đúng: “Ngay đến cách viết còn chẳng biết, đã đua nhau viết, ra chừng mình giỏi giang.”
Lại một lần nữa, chúng ta cười và cảm thấy một chút nghẹn ngào !

Nhưng những từ đó không gây đáng ngại cho lắm. Nó chỉ làm cho những người hiểu biết cảm thấy buồn cười và tiếc cho ngôn ngữ nước nhà mà thôi! Bây giờ là những thứ người ta thật sự lo lắng. Như mình đã nói ở trên, văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta rất nhanh qua Internet và các phương tiện truyền thông khác. Và trên thực tế, nhiều người sau khi tìm hiểu đã quyết định dùng ngôn ngữ “Tây” thay hẳn cho Tiếng Việt. Đó là sự thật. Người ta thích dùng từ “producer” thay cho “nhà sản xuất”, thích “supporter” hay “provider” hơn “nhà cung cấp”, thích dùng “computer network” thay cho “mạng máy tính”, “admin” thay cho “người quản trị” và hàng ngàn, hàng vạn từ khác. Có thể thấy lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là Công nghệ thông tin là lĩnh vực Tiếng Việt đang bị dồn ép đến chân tường nhiều nhất. Ồ nhưng đó mới là một lĩnh vực , thực sự là đâu đâu cũng thấy việc người ta lạm dụng quá mức Tiếng Anh. “Siêu sao” thì dùng “superstar”, điện thoại di động thì “mobile phone”, “vụ bê bối” thì “scandal”. Ví dụ như câu “Vụ bê bối của các ngôi sao” thì lại viết kiểu “Tây” hơn như “Scandal của Superstar” … Trên các mặt báo tràn ngập từ Tiếng Anh, dùng một cách vô tội vạ, mục đích là gì? Viết cho người Việt đọc, người Việt hiểu, có nhất thiết phải bê những từ Tiếng Anh thô kệch mà vốn ngôn ngữ Việt hoàn toàn có thể thể hiện một cách đầy đủ, thậm chí là hay đi chăng nữa, vào bài viết không?

Lại một lần nữa, có ai không cười thì đọc mấy cái dòng “nửa Tây, nửa Ta” thế này ? Chẳng hạn là một lời giới thiệu. “Hi mọi người! Mình là abc,xyz, mình rất vui được làm quen với everybody. Mình đang study ở abcxyz High School. Mình rất confident trong các extracurricular activities. Hiện nay mình đang cope up with chương trình học rất killer của trường… Nhưng mình tin với capacity của mình, mình sẽ hoàn thành completely cái syllabus đó.” Xin khẳng định một điều, không hề ngoa dụ, không hề bịa đặt! Đó là điều có thật trong thực tế, thậm chí còn buồn cười hơn nhiều nữa kia! Cứ một từ Việt lại tương 2,3 từ Tiếng Anh vào, đọc lên chẳng hiểu nó là cái thể loại gì nữa. Sự lạm dụng quá mức Tiếng Anh này có thể gặp nhiều nhất ở du học sinh mà tỷ lệ theo mình khẳng định, phải đến tuyệt đại đa số.

Hiện nay còn có hiện tượng đang báo động mức độ mà mình dùng từ “nguy hiểm”, đó là giới trẻ bắt đầu có xu hướng dùng Tiếng Anh để gọi chính mình! Tên cha sinh mẹ đẻ, tên Việt không dùng, mà chỉ thích những cái “nickname” như Vic, Sakura, Ken … Họ chối bỏ cái tên khai sinh của mình để đến với những nick name hào nhoáng, thích dùng nó mọi lúc mọi nơi. Chả lẽ, họ không còn là người Việt Nam nữa hay sao?
Mình không hề có ý loại bỏ ngoại ngữ trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Mặt khác còn ủng hộ nếu nó được dùng đúng cách … Đúng cách là sao? Là dùng ngoại ngữ để làm giàu cho ngôn ngữ của nước mình. Chẳng hạn như có một số câu khó mà tự nói ra như: “Mình không bao giờ từ bỏ, phải cố lên!”, nghe có vẻ hơi “chuối chuối”, nếu dùng “Never Give Up” hay “Never Cry Craven” thì nó sẽ dễ dàng hơn. Hay chẳng hạn là dùng từ Tiếng Anh để tạo sự vui vẻ, ví dụ như từ “Hê lô” nghe sẽ thoải mái hơn từ “Xin chào”. Nói tóm lại, phải dùng ngoại ngữ như một công cụ, để làm phong phú thêm cho ngôn ngữ nước mình, chứ không phải là thay thế ngôn ngữ nước mình.
Thực tình mà nói, khi viết bài này mình cảm thấy xấu hổ với chính mình. Thường ngày mình vẫn hay kiểu viết tắt “không” thành “k”, “được” thành “đc”, hay là thích dùng từ Tiếng Anh thay cho Tiếng Việt như nhiều người khác. Ngôn ngữ công nghệ thì viết Tiếng Anh vô tội vạ, một từ Tiếng Việt lại xen một từ Tiếng Anh. Trong những bài viết thì đá đưa mấy từ vào theo kiểu thói quen: “bài viết” thì cứ thích dùng “bài post”, hay như cái tái bút thôi, cũng thích dùng từ P/S (postscript) như một kiểu bắt chước tiếng Tây … Đôi lúc tự thấy mình thật đáng cười và cũng thật đáng trách!

Thật sự, vui cho quá khứ, buồn cho hiện tại, và lo lắng cho tương lai của Tiếng Việt. Sự trong sáng, sự giàu đẹp sẽ còn đâu khi giới trẻ đang “bóp méo”, xuyên tạc và “thủ tiêu” Tiếng Việt với tốc độ “chóng mặt”. Đáng buồn hơn nữa, đáng xấu hổ hơn nữa, khi họ không nhận ra, hoặc cố tình không nhận ra, mặt khác còn tự hào với những thứ quái quỷ mình nghĩ ra, đắc ý với sự phá hoại ngôn ngữ dân tộc mà từng ngày họ đang thể hiện.
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn.
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá !
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình…

Bình luận (0)
Em vô tội mừ
Xem chi tiết
Đoàn Nguyễn Thùy Linh
1 tháng 12 2016 lúc 14:36

xin chào mọi người!em tên là.......học sinh lớp......trường.....

Bình luận (0)