Chương 7. Sự tiến hóa của động vật

DUY Hoàng
Xem chi tiết
Thời Sênh
8 tháng 5 2018 lúc 8:17

Lớp cá( cá chép) :

-Tuần hoàn: 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn, máu đỏ tươi, giàu oxi nuôi cơ thể

-Hô hấp : Bằng mang

Lưỡng cư (ếch đồng) :

-Tuần hoàn: 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu pha.

-Hô hấp:

+ Xuất hiện phổi. Hô hấp nhờ sự nâng hạ thềm miệng

+ Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp.

Bò sát (thằn lằn):

-Tuần hoàn: 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn

-Hô hấp: Thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đổi khí nhờ co dãn các cơ liên sườn

Chim (chim bồ câu):

-Tuần hoàn: 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.

-Hô hấp: + Phổi có mạng ống khí, một số ống khí thông với túi khí tạo nên bề mặt trao đổi khí rộng.

Thú (thỏ):

-Tuần hoàn: 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.

- Hô hấp: Phổi có hiều túi khí kết hợp với cơ hoành làm tăng diện tích trao đổi khí.

Thú là động vật có tổi chức cơ thể cao nhất

Bình luận (0)
Vương Nhật Tiến
Xem chi tiết
Trung Trần
31 tháng 3 2017 lúc 6:56

Lớp chim:
+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

Lớp thú:
+ Đặc điểm chung:
_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

Bình luận (2)
Phương Lê
15 tháng 4 2017 lúc 20:49

tim của chúng phân hóa thành 4 ngăn vì để thích nghi với đời sống phức tạp và cần rất nhiều năng lượng vì thế phải phân hóa thành 4 ngăn để các hoạt động đó sẽ đạt hiệu quả cao hơn và tốt hơn

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Anh
Xem chi tiết
Thời Sênh
7 tháng 5 2018 lúc 21:01

Sự tiến hoá của giới động vật đc thể hiện ở sự phức tạo tổ chức cơ thể:

-Hệ tuần hoàn : chưa phân hoá → tim chưa có ngăn → tim có 2 ngăn → tim có 3 ngăn → tim 4 ngăn -Hệ thần kinh: chưa phân hoá → thần kinh mạng lưới → chuỗi hạch đơn giản → chuỗi hạch phân hoá (não, hầu bụng)→ hình ống phân hoá ( não bộ và tuỷ sống) -Hệ sinh dục :chưa phân hoá → tuyến sinh dục không có ống dẫn → tuyến sinh dục có ống dẫn
Bình luận (0)
Kim Tuyến
7 tháng 5 2018 lúc 21:29

Trong quá trình tiến hoá của động vật, các hệ cơ quan được hình thành hoàn chỉnh dần thông qua quá trình phức tạp hoá, nghĩa là ở các hệ cơ quan đó tỏ sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo chức năng sinh lí phức tạp, thích nghi được với những điều kiện sống đặc trưng ở mỗi nhóm động vật.

Bình luận (0)
Hoàng Tài Phúc
Xem chi tiết
Thời Sênh
13 tháng 4 2018 lúc 22:28

Sự ** trứng kèm theo thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với sự ** trứng thụ tinh trong
- Sự ** con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự ** trúng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn .
- Sự ** con ở thú ( thai sinh ) . Đó là dinh dưỡng của phôi nhờ nhau thai nên không phụ thuộc vào môi trường .

Bình luận (0)
Phan Nhật Đăng Như
Xem chi tiết
❤Cô nàng ngốc ❤
6 tháng 5 2018 lúc 9:53

Sự tiến hóa sinh sản của động vật được biểu hiện:
-Về cơ quan sinh sản:
+ Từ chỗ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).
+ Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến chỗ có cơ quan sinh sản rõ ràng.
+ Từ chỗ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến chỗ các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt: cá thể đực và cá thể cái. (đơn tính).
- Về phương thức sinh sản:
+ Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ quan sinh dục phụ, bảo đảm cho xác xuất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi trường.
+ Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phốig), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền.
Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật lưỡng tính cũng xảy ra thụ tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc các cơ qaun sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên cơ thể.
- Về bảo vệ phôi và chăm sóc con:
Càng lên cao những bậc thang tiến hoá, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng tỏ ra hữu hiệu:
+ Từ chỗ trúng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh đến chỗ bớt lệ thuộc.
+ Từ chỗ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến chỗ được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng.
Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm bảo cho tỉ lệ sống sót của cá thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến hoá trong sinh sản.

