Đề bài : Bình giảng bài ca dao " Con cò mà đi ăn đêm"

Nijino yume
Xem chi tiết
Kiều Vũ Minh Đức
Xem chi tiết
Thời Sênh
10 tháng 7 2018 lúc 10:19

Mk chọn Chết vinh còn hơn sống nhục vì Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục

Bình luận (0)
Huong San
10 tháng 7 2018 lúc 10:52

Theo tớ thì chọn câu:'' Chết trong còn hơn sống đục''

Vì: Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.

Chắc vậy :v

Bình luận (0)
Hoàn châu công chúa
Xem chi tiết
Anh
1 tháng 1 2017 lúc 18:41

nghĩa : vào tháng 7 âm lịch mà thấy kiến bò lên cao là hiện tượng báo sắp có lũ xảy ra

giá trị kinh nghiệm : nhìn vào đàn kiến bò lên cao tìm nơi ẩn trú người dân biết trước sắp có lụt xảy ra nên tìm cách bảo vệ của cải mùa màng

Bình luận (0)
Bảo Ngọc Nguyễn
1 tháng 1 2017 lúc 18:41
Là kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có lụt: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. Cứ đến tháng bảy (Âm lịch) mà kiến rời khỏi tổ từng đàn lớn, kéo nhau từ chỗ đất thấp lên chỗ đất cao thì nhất định thế nào cũng xảy ra lụt lội. Ở nước ta, mùa lũ thường xảy ra vào tháng tám nhưng có năm kéo dài sang cả tháng chín, tháng mười. Từ thực tế quan sát được nhiều lần, nhân dân tổng kết thành quy luật. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết. Khi trời sắp có những đợt mưa to kéo dài, các loại kiến từ trong tổ kéo ra đàn đàn lũ lũ, di chuyển chỗ ờ lên cao để tránh bị ngập nước và để bảo tồn nòi giống. Câu tục ngữ này chứng tỏ người xưa quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ nhất trong thế giới tự nhiên, từ đó rút ra những nhận xét chính xác, lâu dần thành kinh nghiệm. Kinh nghiệm này nhắc nhở mọi người phải chuẩn bị phòng chống lũ lụt sau tháng bảy Âm lịch.
Bình luận (1)
trần châu
2 tháng 1 2017 lúc 9:29


à kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có lụt:

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

Cứ đến tháng bảy (Âm lịch) mà kiến rời khỏi tổ từng đàn lớn, kéo nhau từ chỗ đất thấp lên chỗ đất cao thì nhất định thế nào cũng xảy ra lụt lội.

Ở nước ta, mùa lũ thường xảy ra vào tháng tám nhưng có năm kéo dài sang cả tháng chín, tháng mười. Từ thực tế quan sát được nhiều lần, nhân dân tổng kết thành quy luật. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết. Khi trời sắp có những đợt mưa to kéo dài, các loại kiến từ trong tổ kéo ra đàn đàn lũ lũ, di chuyển chỗ ờ lên cao để tránh bị ngập nước và để bảo tồn nòi giống.

Câu tục ngữ này chứng tỏ người xưa quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ nhất trong thế giới tự nhiên, từ đó rút ra những nhận xét chính xác, lâu dần thành kinh nghiệm. Kinh nghiệm này nhắc nhở mọi người phải chuẩn bị phòng chống lũ lụt sau tháng bảy Âm lịch.

Bình luận (0)
Đội phá án thần tốc
Xem chi tiết
trần châu
13 tháng 12 2016 lúc 16:05

Mùa xuân của tôilà phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 - 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiếng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều”: nhớ vợ con, nhớ gia đình, nhớ quê hương, nhớ miền Bắc, nhớ Hà Nội... Mỗi tháng Ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.

Tháng giêng và mùaxuân Hà Nội, mùa xuân miền Bắc đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách“thiên lí tương tư”.

