Cố hương - Lỗ Tấn

Phạm H Giang
Xem chi tiết
Nguyễn thị thúy Quỳnh
27 tháng 12 2023 lúc 18:46

1. Nhân vật chính trong truyện Cố Hương bắt đầu cuộc hành trình của mình từ một ngôi làng nhỏ.

2. Anh ta gặp gỡ và kết bạn với những người dân địa phương, khám phá những câu chuyện và truyền thuyết về Cố Hương.

3. Nhân vật chính bắt đầu tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của Cố Hương, khám phá những bí mật ẩn giấu trong quá khứ.

4. Anh ta phát hiện ra một cuốn sách cổ chứa đựng những bí mật quan trọng về Cố Hương và quyết định điều tra sâu hơn.

5. Nhân vật chính khám phá ra một ngôi đền cổ bí ẩn, nơi chứa đựng những manh mối quan trọng về Cố Hương.

6. Anh ta gặp phải những thử thách và nguy hiểm trong quá trình tìm kiếm sự thật về Cố Hương.

7. Nhân vật chính tìm thấy những bằng chứng và chứng minh rằng Cố Hương từng là một vương quốc vĩ đại.

8. Anh ta khám phá ra những bí mật đen tối và âm mưu đằng sau sự sụp đổ của Cố Hương.

9. Nhân vật chính đối mặt với những kẻ thù và phải đấu tranh để bảo vệ Cố Hương khỏi sự tàn phá.

10. Cuối cùng, nhân vật chính thành công trong việc khôi phục lại danh dự và vẻ đẹp của Cố Hương, để lại một di sản vĩ đại cho thế hệ sau.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Thu Lai
Xem chi tiết
Thẩm quốc việt
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 1 2021 lúc 16:33

Tham khảo:

Truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn là câu chuyện kể về một chuyến trở về thăm lại quê nhà, thăm lại con người của tác giả sau bao nhiêu năm xa cách. Ông nhận ra nhiều sự đổi thay, cũng nhân ra những tư tưởng quá lạc hậu bám riết lấy con người và mảnh đất nơi đây. Truyện ngắn khép lại với câu triết lý vô cùng ý nghĩa khi ông nhắc đến con đường. Và có lẽ hình ảnh con đường là hình ảnh để lại trong tâm trí người đọc nhiều suy nghĩ và trăn trở nhất.

 

Câu chuyện khép lại và mở ra nhiều tư tưởng mới chỉ bằng câu nói “Trên đời làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Con đường mà Lỗ Tấn nhắc đến ở đây có mang ý nghĩa nào không, hay đơn giản chỉ là câu nói vu vơ của tác giả.

Thực ra con đường trong câu nói của tác giả vừa mang ý nghĩa thực vừa là hình ảnh biểu tượng cho những suy nghĩ của tác giả.Với những dòng tâm sự, biểu cảm khi được trở về nhà, ông nhận ra làng quê của mình đang trì trệ, chậm phát triển, loay hoay trong một con đường cũ kì, dường như là không có lối thoát với nhiều hủ tục vô cùng nặng nề. Quê hương ông cần có “con đường” mới để có thể đổi mới, để có thể phát triển hơn nữa, không còn như bây giờ.

Những người dân Trung Hoa đang đắm chìm trong tư tưởng quá lạc hậu và u ám, không có lập trường và không có chính kiến cho chính cuộc sống của mình. Có lẽ con đường mà Lỗ Tấn muốn nhắc đến chính là con đường tự do, con đường hạnh phúc, con đường có niềm vui và hi vọng. Con đường đó không phải do một người tạo nên mà do nhiều người cùng góp phần xây dựng nên. Đó là điều mà tác giả nhắn gửi.

 

Ông đã khẳng định rằng “trên đời vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Một sự khẳng định chắc nịch rằng không có con đường nào tự nó sinh ra và tự nó mất đi được. Do con người đi nhiều, đi mãi thì sẽ thành đường mà thôi. Sự khẳng định này cũng chính là tin vào sự xuất hiện một con đường mới do chính con người tạo ra. Con đường ấy sẽ là một cuộc sống mới, một xã hội mới với nhiều điều tiến bộ và văn minh hơn hết. Có lẽ đây chính là điều mà Lỗ Tấn muốn nhắn gửi đến những người dân Trung Hoa đang chìm vào u mê, lạc hậu.

