Chương II- Nhiệt học

Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Nghĩa (Xin...
24 tháng 3 2021 lúc 11:08

Em tiếp tục chữa lại:

Câu 1:

a. Hệ thống ròng rọc ở hình a có 1 ròng rọc cố định, 2 ròng rọc động.

b. Dùng ròng rọc cố định giúp thay đổi hướng kéo so với khi kéo trực tiếp.

Câu 2:

a. - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt khác nhau.

b. Khi đun nước, cả ấm và nước đều nở ra vì nhiệt, nhưng vì chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên khi đun nước nếu ta lấy nước đầy ấm thì nước sẽ chảy ra ngoài.

Câu 3:

Mực nước trong bình hạ xuống thấp hơn mức ban đầu vì khi ngâm vào nước lạnh thì nước co lại khiến mực nước trong bình hạ xuống.

Câu 4:

a. Vì thân thể con người không dưới 35oC và không lớn hơn 42oC

b. Không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ nước đá đang tan được vì nhiệt kế y tế chỉ đo được nhiệt độ từ 35oC đến 42oC mà nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC.

Câu 5:

Năm 1714, Fa-ren-hai (Fahrenheit) đã đề nghị một nhiệt giai mang tên ông. Trong nhiệt giai này, nhiệt độ của nước đá tan là 32oF còn nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF. 

Như vậy 1oC ứng với 1,8oF.

15oC ứng với số oF là: 32 + (15 . 1,8) = 59oF

82oC ứng với số oF là: 32 + (82 . 1,8) = 179,6oF

Câu 6:

Thanh thép nằm phía trên băng kép vì khi bị đốt nóng băng kép cong về phía thanh có độ giãn nở vì nhiệt ít hơn mà thép lại nở ra vì nhiệt ít hơn đồng nên thanh thép nằm ở phía trên băng kép.

Bình luận (1)
Trúc Giang
24 tháng 3 2021 lúc 11:16

Câu 1:

a) 1 ròng rọc cố định, 2 ròng rọc động.

b) Thay đổi hướng của lực

Câu 2: 

a) 

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

b) Khi đun nước thì cả ấm và nước đều nở ra vì nhiệt. Mà nước nở ra nhiều hơn ấm nên sẽ khiến cho nước tràn ra ngoài

Câu 3: 

- Mực nước trong bình hạ xuống

- Vì khi ngâm vào nước lạnh thì nước co lại khiến mực nước trong bình hạ xuống.

Câu 4: 

a) Vì nhiệt kế này chỉ dùng để đo nhiệt độ cơ thể người mà nhiệt độ cơ thể người chỉ rơi vào khoảng từ 35oC đến 42oC

b) Không! Vì nhiệt độ của nước đá đang tan thấp hơn 35 độ 

Câu 5: 

150C = 0oC + 15oC = 32oF + (15.1,8oF) = 59oF

82oC = 00C + 82oC = 32oF + (82.1,8oF) = 179,6oF

Câu 6: 

Thanh thép nằm phía trên băng kép vì thép nở ra vì nhiệt ít hơn đồng mà khi bị đốt nóng băng kép cong về phía thanh có độ giãn nở vì nhiệt ít hơn 

Bình luận (0)
Đăng Khoa
24 tháng 3 2021 lúc 12:00

Câu 1:

a. Hệ thống ròng rọc ở hình a có 1 ròng rọc cố định, 2 ròng rọc động.

b. Dùng ròng rọc cố định có lợi về hướng kéo của vật.

Câu 2:

a. - Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

b. - Vì khi đun nước, nước trong ấm sẽ nóng lên và nở ra. Nếu đổ thật đầy thì sẽ xảy ra hiện tượng tràn nước ra khỏi ấm. Vì vậy, ta không nên đổ nước thật đầy ấm.

Câu 3:

Mực nước trong bình hạ xuống thấp hơn mức ban đầu vì nước co lại khi lạnh đi, khiến mực nước trong bình hạ xuống.

Câu 4:

a. Vì nhiệt độ cơ thể con người không thể dưới 35oC và không thể trên 42oC

b. Không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ nước đá đang tan được vì  mà nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC mà nhiệt kế y tế chỉ đo được nhiệt độ từ 35oC đến 42oC.

Câu 5:

15oC = 32 + (15 . 1,8) = 59oF (Vậy 15oC = 59oF)

82oC = 32 + (82 . 1,8) = 179,6oF (Vậy 82oC = 179oF)

Câu 6:

Thanh thép nằm phía trên băng kép vì khi bị đốt nóng băng kép cong về phía thanh có độ giãn nở vì nhiệt ít hơn mà thép lại nở ra vì nhiệt ít hơn đồng nên thanh thép nằm ở phía trên băng kép.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
3 tháng 5 2016 lúc 15:37

Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức. 

Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ. 
 

Bình luận (1)
Nguyễn Tâm Như
3 tháng 5 2016 lúc 15:31

Vì thủy tinh truyền nhiệt kém. Cốc càng dầy thì sự dãn nở càng không đồng đều. Dễ vỡ hơn là lẽ đương nhiên.

Bình luận (0)
phan nguyễn nhật lan
3 tháng 5 2016 lúc 15:34

thủy tinh truyền nhiệt kém, do vậy khi rót nước nóng vào cốc thành dày thì lớp ngoài tiếp xúc với nhiệt nhanh hơn lớp trong, dẫn đến sự giãn nở vì nhiệt không đồng đều, làm cho cốc dễ bị vỡ. Còn cóc thành mỏng thì sự giãn nở vì nhiệt độ đồng đều hơn, nên thường ít bị vỡ hơn.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Hiểu Nghi
Xem chi tiết
Trần Hoàng Sơn
18 tháng 2 2016 lúc 8:42

Ở bầu nhiệt kế y tế có chỗ thắt lại, có tác dụng ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt độ ra khỏi cơ thể.

Bình luận (0)
Lê Thị Hoàng Linh
18 tháng 2 2016 lúc 11:05

Vì ở bầu của nhiệt kế dùng trong y tế có chỗ bị thắt lại , có tác dụng để ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể con người . 

Cô giáo mình bảo vậy đó , bạn cứ tham khảo đi nhé ! vui

Bình luận (0)
Sky SơnTùng
18 tháng 2 2016 lúc 10:14

 Vì sau khi lấy ra do sự giãn nở vì nhiệt của thủy ngân cao hơn thủy tinh(vỏ của nhiệt kế)

Bình luận (0)
Lê Ngọc Uyên Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Hưng
17 tháng 2 2016 lúc 21:06

Khi tăng nhiệt độ 2 bình như nhau, thì lượng chất lỏng nở ra sẽ như nhau. Lượng chất lỏng này sẽ đẩy lên trong ống hút.

Vì 2 ống hút có tiết diện khác nhau nên mực chất lỏng dâng lên cũng khác nhau. Ống nào có tiết diện lớn hơn thì chất lỏng dâng lên sẽ thấp hơn.

Bình luận (0)
Mai Nhật Lệ
17 tháng 2 2016 lúc 21:34

Bạn hưng trả lời chuẩn đó bạn

Bình luận (0)
nguyễn hồng quân
18 tháng 2 2016 lúc 20:04

mik cũng giống bn hưng,định giở vở xem lại nhưng lười ko muốn

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Hiểu Nghi
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Phương
12 tháng 1 2016 lúc 21:02

a) Nếu nhiệt độ tăng thêm 20C thì thanh ray dài thêm là: 2 . 0,012 = 0,024 mm

b) Nếu nhiệt độ giảm xuống 00C thì chiều dài thanh ray giảm là: 22. 0,012 = 0,264 mm = 0,00264 m

Chiều dài thanh ray lúc này là: 10 - 0,00264 = 9,99736 m

Bình luận (0)
Thiên Thảo
13 tháng 1 2016 lúc 9:20

a) Nếu nhiệt độ tăng thêm 20C thì thanh ray dài thêm là: 2 . 0,012 = 0,024 mm

b) Nếu nhiệt độ giảm xuống 00C thì chiều dài thanh ray giảm là: 22. 0,012 = 0,264 mm = 0,00264 m

Chiều dài thanh ray lúc này là: 10 - 0,00264 = 9,99736 m

Bình luận (0)
hung
23 tháng 1 2016 lúc 22:06

nhan vao roi tinh binh thuong hoac dat denta bang x ma giai

 

Bình luận (0)
Quang Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Hoàng Sơn
23 tháng 3 2016 lúc 14:30

a. Nhiệt năng của vật bằng tổng động năng của các phần tử cấu tạo nên vật

Đơn vị: Jun

Bất cứ vật nào cũng có nhiệt năng vì các phần tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.

b. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở cả trong chân không.

Ví dụ: + Ruột phích được tráng bạc giúp nhiệt được phản xạ trở lại, làm nước nóng lâu.

+ Sự truyền nhiệt từ mặt trời về trái đất

c. Vì bông truyền nhiệt kém, nên nó giữ cho nhiệt độ cơ thể không bị truyền ra môi trường bên ngoài. Do vậy, ta cảm thấy ấm hơn.

Bình luận (0)
Đoàn Văn Quý
7 tháng 4 2016 lúc 19:20

bạn có thể giúp cho mình được không

 

Bình luận (0)
Mai Thủy Liễu
12 tháng 5 2016 lúc 10:28

sai hết

 
Bình luận (0)