“Ai cũng chuộng mùa xuân” và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu mùa của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không có gì lạ hết”. Cách so sánh đôi chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được: trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được..”, “ai cấm được... ai cấm được... ai cấm được..”. Chữ “thương” được nhắc lại bốn lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ" đầy ấn tượng và rung động.

Là một khách tài tử yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím”, rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần”, yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu... tôi yêu... và tôi cũng xây mộng... những yêu nhất”. Thoáng gợi một câu thơ Kiều của Nguyễn Du, một cách viết, tài hoa.

Bình luận (0)
Minh Thư
13 tháng 12 2016 lúc 13:07
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu.Ai cũng chuộng mùa xuânmê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình không có gì lạ hết. Cách so sánh, đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: Ai bảo được non đừng thương nước,… thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đường thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Bình luận (3)
trần châu
13 tháng 12 2016 lúc 16:00
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc... Ai cũng chuộng mùa xuânmê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được ..... ai cấm được.....ai cấm được....Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước.
Bình luận (0)
Nguyên Mộng Mơ
Xem chi tiết
Đoàn Thị Linh Chi
4 tháng 11 2016 lúc 16:27

Nguyên Mộng Mơ mún người khác nt vs pn thì pn cần phải jb vs người ta trc chứ

Bình luận (3)
Nguyên Mộng Mơ
5 tháng 11 2016 lúc 11:52

ib là sao

 

Bình luận (2)
Phạm Thị Trâm Anh
Xem chi tiết
Đàm An Diên
21 tháng 10 2016 lúc 18:43

Những chi tiết nói lên vẻ mộc mạc dân dã của cuộc sống thôn quê được thể hiện trong các câu thơ sau:

​Ao sâu nước cả khôn chài cá

​Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà Còn nữa đến Đầu tro tiếp kách trầu ko có

Bình luận (1)
Lê Quỳnh Trang
7 tháng 10 2017 lúc 20:29

Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bình luận (0)
Tạ Kiều Anh
Xem chi tiết
Minh Thư
16 tháng 12 2016 lúc 20:23

Không biết tự bao giờ con cò đã đi vào ca dao dân ca của dân tộc ta giản dị và mộc mạc đằm thắm. Con có là con vật gắn bó thân thiết nhất với người nông dân. Nó còn là biểu tượng cho người nông dân suốt ngay lam lũ vì miếng cơm mang áo. Bài ca dao ” Con cò mà đi ăn đêm” người xưa đã mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về người dân lao động với phẩm chất đáng quý ” Chết vinh còn hơn sống nhục”.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận được đây là một bài ca dao ngụ ngôn. Lý tưởng cuộc sống được ngụ ý trong con cò đi kiếm ăn và gặp nạn.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Con cò chỉ đi kiếm ăn ban ngày nhưng trong bài ca dao này lại ngược lại. Con cò phải đi kiếm ăn vào ban đêm. Chứng tỏ một điều rằng người nông dân vì nghèo khổ, vì miếng cơm manh áo mà phải đi kiếm ăn ban đêm nữa. Đọc đến đây người đọc đã thương cảm cho số phận của con cò. Chữ “mà” trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. Trong đem tối phải mài mò kiếm ăn nghịch cảnh bị lộn cổ xuống áo là đúng. Vì đêm tối có ai nhìn thấy rõ đâu là chỗ đậu an toàn được.

Cò mẹ cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no, hạnh phúc. Bầy cò con sẽ hạnh phúc và vui mừng biết nhường nào khi mẹ tha về được nhiều mồi hơn. Cuộc đời cò vất vả lận đạn chịu nhiều đắng cay không lời nào kể xiết được. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, có rơi xuống nước cò vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đã đến kề bên, tất cả như quay lưng đi đang trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đem khuya nghe thật sâu thẳm và sầu não.

Ông ơi ! ông vớt tôi nao’

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Tù ông được nhạc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm cho bài ca dao. Cò mong được ông cứu vớt, được đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả là người duy nhất được chứng kiến cái cảnh đáng thương ấy. Cò là tượng trưng cho người nông dân lao động nghèo khổ bị á bức bóc lột nặng nề trong xã hội phong kiến. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu trong đêm khuya vắng vậy? Ông ở đây cũng có nghĩa là nông dân đã chứng kiến đông loại mình bị gặp nạn.