Như vậy, chỉ một câu nói, một hình ảnh nhưng lại có tầng tầng lớp lớp ý nghĩa như vậy. Con đường trong truyện Lỗ Tấn khép lại một câu chuyện nhưng lại mở ra rất nhiều chân trời mới cho nhân dân trung hoa và cho chính người đọc.

Bình luận (0)
Mỹ Ngọc Phạm
Xem chi tiết
Phạm Văn Tuấn Anh
Xem chi tiết
Lưu Phương Thảo
Xem chi tiết
Nghiêm Thị Hồng Nhung
16 tháng 4 2018 lúc 22:20

vấn đề : phê phán xã hội lễ giáo phong kiến và đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân trong xã hội phong kiến trung quốc

Bình luận (2)
Nho Pham
Xem chi tiết
Nghiêm Thị Hồng Nhung
27 tháng 1 2018 lúc 21:30

hay!!

Bình luận (0)
Dương Tử
Xem chi tiết
Đạt Trần
7 tháng 1 2018 lúc 20:57

** Câu nói thứ nhất là "Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi" (Lỗ tấn).
Nghĩa đen: Mọi nẻo đường trên đời này không tự dưng mà có, mà chính là con người ta tạo nên thông qua một quá trình sống trên đời.
Nghĩa bóng:
- Mọi nguyên tắc, lễ giáo, hay những gì có mặt trên đời này là một sản phẩm của quá trình con người biến đổi xã hội, sản phẩm lịch sử - xã hội.
- Đâu có thứ gì sinh ra là đã có, con người nghĩ như vậy thì nó thành ra như vậy thôi. Ví dụ: trộm cướp đâu phải vốn dĩ nó xấu ngay từ khi có mặt, mà chính vì con người nhìn nó theo một hướng tiêu cực, xấu xa đi, .... thì nó trở thành một thứ xấu xa tồn tại trên đời naỳ.
- Thực ra, ý thức của con người về thế giới đã quy định thế giới này là như thế nào và phải là thế nào.
- Kích thích sự sáng tạo của con người, cứ sáng tạo đi, mở rộng tư duy đi rồi sẽ làm nên những điều mà chưa bao giờ có trong lịch sử, sẽ tạo ra một hướng đi mới trên đời.

** Câu thứ 2: "Trên mặt đât đã có đường rồi nhưng người ta đi lắm cũng không thành đường".
- Nghĩa đen: có một con đường từ sẵn đó, một hướng sẵn đó nhưng con người ta mãi cũng chẳng thẻ tìm kiếm được hướng đúng cho mình, hay con đường đang tồn tại ấy.
- Nghĩa bóng:
Nó xuất hiện sau này bởi vì, khi mà các chuẩn mực quy tắc xã hội đã có từ trước đó hình thành và cố định ở thời nay (ví dụ như những thành tựu văn minh, khoa học, thành quả của sự sáng tạo...), nhưng một điều đáng nói là con người ta chỉ cần hưởng thành quả đó để tiếp tục phát triển mà vẫn có những người không thể tìm ra con đường đi đúng đắn cho mình.
Cái đường thứ nhất là thành quả từ cha ông để lại và cái đường thứ 2 (trong câu) chính là con đường mà môĩ người sẽ phải đi (là lý tưởng, là kiến thức, là sáng tạo,...).
** So sánh 2 câu:
- 2 câu đều chỉ ra được những điều đúng đắn ứng với mỗi thời điểm ra đời của nó.
- Có thể thấy từ việc phân tích trên thì 2 câu nói ra đời với 2 hoàn cảnh khác nhau nên đã có những cách suy nghĩ và định hướng khác nhau. Nó không hề mâu thuẫn khi xét trong nhưũng thời điểm khác nhau mà câu nói đó ra đời. Tuy nhiên, việc đi theo 2 hướng nói khác nhau: Lỗ tấn hướng con nguơì tới việc sáng tạo ra con đường cho mình và cho xã hội, hay chỉ ra cái thực trạng đúng đắn của thế giới là con người sinh ra và cải tạo thế giới này, cố định ý nghĩ cho cuộc đời; thì câu nói thứ 2 lại đi theo hướng chỉ ra cái tiêu cực, mặt chưa tốt của những người chưa biết định hướng đi cho mình => cả 2 câu đều hướng con người tới sự sáng tạo con đường đi cho mình và nên biết con đường đi nào là đúng đắn (có mục tiêu sống).
** Liên hệ: sống và sáng tạo, sống có mục tiêu, tạo ra con đường đi cho bản thân mình.

