Chương II. Vận động

Minh Khôi
Xem chi tiết
Nguyen Quoc Dai
Xem chi tiết
Thư Huỳnh
Xem chi tiết
Duy Nguyễn
Xem chi tiết
lươn lẹo
Xem chi tiết
Phuc Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
Linh Nhật
Xem chi tiết
Hải Đăng
21 tháng 10 2018 lúc 20:28

6) Trình bày ng nhân gây cong vẹo cột sống và cách phòng tránh

Cong vẹo cột sống có thể gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân có thể gặp:
- Do bẩm sinh, do tập ngồi, tập đi quá sớm
- Tư thế trong học tập, làm việc không đúng
- Yếu tố di truyền
- Chiều dài chân không đồng đều
- Các bệnh lý liên quan đến tùy sống hay thần kinh cơ
- Bệnh lý xương khớp như còi xương, suy dinh dưỡng, giảm mật độ xương, loãng xương
- Trong đó có đến 75% trường hợp dị tật cột sống không rõ nguyên nhân.

- Việc điều trị sớm có tầm quan trọng đặc biệt nhằm ngăn chặn sự biến dạng cột sống dẫn tới biến dạng tư thế, khung chậu, thậm chí ảnh hưởng tới khả năng hô hấp và tuần hoàn.
- Đối với trường hợp vẹo cột sống nhẹ và không tiến triển thì không cần điều trị. Một số trường hợp, các biện pháp kỹ thuật điều trị thông thường như vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, chỉnh lại tư thế đứng ngồi trong sinh hoạt tình trạng bệnh sẽ được ổn định.
- Đối với trẻ chưa thành niên bị vẹo cột sống, có thể áp dụng biện pháp chỉnh hình đôi nẹp. Tuy nhiên, phương pháp này không đảm bảo hiệu quả 100%. Trong một số trường hợp, nẹp chỉ có thể ngăn chặn tình trạng trở nên xấu đi hoặc trì hoãn phẫu thuật.
- Với người trưởng thành, cột sống không còn mềm dẻo, đã có biến dạng nặng thì việc điều trị có khó khăn. Trong trường hợp này, có thể phải phẫu thuật chỉnh hình nhờ vào một loại nẹp kim loại đặc biệt được đặt cố định vào cột sống trong thời gian dài để nắn chỉnh. Các bước phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ biến dạng của cột sống, nói chung là khá tốn kém cả về tiền bạc và thời gian.

Bình luận (1)
Hải Đăng
21 tháng 10 2018 lúc 20:33

5) phân biệt các tật khúc xạ của mắt. Nêu ng nhân gây cận thị, viễn thị. Trình bày cách phòng tránh tật cận thị

Cận thị

Là mắt có công suất khúc xạ quá mạnh so với chiều dài nhãn cầu, vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Nói cách khác, mắt cận thị có tiêu điểm sau trước võng mạc. Ảnh sẽ mờ đi.

Có 2 loại cận thị:

Cận thị trục (cận thị đơn thuần) như đã nói trên, là sự mất quân bình giữa chiều dài của mắt và lực khúc xạ của nó. Nhưng 2 chỉ số này vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Đây là loại cận thị thường gặp, bắt đầu ở lứa tuổi đi học, nhỏ hơn 6 độ, không có những tổn thương thực thể ở mắt.

Cận thị bệnh lý: chiều dài của mắt, quá giới hạn bình thường. Cận trên 6 độ, có thể 20 - 30 độ. Có những tổn thương, hư biến ở mắt, có tính di truyền.

Viễn thị

Là mắt có công suất khúc xạ kém so với chiều dài của mắt, vì thế các tia sáng vào mắt sẽ hội tụ sau võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau nằm sau võng mạc. Nhìn vật thấy mờ, không rõ nét.

Nguyên nhân phổ biến của viễn thị là trục nhãn cầu ngắn. Ở trẻ em mới sinh thường có một độ viễn thị nhẹ từ 2 - 3 độ. Trong quá trình phát triển, cùng với sự trưởng thành của cơ thể, nhãn cầu cũng dài thêm ra, mắt sẽ trở thành chính thị. Nếu sự phát triển này không trọn vẹn sẽ gây nên viễn thị.

Loạn thị

Là mắt có hệ quang học không phải là lưỡng chất cầu. Nghĩa là bề mặt giác mạc không phải đồng nhất hình cầu mà có những kinh tuyến với các đường kính khác nhau. Do đó ảnh của một điểm qua hệ quang học này không phải một điểm mà là một đường thẳng. Như vậy viễn thị và loạn thị khác nhau về khúc xạ. Mắt loạn thị có thể đi cùng với cận và viễn thị. Điều chỉnh kính cho mắt loạn thị phức tạp hơn so với mắt cận và viễn.

Triệu chứng chung của tật khúc xạ là nhìn xa không rõ, hay mỏi mắt, nhức đầu. Đối với trẻ em, khi nhìn trên bảng không rõ, hay nheo mắt, cầm sách đọc quá gần, hay đỏ mắt, nhức mỏi mắt, nhìn mờ, rất có thể là bị tật khúc xạ, cần cho trẻ đi khám.