Ông ơi! ông vớt tôi nao

Lời khuẩn cầu của cò hoàn toàn không phải sự sống mà vì tấm lòng trong sạch của mình.

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Rõ rằng trong lời phân trần của mình cò không sự chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho cho tấm lòng trong sạch khi đi vào đường cụt ngõ hẻm. Khi phải đi kiếm ăn vào ban đêm người ta sẽ nghĩ ngay đến những người có hành động bất chính vì ban ngày sợ bị phát hiện ra mới đi hành động vào ban đêm. Cò đi kiếm ăn về ban đêm không phải vì sợ mà vì sự nghèo khổ ban ngày đã cần cù vất vả nhưng vẫn không đủ sống nên tranh thủ kiếm thêm vào ban đêm những mong cuộc sống mình được ấm no hạnh phúc hơn. Cò đi ăn đêm nhưng cò không phải là kẻ bất lương cò hiền lành lương thiện.

Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, về biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người nông dân chịu thương chịu khó. Bất hạnh của cò lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh của nhân dân lao động trong xã hội suy tàn.

Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo cụ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Cò muốn chất nơi nước trong. Nếu được lựa chọn cò xin chết ở nơi nước trong chứ không chết ở nơi nước đục. Lời van xin của cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống trong cuộc đời lam lũ, đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu xa vào bùn nhơ nhuốc họ vẫn muốn vượt lên để sống một cuộc sống thanh cao.

Đã có biết bao câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử giản dị mà thanh cao: ” Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Qua thân phận con cò tác giả đã lên lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sạch nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục.

Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng lòng dũng cảm của mình đã giữ vững nền độc lập tự do và những phẩm chất đáng quý : cần cù, chịu thương chịu khó, hiền lành, chất phác…Đọc bài ca dao trên chúng ta càng cảm phục yêu mến họ.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Phan Ngọc Cẩm Tú
16 tháng 12 2016 lúc 20:38

Không biết tự bao giờ con cò đã đi vào ca dao dân ca của dân tộc ta giản dị và mộc mạc đằm thắm. Con có là con vật gắn bó thân thiết nhất với người nông dân. Nó còn là biểu tượng cho người nông dân suốt ngay lam lũ vì miếng cơm mang áo. Bài ca dao ” Con cò mà đi ăn đêm” người xưa đã mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về người dân lao động với phẩm chất đáng quý ” Chết vinh còn hơn sống nhục”.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận được đây là một bài ca dao ngụ ngôn. Lý tưởng cuộc sống được ngụ ý trong con cò đi kiếm ăn và gặp nạn.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Con cò chỉ đi kiếm ăn ban ngày nhưng trong bài ca dao này lại ngược lại. Con cò phải đi kiếm ăn vào ban đêm. Chứng tỏ một điều rằng người nông dân vì nghèo khổ, vì miếng cơm manh áo mà phải đi kiếm ăn ban đêm nữa. Đọc đến đây người đọc đã thương cảm cho số phận của con cò. Chữ “mà” trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. Trong đem tối phải mài mò kiếm ăn nghịch cảnh bị lộn cổ xuống áo là đúng. Vì đêm tối có ai nhìn thấy rõ đâu là chỗ đậu an toàn được.

Cò mẹ cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no, hạnh phúc. Bầy cò con sẽ hạnh phúc và vui mừng biết nhường nào khi mẹ tha về được nhiều mồi hơn. Cuộc đời cò vất vả lận đạn chịu nhiều đắng cay không lời nào kể xiết được. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, có rơi xuống nước cò vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đã đến kề bên, tất cả như quay lưng đi đang trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đem khuya nghe thật sâu thẳm và sầu não.