Bình luận (1)
nguyễn thị thảo ngân
7 tháng 1 2018 lúc 20:00

Truyện ngắn “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn là một câu chuyện nhiều xúc động được tác giả viết nhân một chuyến về thăm lại quê hương sau hơn 20 năm xa cách. Khi trở lại nơi đã từng sinh ra ông, nơi chôn rau, cắt rốn tác giả vô cùng xúc động khi quê hương ông đã có vài thứ thay đổi dù không nhiều lắm. Nhưng ông cũng nhận ra rằng cái thay đổi đó chỉ là hình dáng bên ngoài mà thôi, còn bản chất những con người sống ở nơi đây thì không hề thay đổi mà thậm chí còn ngày càng nghèo nàn, lạc hậu, lạc hậu tới mức trở nên ấu trĩ, mụ mị cả người.

Truyện ngắn kết thúc bằng một câu nói vô cùng sâu sắc và để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc “Trên đời này làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

Con đường mà tác giả nói tới trong câu chuyện về quê hương của mình thực ra chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, nó như là một suy nghĩ mới, cách sống mới, như ngọn đuốc của nền văn minh nhằm khai sáng văn hóa, xóa đi thói ấu trĩ, mụ mị của những con người ở vùng quê lạc hậu.

Tác giả mong ước sẽ có một con đường như thế, con đường tư tưởng. Nó xuất hiện trong suy nghĩ, hy vọng của tác về tương lai mới, mang đến cuộc sống mới cho những đứa trẻ như bé Thủy Sinh những đứa trẻ ngây thơ, vô tội nhưng phải chịu một cuộc sống khốn khổ, lam lũ do những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ cứ bám víu lấy đời cha mẹ chúng, rồi đến đời bọn chúng, kiến cho cái nghèo cái khổ cứ bám lấy đeo đẳng không dứt.Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.Con đường là tác giả mơ ước chính là con đường của sự văn minh, hạnh phúc, muốn có con đường này thì chính những con người nơi đây phải tự xây dựng cho mình, phải thay đổi suy nghĩ của mình, tạo thành lối suy nghĩ mới rồi dần dần thành suy nghĩ chính thống ăn sâu bám rễ, giống như việc hình thành một con đường. Khi xưa trái đất chỉ toàn là rừng núi, hoang vu chưa có những con đường nhưng khi con người phát triển thì họ đã hình thành những con đường đi cho riêng mình sao cho thuận tiện, phục vụ lợi ích sinh hoạt giao lưu, thông thường của con người.

Trên đời vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Ông đã khẳng định một chân lý rằng cái gì cũng có thể làm được, có thể thay đổi hình thành chỉ cần con người ta có ý chí muốn thay đổi, muốn phát triển, thì nhất định sẽ thành công.

Câu nói này cũng khẳng định lòng tin của tác giả vào một sự đổi mới nào đó sẽ đến với quê hương của ông. Lỗ Tấn tin tưởng rằng con đường văn hóa, văn minh con đường tri thức hạnh phúc đó sẽ xuất hiện, để những người dân nơi quê hương của ông thoát khỏi lạc hậu, nghèo nàn, u mê. Chính sự nghèo nàn, u mê đã khiến cho những người dân quê hương ông trở nên xấu xí, tham lam như hình ảnh nàng “Tây Thi đậu phụ” mà tác giả miêu tả. Một người phụ nữ tham lam, tay nhanh có tính tắt mắt, tham lam, thường hay đồ của nhà người khác chạy về nhà mình mà không biết ngại như việc bà này giật lấy đôi tất mà mẹ tác giả dắt ở cạp quần chạy về nhà, hay vài ba cái chén, đôi đũa được bà ta thì thấy trong đống tro rồi cũng tiện tay mang về nhà…Sự nghèo khó, lạc hậu đã khiến cho hình ảnh người đàn bà này trở nên vô cùng tham lam, xấu tính.

Hình ảnh người bạn thân thời thơ ấu của tác giả như Nhuận Thổ cũng vậy, một cậu bé đã từng vô cùng thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng nay thì lụ khụ như ông già, con cái thì nheo nhóc, đẻ nhiều mà không nuôi được chúng nó cho tử tế, nên đã nghèo khổ lại càng nghèo khổ hơn.