Nguyên nhân cận thị

Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc. Bệnh cũng có thể xảy ra do giác mạc và/hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu. Trong một vài trường hợp, cận thị còn do sự kết hợp của các nguyên nhân trên.

Cận thị thường bắt đầu khi còn nhỏ và con cái sẽ có nguy cơ mắc tật cận thị cao hơn nếu cha mẹ cũng bị cận. Trong hầu hết trường hợp, bệnh sẽ ít tăng độ hơn khi trưởng thành; nhưng thỉnh thoảng nó vẫn tiếp tục tiến triển theo tuổi.

Nguyên nhân gây viễn thị

Viễn thị xảy ra khi các tia sáng đi vào mắt hội tụ sau võng mạc. Người viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Một số trẻ em sinh ra đã bị mắc tật viễn thị, và một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi lớn. Đôi khi ta nhầm lẫn viễn thị với lão thị, vì cả hai đều gây ra khó khăn cho tầm nhìn gần, tuy nhiên nguyên nhân mắc hai tật này là khác nhau.

Phòng chống tật cận thị:

- Điều chỉnh sự điều tiết của mắt: khám mắt ở địa chỉ uy tín, đo thị lực và đeo kính hợp lý. Hướng dẫn các em học tập và giải trí đúng cách: ngồi học đúng tư thế, nơi đủ ánh sáng, giữ đúng khoảng cách khi xem ti vi, chơi vi tính…

- Chế độ ăn uống hợp lý: Thực đơn hàng ngày nên có nhiều các loại rau xanh thẫm, cà rốt, bí đỏ, cà chua cung cấp các vitamin dưỡng mắt như Vitamin A, vitamin E, vitamin B. Nên hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều đường, dầu mỡ.

- Chăm sóc mắt hàng ngày bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt nhằm bổ sung các vitamin, acid amin cho mắt.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Khánh Hy
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Mai Trang
20 tháng 10 2018 lúc 19:35

1.- Khớp động : giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp. VD: khớp ở tay, chân.

- Khớp bán động : giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế. VD: khớp các đốt sống.

- Khớp bất động là loại khớp không cử động được. VD: khớp ở hộp sọ.

2.Khớp động : cử động linh hoạt, dễ dàng

Khớp bán động : cử động còn hạn chế

=>Vì có sự khác nhau như vậy để phù hợp với chức năng của từng loại khớp => phù hợp với các cử động của cơ thể

3/

+ Người có cột sống dọc(chứ không phải là thẳng) hình chữ S, cong ở 4 chỗ, làm cho trọng lực dồn hết về hai chân, nên có thể đứng thẳng.

+ Người có lồng ngực rộng ra hai bên, vì đứng thẳng thì hai tay được thả lỏng, không bị gò bó như khi di chuyển bằng tứ chi, nên nó nở rộng ra hai bên.

+ Xương đùi của người lớn, khỏe hơn xương tay, vì xương chân phải lớn khỏe để nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể.

+ Xương chậu lớn, vì xương chậu là nơi gắn xương đùi nên, trước khi trọng lượng ồn vào xương đùi thì xương chậu "lãnh hết " trọng lượng của cơ thể, nên xương chậu lớn.

+ Xương bàn chân hình vòm để giữ thăng bằng cho cơ thể trong trạng thái đứng thẳng người.

+Xương gót chân phát triển và lớn cũng góp phần nâng đỡ cơ thể và giữ thăng bằng.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
20 tháng 10 2018 lúc 19:52

• Khớp động: là loại khớp cử động dễ dàng và phổ biến nhất trong cơ thể người như khớp xương đùi và xương chày, khớp xương cánh chậu và xương đùi. Mặt khớp ở mỗi xương có một lớp sụn trơn, bóng và đàn hồi, có tác dụng làm giảm sự cọ xát giữa hai đầu xương. Giữa khớp có một bao đệm chứa đầy chất dịch nhầy do thành bao tiết ra gọi là bao hoạt dịch. Bên ngoài khớp động là những dây chằng dai và đàn hồi, đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc hai đầu xương lại. Nhờ cấu tạo đó mà loại khớp này cử động dễ dàng. Khớp động phức tạp nhất trong cơ thể người là khớp gối.

VD: khớp ở tay ,chân

• Khớp bán động: là loại khớp mà giữa hai đầu xương khớp với nhau thường có một đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp. Khớp bán động điển hình là khớp đốt sống, ngoài ra còn có khớp háng. Ở trẻ em, các đĩa sụn rất đàn hồi nên dễ uốn lưng mềm mại hay xoạc chân ra dễ dàng. Trái lại ở người trưởng thành và nhất là người già, các đĩa sụn dẹp lại làm cột sống khó cử động hơn, xoạc chân ra khó khăn.

VD:khớp các đốt sống,..

• Khớp bất động : Trong cơ thể có một số xương được khớp cố định với nhau, như xương hộp sọ và một số xương mặt. Các xương này khớp với nhau nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau kiểu vảy cá nên khi cơ co không làm khớp cử động.

VD:khớp ở hộp sọ,..

- Khớp động có cử động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng và giữa có bao chứa dịch khớp.
- Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.
-Nêu đặc điểm của khớp bất động: Có đường nối giữa 2 xương là hình răng cưa khít với nhau nên khớp bất động không cử động được.

Bình luận (0)