Bình luận (0)
❤Cô nàng ngốc ❤
6 tháng 5 2018 lúc 9:53

(bn mún làm cái nào cũng đc)

* Sinh sản:

- Chưa có cơ quan sinh sản \rightarrow Có cơ quan sinh sản chuyên biệt.

- Thụ tinh ngoài \rightarrow Thụ tinh trong.

- Lưỡng tính \rightarrow đơn tính.

- Phôi trong trứng phát triển trong điều kiện tự nhiên \rightarrow Phát triển trong cơ thể mẹ.

- Trực tiếp ko nhau thai \rightarrow Trực tiếp nhau thai.

- Con non ko đc nuôi dưỡng \rightarrow Được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ \rightarrow Được học tập, thích nghi với cuộc sống.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
6 tháng 5 2018 lúc 9:56

Sự tiến hóa sinh sản của giới động vật được biểu hiện:
-Về cơ quan sinh sản:
+ Từ chỗ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).
+ Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến chỗ có cơ quan sinh sản rõ ràng.
+ Từ chỗ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến chỗ các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt: cá thể đực và cá thể cái. (đơn tính).
- Về phương thức sinh sản:
+ Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ quan sinh dục phụ, bảo đảm cho xác xuất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi trường.
+ Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phốig), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền.
Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật lưỡng tính cũng xảy ra thụ tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc các cơ qaun sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên cơ thể.
- Về bảo vệ phôi và chăm sóc con:
Càng lên cao những bậc thang tiến hoá, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng tỏ ra hữu hiệu:
+ Từ chỗ trúng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh đến chỗ bớt lệ thuộc.
+ Từ chỗ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến chỗ được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng.
Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm bảo cho tỉ lệ sống sót của cá thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến hoá trong sinh sản.

Bình luận (2)
Tử Đằng
Xem chi tiết
Thời Sênh
9 tháng 4 2018 lúc 10:11

Câu 1: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật.
Hướng dẫn trả lời:
Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.
Câu 2: Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay cá chép hơn?
Hướng dẫn trả lời:
Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn cá chép. Vì cá voi thuộc lớp Thú bắt nguồn từ nhánh tiến hóa có gốc cùng với hươu sao. Trong khi đó cá chép lại thuộc lớp có xương, là động vật bậc thấp hơn với lớp Thú.

Bình luận (0)
Huyền Nguyến Thị
9 tháng 4 2018 lúc 12:18

Câu 1: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật ?

Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.

Câu 2: Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay cá chép hơn ?

Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn cá chép. Vì cá voi thuộc lớp Thú bắt nguồn từ nhánh tiến hóa có gốc cùng với hươu sao. Trong khi đó cá chép lại thuộc lớp có xương, là động vật bậc thấp hơn với lớp Thú.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Nhung
6 tháng 5 2018 lúc 19:07

Phát triển phôi: Có biến thái-> Phát triển trực tiếp không có nhau thai-> Phát triển có nhau thai

Nhớ chọn mình nha <3

Bình luận (0)
Kim Tuyến
7 tháng 5 2018 lúc 21:32

Chiều hướng tiến hóa ở phôi:

Chưa có cơ quan sinh sản --> có cơ quan sinh sản
Tự thụ tinh --> thụ tinh chéo
Thụ tinh ngoài --> thụ tinh trong
Chưa phân tính --> phân tính đực cái
* Luôn kèm sự tổ hợp vật chất di truyền, có sự tham gia của 2 loại giao tử.

Bình luận (0)
Huong San
8 tháng 5 2018 lúc 6:24

Chiều hướng tiến hóa ở phôi:

Chưa có cơ quan sinh sản --> có cơ quan sinh sản
Tự thụ tinh --> thụ tinh chéo
Thụ tinh ngoài --> thụ tinh trong
Chưa phân tính --> phân tính đực cái

Bình luận (0)
Hồ Trần Mỹ Lưu
Xem chi tiết
Hải Đăng
5 tháng 5 2018 lúc 20:45

Câu 3:

Biện pháp

1. Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.