Hình ảnh con đường mà tác giả nhắc tới cuối câu chuyện chỉ là một hình ảnh thoáng qua nhưng nó lại có vô vàn ý nghĩa. Nó mở ra một chân trời mới cho những con người ở vùng quê nghèo, lạc hậu và cũng để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ khó quên

Bình luận (0)
Đạt Trần
7 tháng 1 2018 lúc 20:57
Đó chính là tâm trạng của một con người sau bao nhiêu năm xa quê, từng hình ảnh, từng kĩ niệm của tuổi thơ có lẽ sẽ không bao giờ quên được. Và cũng cái tâm trạng ấy, con người ấy còn đi vào các tác phẩm văn học. Một trong những tác phẩm văn học có để lại dấu ấn sâu sắc trong tôi là Cố Hương của Lỗ Tấn. Và trong truyện, có lẽ hình ảnh ‘con đường’ được tác giả nhắc đến để lại cho người đọc nhiều cảm xúc nhất, nổi bâng khuâng, suy nghĩ chất chứa trong lòng.

Truyện ngắn kể về một chuyến đi về quê cũ của nhân vật “Tôi” sau hơn 20 năm xa cách với không gian và thời gian vô cùng đặc sắc. Có thể đây là lần cuối cùng anh về thăm lại quê. Lần này, nhân vật tôi trở về để đưa gia đình đi nơi khác định cư. Trên con thuyền trong một chiều hoàng hôn, nền trời vàng như lớp mỡ gà. Con đường về quê lần này đã không như mong đợi, những làng xóm thưa thớt, tiêu điều cùng với cái không gian trông im lặng và hoang vu khiến tâm trạng của “tôi” lại càng buồn hơn. Về đến nhà gặp mẹ, gặp lại những người đã từng là một phần tuổi thơ của “tôi”. Được mẹ kể về “Nhuận Thồ” người bạn cùng lứa. Trước kia Nhuận Thồ là một đứa trẻ mụ mẫm, lanh lợi, nhưng giờ đây gặp lại, hắn là một người ốm yếu với làn da đen sạm, nhà thì đông con. “Tôi” thấy thật buồn cho cậu ấy. Còn thím Hải Dương trước kia được mệnh danh là nàng Tây Thi đậu phụ, hàng đậu bán đắt vô cùng nhờ có chị ta. Chị ấy bảo “lúc cậu còn nhỏ tôi bế cậu hoài mà cậu không nhớ tôi à?” Có lẽ là vì thím ấy thay đổi quá nhiều, những kí ức đẹp đẽ kia đã bị lấn át ra ngoài hết. Trước kia thùy mị nết na là thế còn bây giờ ngược lại hoàn toàn: chanh chua, đanh đá, thô lỗ, gian xảo,…cứ thấy nhà tôi thấy có cái gì lạ là tìm cách xin cho bằng được.

Xã hội phong kiến đã đẩy những người nông dân nghèo khổ vào bước đường cùng. Họ là những con người đáng thương, bị xã hội đẩy xuống đáy, tận cùng, nhưng họ không đủ cam đảm để tìm cho mình một con đường mới để giải thoát, để thay đổi số phận. Giờ đây, “Tôi” phải đưa gia đình của “tôi” đi nơi khác, để cho cháu Hoàng và Thủy Sinh không sống một cuộc sống như “tôi” từng sống ở đây. Cũng trên con thuyền, dòng song và hoàng hồn đã mở đầu cho một hành trình mới, để bắt đầu cho một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn. Cháu Hoàng và Thủy Sinh có hỏi về vấn đề quay lại nơi này nhưng không hiểu sao “tôi” không còn một chút lưu luyến gì, muốn rời đi và sẽ không trở lại. Quê hương “tôi” sinh ra, những con người ở đây ai cũng thay đổi, mọi thứ thay đổi theo một chiều hướng tiêu cực. “Tôi” lại suy nghĩ “Kỳ thực trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường đó thôi”. Có lẽ mong muốn một xã hội phát triển, phải có một người đứng lên, mở đường trước , đi trước mới có thể thay đổi được. Con đường của cách mạng, con đường lí tưởng, con đường của những con đường yêu nước. Nếu là dân tộc Việt Nam khi đọc tác phẩm “Cố Hương” lại càng rút ra được nhiều bài học. Bác Hồ đã mở đường lối mới cho dân tộc, đem tư tưởng Mac-Lê nin đến mọi thế hệ, vậy bây giờ con người Việt phải làm gì? Để tiếp nối với những gì Bác đã làm. Có lẽ từ giờ bản thân phải xác định được con đường riêng cho mình và cố gắng theo mục tiêu ấy. Và con đường mà tác giả nhắc tới cuối bài còn là con đường của niềm tin, hi vọng, không chỉ một người làm nên mà là cả một dân tộc, một thế hệ góp sức cùng xây dựng.