Ông ơi ! ông vớt tôi nao’

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Tù ông được nhạc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm cho bài ca dao. Cò mong được ông cứu vớt, được đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả là người duy nhất được chứng kiến cái cảnh đáng thương ấy. Cò là tượng trưng cho người nông dân lao động nghèo khổ bị á bức bóc lột nặng nề trong xã hội phong kiến. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu trong đêm khuya vắng vậy? Ông ở đây cũng có nghĩa là nông dân đã chứng kiến đông loại mình bị gặp nạn.

Ông ơi! ông vớt tôi nao

Lời khuẩn cầu của cò hoàn toàn không phải sự sống mà vì tấm lòng trong sạch của mình.

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Rõ rằng trong lời phân trần của mình cò không sự chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho cho tấm lòng trong sạch khi đi vào đường cụt ngõ hẻm. Khi phải đi kiếm ăn vào ban đêm người ta sẽ nghĩ ngay đến những người có hành động bất chính vì ban ngày sợ bị phát hiện ra mới đi hành động vào ban đêm. Cò đi kiếm ăn về ban đêm không phải vì sợ mà vì sự nghèo khổ ban ngày đã cần cù vất vả nhưng vẫn không đủ sống nên tranh thủ kiếm thêm vào ban đêm những mong cuộc sống mình được ấm no hạnh phúc hơn. Cò đi ăn đêm nhưng cò không phải là kẻ bất lương cò hiền lành lương thiện.

Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, về biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người nông dân chịu thương chịu khó. Bất hạnh của cò lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh của nhân dân lao động trong xã hội suy tàn.

Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo cụ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Cò muốn chất nơi nước trong. Nếu được lựa chọn cò xin chết ở nơi nước trong chứ không chết ở nơi nước đục. Lời van xin của cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống trong cuộc đời lam lũ, đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu xa vào bùn nhơ nhuốc họ vẫn muốn vượt lên để sống một cuộc sống thanh cao.

Đã có biết bao câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử giản dị mà thanh cao: ” Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Qua thân phận con cò tác giả đã lên lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sạch nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục.

Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng lòng dũng cảm của mình đã giữ vững nền độc lập tự do và những phẩm chất đáng quý : cần cù, chịu thương chịu khó, hiền lành, chất phác…Đọc bài ca dao trên chúng ta càng cảm phục yêu mến họ.

Bình luận (0)
____|____Buông____|_____
21 tháng 9 2016 lúc 10:53

Biểu cảm cho bài ca dao tức là đọc biểu cảm đó pn oy!

Bình luận (0)
Alone
Xem chi tiết
Anh
Xem chi tiết
Linh Phương
5 tháng 1 2017 lúc 19:29

"tuy có chỗ gần với các thể kí , kí sự ở yếu tố miêu tả . ghi chép những hình ảnh , sự việc nhà văn quan sát , chứng kiến nhưng tùy bút thiên về biểu cảm , chú trọng thể hiện cảm xúc tình cảm suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống "

Tác Dụng của liên kết: CHo chúng ta hiểu về các thể kí và nhấn mạnh về đặc điểm và tác dụng của nó.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hiền
Xem chi tiết
Phương Thảo
18 tháng 12 2016 lúc 14:31

Ơ , cảm ơn ....

mà bn có nhiều anime quá nhỉ ?

Bình luận (0)
Hoàng Thị Ngọc Anh
18 tháng 12 2016 lúc 15:33

Thanks!

Hình đẹp quá nhỉ, mk tặng lại bạn nè Nguyễn Thu Hiền Hình ảnh có liên quan Kết quả hình ảnh cho Anhr hoa hồng độngKết quả hình ảnh cho Anhr hoa hồng động Kết quả hình ảnh cho Anhr hoa hồng độngKết quả hình ảnh cho Anhr hoa hồng động Hình ảnh có liên quan Kết quả hình ảnh cho Anhr hoa hồng động

 

Bình luận (2)
Ngô Châu Bảo Oanh
18 tháng 12 2016 lúc 15:55

thanks

nhưng mà chiến S quá ik

Bình luận (6)