2. Hạn chế việc khai thác bừa những loài thực vật quý hiếm

3. Xây dựng các vườn thực vật, vườn Quốc gia, khu bảo tồn để bảo vệ các loài thực vật.

4. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm

5. Tuyên truyền mn cùng bảo vệ rừng.

còn ví dụ cứ áp dụng ở đây là ra hết

Bình luận (1)
Kim Tuyến
7 tháng 5 2018 lúc 21:49

Câu 1:

Sự tiến hóa về đặc điểm sinh sản từ thấp đến cao là:

- Lớp cá: sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài. Tỷ lệ trứng được thụ tinh thấp, do ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài ( nước, t o, động vật khác…) tỷ lệ hợp tử phát triển thành sinh vật con, sinh vật trưởng thành cũng rất thấp do sự hao hụt nhiều trong quá trình phát triển. - Lớp Ếch Nhái: Vẫn còn hiện tượng thụ tinh ngoài nhưng có hiện tượng “ ghép đôi” nên tỷ lệ thụ tinh khá hơn. Tuy vậy sự thụ tinh và sự phát triển của hợp tử vẫn còn chịu ảnh hưởng của môi trường ngoài nên tỷ lệ phát triển sinh vật trưởng thành cũng còn thấp.

- Lớp bò sát: Tiến hóa hơn các lớp trước là đã có sự thụ tinh trong, sinh vật đã có ống dẫn sinh dục, tỷ lệ thụ tinh khá cao, tuy nhiên trứng đẻ ra ngoài vẫn chịu ảnh hưởng các điều kiện bên ngoài nên sự phát triển từ trứng đến sinh vật trưởng thành vẫn còn hạn chế, tỷ lệ phát triển vẫn còn thấp.

- Lớp chim: Có sự thụ tinh trong, đẻ trứng như bò sát. Tuy nhiên thân nhiệt chim ổn định, nhiều loài có sự ấp trứng và chăm sóc con nên sự phát triển của trứng có nhiều thuận lợi hơn các lớp trước. Tỷ lệ phát triển thành sinh vật trưởng thành cao hơn các lớp trước.

- Lớp thú: Có sự thụ tinh trong đẻ con và nuôi con bằng sữa. Thai phát triển trong cơ thể mẹ an toàn và thuận lợi hơn trứng ở ngoài, nên tỷ lệ phát triển cao nhất

Bình luận (0)
Huong San
8 tháng 5 2018 lúc 6:19

Câu 3:

Biện pháp

1. Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.

2. Hạn chế việc khai thác bừa những loài thực vật quý hiếm

3. Xây dựng các vườn thực vật, vườn Quốc gia, khu bảo tồn để bảo vệ các loài thực vật.

4. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm

Bình luận (0)
Lê Hoàng Hưng
Xem chi tiết
tài nguyễn đăng
5 tháng 5 2018 lúc 15:40

cá quả

Bình luận (0)
Hải Đăng
5 tháng 5 2018 lúc 15:41

loài nào sau đây không thuộc lớp cá

A.cá quả

B.cá đuối

C.Cá chép

D.cá heo

Bình luận (0)
Park Ran
5 tháng 5 2018 lúc 15:46

Đáp án: D. cá heo

Bình luận (0)
Khương Vũ Trâm Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
28 tháng 4 2016 lúc 3:32

Biện pháp đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng những đặc điểm đối kháng nhau giữa các loài sinh vật nhằm tạo ra lợi ích cho con người (sử dụng thiên địch) hoặc gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của chúng. 

Các biện pháp đấu tranh sinh học: 

- Sử dụng thiên địch

+  Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
+ Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gáy hại hay trứng của sâu hại
- Sử dụng vi khuân gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
- Gây vỏ sinh diệt động vật gây hại

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Anh
28 tháng 4 2016 lúc 3:30

Các biện pháp đấu tranh sinh học: 

- Sử dụng thiên địch
+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
+ Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gáy hại hay trứng của sâu hại
- Sử dụng vi khuân gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại

Bình luận (0)
Mỹ Viên
28 tháng 4 2016 lúc 6:14

-Đấu tranh sinh học là 

 Biện pháp sử dụng những đặc điểm đối kháng nhau giữa các loài sinh vật nhằm tạo ra lợi ích cho con người (sử dụng thiên địch) hoặc gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của chúng. 
-Các biện pháp đấu tranh sinh học:
Hiện nay biện pháp đấu tranh sinh học đang được khuyến khích sử dụng thay thế cho biện pháp hóa học vì biện pháp đấu tranh sinh học có hiệu quả cao và ko gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, cũng như ko gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh vật và con người, giá thành rẻ và ko có hiện tượng "lờn" thuốc. 

Bình luận (0)