Tất cả mọi thứ đến như xuất phát từ sâu thẫm đáy lòng yêu quê hương của anh. Hình ảnh làng quê trẻ thơ sẽ chẳng bao giờ phai nhạt. Một con người luôn mong ước người khác được ấm no- hạnh phúc. Có những con đường xa, đường gần, con đường khổ đau, con đường trắc trở nhưng ta cứ dũng cảm đi thì mọi con đường đều trở nên tốt đẹp và hạnh phúc.
Bình luận (0)
Khánh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phụng
Xem chi tiết
Mysterious Person
18 tháng 6 2017 lúc 8:44

Trong các tác phẩm của trung quốc, chúng ta không thể không nhắc tới những cây bút lớn như Đỗ phủ, Lí Bạch, Bạch cư Dị, và có lẽ sẽ là một sai sót lớn nếu chúng ta quên mất cái tên Lỗ Tấn. ông là một nhà văn lớn, cí những tư tưởng mới, vượt thời đại và thể hiện một cái nhìn hết sức văn mình trong thời kì đất nước Trung Quốc đang bước vào chiến tranh. Trong những truyện ngắn của ông, em thích nhất là truyện “ cố hương”. Câu chuyện kể lại cuộc quay trở về quê hương của tác giả sau hơn hai mươi năm xa cách. Hiện nay những con người và cảnh vật đã thay đổi nhiều. nét tàn tạ thể hiện một cách rất rõ nét qua những động tác, ngôn ngữ và diện mạo của những người đã từng gắn bó một cách sâu sắc với tuổi thơ của ông. Trong đó có Nhuận Thổ- một người bạn thiếu thời của ông. Đây chính là một trong những điều khiến cho ông cảm thấy đau khổ nhất bởi sự thay đổi trong cách suy nghĩ và trong tính cách của một người bạn cũ.

Nhuận Thổ được miêu tả trong kí ức của tác giả chính là một cậu bé thông minh, khỏe mạnh và đẹp trai. Tuy Nhuận Thổ là cậ bé nhà nghèo nhưng do là con trai lại là người được bố mẹ chiều chuộng cho nen cậu bé lại có gương mặt hết sức bầu bĩnh, đáng yêu. Những chi tiết miêu tả những đặc điểm về ngoại hình của cậu bé là chiếc mũ lông đội đầu với chiếc vòng bạc lấp lánh ở cổ cho cậu bé dễ nuôi lớn. Ngày ấ, nhìn ngoại hình và những hành động của cậu bé, ai cũng nhận xét rằng, đó sẽ là một người có tương lại tốt đẹp.

Khi ấy, Nhuận Thổ là một cậu bé hết sức nhanh nhẹn và thông minh. Cậu bé tuy là con của một người nông dân tới xin làm người ở nhưng câu bé lại rất nhanh chóng hòa nhịp được với cuộc sống ở nơi đây. Chính nhờ có cậu mà tác giả khi còn nhỏ đã bớt cô đơn và có thêm người bên cạnh để bầu bạn. trong lòng của câu bé, không ai có thể thay thế được vị trí của Nhuận Thổ. Nhuận Thổ có thể biết rất nhiều thứ mà cậu bé lớn lên ở thành phố như tác giả không thể nào biết hết được: nào là cách bắt chim sẻ, cách phân biệt những con sò… chính bởi vậy mà khi chia tay, người mà tác giả lưu luyến nhất chính là Nhuận Thổ. Nhưng câu vận luôn nghĩ rằng: Nhuận Thổ trong tương lai sẽ là một đại nam nhỉ có khí khái, có sự phóng khoáng, cần cù chăm chỉ nuôi cả gia đình. Cũng giống như hình ảnh của cậu khi tay cầm cây đinh ba trông ruộng dưa cho gia đình tác giả.

