Chương IV. Lá

gintoki hoydou
Xem chi tiết
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
10 tháng 12 2017 lúc 16:03

Cấu tạo ngoài của lá:

- Hình dạng: dạng bản dẹt, có hình tim, hình dải, hình tròn…

- Kích thước: nhỏ, trung bình, lớn

- Màu sắc: có màu xanh lục

- Diện tích phần phiến: lớn và rộng hơn so với phần cuống

→ Giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ

Các kiểu xếp lá trên thân:

- Lá mọc cách: các lá mọc so le nhau trên cành như lá cây dâu, lá cây dâm bụt…

- Lá mọc đối: từng đôi lá đối xứng nhau trên cành như; lá ổi, lá hải đường, lá mẫu đơn.

- Lá mọc vòng: lá mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành như lá cây dây huỳnh, lá trúc đào…

Bình luận (0)
Đạt Trần
10 tháng 12 2017 lúc 16:03

Đặc điểm cấu tạo ngoài của lá

undefined

undefined

Bình luận (0)
Pham Thi Linh
10 tháng 12 2017 lúc 16:31

Ý nghiã của kiểu xếp lá trên thân: các lá trên thân xếp so le với nhau giúp cho các lá nhận được nhiều ánh sáng nhất

Bình luận (0)
gintoki hoydou
Xem chi tiết
Đặng Duy Thục
10 tháng 12 2017 lúc 15:33

mạch rây và mạch gỗ

Bình luận (0)
Pham Thi Linh
10 tháng 12 2017 lúc 16:32

+ Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan do rễ hút vào theo chiều từ dưới lên trên (rễ - thân - lá)

+ Mạch rây: vận chuyển các chất hữu cơ theo chiều từ trên xuống dưới (lá - thân - rễ)

Bình luận (0)
Vu Hung
Xem chi tiết
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
10 tháng 12 2017 lúc 15:42

+ Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng.

+ Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.

+ Trong lớp biểu bì cùa mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

Bình luận (0)
Pham Thi Linh
10 tháng 12 2017 lúc 16:34

+ Cấu tạo bên ngoài của lá gồm:

- cuống lá

- Phiến lá, trên phiến lá có nhiều gân lá

+ Phiến lá có dạng bản mỏng là phần rộng nhất của lá, có màu xanh lục, hình dạng khác nhau tùy từng loại lá ...

Bình luận (0)
Đăng Tú
10 tháng 12 2017 lúc 18:36

Cấu tạo ngoài của lá gồm:

+ Gân lá

+ Phiến lá

+ Cuống lá

Bình luận (0)
Angel Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Jessica
7 tháng 12 2017 lúc 9:10

Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.
Một số loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau: lá lúa, lá ngô, lá mía... Sở dĩ như vậy là vì những loại lá này mọc gần như thẳng đứng, cả 2 mặt lá đều nhận được ánh sáng mặt trời như nhau, nên lục lạp phân bố ở 2 mặt lá cũng như nhau.

Bình luận (0)
Pinky Chi
Xem chi tiết
Hoàng Jessica
6 tháng 12 2017 lúc 21:23

-Lá dâu tằm:gân hình mạng;lá đơn;mọc cách.

-Lá keo(mik lấy keo lá tràm):gân hình song song,lá đơn;mọc đối.

-Mác mật:gân hình mạng;lá kép;mọc cách.

-Buồm trắng:gân hình mạng;lá đơn;mọc cách

-Si:gân hình mạng;lá đơn;mọc cách.

-Chanh:gân hình mạng;lá đơn;mọc cách

-Quất:gân hình mạng;lá đơn;mọc cách

-Sấu:gân hình mạng;lá kép;mọc cách.

-Trúc nhật:gân song song;lá kép;mọc cách

-Bằng lăng:gân hình mạng;lá đơn;mọc cách

Bình luận (3)
Lộc Nguyễn
Xem chi tiết
Chuc Riel
6 tháng 12 2017 lúc 9:10

+ Lá đơn : lá mồng tơi, lá rau muống , lá long não; lá rau ngót Nhật; lá hoa loa kèn
+ Lá kép : lá hoa hồng , lá phượng , lá cây trinh nữ (cây xấu hổ); lá cây rau ngót ta; lá cây Kim tiền

Bình luận (0)
Nguyễn Huỳnh Hân
Xem chi tiết
Hoàng Jessica
13 tháng 11 2017 lúc 20:48

undefined

Bình luận (0)
Tống Ánh
Xem chi tiết
pham thi thanh tra
4 tháng 12 2017 lúc 7:04

la cua moi loai cay da bien doi hình thái thích hợp với các chức năng khác trong những hoàn cảnh khác nhau

Bình luận (0)
Nguyễn Kanh
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
30 tháng 11 2017 lúc 22:16

Câu 3. Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn.

Trả lời: Khi đánh cây bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ chưa hồi phục nên chưa thể hút nước đế bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua lá. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết. Vì vậy, khi đánh cây đi trồng nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát, phải tiả bớt lá hoặc cắt bớt ngọn nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá.

Bình luận (0)
Cầm Đức Anh
30 tháng 11 2017 lúc 22:17

Câu 2: Nêu tên, đặc điểm và chức năng những bộ phận chính của hoa? Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Hoa gồm các bộ phận chính: Đài (lá đài) Tràng: gồm nhiều cánh hoa, màu sắc của cánh hoa khác nhau tùy loại Nhị: chứa hạt phấn mang tế bào sinh dục đực Nhụy: có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái Chức năng: Đài và tràng làm thành bao hoa => có chức năng bảo vệ cơ thể Nhị và nhụy chứa các các tế bào sinh dục => Là bộ phận sinh dục chủ yếu của cơ thể

=> Vì vậy, nhị và nhụy là cơ quan quan trọng nhất

Bình luận (0)
nguyen thi vang
30 tháng 11 2017 lúc 22:21

Câu 3. Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn.

Trả lời: Khi đánh cây bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ chưa hồi phục nên chưa thể hút nước đế bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua lá. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết. Vì vậy, khi đánh cây đi trồng nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát, phải tiả bớt lá hoặc cắt bớt ngọn nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá.

Bình luận (0)
Cristiano Khôi
Xem chi tiết
Anh Triêt
30 tháng 11 2017 lúc 21:19

Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.

Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.

Bình luận (0)
nguyen thi vang
30 tháng 11 2017 lúc 22:36

Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào ? Chức năng của mỗi phần là gì?

Trả lời:

Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.

Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.

Bình luận (0)