Thế nhưng nhiều năm sau gặp lại, Nhuận thổ đã thay đổi, không còn là cậu bé ngày nào nữa. thay vào đó, cậu đã cao gấp hai, gấp ba lần hồi trước, đôi mắt không còn là đôi mắt đen láy, thông mình mà là một đôi mắt lờ đờ đỏ sọng. làn da vốn bầu bĩnh nay trở nên vàng vọt và có nhiều những nếp nhăn. Hình ảnh cậu bé thông minh và nhanh nhen ngày nào không còn nữa, thay vào đó là hình ảnh của một người trưởng thánh ít nói, chậm chạp và có phần hèn kém. Điều đó khiến cho tác giả hết sức bất ngờ. giờ đây, Nhuận Thổ chỉ là con người như bao người khác, bị số phận đưa đấy, luôn cúi đầu trước mọi giông bão của cuộc đời. có lẽ do chàng đã bị ăn sâu vào những tư tưởng phân chia giai cấp mà khi gặp tác giả, lời đầu tiên mà tác giả được nghe chính là hai chữ” thưa ông”. Có thẻ nói là đâu đơn, xót xa nhường nào cho sự thay đổi to lơn ấy. rõ ràng những năm nào Nhuận thổ vẫn còn là một cậu bé vô lo vô nghĩ với những dự định, ước mơ trong tương lai, ấy vậy mà giờ đây, cậu không còn giữ lại được bất cứ điều gì từ những sự nhanh nhẹn hay thông minh khi còn nhỏ nữa. tác giả vô cùng bất ngờ và đã hỏi chuyện thì mới biết Nhuận Thổ cũng chỉ là một trọng những nạn nhân của chế độ, của hiện thực mà thôi. Hàng loạt những khó khăn đã tới với gia đình của Nhuận Thổ: sưu thuế cao, lũ lụt nên hoa màu mất trắng, … một thời gian dài sống trong lo âu, dần dần chúng đã hình thành nên tính cách cùng cách nhìn nhận của Nhuận Thổ về cuộc sống. Nhuận Thổ đã biết đầu hàng số phận. Chàng đã không còn giống như cậu bé đầy nhiệt huyết ngày nào còn khóc thét lên khi phải xa người bạn thân thiết tuổi thơ ấu nữa mà chàng luôn phải sống cúi đầu, luôn lo sợ cho cuộc sống của mình và vợ con. Từ đó, tính cách phóng khoáng tự tin vốn có của chàng cũng không còn nữa.

Qua tác phẩm, chúng ta đã nhận ra rằng, trong cuộc sống không chỉ có một mà có rất nhiều người gặp phải hoàn cảnh như Nhuận Thổ. Chàng chính là điển hình cho những nạn nhân của xã hội. Hoàn cảnh khiến cho chàng không còn làm được những điều mà mình mong muốn, không còn giữ được những tính cách đáng quý vốn có của chàng nữa. tất cả mọi thứ chàng đều đã bị phai nhạt để giờ đây, ngay cả với việc nói chuyện cùng người bạn thời thơ ấu của mình mà chàng cũng phải có sự suy nghĩ và cân nhắc vấn đề vai vế trong xã hội trước tiên, cũng không còn nhận là mình đã từng sống một cách tự do, phóng khoáng như trước nữa. có thể nói, tác phẩm cũng đã phê phán chế độ thời bây giờ đã làm thay đổi bản chất của một con người- đó là điều đáng sợ tới nhường nào.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
23 tháng 12 2017 lúc 16:51

Nhà văn Lỗ Tấn sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập tương phản để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ. Khi còn nhỏ Nhuận Thổ là một cậu bé khỏe mạnh lanh lợi, nước da bánh mật, đầu đội một chiếc mũ lông chiên bé tẹo, cổ đeo vòng bạc, biết nhiều trò vui bẫy chim, nhặt vỏ sò, đâm tra, canh dưa. Nhưng sau 20 năm Nhuận Thổ là một cố nông già nua, nghèo khó, đông con, nước da bánh mật trước đây đổi thành vàng sạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm, đội một chiếc mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người thì có ro cúm rúm, bàn tay nứt nẻ nặng nề như vỏ thông. Sự thay đổi của Nhuận Thổ cũng như các nhân vật khác nhằm phê phán xã hội phong kiến, mục nát của xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ

Bình luận (0)